Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý vốn oda các dự án tại bộ giáo dục và đào tạo việt nam...

Tài liệu Quản lý vốn oda các dự án tại bộ giáo dục và đào tạo việt nam

.PDF
201
1
60

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, bảng biểu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. TÁC GIẢ Nguyễn Hải Hưng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vii Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ODA CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.................................................................................................... 16 1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA .................................................................. 16 1.1.1. Khái niệm vốn ODA ................................................................................. 16 1.1.2. Đặc điểm vốn ODA................................................................................... 19 1.1.3. Các phương thức cung cấp, tài trợ vốn ODA ........................................... 22 1.2. QUẢN LÝ VỐN ODA CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...................... 25 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo...... .................................................................................................................. 25 1.2.2. Quy trình, nội dung quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo .............. 29 1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ................... 45 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo .. 50 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ODA VÀ BÀI HỌC CHO LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................................................................................ 53 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn ODA một số lĩnh vực ...................................... 53 1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản lý vốn ODA cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo...... .................................................................................................................. 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 60 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA CÁC DỰ ÁN TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .............................................................................. 61 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ODA TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................................................................................ 61 iii 2.1.1. Khái quát các dự án sử dụng vốn ODA đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam ............................................................................................................. 61 2.1.2. Khái quát kết quả đạt được một số dự án.................................................. 64 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA CÁC DỰ ÁN TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ........................................................................................... 70 2.2.1. Căn cứ pháp lý quản lý vốn ODA tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ................ 71 2.2.2. Phân cấp quản lý vốn ODA tại Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................... 75 2.2.3. Lập kế hoạch, dự toán vốn ODA các dự án .............................................. 80 2.2.4. Thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn ODA các dự án ................................. 97 2.2.5. Kiểm tra, đánh giá và quyết toán vốn ODA các dự án ........................... 115 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA CÁC DỰ ÁN TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....................................................................... 123 2.3.1. Một số kết quả đạt được .......................................................................... 123 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 143 Chương 3 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ODA CÁC DỰ ÁN TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............................................................................ 144 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU VỐN ODA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030...... ............................................................................................................. 144 3.1.1. Định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................... 144 3.1.2. Nhu cầu vốn ODA đáp ứng cho phát triển ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. ........................................................ 148 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ODA CÁC DỰ ÁN TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .............................................................................. 150 3.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch, dự toán vốn ODA ........................................... 150 3.2.2. Hoàn thiện thực hiện kế hoạch vốn, giải ngân vốn ODA ....................... 152 iv 3.2.3. Hoàn thiện kiểm tra, đánh giá và quyết toán vốn ODA.......................... 160 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .................................................. 163 3.4. KIẾN NGHỊ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN.......................................... 166 3.4.1. Với Quốc hội, Chính phủ ........................................................................ 166 3.4.2. Với các nhà tài trợ ................................................................................... 171 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 179 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 186 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADB Bộ GDĐT Bộ GTVT Bộ KHĐT Bộ KHCN Bộ TC Bộ NNPTNT CT DTTS ĐH ĐT GDĐT GDPT GDTrH GDTH GPE HS HCSN HSSV KBNN KHTC NSNN NSĐP NSTW ODA QLDA QLNN SGK TK THCS THPT TW UNICEF USD VND WB XDCB : Ngân hàng phát triển Châu Á : Bộ Giáo dục và Đào tạo : Bộ Giao thông Vận tải : Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Bộ Khoa học và Công nghệ : Bộ Tài chính : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Chương trình : Dân tộc thiểu số : Đại học : Đầu tư : Giáo dục và Đào tạo : Giáo dục phổ thông : Giáo dục trung học : Giáo dục tiểu học : Qũy giáo dục toàn cầu : Học sinh : Hành chính sự nghiệp : Học sinh sinh viên : Kho bạc Nhà nước : Kế hoạch - Tài chính : Ngân sách nhà nước : Ngân sách địa phương : Ngân sách Trung ương : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức : Quản lý dự án : Quản lý nhà nước : Sách giáo khoa : Tài khoản : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Trung ương : Qũy nhi đồng Liên hiệp quốc : Đô la Mỹ : Việt Nam đồng : Ngân hàng Thế giới : Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các chương trình 1 dự án thuộc Bộ GDĐT ................ 63 Bảng 2.2. Kế hoạch tổng thể Chương trình ETEP theo nguồn vốn .................... 84 Bảng 2.3. Kế hoạch tổng thể Chương trình ETEP theo tính chất chi ................. 85 Bảng 2.4. Kế hoạch vốn/Dự toán được giao Chương trình ETEP chi tiết theo năm ...................................................................................................................... 88 Bảng 2.5. Bảng so sánh kế hoạch, dự toán được giao so với.............................. 89 Bảng 2.6. Bảng so sánh kế hoạch, dự toán được giao so với kế hoạch vốn tổng thể sau điều chỉnh Hiệp định Chương trình ETEP .............................................. 91 Bảng 2.7. Kế hoạch tổng thể Dự án SLSEMDAP2 theo nguồn vốn .................. 93 Bảng 2.8. Bảng so sánh kế hoạch, dự toán được giao so với kế hoạch vốn tổng Dự án SLSEMDAP2 ........................................................................................... 94 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kế hoạch vốn tổng thể và kế hoạch vốn, dự toán được giao của Dự án RGEP ......................................................................................... 96 Bảng 2.10. Bảng tổng hợp thời điểm phê duyệt kế hoạch và số lần điều chỉnh trong năm............................................................................................................. 99 Bảng 2.11. Bảng tổng hợp số liệu giải ngân dự án ETEP................................. 105 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp tỷ lệ giải ngân thực hiện so với kế hoạch vốn, dự toán được giao ........................................................................................................... 106 Bảng 2.13. Bảng tổng hợp tỷ lệ giải ngân thực hiện so với kế hoạch vốn tổng thể ........................................................................................................................... 107 Bảng 2.14. Bảng tổng hợp số liệu giải ngân Dự án SLSEMDAP2 .................. 109 Bảng 2.15. Bảng tổng hợp số liệu giải ngân so với dự toán vốn được giao Dự án SLSEMDAP2 .................................................................................................... 110 Bảng 2.16. Bảng tổng hợp số liệu giải ngân so với kế hoạch tổng thể Dự án SLSEMDAP2 .................................................................................................... 111 Bảng 2.17. Bảng tổng hợp tỷ lệ giải ngân thực hiện so với kế hoạch vốn tổng thể dự án RGEP ....................................................................................................... 114 Bảng 2.18. Bảng tổng hợp số liệu quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư dự án ETEP ................................................................................................................. 119 Bảng 2.19. Bảng tổng hợp số liệu thẩm định, xét duyệt quyết toán dự án ....... 121 Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu vốn chi đầu tư phát triển năm 2022-2025 lĩnh vực giáo dục và đào tạo ............................................................................................ 149 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1- Chu trình quản lý dự án ODA ............................................................. 30 Hình 1.2- Quy trình lập kế hoạch, dự toán vốn ODA cho GDĐT ...................... 36 Hình 1.3- Quy trình quyết toán vốn ODA cho GDĐT ....................................... 45 Hình 2.1- Cơ cấu tổ chức của Bộ GDĐT ............................................................ 72 Hình 2.2- Phân cấp quản lý vốn ODA tại Bộ GDĐT ......................................... 78 Hình 2.3- Kế hoạch tổng thể Chương trình ETEP theo nguồn vốn .................... 86 Hình 2.4- Kế hoạch tổng thể Chương trình ETEP theo tính chất chi ................. 86 Hình 2.5- Sơ đồ thủ tục rút vốn thanh toán vốn ODA ...................................... 103 Hình 2.6- Quy trình quyết toán vốn ODA của các ban quản lý dự án .............. 116 Hình 2.7- Số liệu thẩm định, xét duyệt quyết toán dự án RGEP ...................... 122 Hình 2.8- Số liệu thẩm định, xét duyệt quyết toán dự án ETEP ....................... 122 Hình 3.1- Sơ đồ thủ tục rút vốn nhà tài trợ chuyển cho dự án .......................... 157 Hình 3.2- Sơ đồ thủ tục mở tài khoản và tiếp nhận vốn của dự án ................... 157 Hình 3.3- Quy trình rút vốn từ tài khoản KBNN để thanh toán cho nhà thầu .. 158 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với quan điểm chỉ đạo giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua giáo dục và đào tạo nước ta đã được đầu tư mạnh mẽ bằng nhiều nguồn lực và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp phần quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng kinh tế xã hội đất nước và bảo vệ tổ quốc. Ngành giáo dục và đào tạo đã nhận được sự quan tâm đầu tư của cả hệ thống chính trị, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội và của toàn dân. Trong các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo thì nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo, quyết định, tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo hằng năm ước đạt 20% tổng số chi và liên tục duy trì ổn định ở mức này từ nhiều năm nay. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm khoảng từ 5%-8% tùy từng năm ngân sách. Như vậy, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng góp một phần không nhỏ, quan trọng, trong sự thành công chung của việc thực hiện các mục tiêu về giáo dục và đào tạo và các kết quả đạt được trong thời gian qua. Trong các văn bản chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, ở mỗi giai đoạn phát triển Chính phủ đều ban hành Đề án riêng về định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức từng thời kỳ với mục tiêu cụ thể, gọi tắt là các Đề án ODA. Tại các đề án này, lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ, nhằm hỗ trợ đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước ta theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, được sự phân công của Chính phủ, Bộ GDĐT cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài, vận động tài trợ cho lĩnh vực 2 giáo dục và đào tạo. Kết quả là, đã có 23 nhà tài trợ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có 18 nhà tài trợ song phương và 5 nhà tài trợ đa phương. Một số nhà tài trợ chủ yếu bao gồm Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), UNICEF, GPE, Nhật Bản, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc và Pháp…. Trong giai đoạn 2005-2021, Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện 29 chương trình, dự án ODA với tổng kinh phí được phê duyệt là 1.925,39 triệu USD, bao gồm vốn vay là 1.390,18 triệu USD (chiếm 72%), vốn viện trợ là 300,66 triệu USD (chiếm 16%) và vốn đối ứng là 234,55 triệu USD (chiếm 12%), tỷ lệ giải ngân chung đạt 85% so với tổng vốn dự án được phê duyệt. Trong số 26 dự án ODA thuộc giai đoạn 2005-2020, có 18 dự án đã kết thúc, đạt tỷ lệ giải ngân khi hoàn thành là 94% và hiện đang có 11 chương trình, dự án hiện vẫn đang triển khai giải ngân, có thời gian triển khai đến năm 2022-2023 với tổng số vốn hơn 730,00 triệu USD được ký kết. Khảo sát ở một số dự án triển khai trong giai đoạn 2016-2021 sử dụng vốn ODA tại Bộ GDĐT, tác giả nhận thấy, tuy đạt được nhiều thành tựu chung góp phần vào thành công chung của việc sử dụng vốn của ngành giáo dục và đào tạo, góp phần đạt mục tiêu tổng thể ngành, công tác quản lý vốn ODA của các dự án vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định cả về cơ chế chính sách cũng như tổ chức thực hiện. Tình trạng lập kế hoạch sử dụng vốn ODA đầu tư cho bậc học, phân bổ ODA theo nhà tài trợ, cho các hạng mục đầu tư, lập kế hoạch vốn, dự toán vốn ODA chi đầu tư XDCB, HCSN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Quản lý vốn, giải ngân vốn còn nhiều bất cập, gây cản trở trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện vốn ưu đã ngày càng đắt đỏ hiện nay. Công tác kiểm tra, quyết toán vốn ODA theo quy định trong nước và gắn với nhà tài trợ còn nhiều điều chưa tương đồng, đồng nhất dẫn đến chậm muộn quyết toán, chưa thống nhất số liệu giải ngân khi quyết toán vốn diễn ra tại một số dự án. Thời gian xem xét và phê duyệt danh mục tài trợ của các cơ quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ còn kéo dài. Vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến quy định quản lý rút vốn hay liên quan 3 đến việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với các hạng mục chi tiêu thường xuyên vì sự nghiệp phát triển giáo dục; liên quan đến cơ chế tài chính trong nước đối với các khoản vay ODA và vốn vay ưu đãi; khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ... Kết quả là, giai đoạn 2016-2021 hầu hết các dự án trọng điểm triển khai kế hoạch, giải ngân vốn tại Bộ GDĐT Việt Nam có kết quả giải ngân tương đối thấp (dưới 50%) kế hoạch vốn ban đầu, cá biệt có dự án sau năm năm thực hiện chỉ giải ngân được hơn 20% kế hoạch vốn tổng thế đã được phê duyệt ký kết ban đầu. Một số dự án để giải ngân hết vốn ký kết phải gia hạn hai năm hoặc thậm chí bốn năm (gần bằng thời gian dự kế cả vòng đời dự án). Từ khảo sát ban đầu, là người công tác nhiều năm tại các dự án giải ngân vốn ODA, tác giả đặt ra một số câu hỏi, tại sao giai đoạn vừa qua việc quản lý vốn ODA tại các dự án lại xảy ra tình trạng như vây? Nút thắt ở đây là gì, do cơ chế chính sách, do nguyên nhân khách quan hay do chủ quan trong quản lý điều hành từ Bộ GDĐT, nguyên nhân từ nội tại của các ban quản lý dự án? Các nút thắt đó có thể tháo gỡ hay không, giải pháp ở đây là gì? Kiến nghị với các bên liên quan như thế nào để hoàn thiện quy trình quản lý đó?... Trong giai đoạn tiếp theo từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo tiếp tục cần phải được đẩy mạnh và đa dạng hoá từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn ODA bổ sung cho nguồn NSNN hỗ trợ đầu tư cho giáo dục. Trong giai đoạn mới và yêu cầu đặt ra đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta, thì việc thu hút, quản lý hiệu quả và tăng cường quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) vẫn mang tính thời sự, đặt ra nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn cần luận giải và làm rõ, khái quát thành hệ thống lý luận phục vụ quản lý. Đặc biệt quản lý ở cấp dự án, quản lý vốn ODA tại các ban quản lý dự án ở giai đoạn triển khai thực hiện dự án nhằm quản lý hiệu quả hơn nữa đối với từng đồng vốn ODA Chính phủ đã phân bổ, dành cho giáo dục trong điều kiện hiện vốn ODA ngày càng ít ưu đãi và hạn chế như hiện nay và giải quyết những tồn tại hạn chế việc quản lý vốn ODA ở các dự án như đã nêu trên. 4 Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu và đặt tên cho đề tài nghiên cứu của mình là: “Quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam”. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Một số nghiên cứu của tác giả trong nước Kể từ khi đất nước ta tuyên bố mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lấy mốc hội nghị CG (Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam - Consultative Group Meeting For Viet Nam) đầu tiên diễn ra năm 1993 tại Paris, thì đất nước ta đã trải qua gần 30 năm tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA từ các nhà tài trợ thuộc các nước tư bản chủ nghĩa. Một nguồn vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với tầm quan trọng của nó với nền kinh tế đất nước thì những năm qua việc nghiên cứu về đề tài thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA nhận đã được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiếp cận được một số công trình liên quan đến đề tài luận án tiêu biểu sau đây: - Bùi Hồng Quang (Luận án tiến sĩ công bố năm 2007) với đề tài: “Quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở nước ta - Thực trạng và giải pháp”. Là trong số ít các công trình nghiên cứu lớn được công bố, nghiên cứu sâu rộng về nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung và nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) nói riêng ở giác độ quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Công trình đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong đó, công trình làm nổi bật, rõ thêm về các vấn đề khung pháp lý, cơ chế chính sách, bộ máy quản lý nhà nước tại bộ ngành, địa phương, mô hình quản lý dự án đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Có thể khẳng định đây là công trình nghiên cứu lớn, đầy đủ nhất cả lý luận và 5 thực tiễn về quản lý nhà nước, mang tính “vĩ mô” đối với vốn ODA đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở nước ta. - Hà Thị Thu (Luận án tiến sĩ công bố năm 2014) với đề tài: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung”. Công trình nghiên cứu đã luận giải các cơ sở khoa học từ lý luận và thực tiễn, xác định rõ kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và vùng duyên hải miền Trung thời kỳ 2013-2020. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cơ chế, chính sách thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung. - Nguyễn Thị Lan Anh (Luận án tiến sĩ công bố năm 2015) với đề tài: “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam”. Luận án công bố đã nghiên cứu đánh giá sâu rộng tình hình thu hút nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho khu vực Tây Bắc. Các kết quả nghiên cứu của Luận án đã khẳng định: đánh giá hiệu quả sử dụng ODA phải xem xét cả về mặt định lượng và định tính. Về định lượng, đánh giá đóng góp của ODA tới tăng trưởng kinh tế. Về định tính, đánh giá dựa trên 5 nhóm tiêu chí: tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác động, tính phù hợp và tính bền vững. Kết quả của luận án cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA bao gồm: sự khác nhau giữa vùng miền; năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ODA; sự đồng bộ của cơ chế chính sách; điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, tập quán canh tác… - Trần Đình Nam (Luận án tiến sĩ công bố năm 2017) với đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở Thành phố Hà Nội)”. Tác giả khẳng định đường sắt đô thị cần lượng vốn 6 rất lớn trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo, thì nguồn vốn ODA đóng vai trò quan trọng, tác giả đã nêu, phân tích và đưa giải pháp để làm sao nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho mục tiêu phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam. Bằng các phương pháp phát triển thang đo chỉ tiêu đánh giá tác động của các nhân tố, tác giả của đề tài nghiên cứu đã thiết lập mới được 36 chỉ tiêu đánh giá cho cả biến đánh giá hiệu quả dự án và các nhân tố ảnh hưởng. Thêm nữa, nghiên cứu đã phát triển mới và kiểm chứng được tất cả các thang đo nghiên cứu bằng các dữ liệu thực nghiệm của đề tài công bố. Các thang đo có thể được sử dụng cho các nghiên cứu tương tự khác trong tương lai. - Nguyễn Văn Tuấn (Luận án tiến sĩ công bố năm 2019) với đề tài nghiên cứu: “Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam”. Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam lấy ví dụ trong giai đoạn từ 1993 đến 2018 và tập trung từ năm 2011 đến năm 2018, thời điểm Việt Nam bước vào ngưỡng cửa của nước có mức thu nhập trung bình. Trên cơ sở đó, Luận án dự báo và đề xuất định hướng ODA trong thời gian tới cũng như những giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn này giai đoạn 2019 - 2020; 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 thời điểm Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ đó phát hiện một số vấn đề mang tính quy luật chung cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) để nhận diện và sử dụng tốt hơn vốn ODA. - Trịnh Thị Hằng (Luận án tiến sĩ công bố năm 2020) với đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam”. Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả giới hạn nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ mang hình thái vật chất (tập trung vào hệ thống cầu, đường bộ), không nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phi vật chất và các công trình như bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác. Số liệu nghiên cứu tác giả cập nhật giai đoạn 2010 - 2018. Và không gian nghiên cứu 7 tác giả tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 2.2. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài Nguồn vốn ODA có lịch sử hình thành lâu đời, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế, thậm chí toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến địa chính trị toàn thế giới. Do đó, nguồn vốn ODA thu hút được rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, với nhiều góc nhìn khác nhau, thời gian, không gian nghiên cứu, cả khía cạnh vĩ mô và vi mô, các nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm và quan điểm tương đối toàn diện về ODA cho đến thời điểm này. Một số kết quả nghiên cứu và đánh giá của các tác giả nước ngoài đối với nguồn vốn này trên thế giới mà tác giả đã tiếp cận được qua các tài liệu nghiên cứu, công trình đã công bố như sau: - Nghiên cứu có kết luận đánh giá tiêu cực đối với ODA: Đối với các kết quả nghiên cứu này các tác giả đều thống nhất cho rằng, tác động lên kinh tế xã hội của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đối với các nước đang phát triển nhận viện trợ là tiêu cực và không hiệu quả cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Các tác giả, nhóm các tác giả này nêu ra nguyên nhân chính là do tham nhũng, quan liêu của bộ máy nhà nước, cán bộ thực thi công vụ ở các nước kém phát triển nhận ODA, việc đề xuất, triển khai các dự án không đúng trọng tâm và quản lý yếu kém thiếu hiệu quả, tham nhũng thất thoát khi thực thi nhiệm vụ của bộ máy quản lý của các nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra con số nợ nần của các quốc gia nhận viện trợ tăng lên theo cấp số nhân trong khoảng từ thập nhiên 80 đến 90 của thế kỷ trước. Đặc biệt khả năng trả nợ của các nước gần như bất khả thi và thường xuyên phải gia hạn hay xin xóa nợ. Các nghiên cứu điển hình với quan điểm này như: nghiên cứu của Boone (1996) và nhóm tác giả Lensink và Morrissey (2000). Nghiên cứu còn khẳng định rằng, nền kinh tế của nước đang phát triển có phát triển hay không là do xuất khẩu và kiều hối nhận về chứ không phải do số vốn viện trợ nước đó nhận được, các tác giả tính toán đo lường và chỉ ra tác động tích cực đến tăng trưởng GDP của các nước này 8 gần như bằng không khi sử dụng nguồn vốn ODA, cái lợi ích mang lại bị bù trừ hết vào những cái tiêu cực phải nhận từ nguồn vốn này khi sử dụng ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Young, Sheehan (2014) cũng cho rằng nguồn vốn ODA có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của nước nhận viện trợ, các tác giả cũng chỉ ra rằng, nguồn vốn ODA chỉ phát huy tác dụng khi nước nhận viện trợ có một thể chế kinh tế, quản lý xã hội ở mức khá phát triển mới có tác dụng khi nhận viện trợ. Còn đối với các nước ở mức khá phát triển, thì nhu cầu lại không còn cần thiết nữa. - Nghiên cứu có đánh giá tích cực đối với nguồn vốn ODA. Trái với quan điểm trên thì trên thế giới cũng đã có nhiều các công trình nghiên cứu chỉ ra nhiều điểm tích cực tác động lên kinh tế xã hội đối với các nước nhận viện trợ, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Các tác giả chỉ ra rằng, nhờ có ODA các nước nghèo, kém phát triển đã thu hẹp được khoảng cách với các nước giàu, phát triển. Nhờ có ODA các nước đã phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, tác động đến dân sinh, gia tăng tiết kiệm và tăng trưởng GDP. Nguồn vốn này cũng đã tác động tích cực đến sự phát triển y tế, giáo dục và con người. Các chỉ số về phát triển con người, năng lực cạnh tranh quốc gia, cơ sở hạng tầng giao thông, xã hội, y tế giáo dục, biến đổi khí hậu và thiên tai… của các nước đang phát triển được cải thiện đáng kể sau khi được tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA. Đặc biệt trong các nghiên cứu cũng chỉ ra, nhờ có ODA các nước nghèo, kém phát triển được tiếp cận với phương thức quản lý minh bạch, quy trình và kỹ năng quản trị, công nghệ được chuyển giao từ các nước tư bản giàu có một cách hiệu quả. Nền kinh tế được cải thiện ngày một minh bạch hơn thông qua tác động chính sách của các hỗ trợ ODA. Các nghiên cứu điển hình của quan điểm này như: Nghiên cứu của Karras (2006) nghiên cứu việc tiếp nhận ODA với giai đoạn dài 1960-1997 tại 71 quốc gia trên thế giới chỉ ra ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và thực sự có ý nghĩa thống kê đối với nền kinh tế. Nghiên cứu nêu rằng khi mức độ minh bạch của một quốc gia đạt đến một một điểm nhất định, hiệu ứng cận biên ròng kinh tế ODA cho các quốc 9 gia giảm thì ODA tác động hiệu quả đến kinh tế xã hội của quốc gia nhận viện trợ sẽ tăng lên tương ứng. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của các tác giả khác với các kết quả nghiên cứu cũng đồng tình với quan điểm đánh giá tích cực của ODA tác động lên nước nhận viện trợ. - Các nghiên cứu cụ thể về một lĩnh vực tiếp nhận ODA, hay một dự án. Nghiên cứu của Chanboreth và Hach (2008) đối với các dự án ODA của Campuchia tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA của Campuchia, từ đó tác giả phân tích từng nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả dự án và đề xuất phương án nhằm tăng hiệu quả dự án thông qua giảm thiểu các nhân tố tiêu cực và tăng cường nhân tố tích cực trong việc sử dụng nguồn vốn ODA của Campuchia phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước, đóng góp vào phát triển GDP nói chung; Nghiên cứu của Sankar và Schneider (2013) có đánh giá về hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản tại Lào. Tác giả phân tích định hướng sử dụng ODA của chính phủ Lào đối với ODA của Nhật Bản, theo đó quá trình chuẩn bị khoản vay được xem xét kỹ lưỡng ngay từ đầu bao gồm tất cả các đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, đánh giá tác động của dự án trước, trong và sau khi kết thúc dự án, kể cả tác động đến môi trường tự nhiên của dự án cũng đều được tính đến trong quá trình chuẩn bị dự án. Nghiên cứu của Ika (2009) nghiên cứu về sự thành công của một dự án thông qua việc khảo sát ảnh hưởng của các dự án khi kết thúc hoàn thành dự án. Một số chỉ tiêu cụ thể được tác giả đưa vào khảo sát phân tích sự thành công của một dự án như sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng của dự án, lợi ích dành cho nhà đầu tư, lợi ích cho đối tác, lợi ích chiến lược chung của quốc gia…; Ngoài các nghiên cứu của các tác giả và nhóm tác giả cá nhân độc lập, thì các tổ chức/nhà tài trợ song phương và đa phương (WB; ADB; Bỉ; DFID…) hằng năm hay một chu kỳ thường xuyên có các đánh giá, nghiên cứu, phân tích về một dự án hoàn thành, một giai đoạn tiếp nhận ODA của một một quốc gia nào đó, tuy nhiên đây chỉ là các báo cáo mang nặng tính chất tổng kết, thống kê tổng hợp về tình hình tiếp nhận, sử dụng ODA và thực hiện của dự án, quốc gia cụ thể. 10 3. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Tất cả những công trình tác giả đã tìm hiểu tiếp cận được nêu ở trên, ở những các mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, giúp tác giả đi sâu nghiên cứu đề tài của mình. Từ nghiên cứu tổng quan các đề tài liên quan đến luận án, tác giả nhận thấy: Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu đã được công bố tập trung vào làm rõ vai trò, đặc điểm của nguồn vốn ODA, tầm quan trọng của nó với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quốc gia nhận viện trợ, tiếp nhận vốn ODA. Thứ hai: Các nghiên cứu tập trung mô tả đánh giá quá trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA ở phạm vi quốc gia, vĩ mô về ODA. Thứ ba: Các nghiên cứu đã nghiên cứu việc tiếp nhận và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở các lĩnh vực chuyên ngành như giao thông vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng, nông nghiệp nông thôn, y tế, giáo dục. Các công trình nghiên cứu đã công bố thường tập trung vào nghiên cứu dưới giác độ lý luận và thực tiễn quản lý sử dụng ODA chung của ngành, của quá trình thu hút, sử dụng và quản lý vốn ODA của ngành, lĩnh vực. Thứ tư: Các tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nguồn vốn ODA đối với quốc gia tiếp nhận ODA và kinh nghiệm tiếp nhận vốn ODA của mỗi quốc gia. Từ đó, tác giả nhận thấy nghiên cứu về vốn ODA ở các góc độ khác nhau nói chung đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với nhiều công trình đã được công bố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho giáo dục và đào tạo, là lĩnh vực hẹp nên chưa thu hút được nhiều nhà nghiên cứu cho vấn đề này. Vì vậy, cho đến nay có rất ít các công trình công bố về việc đầu tư, quản lý ODA cho giáo dục và đào tạo hoặc các công trình đã công bố cũng đã lâu trong bối cảnh, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước lúc đó cũng khác so với hiện tại nên cũng có những điều chưa phù hợp với tình hình mới hiện nay, hoặc không còn phù hợp với khung 11 pháp lý hiện hành. Đặc biệt các công trình nghiên cứu đã công bố, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý vốn ODA các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thời gian qua về nội dung và quy trình quản lý gắn với đặc thù của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ khoảng trống đó, tác giả kế thừa có chọn lọc các vấn đề lý luận của các công trình đã công bố trước đó (khái niệm, đặc điểm vốn ODA, phương thức quản lý tiếp nhận vốn ODA, đặc điểm quản lý vốn ODA là một nguồn vốn thuộc NSNN, hiệu quả sử dụng ODA đối với ngành lĩnh vực...), tác giả nghiên cứu phát triển khái quát lên cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình với định hướng nghiên cứu, đó là: Thứ nhất: Khái quát cơ sở lý luận chung nhất của việc quản lý vốn ODA các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng hiện nay của việc quản lý vốn ODA các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Bộ GDĐT (về nội dung quản lý, quy trình quản lý vốn ODA các dự án), từ đó đánh giá thực trạng quản lý ở các mặt tích cực và tiêu cực, đạt và chưa đạt, tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan để làm căn cứ đưa ra các giải pháp, đề xuất và kiến nghị với các bên liên quan. Thứ ba: Tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện và kiến nghị nhằm cải thiện quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần thực hiện hóa mục tiêu giáo dục và đào tạo nước nhà nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam. 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của việc quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) các dự án tại Bộ GDĐT Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện, tăng cường quản lý vốn ODA các dự án thuộc Bộ GDĐT trong thời gian tới, góp phần đổi mới chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta trong điều kiện hiện nay. 12 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án. Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý vốn ODA nói chung và quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ GDĐT Việt Nam nói riêng. Chỉ rõ đặc điểm quản lý, nguyên tắc và quy trình quản lý của vốn ODA các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tìm ra tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tác động đến quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu thực trạng quản lý vốn ODA tại các dự án thuộc Bộ GDĐT để có những đánh giá, nhận xét, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ GDĐT Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý vốn ODA và quản lý vốn ODA các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu quản lý vốn ODA các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Bộ GDĐT Việt Nam. Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là quản lý vốn ODA thuộc nguồn vốn NSNN cấp phát toàn bộ cho Bộ GDĐT với vai trò là cơ quan chủ quản dự án, phân cấp, phân bổ cho các ban quản lý dự án thực hiện quản lý giải ngân dự án, nhằm chi cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho ngành giáo dục và đào tạo nước ta. Nội dung và quy trình về quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ GDĐT là nội dung trọng tâm nghiên cứu của luận án. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu, dẫn chứng tại một số dự án giai đoạn 2016 - 2021. Giải pháp hoàn thiện và các đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 13 - Về không gian nghiên cứu: Nguồn vốn ODA thực hiện tại các dự án do Bộ GDĐT là cơ quan chủ quản thực hiện triển khai trên phạm vi cả nước đối với tất cả các cấp học từ mầm non đến đại học. Kinh nghiệm một số ngành lĩnh vực khác ở Việt Nam có quy trình và điều kiện quản lý tương đồng với ngành giáo dục và đào tạo. 6. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện luận án, tác giả sử dụng linh hoạt các phương pháp luận được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học như: Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật của Mác - Lênin; và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích và mô tả; Phương pháp thống kê toán học;.... Các phương pháp trên sẽ được tác giả vận dụng linh hoạt trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, có thể kết hợp hoặc riêng rẽ từng phương pháp trong mỗi trường đoạn, mục và tiểu mục của đề tài nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng sẽ áp dụng và vận dụng một số hoạt động, công việc cụ thể để áp dụng các phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình như sau: - Tra cứu tài liệu: Tác giả tra cứu tài liệu để tìm hiểu tình hình tổng quan về vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: giáo trình, tạp chí trong và ngoài nước, công trình nghiên cứu như luận án, luận văn đã được bảo vệ thành công và công bố trong và ngoài nước... để có thể khẳng định và khái quát lại những mặt đã đạt được của các tác giả trong và ngoài nước từ đó tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu, đồng thời có thể tập hợp được các kiến thức lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các tài liệu tham khảo. - Tổng hợp và xử lý thông tin. + Các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua các dự án đã và đang triển khai tại Bộ GDĐT. Các báo cáo tình hình thực hiện theo giai đoạn, các báo cáo tổng kết, đánh giá kết thúc chương trình, dự án đã và đang triển khai tại Bộ GDĐT. Các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút, sử dụng vốn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất