Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý ngân sách nhà nước huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn

.PDF
83
278
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- ĐẶNG SĨ TÙNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- ĐẶNG SĨ TÙNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỠNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Học viên Đặng Sĩ Tùng LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo - PGS.TS Nguyễn Trúc Lê là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu, chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND huyện Lộc Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017 Học viên Đặng Sĩ Tùng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHUƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSNN CẤP HUYỆN ............................ 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu............................................................................ 4 1.1.1. Nhóm đề tài nghiên cứu về quản lý NSNN ở cấp huyện ................. 4 1.1.2. Nhóm đề tài nghiên cứu về quản lý NSNN cấp tỉnh........................ 5 1.1.3. Kết luận chung ............................................................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc........................................ 7 1.2.1. Khái niệm ngân sách, hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách 7 1.2.2. Quản lý NSNN cấp huyện ............................................................. 10 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý ngân sách. ........... 12 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý NSNN...................................16 1.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 15 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình . 15 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh17 1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm .......................................................... 18 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 20 2.1. Phƣơng pháp luận................................................................................. 20 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .................................................... 20 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................... 20 2.2.2. Phương pháp phân tích ................................................................. 21 2.2.3. Phương pháp tổng hợp.................................................................. 22 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN LỘC BÌNH ......................................................................................................................... 23 3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN huyện Lộc Bình ........ 23 3.1.1 Nhân tố khách quan ....................................................................... 23 3.1.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 25 3.2. Tình hình quản lý NSNN huyện Lộc Bình .......................................... 27 3.2.1. Lập dự toán ngân sách .................................................................. 27 3.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách ...................................................... 31 3.2.3. Kế toán và quyết toán ngân sách huyện ...................................... 47 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thu, chi ngân sách ......................... 48 3.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý NSNN huyện Lộc Bình .......... 51 3.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 51 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 54 CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN LỘC BÌNH ........................................................ 58 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý NSNN huyện Lộc Bình giai đoạn 2017-2020......................................... 58 4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế ............................................................ 58 4.1.2. Quan điểm về tăng cường quản lý NSNN tại huyện Lộc Bình...... 59 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn NSNN tại huyện Lộc Bình .... 60 4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý NSNN của huyện Lộc Bình ............................................................................................................. 60 4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN huyện Lộc Bình ................................................................................................................. 60 4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác chấp hành dự toán NSNN huyện Lộc Bình .................................................................................................. 63 4.2.3. Tổ chức tốt công tác quyết toán NSNN huyện Lộc Bình............... 63 4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý NSNN huyện Lộc Bình........................................................................................ 64 4.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý NSNN huyện Lộc Bình ...................................... 64 4.3. Một số kiến nghị................................................................................... 66 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GTGT Giá trị gia tăng 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 4 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 5 NQD Ngoài quốc doanh 6 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 NSTW Ngân sách trung ƣơng 9 QLNN Quản lý ngân sách 10 TCKH Tài chính kế hoạch 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Dự toán thu ngân sách huyện 29 2 Bảng 3.2 Dự toán chi ngân sách huyện 31 3 Bảng 3.3 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện năm 2012 32 4 Bảng 3.4 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện năm 2013 33 5 Bảng 3.5 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện năm 2014 35 6 Bảng 3.6 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện năm 2015 36 7 Bảng 3.7 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện năm 2016 37 8 Bảng 3.8 Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện qua các năm 39 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách huyện qua các năm Cơ cấu chi ngân sách huyện qua các năm ii Trang 42 46 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1 Nội dung Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc iii Trang 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là một trong những nguồn lực quan trọng đảm bảo các hoạt động của nhà nƣớc gắn với từng thời kỳ nhất định. Những năm của thời kỳ đổi mới, công tác quản lý ngân sách liên tục đƣợc đổi mới và tăng cƣờng theo hƣớng đơn giản hoá quy trình, tăng hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Các khoản thu- chi của Ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc cơ cấu lại theo hƣớng thu đúng, thu đủ, giảm thuế cho những công trình dự án ƣu tiên, thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội. Công tác quản lý và phân cấp ngân sách đã có những đổi mới cơ bản, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phƣơng và các đơn vị sử dụng ngân sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, kiểm soát thu- chi NSNN đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo hƣớng đơn giản, thuận lợi... Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý NSNN tại các địa phƣơng, việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN hàng năm của các địa phƣơng, mặc dù đã đƣợc thực hiện theo quy định của Luật NSNN, nhƣng vẫn còn mang tính hình thức, tính áp đặt. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tài chính nói chung và công tác quản lý ngân sách nói riêng còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Huyện Lộc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, trong những năm gần đây, Đảng bộ và UBND huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn đã từng bƣớc xây dựng, củng cố và hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý Ngân sách tại địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi công tác quản lý NSNN tại Huyện Lộc Bình chƣa đƣợc nhƣ mong đợi, bộc lộ nhƣ văn bản Luật NSNN, quản lý Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã là giống nhau, không 1 có cơ chế quản lý NSNN đặc thù cho từng vùng, công tác quản lý ngân sách huyện còn nhiều bất cập, thu ngân sách hàng năm không đủ chi, tỉnh phải trợ cấp cân đối. Hơn nữa vấn đề quản lý NSNN huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn chƣa có một tác giả nào nghiên cứu vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn thạc sỹ cho mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu: UBND các cấp, các Phòng, ban ngành huyện Lộc Bình làm gì để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc trong thời gian tới? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc và phân tích một số tồn tại, vƣớng mắc, khó khăn trong công tác qu ản lý ngân sách Nhà nƣ ớc ở huyện Lộc Bình, đề xuất những giải phá p tiếp tục hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lộc Bình. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý NSNN trong điều kiện hiện nay. + Phân tích thực trạng quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lộc Bình, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, nêu lên những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của quản lý NSNN. + Đề xuất những giải pháp đ ể hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lộc Bình gắn với điều kiện và những yêu cầu đặt ra về quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lộc Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn để quản lý NSNN của huyện Lộc Bình. 2 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: nghiên cứu trên phạm vi huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2012-2016 Về nội dung: nghiên cứu vấn để cơ bản của quản lý ngân sách Nhà nƣớc 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lộc Bình giai đoạn 2012-2016. Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lộc Bình. 3 CHUƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NSNN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nhóm đề tài nghiên cứu về quản lý NSNN ở cấp huyện Luận văn thạc sỹ “Quản lý ngân sách nhà nƣớc tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Nguyễn Quốc Anh , Trƣờng Đại học học Kinh tế, 2015. Luận văn đã phân tích những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách Nhà nƣớc, thực trạng quản lý NSNN, đánh giá một số kết quả đạt đƣợc, nêu một số hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó. Tuy nhiên giải pháp mà luận văn đề ra còn chƣa sát với thực tế, đặc biệt đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn. Luận văn thạc sỹ “Quản lý ngân sách Nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Trƣờng Sơn, Trƣờng Đại học Kinh tế, 2015. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An, luận văn cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hƣởng đến việc quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại huyện đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Hƣng Nguyên. Tuy nhiên, luận văn chƣa chỉ ra đƣợc nguyên nhân căn bản của việc quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại huyện, từ đó chƣa có những giải pháp tối ƣu để quản lý ngân sách Nhà nƣớc . Luận văn thạc sĩ “Quản lý ngân sách nhà nƣớc của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng” của Nguyễn Tiến Ngợi, Đại học Kinh tế- ĐHQGHN, 2016. Luận văn đã phân tích những đƣợc thực trạng về quản lý quản lý ngân sách nhà nƣớc tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng, đánh giá quả đạt đƣợc, nêu các nguyên nhân, những yếu điểm của công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc, tuy vậy giải pháp thì chƣa đƣợc cụ thể còn chung chung. 4 Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” của Phạm Văn Thịnh, Đại học Đà Nẵng, 2011. Luận văn đã phân tích đƣợc những vấn đề thực trạng về công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nêu ra đƣợc một số nguyên nhận, hạn chế từ đó tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sĩ kinh tế tại Đại học Kinh tế - ĐHQGHN "Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên" (2014), của tác giả Vũ Thành Nam. Tác giả đã nêu lên những khái niệm cơ bản v ề quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện, bản chất của ngân sách Nhà nƣớc và những nguyên tắc của quản lý NSNN, nghiên cứu đƣợc thực trạng trong công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc của các huyện của tỉnh Hƣng Yên, tác giả đã đánh giá làm nổi bật đƣợc một số kết quả đạt đong công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc đồng thời tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân hạn chế cần khắc phục trong vấn đề quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại một số huyện của tỉnh Hƣng Yên. 1.1.2. Nhóm đề tài nghiên cứu về quản lý NSNN cấp tỉnh Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Lê Thế Sáu, 2012 về “Hiệu quả dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về hiệu quả của các dự án đầu tƣ bằng vốn NSNN, kinh nghiệm quản lý dự án đầu tƣ công từ một số dự án ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. tác giả đã phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả của việc quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đó, đề xuất các giải pháp và nêu kiến nghị để quản lý tốt hơn nữa NSNN tại tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam” của tác giả Tạ Xuân Quan , Trƣờng Đại học Đà Nẵng, 2011. Luận văn đã đề nêu lên thực trạng quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại tỉnh Quảng Nam, qua phân 5 tích của tác giả còn nhiều bất cập trong việc quản lý nguồn ngân sách Nhà nƣớc tại tỉnh, từ đó tác giả đã đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc đồng thời nêu những nhƣợc điểm để đua gia những giải pháp cho phù hợp với thực trạng trên. Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020” (2012) của Tô Thiện Hiền, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án làm rõ một số vấn đề cơ bản về NSNN, bản chất NSNN, hiệu quả quản lý NSNN, những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN. Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý NSNN ở một số nƣớc trên thế giới và một số tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên cơ sở lý luận chung về NSNN, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang từ năm 2006 đến 2010, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế nhƣ: Hệ thống pháp luật chƣa hoàn chỉnh, tổ chức hệ thống ngân sách và cơ chế phân cấp quản lý điều hành ngân sách còn những nội dung chƣa phù hợp với thực tiễn, đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ và năng lực, còn tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng trong quản lý, điều hành NSNN. 1.1.3. Kết luận chung Nhƣ vậy, việc quản lý ngân sách Nhà nƣ ớc tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến tình hình quản lý, phát huy việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn NSNN trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, cho đến nay vẫn chƣa có một tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy những công trình nghiên cứu về quản lý NSNN nêu trên là những tƣ liệu quý để tác giả kế thừa trong việc nghiên cứu về vấn đề quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Thực tế, ở huyện Lộc Bình, đã có một số công trình chủ yếu là các đề án, quy hoạch nghiên cứu liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản 6 của địa phƣơng, nhƣ trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các xã, thuộc huyện đến năm 2020, từng ngành cũng có quy hoạch riêng của mình về từng lĩnh vực: điện, nƣớc, giao thông, thuỷ lợi… Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về quản lý NSNN của huyện Lộc Bình. Do đó, trong luận văn của mình, tác giả sẽ trình bày lại một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách N hà nƣớc trên địa bàn huyện Lộc Bình. Từ số liệu thu thập đƣợc qua các báo cáo của UBND huyện Lộc Bình, Phòng Kế hoạch- Tài chính và của các phòng, ban, UBND các xã, các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trƣớc đó tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách Nhà nƣ ớc của huyện Lộc Bình, từ đó đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý NSNN của huyện Lộc Bình. Mặt khác tác gi ả đã vận dụng các lý lu ận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn của một huyện miền núi, biên giới, mặt bằng dân trí thấp chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, cũng nhƣ vấn đề quản lý NSNN của các cơ quan tại đây còn nhiều bất cập. Vì vậy, đề tài “Quản lý ngân sách Nhà nư ớc trên địa bàn huyện Lộc Bình” sẽ góp phần làm phong phú thêm vấn đề quản lý ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện đặc biệt là những huyện vùng sâu, xa cho phù hợp với thực tế trên địa bàn. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm ngân sách, hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách Khái niệm về NSNN Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phƣơng thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nƣớc của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nƣớc, sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát triển của NSNN (Học viện Tài chính, 2003). 7 Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về NSNN ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ, ngoài ra khái niệm về NSNN còn phụ thuộc vào quan điểm, mục tiêu nghiên cứu, nhƣng xét về hình thức biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bản dự toán thu, chi bằng tiền của NSNN trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm hoặc một giai đoạn. NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nƣớc. Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ cũng gắn liền với vai trò QLNN trong từng giai đoạn nhất định. Khai thác, huy động các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi của Nhà nước theo mục tiêu của từng giai đoạn Nhà nƣớc thông qua quyền lực của mình để thu một phần của cải làm ra của xã hội vào NSNN với nhiều hình thức khác nhau, trong đó hình thức phổ biến là thu thuế, phí và lệ phí đây là nguồn thu chủ yếu của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc sử dụng NSNN để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, mua sắm cơ sở vật chất và chi phí phục vụ quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nƣớc, công an, quân đội. Quản lý, điều tiết vĩ mô theo mục tiêu của từng giai đoạn cho tăng trưởng kinh tế và bù đắp cho những khiếm khuyết của thị trường, kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Nguồn thu của NSNN đƣợc thu từ mọi lĩnh vực hoạt động, mọi chủ thể KT-XH; chi của NSNN mang tính chất xã hội rộng lớn mà Nhà nƣớc phải đảm bảo. Vì vậy NSNN có vai trò chi phối, phân bổ thu nhập, hƣớng dẫn, điều chỉnh các hoạt động tài chính của các chủ thể KT-XH khác. Đồng thời, các khoản chi đầu tƣ vốn vào các tập đoàn kinh tế lớn và xây dựng kết cấu hạ tầng của NSNN chi phối, hƣớng dẫn, điều chỉnh các hoạt động kinh tế tài chính trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế (Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, 1992). 8 NSNN có vai trò điều tiết thị trường, giá cả và chống lạm phát Nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trƣờng có đặc điểm nổi bật là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi thế trên thị trƣờng. Những vai trò tích cực nói trên của NSNN chỉ có thể có đƣợc nếu sử dụng đúng đắn các chức năng của nó trong thực tiễn, ngƣợc lại nó có thể cản trở sự phát triển KT-XH, làm tăng các khuyết tật của kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, Nhà nƣớc đề ra các chính sách, giải pháp quản lý thu – chi NSNN phải tôn trọng các quy luật và các yêu cầu khách quan của thực tiễn quá trình phát triển KT-XH. Hệ thống ngân sách Nhà nƣớc Hiện nay theo Luật NSNN năm 2002, hệ thống NSNN ở Việt Nam gồm Ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng (Bộ Tài Chính, 2003). HỆ THỐNG NSNN VIỆT NAM ĐƢỢC TỔ CHỨC THEO SƠ ĐỒ SAU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NGÂN SÁCH NGÂN SÁCH TRUNG ƢƠNG ĐỊA PHƢƠNG NGÂN SÁCH NGÂN SÁCH NGÂN SÁCH TỈNH/THÀNH QUÂN/ XÃ/PHƢỜNG PHỐ TRỰC HUYỆN/THỊ /THỊ TRẤN THUỘC XÃ/THÀNH TRUNG PHỐ TRỰC ƢƠNG THUỘC TỈNH Hình 1.1. Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2002 9 1.2.2. Quản lý NSNN cấp huyện Khái niệm quản lý ngân sách Nhà nước huyện Quản lý NSNN huyện là quản lý toàn bộ các khoản thu, chi NSNN cấp huyện hàng năm qua các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra NSNN huyện (Bộ Tài Chính, 2006). Đối tƣợng quản lý của quản lý ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện đó chính là hoạt động của ngân sách huyện. Cụ thể đó chính là quản lý hoạt động thuchi ngân sách trên địa bàn huyện. Mục tiêu của quản lý ngân sách Nhà nước huyện QLNS cấp huyện hƣớng đến những mục tiêu cụ thể sau đây: - Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngân sách cấp trên. - Đảm bảo cân đối nguồn thu NSNN và các nguồn chi ngân sách trên địa bàn toàn huyện. Nguyên tắc quản lý ngân sách huyện - Chấp hành Luật ngân sách Nhà nước Tất cả các khoản thu ngân sách và chi ngân sách đều phải theo quy định của pháp luật. Nó phản ánh tính chính xác, công minh, rõ ràng. - Cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước huyện NSNN trong quá trình quản lý thu - chi ngân sách phải đƣợc cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ đƣợc phép thực hiện chi khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp - Công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách Nhà nước Các khoản thu - chi NSNN đều đƣợc xác định bằng số liệu chứng từ ghi sổ, quyết định, văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. - Rõ ràng, trung thực, chính xác Nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lý NSNN phải đƣợc xây dựng rành mạch, có hệ thống, các khoản thu - chi đều phải có trong kế hoạch. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất