Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG THẾ KỶ XXI...

Tài liệu QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG THẾ KỶ XXI

.DOC
38
1476
71

Mô tả:

Trong những thành tựu về mặt ngoại giao mà Việt Nam đã đạt được phải kể đến quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, đây là một nhân tố quan trọng và quyết định rất nhiều đến kết quả của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức được thiết lập vào ngày 12/7/1995, hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng trong quãng thời gian đó, quan hệ hai nước ngày càng được cải thiện và có sự phát triển trên nhiều lĩnh vực đáng khích lệ. Kết quả đạt được từ sự nổ lực phấn đấu của hai bên trong thời gian qua có thể chưa khai thác hết tiềm năng và đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân hai nước, song nếu nhìn lại chặng đường đã đi thì 20 năm qua quả thật là một bước tiến dài có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ. Như vậy, việc đánh giá đúng vai trò của Mỹ trên trường quốc tế, thực trạng mối quan hệ Việt – Mỹ trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực cùng những tác động của mối quan hệ Việt – Mỹ trong bối cảnh hiện nay như thế nào? Đâu là cơ hội cho Việt Nam tận dụng để phát triển đất nước? Đâu là thách thức, khó khăn mà Việt Nam cần vượt qua? Giải pháp và đề xuất giải quyết cho những khó khăn, thách thức trong mối quan hệ giữa hai nước?
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- VĂN TRUNG HIẾU QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG THẾ KỶ XXI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC Người hương dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ HẠNH 1 Tp. Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦẦU 1. Tính cấấp thiếất của đếề tài Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Về phần mình, Việt Nam chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường. Việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới để tận dụng những lợi thế do xu thế toàn cầu hóa mang lại, đồng thời phát huy tối đa sức mạnh nội lực của đất nước đã trở thành yêu cầu khách quan và hợp với quy luật phát triển của thời đại. Chính vì vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh đến chủ trương hội nhập, mở rộng quan hệ ngoại giao và khẳng định phải tận dụng mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện mục tiêu của mình. Trong những thành tựu về mặt ngoại giao mà Việt Nam đã đạt được phải kể đến quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, đây là một nhân tố quan trọng và quyết định rất nhiều đến kết quả của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức được thiết lập vào ngày 12/7/1995, hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng trong quãng thời gian đó, quan hệ hai nước ngày càng được cải thiện và có sự phát triển trên nhiều lĩnh vực đáng khích lệ. Kết quả đạt được từ sự nổ lực phấn đấu của hai bên trong thời gian qua có thể chưa khai thác hết tiềm năng và đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân hai nước, song nếu nhìn lại chặng đường đã đi thì 20 năm qua quả thật là một bước tiến dài có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ. Như vậy, việc đánh giá đúng vai trò của Mỹ trên trường quốc tế, thực trạng mối quan hệ Việt – Mỹ trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực cùng những tác động 2 của mối quan hệ Việt – Mỹ trong bối cảnh hiện nay như thế nào? Đâu là cơ hội cho Việt Nam tận dụng để phát triển đất nước? Đâu là thách thức, khó khăn mà Việt Nam cần vượt qua? Giải pháp và đề xuất giải quyết cho những khó khăn, thách thức trong mối quan hệ giữa hai nước? Chính từ những vấn đề đặt ra như trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI” cho mình với mong muốn mang đến một cách nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ Việt – Mỹ và góp phần vào việc thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ và đốấi tượng nghiến cứu 2.1 Mục đích nghiến cứu Nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhằm tìm hiểu về quan hệ này trên một số lĩnh vực nổi bậc như: chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa và giáo dục – đào tạo. Để từ đó có một số đề xuất giải pháp nhằm phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. 2.2 Nhiệm vụ nghiến cứu Để thực hiện mục đích trên, đề án cần xác định một số nhiệm vụ cần làm sáng tỏ 3 nội dung chính: - Hệ thống hóa các đặc điểm về tình hình quốc tế và trong nước, quan điểm đối ngoại của Việt Nam và của Hoa Kỳ, đây chính là cơ sở lý luận - Thực tiễn mối quan hệ Việt –Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI - Đưa ra một số đề xuất nhằm khai thác tốt tiềm năng của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 2.3 Đốấi tượng nghiến cứu Nhìn chung, mối quan hệ này bao gồm nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau nhưng đề án chỉ xin nghiên cứu một số lĩnh vực nổi bậc trong mối quan hệ trong 3 mối quan hệ Việt – Mỹ từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Để từ đó nêu ra một số kiến nghị cũng như giải pháp giúp phát huy mối quan hệ giữa hai nước. 2.4 Phương pháp nghiến cứu Trong quá trình thực hiện, đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào trong các luận điểm nghiên cứu, phân tích và chứng minh các khía cạnh khác nhau của đề án (đây là phương pháp luận cơ bản) - Phương pháp logic - Phương pháp tổng hợp, phân tích, dự báo,… 2.5 Đóng góp của đếề tài - Tổng hợp những tài liệu có liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. - Hệ thống hóa về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong chính sách của mỗi nước. 2.6 Ý nghĩa thực tiếễn Đề án này góp phần nghiên cứu hoạch định chính sách của Việt Nam và Mỹ dành cho nhau; bổ sung tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 2.7 Cấấu trúc đếề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 2 chương: - Chương I: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ - Chương II: Thực tiễn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm đầu thế kỷ XXI 4 5 Chương I: NHỮNG NHẦN TỐỐ TÁC ĐỘNG ĐẾỐN QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ 1. Đặc điểm tình hình thếấ giới và trong nước 1.1 Tình hình thếấ giới Thế giới đã bước sang thế kỷ XXI với nhiều thay đổi. Tuy nhiên, theo nhận định của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Cuộc "chiến tranh lạnh" đã kết thúc nhưng nền hòa bình thế giới lại đứng trước thách thức lớn. Đó là những cuộc chiến tranh cục bộ, những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các thế lực khủng bố quốc tế gây ra những cuộc khủng bố đẫm máu. Đó là những âm mưu và hành động của các thế lực phản động can thiệp thô bạo đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều nước trên thế giới bất chấp các chế định hành xử của luật pháp quốc tế cũng như các nguyên tắc của Liên hiệp quốc. Chủ nghĩa tư bản tiếp tục có sự điều chỉnh để phát triển. Trong tình hình hiện nay, các nước tư bản sử dụng được ngày càng tốt hơn, nhanh hơn các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Đồng thời với quá trình đó, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục có những khó khăn do không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có trước đây. 6 Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nổi lên là một khu vực năng động nhất với tốc độ phát triển cao. Về cơ bản, châu Á – Thái Bình Dương đã thoát khỏi sự phân chia trận tuyến Đông – Tây, trở thành khu vực hòa bình, ổn định tương đối. Toàn cầu hóa và khu vực hóa trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những thay đổi trong môi trường quốc tế và khu vực cùng với những điều chỉnh chiến lược tương ứng của các nước lớn ở khu vực làm cho quan hệ quốc tế ở đây ngày càng phức tạp, đặc biệt là giữa các nước lớn. Mối quan hệ giữa các nước lớn vẫn trong quá trình vận động, điều chỉnh và còn chưa ổn định1. Nhìn chung, bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI ẩn chứa những cơ hội và thách thức to lớn. Một mặt, sự phát triển kinh tế năng động, tiềm năng to lớn và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng làm cho hòa bình và hợp tác trở thành xu thế chủ đạo ở khu vực. Mặc dù có những điểm nóng tồn tại, ở khu vực này không có nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột trên phạm vi lớn. Mặt khác, tình hình khu vực còn tiềm ẩn những nguy cơ. Sự không rõ ràng trong môi trường an ninh; quan hệ giữa các nước lớn còn nhiều nhân tố chưa ổn định trong khi ở khu vực chưa có một cơ chế hợp tác đa phương hữu hiệu; một số tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vẫn có nguy cơ đe dọa an ninh khu vực; sự bất ổn định ở một số nước tác động bất lợi đến triển vọng phát triển và hợp tác khu vực. Do vậy, hợp tác và đấu tranh sẽ tiếp tục đan xen nhau và sẽ thể hiện trên những biến chuyển trong quan hệ giữa các nước trong khu vực nhiều thập kỷ tới2. Trong bối cảnh đó, các nước đều thi hành chính sách mở cửa, gia tăng sự hội nhập vào khu vực và thế giới; tiếp tục điều chỉnh chính sách để thích nghi với sự cạnh tranh toàn cầu, đồng thời xử lý mâu thuẫn giữa quá trình toàn cầu hóa với lợi ích và chủ quyền của mỗi quốc gia. 1 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng, TS Trần Nam Tiến, Nxb Thông tin và truyền thông, 2010, tr. 118 2 Học viện Quan hệ quốc tế, Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Sđd, tr. 62 7 1.2 Tình hình trong nước Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây: Một là: đất nước đã thu được những thành tựu cơ bản. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh khốc liệt để lại hậu quả nặng nề; các thế lực phản động chống phá quyết liệt nhằm phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam khiến đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã vượt qua được những thử thách đó, đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều đặc biệt là khi bước vào thế kỷ XXI, cho phép nước ta tiếp tục phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản làm cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo 8 hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Hai là: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau. Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội lớn để phát triển của đất nước. Đó là lợi thế so sánh để phát triển do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nội lực là hết sức quan trọng. Những cơ hội tạo cho đất nước ta có thể đi tắt, đón đầu, tiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Thực hiện đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh, quan hệ đối ngoại rộng mở và tăng cường hợp tác quốc tế theo phương châm độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác các bên đều có lợi trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia - dân tộc là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác, chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cả những thành công và yếu kém của gần hai chục năm tiến hành sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những thành tựu và thời cơ đã cho phép nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, tiếp tục ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa nội lực. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh quốc phòng. Bên cạnh những thuận lợi đó, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức, nguy cơ hay những khó khăn lớn trên con đường phát triển của đất nước. Bốn 9 nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại. Các nguy cơ đó diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau, chúng ta không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Trong tình hình thế giới hiện nay, phát triển nhanh và bền vững là một thách thức lớn. Nếu nước ta không tận dụng cơ hội hiện nay để phát triển nhanh, thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu thì cơ hội sẽ bị bỏ lỡ. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa phải được đề phòng không những ở việc xây dựng và thông qua cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn ở trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nạn tham nhũng, tệ quan liêu cũng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã và đang cản trở việc thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây bất bình và làm giảm niềm tin trong nhân dân. Các thế lực phản động không ngừng tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình", chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 2. Khái quát vếề Hoa Kỳ và chính sách đốấi ngo ại c ủa Hoa Kỳ trong những năm đấều thếấ kỷ XXI 2.1 Khái quát vếề Hoa Kỳ Hoa Kỳ tên đầy đủ là: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America), ta thường gọi là Mỹ Vị trí địa lý: Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại tây dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 Km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần. 10 Tài nguyên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ. Dân số: 290.809.777 (năm 2003), trong đó 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở độ tuổi 15 - 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước tính 0,89%. Lực lượng lao động: 141,8 triệu (kể cả những người thất nghiệp – số liệu năm 2001, trong đó: lao động quản lý và chuyên gia 31%, lao động hành chính và bán hàng 28,9%, lao động dịch vụ 13,6%, lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, khai khóang, giao thông vận tải và thủ công nghiệp 24,1%, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp 2,4%. Sắc tộc: Người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người châu Á 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư. Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C (Washington là họ của Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington, và DC là viết tắt của The District of Columbia - tên trước đây của vùng đất này). Washington DC có diện tích 176 Km2 và khoảng gần 600 nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng. Về lịch sử, Hoa Kỳ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Paris năm 1783. Khi mới thành lập, Hoa Kỳ chỉ có 13 bang. Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Chính vì thế quốc kỳ của Hoa Kỳ hiện nay có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành 13 bang đầu tiên của nước này. 11 Về chính trị, Mỹ là nước Cộng hòa Liên bang, theo chế độ tam quyền phân lập. Theo Hiến pháp thì quyền lập pháp thuộc về Quốc Hội (gồm Thượng viện và Hạ viện), quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao. Các cơ quan nhà nước liên bang Mỹ quy định quyền cụ thể của một cơ quan để kiểm soát chéo hai cơ quan còn lại. Hiến pháp Mỹ quy định rõ các quyền thuộc về nhà nước liên bang và các chính quyền tiểu bang, trong đó các chính quyền tiểu bang có nhiều quyền hạn lớn. Hoa Kỳ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay. Những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ là cuộc Nội chiến Bắc Nam (1861 - 1865), Đại suy thoái kinh tế trong những năm 30 thế kỷ XX, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam, và vụ khủng bố 11/9 năm 20013. 2.2 Chính sách đốấi ngoại của Hoa Kỳ Với những đặc điểm về địa lý, lịch sử và những thế mạnh của mình, Mỹ luôn đặt ra cho mình mục tiêu chiến lược xuyên suốt, nhất quán, không thay đổi, mang tính chất lâu dài, duy trì và củng cố vị trí bá quyền trên thế giới của Mỹ trong tất cả các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, kinh tế - thương mại, quốc phòng – an ninh. 2.2.1 Những nhấn tốấ chi phốấi chính sách đốấi ngo ại c ủa Hoa Kỳ: Vị thế siêu cường thế giới duy nhất: kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Mỹ duy trì được ưu thế vượt trội ở hầu như tất cả các lĩnh vực làm nên sức mạnh của một quốc gia. Về quân sự, Mỹ là siêu cường vượt xa tất cả các nước khác về tiềm lực, sức mạnh quân sự - quốc phòng. Mỹ có đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong nước và 270.000 quân trên 209 căn cứ quân sự ở 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngân sách quốc phòng của Mỹ chiếm trên 3 Một số nét khái quát về Hoa Kỳ, trang Web Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, http://vietnamustrade.org/index.php?f=news&do=detail&id=17&lang=vietnamese 12 40% chi phí quốc phòng toàn cầu, lớn hơn chi phí quốc phòng của 11 nước đứng tiếp sau Mỹ cộng lại. Về kinh tế, GDP của Mỹ chiếm 28,5% tổng GDP của toàn thế giới (2004). Mỹ cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới như IMF,WB, WTO,… Về chính trị - xã hội của Mỹ nhìn chung ổn định với sự thay nhau cầm quyền, điều hành đất nước của hai đảng phái lớn là: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Vị thế siêu cường thế giới duy nhất chính là nhân tố đóng vai trò chi phối chiến lược và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. 2.2.2 Mục tiếu và nội dung chính sách đốấi ngoại của Hoa Kỳ trong những thập niến đấều thếấ kỷ XXI: Mục tiêu chiến lược xuyên suốt, nhất quán là xác lập vai trò bá quyền thế giới của Mỹ trong tất cả các lĩnh vực chính trị - tư tưởng, kinh tế - thương mại, quân sự - an ninh. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn Tổng thống lại có sự điều chỉnh khác nhau. Chính sách cầm quyền của Đảng Cộng hòa mang đậm tính chất cứng rắn và đơn phương hơn so với chính sách của Đảng Dân chủ. Để thực hiện mục tiêu chiến lược bao trùm trên, chính quyền Mỹ tập trung vào các mục tiêu được coi là trụ cột, là căn cứ, là cơ sở trong tổng thể chiến lược đối nội và đối ngoại của Mỹ như sau: Một là, củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ. Hai là, bảo đảm sự thịnh vượng kinh tế cho nước Mỹ. Ba là, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài 2.2.3 Một sốấ điếều chỉnh chiếấn lược đốấi ngoại qua ba đời Tổng thốấng Mỹễ từ cuốấi thếấ kỷ XX đếấn naỹ:  Thời Tổng thống Bill Clinton (1993 – 2000) 13 Với mục tiêu chiến lược bao trùm là “lãnh đạo thế giới”, Tổng thống B. Clinton đã từng bước điều chỉnh từ chiến lược “Vượt lên ngăn chặn” của người tiền nhiệm mình là Tổng thống George Herbert Walker Bush (Bush cha) sang ‘Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” (A National Sercurity Strategy of Engagement and Enlargement). Nếu như mục tiêu chiến lược không thay đổi, thì chính quyền B.Clinton có sự điều chỉnh rõ rệt trong cách thức triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chính quyền Clinton “cam kết” về vai trò “lãnh đạo thế giới”, tiếp tục can dự vào các công việc và thể chế quốc tế, về tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế thế giới theo hướng tự do hóa và toàn cầu hóa. Còn “mở rộng” được hiểu là Mỹ sẽ khuyếch trương mở rộng các cộng đồng tự do, các nền dân chủ, thực chất là khuyếch trương, mở rộng dân chủ Mỹ, giá trị Mỹ, mô hình Mỹ ra toàn thế giới. Có thể thấy nước Mỹ dưới thời Clinton đã chuyển từ vai trò “sen đầm quốc tế” sang “lãnh đạo thế giới”  Thời Tổng thống George Walker Bush (Bush con) (2001 -2009) Ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống G.Bush đã thực thi một chính sách đối ngoại khá cứng rắn chẳng những với các “nhà nước cứng đầu” như Irắc, Triều Tiên, mà cả với những “đối tác chiến lược lớn” như Nga, Trung Quốc. Nhưng sự kiện 11/9/2001 đã cho thấy các nguy cơ, thách thức đối với an ninh Mỹ trở nên hết sức phức tạp và khó lường. Từ thực tế đó, chính quyền G.Bush có một số điều chỉnh về chiến lược như sau: chống khủng bố trở thành ưu tiên chiến lược, an ninh quân sự trở thành trụ cột hàng đầu, hành động đơn phương theo đuổi mục đích, châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng điểm số 1.  Thời Tổng thống đương nhiệm Barack Obama 14 Ngay khi lên cầm quyền, chính quyền Obama không những nhấn mạnh mình là một quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương, mà còn nhấn mạnh mình là một nhà nước châu Á. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rõ ràng rằng: “Mỹ không phải là một khách mời của châu Á, mà là một nước cư trú ở châu Á”, và cách nói này cũng được trích dẫn nhiều lần bởi các nhà lãnh đạo Mỹ trong các trường hợp công khai. Như vậy, rốt cuộc mục đích của việc Mỹ có mặt ở châu Á là gì? Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Á –Thái Bình Dương, ông Kurt M. Campbell trong cuộc điều trần trước Quốc hội ngày 21 tháng 1 năm 2010 đã nói rất rõ: “nhân dịp thế kỷ của châu Á – Thái Bình Dương đang đến, trong môi trường quốc tế mới, Mỹ cần phải tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa vai trò lãnh đạo và sự tham gia chiến lược của mình ở khu vực này”. Từ đó có thể thấy, mục tiêu chủ yếu của chiến lược an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ là muốn tăng cường quyền lãnh đạo và quyền khống chế của mình đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương4. 2.3 Chính sách đốấi ngoại của Hoa Kỳ đốấi với Vi ệt Nam Có thể thấy rằng, chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam hiện nay là một bộ phận nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ rất chú trọng đến vị trí của Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó gồm cả Đông Nam Á. Trong bài phát biểu tại Chicago, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher đã trực tiếp thừa nhận rằng: “…nhiều nước khác trên thế giới đang vượt Mỹ trong những cố gắng về thương mại ở Việt Nam…chúng ta có thể giúp các ngành công nghiệp và kinh doanh Mỹ đuổi kịp bằng cách tiến nhanh hơn trên con đường này [bình thường hóa quan hệ với Việt Nam – Tác giả]”5 . 4 Chiến lược an ninh châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama, bài đăng trên Tạp chí “Hòa bình và phát triển”, Trung Quốc, số 2/2010 5 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, TS.Trần Nam Tiến, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2010, tr. 54 15 Nội dung chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam gồm những trọng điểm sau: Thứ nhất, bình thường hóa quan hệ một cách đầy đủ với Việt Nam giúp cho Mỹ xóa bỏ những mâu thuẫn nội bộ nước Mỹ. Đồng thời tạo điều kiện cho giới tư bản Mỹ thâm nhập, kinh doanh ở thị trường Việt Nam, đem lại lợi nhuận tạo ưu thế cho Mỹ trong cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại toàn cầu hiện nay. Thứ hai, thông qua vị trí và vai trò của Việt Nam, Mỹ kiềm chế các đối tác lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật, Nga,… Việt Nam có mối quan hệ với tất cả các nước lớn, nên Mỹ muốn tác động tới Việt Nam để giành lợi thế hơn với tất cả các nước này. Hơn nữa Hoa Kỳ cũng không muốn Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng từ Việt Nam ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thứ ba, Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược lâu dài, thực hiện “Diễn biến hòa bình” để chuyển hóa Việt Nam đi vào quỹ đạo của Hoa Kỳ, triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các mục tiêu chính sách đó của Hoa Kỳ có tác động đến mọi mặt quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm đầu thế kỷ XXI. 3. Chính sách đốấi ngoại của Việt Nam trong những năm đấều thếấ k ỷ XXI 3.1 Chính sách đốấi ngoại chung của Việt Nam Từ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc thay đổi toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5/1988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) 16 đến Đại hội X (2006) đã quyết định đường lối đối ngoại của Việt Nam là: độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực 6 Đến Đại hội XI năm 2011 đã phát triển và bổ sung: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh,…nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới7 Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao dân tộc, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và Chủ tịch ASEAN năm 2010 với chủ đề Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động, chủ trì thành công nhiều Hội nghị cấp cao quốc tế và khu vực. Thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh; vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao hơn bao giờ hết. 3.2 Chính sách của Việt Nam đốấi với Hoa Kỳ trong những năm đấều thếấ kỷ XXI Lịch sử cho thấy các nước lớn, nhất là các nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã luôn có ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) đến đời sống chính 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 7 Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2011, tr. 153 17 trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam, nên bất luận thế nào các nước lớn cũng luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta. Do đó chúng ta không thể không dành mối quan tâm thỏa đáng đến họ. Có thể nói, chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ là một bộ phận trong chính sách của Việt Nam đối với các nước lớn. Sau khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy về quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã chủ trương chuyển chính sách với Hoa Kỳ từ đối đầu sang hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Bước chuyển này trong chính sách với Hoa Kỳ trước hết xuất phát từ tư duy mới, nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về tình hình quốc tế, về cục diện quan hệ quốc tế đã và đang thay đổi cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Trong quan hệ với các nước lớn, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc dành ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo lợi ích đang xen với các đối tác. Đặc biệt, Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam, bởi vì: Về chính trị, do Hòa Kỳ chi phối trong nhiều tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước nên phát triển quan hệ với Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, việc tạo lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn còn giúp duy trì sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực Đông Nam Á. Về kinh tế, Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có vai trò chi phối nền kinh tế thế giới, do đó phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể tranh thủ thị trường rộng lớn đầu tư, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến của Hoa Kỳ để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.8 8 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng, TS. Trần Nam Tiến, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2010, tr. 122-123 18 Trong thời gian qua, mà đặc biệt là những năm đầu thế kỷ này, quan hệ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước phát triển đáng kể, mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác. Điều quan trọng nhất là hai nước từ tình trạng chiến tranh, thù địch nay đã xây dựng được quan hệ đối tác trên nhiều mặt. Hai mươi năm kể từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thời gian chưa phải là dài, song hai nước đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Hoa Kỳ hiện đang là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cũng đang mở rộng hợp tác sang cả các lĩnh vực khác như chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn người,… Việc thiết lập quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, trong đó có Hoa Kỳ, siêu cường số một, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 19 Chương II: Thực tiếễn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm đấều thếấ k ỷ XXI 1. Khái quát vếề lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỷ sự kiện ngày 11 tháng 7 năm 1995 không phải là lần đầu tiên hai nước đặt quan hệ ngoại giao với nhau. Đã có rất nhiều lần hai bên chủ động tìm đến nhau mà hàng loạt cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đều bị bỏ lỡ. Tháng 3 năm 1832 chính phủ Hoa Kỳ cử đặc sứ Edmuad Roberts mang theo quốc thư của Tổng thống Mỹ Andrew Jacson sang trình Quốc vương An Nam là vua Minh Mạng để hai nước giao hảo thông thương, nhưng tàu gặp phải gió mạnh không vào được trong cảng phải buông neo ngoài khơi Đà Nẵng, rồi dạt về phía Nam và cuối cùng ghé vào cảng Vũng Lắm tỉnh Phú Yên. Không thành trong chuyến công cán đầu, năm 1835 lần thứ hai phái bộ Hoa Kỳ vẫn do Edmuad Roberts làm trưởng đoàn cập bến vịnh Trà Sơn xin được yết kiến trình quốc thư. Tuy nhiên chuyến đi mở đường này tiếc thay lại chỉ dừng lại ở một buổi tiệc chiêu đãi và không giải quyết được vấn đề cụ thể. Cơ hội tốt đẹp đó trôi qua bởi chính sách “Bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn. Từ đó về sau, trong tình hình thâm nhập ngày càng sâu của Thực dân Pháp ở Việt Nam, không có thêm cuộc tiếp xúc nào của Hoa Kỳ với triều đình Huế. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc và Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với cương vị là Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh ra sức đặt mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, khởi đầu từ bức thư của Người gửi Tổng thống Mỹ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan