Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Du lịch thiện nguyện tại thừa thiên huế thực trạng và giải pháp phát triển ...

Tài liệu Du lịch thiện nguyện tại thừa thiên huế thực trạng và giải pháp phát triển

.DOCX
40
4135
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ -------- Đề tài: DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TẠI THỪA THIÊN HUẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN MẠNH HÀ Lớp : LỊCH SỬ K36A HUẾ, 07/2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyến đi thực tế cũng như bài niên luận này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Lịch Sử của trường Đại học Khoa học Huế đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức lí thuyết và kĩ năng chuyên môn cho sinh viên trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Mạnh Hà đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm của mình để giúp tôi hoàn thành tốt bài niên luận này. Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài niên luận này củng không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Đó là những ý kiến quý báu giúp tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những bài viết sau này. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lịch sử K36A MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................2 3. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................3 6. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................4 8. Bố cục của đề tài.................................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ.............................................................6 DU LỊCH THIỆN NGUYỆN......................................................................................................6 1.1 Một số khái niệm..............................................................................................................6 1.2 Ý nghĩa của du lịch thiện nguyện.....................................................................................7 1.2.1 Với du lịch.................................................................................................................7 1.2.2 Với cộng đồng............................................................................................................8 2.1 Tiềm năng du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế....................................................11 2.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................11 2.1.2Tài nguyên du lịch thiện nguyện...............................................................................12 2.1.3 Con người................................................................................................................13 2.2 Thực trạng du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế.....................................................15 2.2.1 Cách thức xây dựng các chương trình du lịch thiện nguyện....................................15 2.2.2 Nguồn khách du lịch thiện nguyện..........................................................................17 2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ( giao thông, lưu trú, ăn uống)................................18 2.2.4 Một số mô hình du lịch thiện nguyện tiêu biểu tại Thừa Thiên Huế.......................21 2.2.5 Những kết quả ban đầu và hạn chế của loại hình du lịch thiện nguyện tại Huế......28 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TẠI THỪA THIÊN HUẾ......................................................................................32 3.1 Một số giải pháp về cơ chế quản lí, chính sách..............................................................32 3.2. Một số giải pháp về phát triển du lịch thiện nguyện......................................................33 3.3. Một số giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch thiện nguyện...................................................................................................................................33 3.4. Một số giải pháp về các vấn đề hỗ trợ...........................................................................33 3.5. Một số giải pháp về phát triển, đào tạo nguồn nhân lực................................................33 3.6. Một số giải pháp về việc xúc tiến quảng bá...................................................................34 KẾT LUẬN...............................................................................................................................36 PHỤ LỤC 1...............................................................................................................................39 PHỤ LỤC 2...............................................................................................................................41 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những thập kỷ gần đây chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. Sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống, áp lực công việc, con người tìm đến du lịch để thư giãn, đồng thời tìm hiểu các vùng đất mới, học hỏi kinh nghiệm cũng như thiết lập các mối quan hệ. Du lịch là nhu cầu bậc cao của con người, do đó, trong điều kiện kinh tế và xã hội phát triển như ngày nay, du lịch đang ngày càng được ưa chuộng. Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình du lịch cũng được đa dạng hóa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách cũng như phát triển thế mạnh của quốc gia mình. Mục tiêu chung của du lịch thế giới là phát triển du lịch bền vững. Muốn thế, tổ chức hoạt động du lịch phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắn liền với giá trị con người, xã hội. Nhận thấy xu hướng đó, một loại hình du lịch mới đã ra đời - du lịch thiện nguyện. Du lịch thiện nguyện bắc những nhịp cầu yêu thương giữa các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, mong muốn được trực tiếp giúp đỡ những người kém may mắn. Sự chia sẻ cả về vật chất và chung tay giúp đỡ kinh tế, văn hóa, giáo dục,... sẽ làm giảm khó khăn, áp lực cho cộng đồng, hướng đến một xã hội công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn. Trên góc độ nào đó du lịch thiện nguyện sẽ làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo doanh thu và thêm sự lựa chọn cho du khách. Đi du lịch sẽ không chỉ đơn giản là tham quan, khám phá mà sẽ mang một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Âu, châu Mỹ, du lịch thiện nguyện đã xuất hiện từ lâu và trở thành phong trào mạnh mẽ. Các quốc gia phát triển về du lịch nhanh chóng nắm bắt được xu hướng phát triển của du lịch và nhu cầu của thị trường để phát triển du lịch thiện nguyện thành một dòng sản phẩm chuyên nghiệp, đa dạng trong hoạt động và đề cao yếu tố thiện nguyện trong mỗi chuyến đi. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch nói chung và du lịch thiện nguyện nói riêng. Trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thành có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên du lịch, nhà nước có chính sách SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 1 thông thoáng và khuyến khích, ưu tiên phát triển du lịch, cư dân còn nhiều khó khăn nhưng thân thiện, cởi mở. Có lợi thế, tuy nhiên hoạt động du lịch tại Huế vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế cũng như tồn tại những mặt yếu kém. Vừa làm vừa thăm dò, chưa phát triển thành sản phẩm chuyên đề, nghèo nàn trong hoạt động, cách thức tổ chức không thống nhất, nguồn nhân lực thiếu nhạy bén và sáng tạo,... làm lãng phí tiềm năng du lịch thiện nguyện tại Huế. Nhận thấy xu hướng phát triển của du lịch thế giới và chính sách du lịch bền vững của nhà nước, tiềm năng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp của loại hình du lịch thiện nguyện này tại Huế. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế – Thực trạng và giải pháp phát triển” làm niên luận năm thứ ba của mình. Hy vọng rằng với việc phân tích và đưa ra những nhận định cụ thể sẽ góp một phần nào trong việc nhận thức về tiềm năng về du lịch thiện nguyện của một số doanh nghiệp du lịch để từ đó đưa ra một hướng đi mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch mới này góp phần thúc đẩy nền kinh tế, phát triển xã hội tại Thừa Thiên Huế. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch thiện nguyện ở Thừa Thiên Huế, đề tài khẳng định những ưu thế và giá trị nhân văn của loại hình du lịch này. Từ đó, đưa ra một số nhận xét nhận định khách quan để nhằm thu hút khách du lịch, sự quan tâm của các công ty lữ hành để phát triển du lịch thiện nguyện trở thành loại hình du lịch thế mạnh của Thừa Thiên Huế. 3. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: Tìm hiểu khái niệm về du lịch thiện nguyện, các thành tố và ý nghĩa với du lịch, xã hội. Khảo sát thực tế và đánh giá tiềm năng du lịch thiện nguyện ở Huế. Thu thập số liệu, ý kiến của các hãng lữ hành, du khách, các tài liệu liên quan về loại hình du lịch này. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 2 Phân tích cách thức tổ chức thực hiện du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế để có đánh giá về ưu và nhược điểm. - Đưa ra một số nhận xét về hướng phát triển của du lịch thiện nguyện tại Huế. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những tiềm năng về du lịch và con người để phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế; hoạt động du lịch thiện nguyện của các công ty du lịch, của các nhóm tổ chức thiện nguyện của Huế củng như hoạt động của các nhóm thiện nguyện của các tỉnh thành hoặc các tổ chức nước ngoài đến Huế để từ đó đưa ra những nhận xét và giải pháp ban đầu cho hướng đi mới của loại hình du lịch thiện nguyện này. 5. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tập trung khảo sát các công ty dịch vụ du lịch, các nhóm, tổ chức trên địa bàn thành phố Huế. Về thời gian : Từ khi du lịch thiện nguyện ra đời cho đến nay. 6. Tình hình nghiên cứu đề tài Du lịch thiện nguyện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịch này cũng như xây dựng mô hình như thế nào, mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách chung nhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnh của du lịch thiện nguyện.Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công dự án “Du lịch thiện nguyện”(HumaniTour) được nhận giải thưởng Doanh nhân xã hội năm 2010 của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) đã đưa ra nhiều nghiên cứu phát triển du lịch thiện nguyện tại Việt Nam. Tuy nhiên, CSDS là một tổ chức phi chính phủ, do đó những nghiên cứu về du lịch thiện nguyện của tổ chức này tập trung vào thực hiện các hoạt động thiện nguyện, mục đích chính là hướng tới cộng đồng, không phục vụ cho sự phát triển của du lịch. Báo cáo nghiên cứu khoa học “Huế điểm đến của những mô hình du lịch thiện nguyện của Trần Thanh Hoàng (2010) chủ yếu đề cập đến việc gợi ý một số mô hình SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 3 thiện nguyện phật giáo ở Huế mà chưa hề đề cập đến các tổ chức thiện nguyện của các công ty lữ hành nước ngoài đến Huế củng như của các tổ chức thiện nguyện từ các tỉnh thành trong nước đến thăm. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa du lịch của sinh viên Vũ Thị Ngọc Hà” Khai thác giá trị văn hóa phật giáo phục vụ phát triển du lịch”. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) có bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” tập trung nghiên cứu và hướng dẫn về định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam như du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng,... Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở lý luận, quảng bá và giới thiệu. Điều chúng ta cần là một nghiên cứu toàn diện về tiềm năng, phân tích được thực trạng khai thác ở nước ta để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển. Đó mới là nhiệm vụ cấp thi. Vì vậy, đề tài hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về du lịch thiện nguyện, cách Huế làm du lịch thiện nguyện và đề xuất hữu ích đưa loại hình này trở thành thế mạnh của du lịch Huế, cũng như của Việt Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về loại tài nguyên giá trị còn đang bị bỏ ngỏ này. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 4 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1– Cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch thiện nguyện Chương 2– Tiềm năng và thực trạng du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế. Chương 3– Một số giải pháp về phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH THIỆN NGUYỆN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về du lịch Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đố để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”. Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu tại Khoản 1, điều 4 trong Luật du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[Luật Du lịch]. 1.1.2 Khái niệm về du lịch thiện nguyện Du lịch thiện nguyện, có thể hiểu một cách đơn giản là hình thức khách du lịch dành thời gian và tiền bạc đi tới những nơi mà người dân còn khó khăn hay các trung tâm bảo trợ xã hội để giúp đỡ và trải nghiệm cuộc sống ở nơi đó. Hai hình thức chính của du lịch thiện nguyện là du lịch từ thiện và du lịch tình nguyện. Phong trào du lịch thiện nguyện (Volunteer tourism) xuất hiện từ rất sớm ở châu Âu vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỉ trước và trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, khi nói đến hình thức du lịch này đã có không ít quan điểm không đồng nhất về khái niệm của những nhà du học phương Tây. Mc Gehee cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn” (Mc Gehee, 2005). CònWearing, trong bài nghiên cứu “Volunteer tourism experience that make a difirence”, định nghĩa rõ hơn đó là những cá nhân với nhiều lý do khác nhau, có thể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm (xã hội) sử dụng kỳ nghỉ của mình để giúp đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó cả về mặt vật chất hoặc giảm thiểu những ảnh SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 5 hưởng của thiên tai gây ra cho cộng đồng đó. Lyons lại phân biệt giữa khái niệm tình nguyện và du lịch thiện nguyện. Ông cho rằng tình nguyện viên là những người tự nguyện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giúp đỡ những cư dân đang gặp khó khăn trong cộng đồng mình sinh sống và không vụ lợi, những thiện nguyện viên được xem là những người đi du lịch thiện nguyện khi họ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho một cộng đồng nào đó ở một vùng khác trong quốc gia của mình sinh sống hay ở nước ngoài (Lyons,2003)[11]. Du lịch thiện nguyện là một lát cắt của ngành du lịch. Đây là một loại hình du lịch mới được nảy sinh trong quá trình tham gia các hình thức du lịch khác của du khách như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, du lịch tôn giáo... Hình thức thiện nguyện chủ yếu tập trung vào hoạt động cứu tế an sinh, các hoạt động xã hội khác ít phát triển hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khác với hình thức du lịch này ở phương Tây, các thiện nguyện viên ở Việt Nam thường phải thông qua một tổ chức “Dịch vụ tình nguyện” và khi họ muốn đi làm tình nguyện (khách hàng) sẽ phải bỏ tiền ra để “mua” một chương trình tình nguyện của một tổ chức (dịch vụ) để có một “sản phẩm tình nguyện” tùy theo sở thích của khách hàng. Các thiện nguyện viên khi đi du lịch đều có mục đích, kế hoạch công việc rõ ràng khi họ đến một nơi nào đó để giúp đỡ những cộng đồng khó khăn, những hình thức du lịch kết hợp khác được xem là nhu cầu thứ yếu. 1.2 Ý nghĩa của du lịch thiện nguyện 1.2.1 Với du lịch Phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung góp phần vào việc phát triển kinh tế nước nhà. “Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico đã công bố rằng riêng ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP của thế giới”. Điều này khẳng định vai trò vị trí cực kì to lớn của ngành công nghiệp này trong phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch thiện nguyện đóng góp cho sự đa dạng các hình thức du lịch tại nước nhà, làm phong phú sự lựa chọn cho khách du lịch khi đến với Việt Nam; tạo điều kiện tiếp cận với nhiều nhóm khách hang hơn, nhất là khách du lịch đam mê trải nghiệm thực tế và hoạt động công tác xã hội. Từ đó từng bước hoàn thiện ngành công nghiệp không khói trong nước và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, cho các tổ chức, cho cả nền kinh tế. Tăng cường giao lưu văn hóa giữa người Việt Nam với người nước ngoài, hòa chung xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra tất yếu trên thế giới ngày nay. Hiện nay, xu hướng du lịch phượt hay du lịch couchsurfing (du lịch ở nhờ nhà dân) đang lan rộng, SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 6 điều này chứng tỏ du lịch tìm hiểu khám phá thế giới, tìm hiểu các trải nghiệm văn hóa của người trẻ đang tăng cao hòa theo xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Do vậy, việc xây dựng và phát triển mô hình du lịch thiện nguyện sẽ mang lại một kênh du lịch tiện ích giúp tiến trình hội nhập diẽn ra nhanh hơn, tăng cường sự thấu hiểu, sự giao thoa về văn hóa xã hội của con người Việt Nam với người nước ngoài. Vừa giúp giới trẻ Việt có điều kiện nâng cao kĩ năng giao tiếp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và rèn luyện lối sống tích cực khi tham gia các hoạt động thiện nguyện ngay tại nước nhà. Vừa giúp du khách đi sâu vào tìm hiểu văn hóa Việt mà không dừng lại ở bề nổi như các chuyến du lịch thông thường. 1.2.2 Với cộng đồng Những năm gần đây, du lịch từ thiện và thiện nguyện đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói”. Không chỉ vượt cả đoạn đường dài để “thay đổi không khí” mà sau mỗi chuyến hành trình, du khách còn tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự của cuộc sống. Khác với những chương trình tour thông thường, hành trình tour du lịch từ thiện và thiện nguyện chính là nhịp cầu kết nối những trái tim, những con người ở mọi miền Tổ quốc cùng xích lại gần nhau. Cũng từ ước vọng có nhiều bàn tay cùng chung sức, nhiều ngọn lửa cùng thắp sáng, du lịch từ thiện hướng đến cộng đồng là một loại hình du lịch mới được triển khai và có thể áp dụng tại các vùng sâu vùng xa, nơi đời sống của người dân còn khó khăn và điều kiện học tập của trẻ em còn hạn chế. Du lịch thiện nguyện làm lan tỏa tính cộng đồng cao, đề cao tinh thần nhân đạo trong giới trẻ và cả xã hội Việt Nam, mang hình ảnh hòa bình, thân thiện, lối sống chan hòa tương thân tương ái của người Việt đến với thế giới. Các du khách tham gia mô hình du lịch thiện nguyện không chỉ hòa mình vào vẻ đẹp của sông nước hữu tình mà còn có cơ hội tham gia các hoạt động thiện nguyện, ấm áp tinh thần dân tộc vốn là đặt trưng của con người Việt Nam như phát gạo, tặng quần áo sách vở cho trẻ em nghèo, các hoạt động đắp đê xây cầu cho người dân, khám và cấp phát thuốc chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo,…góp phần đề cao giá trị nhân bản tạo nên làn song lan tỏa trong cộng đồng, khắc họa được hình ảnh về một đất nước tươi đẹp cả về tự nhiên và tình người. Góp phần cải thiện đời sống kinh tế- xã hội- văn hóa của người dân địa phương. Với mô hình du lịch thiện nguyện, người dân và địa phương tham gia có được khoảng thu nhập từ du khách từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch: ăn, ở, các hoạt động giải trí và vật phẩm du lịch. Ngoài ra người dân nghèo còn được hỗ trợ từ các hoạt động từ thiện mà du khách tham gia. Đời sống người dân được cải thiện, hoạt động văn hóa củng được đào sâu phong phú đa dạng hơn để thu hút khách . Mọi mặt đời sống xã hội đều nhận được những tác động tích cực. Du lịch thiện nguyện cũng là một loại hình du lịch được du khách nước ngoài yêu thích. Theo tour du lịch này, du khách tổ chức chữa bệnh miễn phí cho người dân. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 7 Nếu bạn không phải một bác sĩ lành nghề hay một thực tập sinh biết chữa bệnh, bạn vẫn có thể theo chân du lịch thiện nguyện để đóng vai thành một sinh viên tình nguyện để giúp đỡ những người dân còn khó khăn. Sau mỗi tour du lịch, du khách không chỉ có thêm kinh nghiệm khám chữa bệnh cho mình mà còn thấy yêu mến cuộc sống hơn. Qua du lịch thiện nguyện, ai cũng có thể mang về cho mình một bài học ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế và nhược điểm riêng của loại hình du lịch này, theo đó, điểm đến của các gói du lịch này thường là vùng núi xa xôi, điều kiện đi lại, ăn ở khó khăn, thiếu thốn, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu chính của khách đi du lịch là được nghỉ ngơi, thư giãn. Nhiều du khách có điều kiện kinh tế muốn tham gia gói tour nhưng lại ngại khó, ngại khổ. Một khó khăn nữa của các công ty lữ hành gặp phải là việc tìm hiểu đối tượng cần được hỗ trợ và xin giấy phép các ban, ngành địa phương mất khá nhiều thời gian và kinh phí đi lại. Nhận định về gói tour du lịch này, nhiều công ty lữ hành có chung quan điểm: Trong tương lai, nếu loại hình du lịch này phát triển tốt thì không chỉ góp phần tăng nguồn thu cho ngành du lịch mà còn đóng góp một phần công sức cho cộng đồng, hướng đến nhiều ý nghĩa thiết thực như góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên... Thiết nghĩ, du lịch từ thiện là một loại hình du lịch nhân văn, giúp cho người dân nghèo có thêm được giá trị vật chất và tinh thần, du khách lại có những giây phút trải nghiệm thú vị và hiểu được hơn về ý nghĩa của cuộc sống. CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TẠI THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tiềm năng du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế 2.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, có điều kiện địa lí hết sức thuận lợi cho sự phát triển và thu hút cái nhìn từ các khu vực lân cận với tọa độ địa lý 16 – 16,8 độ vĩ bắc và 107,8 – 108,2 độ kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông Tây nối từ Miến Điện Đông Bắc Thái Lan SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 8 Lào Miền Trung Việt Nam, trong đó cảng nước sâu Chân Mây nằm trong Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây Lăng Cô là đầu ra biển Đông của hành lang kinh tế Đông Tây. Thừa Thiên Huế là trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; trong đó đô thị mới Chân Mây là hạt nhân để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, thương mại, hang không, vận tải biển, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, y tế, giáo dụcđào tạo chất lượng cao. Thừa Thiên Huế có các sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao như: Khu du lịch tổng hợp quốc gia Bạch Mã Lăng Cô Cảnh Dương Hải Vân; Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới; Nhiều khu du lịch sinh thái ở vùng ven biển, vùng đầm phá, vùng gò đồi và miền núi; Nhiều tour du lịch hấp dẫn như du lịch xuyên Đông Nam Á, tham quan các di sản miền Trung, di tích cố đô, nhà vườn, phố cổ, chùa Huế, văn hóa các dân tộc thiểu số, cảnh quan môi trường, du lịch xanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại... Có nhiều thuận lợi trong sự phát triển tuy nhiên Thừa Thiên Huế vẫn là nền kinh tế phát triển trung bình, mức sống của người dân tại đây củng không cao, là thành phố có tình hình xã hội ổn định, không có quá nhiều biến động. Như vậy, với sự thuận lợi về mặt vị trí địa lí cùng với sự thuận tiện về con đường giao thông vận chuyển đa dạng (đường bộ, đường thủy, đường không), sự ổn định về mặt xã hội, sản phẩm du lịch Huế phong phú đa dạng đặc biệt là các sản phẩm du lịch mang tính cộng đồng đặc sắc thiết nghĩ đó sẽ là những tiềm năng to lớn cần được khai thác để xây dựng nền du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch thiện nguyện để từ đó du khách có thể tự mình tìm hiểu khám phá những nét văn hóa đặc sắc của những điểm đến tham quan, nghĩ dưỡng. 2.1.2Tài nguyên du lịch thiện nguyện Tài nguyên du lịch của Thừa Thiên Huế là khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, chính vì thế đem lại cho Thừa Thiên Huế những tiềm năng lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 9 và đặc biệt là loại hình du lịch thiện nguyện (đi du lịch kết hợp với hoạt động từ thiện). Hiện theo thống kê chưa đầy đủ, ở Thừa Thiên Huế có 900 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, với hình hài còn khá nguyên vẹn, nằm hầu hết khắp cả tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở thành phố Huế (373 di tích): Trong số đó đã có 84 di tích cấp quốc gia; 34 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, quần thể kiến trúc Cung đình Huế bao gồm 51 di tích lớn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Thừa Thiên Huế đã từng là trung tâm của tiểu quốc Indrapura ở cực bắc vương Chămpa trong quốc nhiều thế kỷ. Nên tại đây tập trung một số lượng đồ sộ các di chỉ và di vật về nền văn hóa Chămpa. Cũng chưa có một vùng đất nào trên đất nước Việt nam lại có mật độ chùa chiền cao như Huế, số lượng chùa, niệm phật đường ở Huế lên đến gần 400 ngôi chùa , chiếm một phần ba số lượng chùa của cả nước với nét riêng của nó. Cũng chỉ ở Huế mới có hệ thồng vườn xưa, nhà cổ, điển hình cho mô hình cư trú của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ, cũng là nơi “sở hữu” một kho tàng khá đa dạng các chứng tích vật chất xác thực, phản ánh sinh động về lịch sử lâu đời và truyền thống cách mạng của nhân dân Việt nam. Thừa Thiên Huế còn có hơn 100 lễ hội dân gian, truyền thống và hiện tại đã được khôi phục và phát huy, bao gồm: lễ hội cung đình Huế; lễ hội văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề. Nhiều lễ hội khác cũng được tổ chức như lễ hội Đền Huyền Trân, ngày hội Văn hóa Thể thao đồng bào các dân tộc miền núi, lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển, lễ hội Thuận An biển gọi. Đặc biệt, quy mô và ấn tượng nhất là lễ hội Festival Huế được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống hai năm một lần vào các năm lẻ với một chuỗi những hoạt động văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc gắn kết với nhau. Huế là một thành phố có sự đa dạng về sắc màu văn hóa, ngoài người kinh sống tại vùng đồng bằng vùng ven và trung tâm thành phố, tại các vùng miền núi như Nam Đông, A lưới còn tập trung một lượng lớn một số dân tộc thiểu số như Tà Ôi (A Lưới), Cơ Tu (Nam Đông- A Lưới), Bru Vân Kiều, Pa Kôh (A Lưới) trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng) [9]. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 10 Với những thế mạnh sẵn có của Thừa Thiên Huế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đã kể trên, Thừa Thiên Huế chính là địa điểm thu hút lượng khách du lịch lớn cả trong và ngoài nước và đó chính là những tiền đề cơ bản để phát triển du lịch truyền thống kết hợp với loại hình du lịch thiện nguyện, du lịch nhân đạo. Ngoài việc tham gia tour du lịch tham quan, chiêm ngưỡng vẽ đẹp, đắm mình vào thiên nhiên của các địa điểm danh thắng, di tích hay các làng nghề theo kiểu du lịch truyền thống du khách còn được hòa nhập vào con người địa phương cùng sinh hoạt, cùng lao động với cộng đồng địa phương giúp đỡ họ về mặt tinh thần hay những món quà về vật chất, tham gia các hoạt động mang tính nhân đạo cao. 2.1.3 Con người Nhắc đến Huế người ta thường thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm,…Người ta còn bị cuốn hút bởi tính cách con ngươì xứ Huế. Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng nói đến say long người. Tất cả sựu lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các du khách đến Huế. Đến với Huế bạn sẽ cảm nhận được sự quan tâm, hỏi han giúp đỡ tận tình của người dân Huế và nó tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho vùng đất du lịch Huế. Nhân lực của ngành du lịch tại Huế: Để thu hút du khách, ngoài sản phẩm, kết nối lữ hành, nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch của ngành, có tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành du lịch địa phương. Nguồn nhân lực du lịch bao gồm nhiều bộ phận, vị trí công tác như: nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch; nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch; các nguồn nhân lực liên quan khác...Với tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch, những năm qua du lịch Thừa Thiên Huế được quan tâm đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng về lượt khách bình quân tăng khoảng 15%, doanh thu tăng 30%. Thời gian qua, có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, đào tạo lại, lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện nay số lao động ngành du lịch có khoảng hơn 33.900 người trong đó 9.700 lao động trực tiếp và 24.200 lao động gián tiếp [23]. Về chất lượng nguồn nhân lực đánh giá theo trình độ được đào tạo cho thấy, tỉ lệ lao động có chuyên môn về du lịch đang từng bước được cải thiện nhanh chóng, chiếm khoảng 42,5% lực lượng lao động, trong đó trình độ sơ cấp, trung cấp 47,3%, cao đẳng 19,8%, đào tạo ngắn hạn về du lịch là 45,3, trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyên môn du lịch và chỉ chiếm 3,11% trong tổng số lao động. Cũng theo thống kê thì hiện có khoảng 60% lực lượng lao động của ngành biết và sử dụng các ngoại ngữ khác nhau, trong đó 42% là biết sử dụng tiếng Anh, tiếp theo là tiếng Trung (5%), Pháp (4%) và tiếng khác (9%)[24]. Như đã đề cập qua ở trên, loại hình du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế đa phần là những tour kết hợp, sự kết hợp của SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 11 loại hình du lịch văn hóa với thiện nguyện, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng,… với công tác thiện nguyện, chính vì thế nên nguồn nhân lực trong ngành du lịch nói chung của Thừa Thiên Huế củng chính là nguồn nhân lực của loại hình du lịch thiện nguyện. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch vẫn chưa đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tương xứng để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Hầu hết các doanh nghiệp sau tuyển dụng phải đào tạo lại và đào tạo mới chiếm 50%, đặc biệt là marketing và buồng phòng. Dịch vụ lưu trú thu hút nhiều lao động nhất nhưng phần lớn lao động không được đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ thấp; chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường do thiếu kinh nghiệm thực tế, trình độ ngoại ngữ còn thiếu và yếu. Cơ cấu lao động chưa hợp lý, thiếu lao động có chuyên môn và tính chuyên nghiệp cao, lao động quản trị, giám sát viên có chuyên môn sâu theo từng yêu cầu của từng bộ phận dịch vụ để cung cấp cho các khu du lịch, các khách sạn cao cấp. Kỹ năng, phong cách làm việc của người lao động chưa chuyên nghiệp; Thậm chí trong nhiều trường hợp, họ đã được đào tạo và có đủ kiến thức để thực hiện tốt công việc nhưng họ vẫn không làm đúng như mô tả và yêu cầu của công việc. Hay nói cách khác, văn hóa dịch vụ còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ và thái độ người cung cấp dịch vụ còn khá cao. 2.2 Thực trạng du lịch thiện nguyện tại Thừa Thiên Huế 2.2.1 Cách thức xây dựng các chương trình du lịch thiện nguyện Du lịch thiện nguyện thực chất chính là việc vừa tham gia đi du lịch vừa kết hợp với các hoạt động làm từ thiện. Ngoài việc tham quan danh lam thắng cảnh thì điểm nhấn của một chương trình du lịch thiện nguyện đó chính là việc sinh hoạt, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn về gia đình, cơ thể, trí óc,…của cộng đồng điểm đến du lịch. Du khách sẽ thực hiện những công đoạn bất kì trong một chuỗi sinh hoạt bình thường của cộng đồng địa phương để qua đó có thể đồng cảm hơn và hiểu hơn trong cuộc sống. Đây là một chương trình du lịch kết hợp có tính khích lệ cao, giàu nghĩa cử nhân ái và mang lại tính nhân văn cao. Cách thức thiết kế một tour du lịch thiện nguyện: Chương trình du lịch thiện nguyện tham quan cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) Du khách tham gia sẽ được gặp gỡ và trao tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần vượt khó. Du lịch thiện nguyện cùng AsianaTravel Mate: “Chương trình tour một điểm đến Cầu ngói Thanh Toàn” Chương trình chi tiết (một ngày): 8.00: Tập trung tại nhà hàng Queen (29 Võ thị Sáu, thành phố Huế) 8.30: Khởi hành về cầu ngói Thanh Toàn 9.30: Tham quan chợ quê buổi sáng 9.45: Nghe hò giã gạo và các điệu hò truyền thống khác 10.00: Tham quan bảo tang nông cụ, kết hợp trao tặng xe đạp cho các em 10.30: Trải nghiệm nghề làm nón lá 11.00: Trải nghiệm cách làm rượu gạo SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 12 11.30: Thưởng thức các món bánhHuế (bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít, bánh ướt) 12.30: Tham quan chùa Linh Quang (chùa Sư Nữ) (Nguồn: http://www.asianatravelmate.com/) Theo như lịch trình tour du lịch thiện nguyện – Cầu ngói Thanh Toàn của công ty lữ hành AsianTravel Mate thì du khách tham gia sẽ có cơ hội tham quan cầu ngói Thanh Toàn và trải nghiệm cuộc sống ở nơi đây. Ngay trên đường đi, du khách có thể cảm nhận được quang cảnh nông thôn bình yên, gần gũi. Đến chợ, du khách sẽ được thưởng thức những hoạt động mua bán đậm nét truyền thống của vùng nông thôn, thưởng thức những món ăn ngon dân giã – hương vị của làng quê mộc mạc. Khu vực phía Bắc và Nam của cầu Ngói là trung tâm của chợ, nơi sẽ diễn ra các hoạt động chính như: hội thi chằm nón, gói bánh, nặn đất sét, các chương trình văn nghệ quần chúng như: hò giã gạo, vè đối đáp. Sau khi dạo chợ và nghỉ ngơi thật thoải mái, khách tham quan có thể ghé gian trưng bày nông cụ với nhiều hiện vật tái hiện không gian làng quê đặc trưng và những hình ảnh ước lệ nếp sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Tại đây, du khách có thể thử một lần làm nông dân đạp nước, tát nước trên đồng, xay lúa, giã gạo, sàng, sẩy, câu cá, cất vó,... để cảm thông với những nhọc nhằn vất vả của nhà nông. Một điểm nhấn của tour du lịch thiện nguyện này của công ty lữ hành AsianTravel Mate là du khách tham gia chương trình sẽ được gặp gỡ và trao tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần học tập vượt khó. Và với hoạt động mang ý nghĩa này đã làm cho chuyến đi của các du khách tham gia tour du lịch này càng thêm vui vẻ, thoải mái, làm nên điểm nhấn trong lòng mỗi du khách. Ngoài việc được đi du dịch đến một một vùng đất nông thôn là làng Thanh Toàn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ của cây cầu ngói, cùng hòa mình vào cuộc sống của bà con tại đây du khách còn tham gia vào một công việc thiện nguyện mang tính nhân văn sâu sắc. Ngoài việc tham quan, trải nghiệm các tài nguyên sẵn có của địa phương thì việc kết hợp các hoạt động từ thiện vào tour sẽ khiến cho du khách hào hứng hơn và mang lại những trải nghiệm mới mà các loại hình du lịch khác không đáp ứng. Vậy nên các tour du lịch kết hợp hoạt động từ thiên đã và đang là xu thế mới trong thời gian tới, góp phần hình thành nên một loại hình du lịch mới là du lịch thiện nguyện. 2.2.2 Nguồn khách du lịch thiện nguyện Theo thống kê, lượng khách du lịch các tháng đầu năm 2015 đều tăng trưởng cao hơn năm trước, cụ thể, tháng 01/2015, du lịch Thừa Thiên Huế đón và phục vụ gần 214 ngàn lượt, tăng hơn 0,2% so với cùng kỳ năm 2014, tổng doanh thu đạt gần 217 tỷ đồng, tăng 11%; tháng 2 đạt hơn 228 ngàn lượt, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2014, doanh thu đạt hơn 210 tỷ đồng; tháng 3/2015 ước đạt hơn 255 ngàn lượt, tăng 2,03% so với cùng kỳ năm 2014, doanh thu đạt 250,582 tỷ đồng, tăng 11,16%.[15] Như vậy, khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 3 tháng đầu năm ước tính đạt trên 693 ngàn lượt, tăng 6,72% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú đón được 429.569 lượt, SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 13 tăng 0,97%. Doanh thu du lịch 03 tháng ước đạt trên 677 tỷ đồng, tăng hơn 10,4%. Đây là một tín hiệu khả quan, chứng tỏ lượng khách cũng như doanh thu du lịch tại Thừa Thiên Huế đang có sự tăng trưởng khá và ổn định. Qua các số liệu vừa nêu trên ta có thể nhận thấy rằng lượng khách du lịch đến với Huế ngày càng gia tăng, trong đó lượng khách quốc tế được xem là đối tượng chú trọng. Do đó ngành du lịch Huế đặc biệt là loại hình du lịch thiện nguyện cần tiếp cận với nguồn khách hàng này là chủ yếu. Du lịch bụi, du lịch mạo hiểm củng là loại hình mà du khách quốc tế ưa chuộng, họ có xu hướng tìm đến cộng đồng, khám phá bản sắc văn hóa cộng đồng, tìm kiếm những cách đi du lịch có ý nghĩa để có thể đóng góp cho cộng đồng, tình nguyện để mang lợi ích đến cho môi trường. Những vị khách quốc tế khi đến với Huế phần đông có thu nhập khá ổn định, đến để đi du lịch tham quan một số bộ phận du khách quốc tế đến đây còn là vì công việc, hội nghị, hội thảo, họ có thể chỉ bỏ ra được một khoảng thời gian ngắn từ một đến hai ngày để có thể tham quan Huế, không chỉ đi du lịch đơn thuần mà du khách còn có cơ hội đóng góp cho cộng đồng một cách ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy du lịch thiện nguyện là loại hình du lịch hoàn toàn phù hợp đối với loại khách này. Ngoài ra, du lịch thiện nguyện là loại hình du lịch có kinh phí khá thấp, dịch vụ ăn ở, đi lại thường khá rẻ hơn so với các loại hình du lịch khác bởi vì thế nên du lịch thiện nguyện còn phù hợp với ngững vị khách có ngân sách du lịch thấp như học sinh, sinh viên, những bạn trẻ đam mê du lịch bụi, du lịch trẻ. 2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ( giao thông, lưu trú, ăn uống) 2.2.3.1 Hệ thống giao thông đến các địa điểm du lịch thiện nguyện Về đường bộ: Dọc theo các tuyến đường quốc lộ củng như các tuyến đường dọc theo đến các khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi được sự hỗ trợ của Trung ương cùng nỗ lực của địa phương, những năm gần đây hạ tầng về giao thông vận tải trong tỉnh có những bước tiến vượt bậc. Tuyến Quốc lộ 1A, nơi kết nối các đô thị Phong Điền, Hương Trà, Huế, Hương Thủy, Phú Lộc và nhiều khu đô thị khác đang được mở rộng với quy mô hiện đại. Nhiều tuyến đường được xây dựng mới, liên kết các đô thị động lực, đô thị vệ tinh với đô thị Huế, như đường Nguyễn Chí Thanh – Huế; đường Thủy Dương – Thuận An, La Sơn – Nam Đông, Bình Điền – A Lưới. Tỉnh cũng đã tập trung SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 14 nguồn lực chỉnh trang đô thị và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, xây lại mới hệ thống cầu qua sông An Cựu, cầu Dã Viên, cầu Đông Ba, Hữu Trạch... Một số trục đường chính trong thành phố, như Nguyễn Huệ, Đống Đa, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ, Hùng Vương, cùng nhiều tuyến đường đến các điểm di tích, các trung tâm kinh tế, thương mại... được nâng cấp. Hệ thống đường nội thị tại các đô thị động lực, đô thị vệ tinh cũng không ngừng được đầu tư xây dựng. Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa. Một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt đã hoàn thành, như hệ thống đường và cầu vượt phá Tam Giang, đường Phong Điền – Điền Lộc; Thủy Phù – Vinh Thanh, nhiều tuyến đường qua các miền núi, vùng biển, đầm phá khác đã và đang được xây dựng, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn. Về cảng biển: Tiếp tục phát triển Khu cảng Chân Mây thành cảng tổng hợp của tỉnh, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có bến chuyên dùng phục vụ công nghiệp đóng sửa tàu biển, bến phục vụ khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu khách đến 100.000 GT và lớn hơn. Đến năm 2030, tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trưởng về nhu cầu vận tải. Đối với đường sắt: Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc- Nam; đồng thời, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc- Nam qua địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, hoàn thành nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tư một số tuyến đường sắt trên địa bàn; phát triển đường sắt cự li ngắn về khu Chân Mây-Lăng Cô; đường sắt không đi qua TP Huế. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Tiếp tục phát triển Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, có các đường bay quốc tế tới khu vực ASEAN, Đông Dương, Đông Bắc Á. Đến năm 2030, Duy trì phát triển cảng hàng không- Sân bay Quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm; công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm. SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 15 Tuyến đường thuỷ nội địa: Đầu tư đưa vào cấp kỹ thuật tuyến vận tải thủy chính phá Tam Giang-đầm Cầu Hai, tuyến sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III. Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa kết hợp với du lịch sinh thái. Đến năm 2030, hoàn thiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến Phá Tam Giang đến Đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tư cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn.[10] Nhìn chung hệ thống giao thông phục vụ cho hoạt động du lịch được đầu tư cải tạo, xây dựng khá đa dạng (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) và khá toàn diện cả về hệ thống giao thông thành phố, nông thôn lẫn miền núi. Hiện nay hệ thống đường thành thị lẫn đường làng nông thôn được sự hỗ trợ đều được mở rộng và xây mới làm cho giao thông đi lại khá thuận tiện và dễ dàng, điều này đã góp phần tạo điều kiện cho hoạt động của du lịch thiện nguyện phát triển. 2.2.3.2 Lưu trú ăn uống Theo niên giám thống kê năm 2014 tỉnh Thừa Thiên Huế, trên địa bàn tỉnh có 526 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 9.925 phòng, 16.880 giường, trong đó có 205 khách sạn, 7.343 phòng, 13.206 giường; khách sạn từ 1-5 sao hiện có 122 cơ sở, 5.198 phòng, 9.350 giường, trong đó khách sạn từ 3 – 5 sao có 27 cơ sở với 2.918 phòng, 5.087 giường. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện đã có 22 đơn vị được công nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn theo quy chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có 12 đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống [24]. Nhằm chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch luôn tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, niêm yết công khai giá dịch vụ, tổ chức đào tạo và đào tạo lại trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, Hiệp hội Khách sạn cũng đã vận động các khách sạn chuẩn bị về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, tập trung giữ bình ổn giá, niêm yết công khai giá. Ngoài ra, nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và môi trường du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 16 chuyên môn liên quan tăng cường các biện pháp, giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đảm bảo môi trường du lịch trong sạch, lành mạnh, không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá tùy tiện, công khai đường dây nóng ở một số địa điểm công cộng tập trung nhiều khách du lịch… để kịp thời xử lý các hoạt động và bảo vệ, trợ giúp du khách khi có yêu cầu. Như ta đã biết du lịch thiện nguyện thường là một chuyến du lịch kết hợp với công tác thiện nguyện và những tour tuyến đa phần được xây dựng thiết kế theo kiểu tour đi trong một ngày, vì thế du khách sau chuyến du lịch thiện nguyện sẽ trở về lại nơi xuất phát để lưu trú, và thường mỗi khi đến Huế du khách thường tập trung đăng kí phòng tại trung tâm thành phố để thuận tiện cho hoạt động vui chơi, giải trí hay mua sắm của mình. Chính vì vây, cơ sở lưu trú trong thành phố chính là nơi phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ cho du khách phục vụ cho đa số tất cả các loại hình du lịch, kể cả du lịch thiện nguyện. Và với lượng số cơ sở lưu trú ngày càng gia tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng của Thừa Thiên Huế sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu của du khách đồng thời sẽ là căn bản tạo điều kiện cho du lịch thiện nguyện phát triển tại Huế. 2.2.4 Một số mô hình du lịch thiện nguyện tiêu biểu tại Thừa Thiên Huế. Mô hình du lịch thiện nguyện với Phật giáo Huế: Huế được biết đến như một vùng đất Phật, không chỉ bởi lịch sử lâu đời, hay đơn thuần là hệ thống Phật tích mà còn bởi những giá trị cao đẹp về mặt tinh thần đang hiện hữu một cách sống động trong đời sống cư dân theo đạo Phật nơi đây. Chính bởi vì thế mà mô hình du lịch thiện nguyện cùng phật giáo khá phát triển tại Huế. Du lịch thiện nguyện – khám phá văn hóa, nghỉ dưỡng: Thừa Thiên Huế sở hữu hơn 900 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt với quần thể kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Cũng chỉ riêng Huế mới có hệ thống vườn xưa, nhà cổ, điển hình cho mô hình cư trú của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Hơn thế, Thừa Thiên Huế còn có nhiều lễ hội đặc sắc đã được khôi phục và phát huy, như lễ hội cung đình Huế; lễ hội văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội làng xã, nghề nghiệp... Ngoài ra, vùng đầm phá, các vịnh biển cũng như các khu sinh thái là những địa điểm hấp dẫn du khách quốc tế và nội địa. Đó SVTH: Nguyễn Thị Ánh Nguyêt - Lịch sử K36 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan