Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Bai thu hoach thuc te tai lang cac dan toc van hoa copy...

Tài liệu Bai thu hoach thuc te tai lang cac dan toc van hoa copy

.DOC
11
3280
120

Mô tả:

Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa MỤC LỤC Contents MỤC LỤC..............................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................2 PHẦN NÔÔI DUNG................................................................................................3 1. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tại thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội.......................................................................................................3 2. Khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh nằm trên hai xã Minh Quang và Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội:.......................................................................................7 3. Bài học kinh nghiệm:.....................................................................................7 4. Một số kiến nghị:...........................................................................................9 a. Đối với các điểm tham quan đã xuống cấp:..............................................9 b. Đối với công tác thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch:................................9 PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................10 MỤC LỤC............................................................................................................11 0 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa PHẦN MỞ ĐẦU Thực hiện kế hoạch học tập, Lớp trung cấp lý luận hành chính K53 Mỹ Hào được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, Thường trực Huyện ủy Mỹ Hào, Lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng Chính trị Mỹ Hào và các thầy cô giáo trưởng, phó khoa, các cô giáo chủ nhiệm lớp đã tổ chức đi nghiên cứu học tập thực tế tại “Làng văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam” tại thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội trong thời gian 01 ngày 15/4/2016. Mục đích của đợt nghiên cứu học tập thực tế tại “Làng văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam” là giúp các học viên có điều kiê Ôn tiếp xúc về thực tế để tham quan và tăng sự hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và cảm nhận nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc bằng trải nghiệm thực tế. Bởi lẽ, đây là nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam; Mă Ôt khác, chuyến đi thực tế này rất có ý nghĩa nhằm tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh đất nước ta hiê Ôn nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang lợi dụng sự rối ren, lợi dụng những điểm yếu, mă Ôt chưa được của ta như vụ cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng, nợ công, các dự án treo bỏ hoang, bằng cấp, thất nghiê Ôp, biến tướng văn hoá lễ hô Ôi, các vấn đề về thực phẩm bẩn, rác thải tại biển, biển đảo.....để kích đô Ông nhân dân tham gia biểu tình và làm lan toả thông tin xấu trên cô Ông đồng mạng face book làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta. Để chuẩn bị cho chuyến đi thực tế, ban cán sự lớp đã làm tốt công tác tổ chức và chuẩn bị hâ Ôu cần. Kinh phí phục vụ chuyến đi được các học viên đóng góp cùng với sự hỗ trợ mô Ôt phần về đồ uống và thức ăn của mô Ôt số thành viên trong lớp. Ban cán sự lớp đã phân công công viê Ôc cụ thể cho từng thành viên ban cán sự để chuẩn bị điều kiê Ôn cần thiết cho chuyến đi bao gồm: liên hê Ô nhà xe phục vụ tốt nhất với hình thức trọn gói theo yêu cầu của lớp và chuẩn bị chương trình công tác trước, trong và sau chuyến tham quan thực tế. Thành phần đoàn đi tham quan thực tế gồm: Cô Phạm Thị Thanh Nhàn là giáo viên chủ nhiê Ôm lớp làm trưởng đoàn cùng sự có mă Ôt của 81/88 học viên của lớp Trung cấp lý luận hành chính K53 Mỹ Hào. Còn 07 học viên vì điều kiê Ôn công tác đô Ôt xuất hoặc do con nhỏ dưới 6 tháng tuổi không tham gia chuyến đi, đã được nhà trường cho phép miễn tham gia thực tế và thực hiê Ôn viết bài thu hoạch tại địa phương. 1 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa PHẦN NÔÔI DUNG 1. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam tại thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội Khoảng 6h10p, lớp trung cấp lý luận hành chính K53 Mỹ Hào xuất phát từ Trung tâm chính trị huyện Mỹ Hào băng qua Quốc lộ 5A theo hướng Quốc lộ 5A- Đại lộ Thăng Long. Đến khoảng 7 h00p, đoàn tham quan dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng tại Gia Lâm, Hà Nội và 7 h30p tiếp tục từ Gia Lâm đi Sơn Tây, Hà Nội tới “Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam”. Trong quá trình đi, ngoài việc đoàn tạo được không khí văn nghệ sôi nổi trên xe và được hướng dẫn viên du lịch của Công ty du lịch Sao Mai giới thiệu về lộ trình và quảng bá điểm “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam” để các thành viên trong lớp hiểu và nắm bắt khái quát điểm cần đến của chuyến tham thực tế: “Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam” được xây dựng trên tổng diện tích 1.544ha. Bao gồm 7 khu chức năng là khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí hiện đại, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, khu dịch vụ du lịch tổng hợp và khu quản lý điều hành văn phòng. Với diện tích 198,61ha, khu các làng dân tộc có địa hình gồm đồi, núi, thung lũng, hồ nước đan xen, mô hình bản làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nhằm tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa 4 cụm làng trên khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, khu các làng dân tộc đã được đưa vào hoạt động phục vụ du khách, 6 khu còn lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Do điều kiện, đoàn công tác được đi tham quan thực tế tại một số điểm của cụm các làng dân tộc II. Khoảng 8h50p, đoàn bắt đầu đặt chân xuống điểm “Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam”. Tại đây, hàng loạt các cổng chào được dựng lên để chào mừng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4” được diễn ra bắt đầu từ ngày 15/4/2016 đến hết ngày 19/4/2016 với rất nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Đến đây, đoàn được hòa mình với không khí tích cực, khẩn trương của Ban tổ chức lễ hội để chuẩn bị cho các hoạt động chào mừng “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4”. Về cơ bản, công tác chuẩn bị không gian cho các hoạt động đã được hoàn thành như: lắp đặt, trang trí không gian chung, bày trí, 2 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa không gian diễn ra Giải vô địch Đẩy gậy toàn quốc lần thứ X; Không gian giới thiệu ẩm thực và sản vật dân tộc các vùng miền; sân khấu đêm khai mạc... nhằm đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra theo đúng kế hoạch. Điểm tham quan đầu tiên, đoàn đến quần thể chùa Khmer và được chiêm ngưỡng những ngôi nhà ở truyền thống của người Khmer Nam Bộ, cùng ngôi chùa vừa mới khánh thành vào ngày 23/11/2013 phủ màu vàng lộng lẫy tọa lạc bên hồ nước Đồng Mô. Đây là chùa Khmer đầu tiên hiện diện trên đất Hà Nội và là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông thứ 454 của cả nước, được xem như một điểm sáng về phục dựng những công trình kiến trúc mang nét đặc sắc. Chùa được khởi công vào ngày 16-1-2010 trên khu đất rộng 0,8ha, xây dựng theo nguyên mẫu chùa Kh’leang ở đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể chùa gồm chính điện, am thờ, tháp góc, nhà thiêu, vườn tháp, nhà ghe ngo, nhà thuyền, chùa nhỏ, nhà sa la, cột cờ và ao sen. Mỗi công trình nằm ở cao độ khác nhau và liên kết với nhau bởi những dãy hành lang lát đá hòa nhập với cảnh quan xung quanh, bên ngoài bao bọc bởi hệ thống đường dạo len lỏi giữa vườn cây. Chiêm ngưỡng ngôi chùa, đoàn dễ dàng nhận thấy mọi tinh hoa kiến trúc tiêu biểu đặc trưng nhất của các ngôi chùa Khmer từ Nam Bộ đã tụ hội về đây, như: mái các công trình lợp ngói vẩy cá, các ngọn tháp, tượng nhỏ, họa tiết trang trí hoa lá, các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Vào trong Chánh điện tháp Chăm, đoàn được hướng dẫn viên người bản địa diễn trình về triết lý Phật giáo, mang theo những câu chuyện về quá trình tu hành khổ hạnh thành chính quả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Tại vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavattsu), ngày nay thuộc nước Nepal, vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, hoàng hậu là Ma Da (Mahamaya) là vợ đức vua Tịnh Phạn (Suddodana) sinh hạ đứa con đầu lòng đặt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha), nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình.” Năm hoàng tử 16 tuổi đã thành hôn với công chúa nước láng giềng là Da Du Đà La và sinh hạ được một người con là La Hầu La (Rahula), nghĩa là “sự ràng buộc.” Hoàng 3 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa tử Tất Đạt Đa thấy cuộc sống nhung lụa vô nghĩa và cuối cùng đã quyết định bỏ trốn đi trong đêm sau khi nhìn vợ con lần cuối, rồi phóng đi trên con ngựa Kiền Trắc với sự giúp đỡ của người thầy thân tín Sắc Na. Sau cuộc hành trình đầy gian khổ tìm kiếm chân lý cuộc đời của Tất Đạt Đa. Ông đã ngồi dưới cội Bồ đề trong rừng Urvela và giác ngộ cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định. Ngay sau khi chứng đắc quả vị Phật, ông bắt đầu sứ mệnh tiền định của mình là truyền rộng Phật Pháp, cứu độ chúng sinh. Thích Ca Mâu Ni đã giảng bài Pháp đầu tiên cho những người đồng tu trước đây của ông, năm nhà tu hành ở Benares. Dần dần, số lượng các đồ đệ của ông ngày một tăng lên nhanh chóng. Trong rất nhiều lời truyền giảng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại những lời tiên tri về thời mạt kiếp về sự đản sinh của một vị Phật tương lai, 2500 năm sau khi Ngài tạ thế, ứng với thời đại ngày hôm nay của chúng ta. Kinh Phật ghi lại “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên.” Tiếp theo, đoàn đi chiêm ngưỡng quần thể Tháp Chăm được xây dựng theo nguyên mẫu của tháp PoKlongGarai Ninh Thuận theo tỷ lệ 1:1, bao gồm: Tháp chính Kalan cao hơn 20m, tháp cổng Gopura cao hơn 8m và tháp hỏa Kosaghra cao hơn 9m. Tháp trung tâm được xây bằng gạch, có bốn mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông, có cửa ra vào, ba mặt còn lại ở 3 hướng và có 3 cửa giả. Tháp có 3 tầng được cấu trúc như nhau, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao 4 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa hình mũi giáo. Trên mặt tường các trụ ốp được tạo với những đường gờ nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc được tạo những phiến đá điểm cách điệu. Ngoài ra, một số thành viên trong đoàn cũng kịp đi tham quan khu vực nhà mồ của dân tộc Gia Rai, nhà phục hồi nguyên trạng của dân tộc Chứt và nhà Rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của một số dân tộc. Sau đó, đoàn được thưởng thức ẩm thực và mua các sản vật tại điểm tham quan như: Bánh kẹo, dầu dừa, cá khô, cá lóc, bánh khọt, bánh xèo, đỗ đỏ cùng các sản vật quà lưu niệm khác. Nghỉ ngơi và ăn trưa với các món ăn bản sứ rất ngon như: xôi nương, gà đồi quay, giò đà điểu, cá rán,….tại nhà hàng Lâm Ký, 119 Quang Trung, Sơn Tây, Hà Nội lúc 11h20p, đoàn được Ban cán sự lớp tổ chức buổi sinh hoạt giao lưu văn nghệ với không khí vui tươi, thư giãn và cháy hết mình của các thành viên trong đoàn. Đây là cơ hội cho các thành viên trong đoàn giao lưu, gắn kết và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của nhau để hoàn thành công việc tốt nhất và hoàn thành chương trình học theo đúng tiến độ. Đoàn cũng chụp ảnh làm kỷ niệm chuyến tham quan thực tế lớp Trung cấp lý luận hành chính K53 Mỹ Hào tại nhà hàng Lâm Ký. 5 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa 2. Khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh nằm trên hai xã Minh Quang và Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội: Buổi chiều, đoàn tham khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đây là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được công nhận ngày 21/2/2008. Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ) thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh vị thần đứng đầu trong bốn vị thần "bất tử" của Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử) và hai người em thúc bá là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công). Thắp hương và dâng lễ tại đền thờ Tản Viên Sơn Thánh xong, đoàn tham quan lại cùng thưởng thức các sản vật ẩm thực đặc sắc như: Bánh tẻ, đỗ đỏ, chuối,…và sản vật quà lưu niệm như: vòng đeo tay, cây kiểng,… Trên đường trở về, đoàn đến điểm mua sắm sữa tươi Ba Vì được tự do nghỉ ngơi và mua sắm sữa tươi cùng các sản vật khác. Các thành viên trong đoàn đều rạng ngời niềm vui và ai lấy đều mang sản vật địa phương nơi đây về làm quà cho gia đình, người thân. Dù giao thông đi lại khá đông và một xe của đoàn bị tắc đường một lúc do lúc đoàn về đúng tầm hết giờ làm việc của các cơ quan, trường học và cận ngày nghỉ cuối tuần nhưng đoàn đã về an toàn tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Mỹ Hào lúc 17h15p với không khí vui tươi, thoải mái của các thành viên trong đoàn. 3. Bài học kinh nghiệm: Điểm chung của du lịch Việt Nam là mỗi nơi đều có cảnh quan đẹp. Trong đó, các vật thể và phi vật thể tại điểm tham quan lại mang một câu truyện vô cùng ly kỳ và hấp dẫn được truyền miệng từ đời này sang đời khác nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương và thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Song, khác với điểm tham quan “Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam” tại Đồng Mô- Sơn Tây- Hà Nội được dựng phỏng theo mô hình tập trung tại một quần thể nhằm giới thiệu, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và cảm nhận nét văn hoá đặc trưng 6 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa của từng dân tộc thì du lịch Hưng Yên lại chủ yếu là các công trình kiến trúc đậm giá trị lịch sử và chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình, đậm nét thôn quê với các món ngon đặc sản nổi tiếng. Qua lần đi tham quan thực tế tại “Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam” đã cho chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm về du lịch của tỉnh ta là cần khơi dậy tiềm năng du lịch Hưng Yên và phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút khách du lịch nhiều hơn, nâng cao nguồn thu nhâ Ôp từ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng dịch vụ du lịch vào GDP của tỉnh. Bởi lẽ, tỉnh ta có hơn 1.210 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 159 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 103 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng hàng ngàn tài liê Ôu và hiê Ôn vâ Ôt, cổ vâ Ôt có giá trị. Tiêu biểu là các cụm di tích danh thắng Phố Hiến (TP. Hưng Yên), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (huyê Ôn Yên Mỹ), Phù Ủng – thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão (huyê Ôn Ân Thi), Tống Trân – Cúc Hoa (huyê Ôn Phù Cừ), Đa Hòa – Dạ Trạch (huyê Ôn Khoái Châu), đình Đại Đồng và chùa Nôm (huyện Văn Lâm)…Bên cạnh đó, Hưng Yên còn là vùng đất có rất nhiều đă Ôc sản nổi tiếng như: nhãn lồng, hạt sen, chè hạt sen long nhãn, bún thang thế kỷ, ếch om phượng tường, tương bần, cam đường canh, bánh rănh bừa, bánh cuốn… Ngoài ra, nơi đây còn có các làng nghề truyền thống như: làng đúc đồng Đại Đồng, làng chạm bạc Phù Ủng, làng nghề mây tre đan, dê Ôt thảm, thêu ren; các loại hình văn hóa, nghê Ô thuâ Ôt đă Ôc sắc như: hát trống quân, hát chèo, hát Ca trù…Hiê Ôn nay, Hưng Yên đang tâ Ôp trung phát triển mô Ôt số loại hình du lịch như: du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch lễ hô Ôi dân gian truyền thống, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh (với tour du lịch sông Hồng: Phố Hiến – Đa Hòa Dạ Trạch – Làng gốm Bát Tràng). Muốn làm được điều đó thì toàn tỉnh phải đưa ra mô Ôt số giải pháp phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới như: Mở rô Ông thị trường du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, kết hợp liên doanh, liên kết với các doanh nghiê Ôp, các tỉnh, thành phố nhằm kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch; Tâ Ôp trung đầu tư các khu di tích đang thu hút khách du lịch; Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn du khách; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt đô Ông du lịch trên địa bàn tỉnh; Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực hiê Ôn có, đă Ôc biê Ôt là đô Ôi ngũ cán bô Ô, nhân viên khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch; Lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, hướng tới việc xây dựng những sản phẩm du lịch có thương hiệu. 7 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa 4. Một số kiến nghị: a. Đốối với các điểm tham quan đã xuốống cấốp: Cần tâ Ôp trung đầu tư tu bổ các di tích lịch sử đã xuống cấp để thể hiện lại đúng nguyên mẫu hiện vật nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để thu hút khách trong và ngoài nước. b. Đốối với cống tác thúc đẩy phát tri ển kinh tếố du l ịch: Cần quảng bá hình ảnh và kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch trong cả nước; Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn du khách; Tăng cường công tác quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa các ngành về các hoạt đô Ông du lịch trên địa bàn tỉnh; Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực hiê Ôn có, đă Ôc biê Ôt là đô Ôi ngũ cán bô Ô, nhân viên khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch; Lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, hướng tới việc xây dựng những sản phẩm du lịch có thương hiệu. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, nâng cao bản sắc văn hóa địa phương. Kêu gọi hỗ trợ của các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước đầu tư, khai thác và phát triển ngành kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh. 8 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa PHẦN KẾT LUẬN Du lịch và phát triển kinh tế du lịch là vấn đề không chỉ của riêng địa phương nào. Nó đang là vấn đề đòi hỏi chính quyền các cấp quan tâm, đầu tư về nhân lực, tài chính và có chính sách phù hợp để giữ gìn và khơi dậy nền văn hóa du lịch địa phương. Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch được hiệu quả, trước hết các cấp chính quyền cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tác dụng và tác động lớn lao của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân đối với sự phát triển những ngành kinh tế có thế mạnh, đặc biệt là kinh tế du lịch là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa du lịch địa phương. Có làm được việc đó thì mới đồng bộ sức mạnh của toàn dân để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà tỉnh đặt ra. Trên đây là báo cáo kết quả chuyến đi thực tế “Làng văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam” tại thôn Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, Thường trực Huyện ủy Mỹ Hào, Lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng Chính trị Mỹ Hào và các thầy cô giáo trưởng, phó khoa, các cô giáo chủ nhiệm lớp đã quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn em hoàn thành tốt chương trình chuyến đi thực tế đạt kết quả tốt./. Mỹ Hào, ngày 19 tháng 4 năm 2016 NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO 9 Bài thu hoạch thực tế tại "Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam"- Hoàng Thị Nhị- UBND xã Nhân Hòa MỤC LỤC 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan