Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử củ...

Tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ. Liên hệ nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.

.PDF
37
1219
145

Mô tả:

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ. Liên hệ nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ. Liên hệ nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ. Liên hệ nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. GVHD: Th.S. LẠI QUANG NGỌC NHÓM TIỂU QUỶ: MSSV 1. PHAN HUỲNH BÁCH ................ 13011311 2. HÀ LÊ NHÂN .............................. 13056931 3. NGUYỄN GIA NINH .................. 13048491 4. NGUYỄN VIẾT MINH ............... 13048751 5. BÙI HOÀNG PHI PHỤNG ......... 12112081 6. PHẠM MINH SANG ................... 13040601 7. DƢƠNG THANH SANG............. 13094101 8. LÊ VĂN SĨ ................................... 13031191 9. NGUYỄN QUANG THÀNH ....... 13043681 TP. Hồ Chí Minh, tháng 1/2014 10. NGUYỄN VĂN THU .................. 13061181 Lời Cảm Ơn Để hoàn thiện bài tiểu luận này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, giảng viên bộ môn cùng sự cố gắng đóng góp của tất cả các thành viên trong nhóm. Trước hết, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em học tập và nghiên cứu. Thứ hai, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa lý luận chính trị Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tạo điều kiện để chúng em được học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thứ ba, nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên Lại Quang Ngọc - Giảng viên bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Khoa lý luận chính trị, với sự giúp đỡ tận tình của cô trong việc giải đáp và hướng dẫn cách thức làm bài để chúng em đã hoàn thiện được bài tiểu luận này. Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các thành viên của nhóm đã nỗ lực, cố gắng hết mình trong công việc tìm tài liệu, đóng góp ý kiến, suy nghĩ cá nhân để hoàn thành bài tiểu luận này - bài tiểu luận bằng chính công sức của tất cả các thành viên trong nhóm. Bài tiểu luận của nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót mong cô và các bạn nhiệt tình đóng góp ý kiến để bài tiểu luận hoàn thiện hơn nữa. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm Tiểu Quỷ MỤC LỤC DANH MỤC TRANG I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 2 3. Giới hạn của đề tài .................................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 2 II. NỘI DUNG ......................................................................................................... 2 1. Quan điểm của Marx-Lenin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .......... 2 1.1 Khái niệm giai cấp công nhân ............................................................................ 2 1.1.1 Khái niệm về giai cấp ........................................................................ 2 1.1.2 Sự ra đời của giai cấp công nhân ...................................................... 4 1.1.3 Đặc trƣng cơ bản của giai cấp công nhân ......................................... 5 1.1.4 Khái niệm giai cấp công nhân ........................................................... 5 1.2 Nội dung cơ bản của quan điểm ......................................................................... 6 1.3 Vai trò của giai cấp công nhân .......................................................................... 9 1.4 Những điều kiện khách quan đã tạo nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .................................................................................................................. 10 1.4.1. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa ...................................................................................................... 10 1.4.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân ................... 14 1.4.3. Vai trò lãnh đạo của Đảng ..................................................................... 15 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay ..................... 12 2.1 Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân hiện nay ................................ 18 2.1.1. Sự ra đời................................................................................................. 18 2.1.2. Sự phát triển ........................................................................................... 20 2.1.2.1. Các tổ chức công hội sơ khai ở Việt Nam trƣớc 1925 ............... 20 2.1.2.2. Thành lập Công hội đỏ Bắc kỳ - tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam .................................................................................... 21 2.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam .......................................... 23 2.3 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam .................................................... 27 2.4 Những thành tựu và hạn chế của giai câp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................................. 28 2.4.1. Những thành tựu .................................................................................... 28 2.4.2. Những hạn chế ....................................................................................... 29 2.5 Phương hường phát triển nhằm củng cố và phát triển giai cấp công nhân hiện nay..................................................................................................................... 30 III. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 31 IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 32 I PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lịch sử đấu tranh giai cấp đã xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và giàu mạnh qua các thời kỳ để chứng tỏ giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho các tầng lớp bị áp bức khác trong xã hội. Trƣớc sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều ngƣời đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bọn cơ hội và các thế lực chống đối có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất là trong bối cảnh lịch sử mới đang đƣợc đặt ra một cách bức thiết trên cả phƣơng diện lý luận lẫn thực tế. Là những thiên tài sáng tạo vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và lao động quốc tế, Karl Marx, Friedrich Engels, V.I. Lenin luôn hƣớng mọi hoạt động nghiên cứu khoa học của mình vào việc xây dựng hệ thống lý luận sâu sắc về đời sống xã hội với 3 bộ phận cơ bản, là triết học marxits, kinh tế - chính trị học marxits và chủ nghĩa xã hội khoa học. Học thuyết mới mang tên Karlr Marx ra đời đã kịp thời giải đáp những câu hỏi lớn mà thời đại đặt ra nhƣng chƣa đƣợc giải đáp. Từ kết quả nghiên cứu chung về lịch sử xã hội, các ông đã vận dụng vào khảo cứu xã hội tƣ bản để đi đến kết luận về sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tƣ bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời, gắn với việc luận giải sâu sắc vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là ngƣời đào mồ chôn chủ nghĩa tƣ bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở mỗi quốc gia, dân tộc và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp công nhân, nhân dân lao động đƣợc giải phóng, vƣơn lên làm chủ vận mệnh của mình. Ngày nay, đứng trƣớc tình hình phát triển mới của đất nƣớc và thế giới, nhân loại bƣớc vào thiên niên kỉ mới, nhiều ý kiến đặt ra cho việc xây dựng và phát triển giai cấp công nhân. Đảng ta khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Vì thế, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử và của nhiều thế hệ công nhân, học sinh. Do vậy, đề tài “Quan điểm Mác – 1 I PHẦN MỞ ĐẦU Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ. Liên hệ nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là một đề tài hay mang tính thời đại cần đƣợc chúng ta nghiên cứu và vận dụng thực tiễn nhiều hơn nữa. 2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài: 2.1. Mục đích Bài tiểu luận đƣợc nghiên cứu với mong muốn góp phần làm sáng tỏ nhận thức và tầm hiểu biết của sinh viên về lý luận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của chủ nghĩa Marx – Lenin, phân tích và nghiên cứu hệ thống các quan điểm đó đồng thời liên hệ thực tế tình hình và hƣớng phát triển của của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. 2.2. Nhiệm vụ: Đề đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn đề:  Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân  Khái niệm giai cấp công nhân  Đặc điểm giai cấp công nhân  Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân  Các phong trào giai cấp công nhân Theo đó, cần làm sang tỏ những vấn đề trên theo quan điểm Marx – Lenin và liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam. 3. Giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về giai cấp công nhân dƣới chế độ tƣ bản chủ nghĩa và sứ mệnh lịch sử của họ và giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phƣơng pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phƣơng pháp luận sử học, phƣơng pháp lịch sử, logic, phƣơng pháp phân tích tổng hợp… 2 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân 1. QUAN ĐIỂM MARX-LENIN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CÙA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1.1. Khái niệm giai cấp công nhân 1.1.1. Khái niệm giai cấp: Nhiều nhà triết học, xã hội, của các giai cấp bóc lột đã không đƣa ra đƣợc chuẩn mực khoa học để phân biệt sự khác nhau về giai cấp. Họ cho rằng sự khác nhau về giai cấp là do về chủng tộc, về màu da, về “tài năng cá nhân”, về “địa vị và uy tín xã hội”, về “sở thích cá nhân giống nhau”. Một số ngƣời theo “thuyết tự nhiên”cho rằng “giai cấp là những tập đoàn ngƣời khác nhau về chủng tộc và tâm lý”… Nhƣng, chủ nghĩa duy vật đã chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. Trong tác phầm “Sáng kiến vĩ đại”, Lê-nin đã đƣa ra định nghĩa về giai cấp nhƣ sau: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan điểm của họ (thông thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” [2]. Trong định nghĩa này, bản chất giai cấp thể hiện ở sự khác nhau giữa các tập đoàn ngƣời về địa vị trong một phƣơng thức sản xuất xã hội nhất định. Do sự khác nhau đó mà tập đoàn này có thể chiếm đƣợc lao động của tập đoàn khác. Sự khác nhau về địa vị giai cấp trong phƣơng thức sản xuất là do:  Thứ nhất, sự khác nhau về sở hữu tƣ liệu sản xuất. Đây là nhân tố cơ bản quy định sự khác nhau về địa vị giữa các tập đoàn ngƣời trong hệ thống sản xuất xã hội.  Thứ hai, sự khác nhau giữa các tập đoàn ngƣời về vai trò trong tổ chức, quản lý quá trình sản xuất.  Thứ ba, khác nhau về quan hệ phân phối của cả xã hội. 3 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân Thông qua những đặc trƣng về giai cấp nói trên, Lê-nin đã chỉ ra sự phân chia xã hội thành giai cấp xuyên thấm vào toàn bộ đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị,tinh thần dẫn đến sự đối lập giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Do đó xã hội có giai cấp không thể có chính trị, hệ tƣ tƣởng, đạo đức… chung cho cả xã hội 1.1.2. Sự ra đời của giai cấp công nhân Trong xã hội nguyên thủy, trình độ lực lƣợng sản xuất thấp kém. Ngƣời ta không thể tồn tại đƣợc, nếu không dựa vào nhau, không lao động chung với nhau. Năng suất lao động lúc đó quá thấp, xã hội chƣa có sản phẩm dƣ thừa tƣơng đối, do đó, chƣa có khả năng khách quan để ngƣời này chiếm đoạt lao động lao động của ngƣời khác. Trong tình hình ấy, giai cấp chƣa thể xuất hiện. Sản xuất xã hội dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lại lao động trong xã hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, sản xuất thủ công cũng dần dần trở thành một ngành tƣơng đối độc lập với nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. Với lực lƣợng sản xuất mới, chế độ làm chung, ăn chung nguyên thủy không còn thích hợp nữa, sản xuất gia đình cá thể trở thành hình thức sản xuất có hiệu quả hơn. Tƣ liệu sản xuất và sản phẩm làm ra trở thành tài sản riêng của từng gia đình. Sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất xuất hiện và dần dần thay thế sở hữu cộng đồng nguyên thủy. Chế độ tƣ hữu ra đời dẫn tới sự bất bình đẳng về tài sản trong nội bộ công xã. Xã hội phân hóa thành những giai cấp khác nhau, giai cấp bóc lột thống trị và giai cấp bị bóc lột, bị thống trị. Nhƣ vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế, là kết quả tất nhiên của chế độ kinh tế dựa trên sự chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đƣờng: Thứ nhất, sự phân hóa bên trong nội bộ công xã thành kẻ bóc lột và ngƣời bị bóc lột. Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh với các bộ lạc khác không bị giết nhƣ trƣớc nhƣ trƣớc mà bị biến thành nô lệ. Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loải ngƣời là chế độ chiếm hữu nô lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến. Chế độ tƣ bản chủ nghĩa là bƣớc phát triển cuối cùng và cao nhất của xã hội có giai cấp mà Karl Marx và Friedrich Engels đã chỉ rõ giai cấp công 4 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân nhân là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp trong chế độ này: “Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại” [3] 1.1.3. Đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là những tập đoàn ngƣời lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sàn xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hóa cao. Đây là một đặc trƣng cơ bản phân biệt ngƣời công nhân hiện đại với những ngƣời thợ thủ công thời trung cổ, với những ngƣời thợ trong công trƣờng thủ công… vì họ sử dụng tất cả các công cụ sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm của họ mang tính chất cá nhân và công cụ sản xuất của họ còn thô sơ. Con giai cấp công nhân, họ sử dụng công cụ sản xuất hiện đại, mỗi trong họ là một mắt khâu của công việc sản xuất và sản phẩm của họ mang tính chất xã hội. Thứ hai, về địa vị và giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa: Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tƣ bản chủ nghĩa, ngƣời công nhân không có tƣ liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tƣ bản để kiếm sống. Đây là đặc trƣng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tƣ sản và trở thành lực lƣợng đối kháng với giai cấp tƣ sản. 1.1.4. Khái niệm giai cấp công nhân Giai cấp công nhân có một quá trình phát triển từ những ngƣời thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những ngƣời thợ trong công trƣờng thủ công và cuối cùngđến những ngƣời công nhân trong công nghiệp hiện đại. Trong xã hội tƣ bản, nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, máy móc ngày càng nhiều, sản xuất ngày càng có năng suất cao,làm cho những ngƣời thợ thủ công bị phá sản, những ngƣời nông dân mất việc làm buộc phải gia nhập vào hàng ngũ công nhân. “Những người công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hang hóa, tức là một món hàng đem đi bán như bất cứ món hang nào khác; vì thế, họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau” [4, tr.605] Karl Marx và Friedrich Engels đã chỉ ra nhƣ thế trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. 5 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân Trong tác phẩm Những nguyên lí của chủ nghĩa công sản, Friedrich Engels đã đƣa ra đinh nghĩa: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỉ XIX” [4, tr.456] Phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc Nga Xô viết, V. I. Lenin đã hoàn thiện thêm khái niệm giai cấp công nhân và làm rõ hơn vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx – Lenin về giai cấp công nhân, nghiên cứu những biến đổi của gai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay, có thể nhận định: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định. Hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra cua cải vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư iệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng cúa bản thân họ” [5] 1.2. Nội dung cơ bản của quan điểm Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho một giai cấp để nó thực hiện bƣớc chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn 6 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế, xã hội của giai cấp công nhân, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu một cách khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ tƣ bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, không có ngƣời bóc lột ngƣời trên cơ sở công hữu về tƣ liệu sản xuất, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công. Tháng 1 năm 1848, Karl Marx hoàn thành bản thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, đây là văn kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển cao tƣ tƣởng chính trị của Karl Marx và Friedrich Engels, là văn kiện lý luận chính trị quan trọng nhất của Đảng cộng sản vào giữa thế kỷ XIX, do đó những nội dung tƣ tƣởng chính trị đƣợc thể hiện rõ nét trong tác phẩm này. Trong đó, một số nội dung chính nhƣ: chính trị, quyền lực chính trị, đấu tranh chính trị; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đảng chính trị, vấn đề nhà nƣớc và nhà nƣớc của giai cấp vô sản,... Trong những nội dung trên, có thể thấy việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một bƣớc tiến quan trọng trong lý luận chính trị và là một luận thuyết quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học, bởi vì, lúc bấy giờ các trào lƣu tƣ tƣởng chính trị khác không nhìn thấy vai trò của giai cấp công nhân, cũng nhƣ không nhận thấy ở họ một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào, thì lần đầu tiên, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã luận chứng một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tuyên bố đây là lực lƣợng đào mồ chôn giai cấp tƣ sản, xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chỉ rõ một số luận điểm trong sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:  Một là, chỉ ra nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, gồm ba điểm sau: Thứ nhất, “Giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản” [7]; Thứ hai: “Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu” và “làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội” [7]; Thứ ba: “Giai cấp vô sản không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức khỏi tình trạng phân chia giai 7 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân cấp và đấu tranh giai cấp” [8]. Hay nói các khác, nội dung tổng quát của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xóa bỏ chế độ tƣ bản chủ nghỉa, xóa bỏ chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột. Chính Karl Mar và Engels cũng từng khẳng định rằng: “Những người vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xoá bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy, xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước đến nay”[7] trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản  Hai là, chỉ ra con đƣờng để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó là bạo lực cách  Ba là, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác đƣa ra luận điểm mang mạng. tính lý luận cao để luận giải những điểm quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, gồm: 1. Về địa vị, giai cấp công nhân là những ngƣời công nhân làm thuê hiện đại [không có tƣ liệu sản xuất và phải bán sức lao động để sống] và chiếm số đông trong xã hội; 2. Về điều kiện sinh hoạt, vì là những ngƣời bị bóc lột, bị áp bức, do đó điều kiện sinh hoạt của giai cấp công nhân hết sức thấp kém; 3. Về bản chất giai cấp, đây là giai cấp tiên tiến, đại biểu cho xu hƣớng tiến lên của đại công nghiệp, họ là những ngƣời có tính kỷ luật, có tri thức nhất định, có ý thức chính trị , cho nên “trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng” [7] Chứng minh cho luận điểm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có sự so sánh giữa giai cấp công nhân và các giai cấp khác, ví dụ nhƣ: với tiểu công nghiệp, tiểu thƣơng, thợ thủ công và nông dân, “…tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng…”. Tuy nhiên, do địa vị xã hội nên “…họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại…” [7] Hoặc với tầng lớp vô sản lƣu manh, họ “…có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động…” [7] 8 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân Trong khi đó, những ngƣời vô sản chẳng có gì để mất, ngoài xiềng xích áp bức bóc lột của giai cấp tƣ sản, do vậy, họ có tinh thần cách mạng triệt để nhất, vì nếu họ mất, chỉ mất cái xiềng xích, còn nếu đƣợc, họ đƣợc cả thế gian.  Bốn là, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản khẳng định rằng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân tất yếu sẽ hoàn thành và điều kiện để nó hoàn thành sứ mệnh đó là có Đảng lãnh đạo. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi nói về “Sự tiến bộ của công nghiệp…đem sự đoàn kết cách mạng của công nhân do liên hợp lại mà có, thay cho sự chia rẽ của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên. Như vậy, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp…Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu” [7] 1.3. Vai trò của giai cấp công nhân Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi nói về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, Friedrich Engels đã chỉ rõ: “…phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạc ra một lực lượng bi buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy, nếu không thì sẽ bị diệt vong” [9, tr.388-389] và “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại” [9, tr.393] Karl Marx và Friedrich Engels đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sửa của giai cấp công nhân, chỉ ra con đƣờng và những biện pháp cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành đƣợc sứ ệnh lịch sử của mình. Theo hai ông, việc thực hiện sứ mệnh giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bƣớc.  Bƣớc thứ nhất: “…giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị” [4, tr.626] và “Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước” [9, tr.389]  Bƣớc thứ hai: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước…” [7] tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang một bản chất mới, khác với các hệ thống chính trị của các xã hội trƣớc đây; mang bản chất giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội và do đội tiên phong của nó là Đảng lãnh đạo. 9 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân Hai bƣớc này liên hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp công nhân không thực hiện đƣợc bƣớc thứ nhất thì cũng không thực hiện đƣợc bƣớc thứ hai nhƣng bƣớc thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Giai cấp công nhân thực hiện mục tiêu lịch sử của nó không chỉ nhằm giải phóng cho giai cấp mình mà còn giải phóng toàn xã hội, thực hiện lợi ích và quyền lực của nhân dân lao động, đảm bảo cho nhân dân là ngƣời chủ thực sự của xã hội và toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về nhân dân. Để hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất định phải tập hợp đƣợc các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh họ để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị và văn hóa, tƣ tƣởng. “Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư” [7] 1.4. Những điều kiện khách quan đã tạo nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.4.1. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, lực lƣợng sản xuất là yếu tố động nhất,luôn luôn vận động và phát triển. Trong lực lƣợng sản xuất ở bất cứ xã hội nào, ngƣời lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nên sản xuất đó, là “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại” [10]. Và với “Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ” [7] thì “tổ chức công nghiệp theo lối phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thỏa mãn những nhu cầu luôn luôn tăng theo sự mở mang những thị 10 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân trường mới. Công trường thủ công thay đổi tổ chức cũ ấy. Tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng thay cho thợ cả phường hội; Sự phân công lao động giữa các phường hội khác nhau đã nhường chỗ cho sự phân công lao động bên trong từng xưởng thợ” [7] do đó “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” [4, tr.610] Cũng trong thời kì này, sự đấu tranh giai cấp đã ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của lực lƣợng sàn xuất. Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Friedrich Engels đã đề cập đến các phát minh làm thay đổi lịch sử giai cấp; phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình cảnh của ngƣời lao động Anh là máy Jenny của anh thợ dệt James Hargreaves ở Stanhill [1764], tiền thân thô sơ của máy mule sau này “có từ mười sáu đến mười tám cọc suốt do một công nhân điều khiển” [11] làm cho số sợi nhiều quá sức làm số thơ dệt hiện có. Sự phát triển công nghiệp sau đó không hề dừng lại khi “Một vài nhà tư bản bắt đầu đặt những máy Jenny vào những tòa nhà lớn và dùng sức nước cho máy chạy, như vậy họ có thể rút bớt số công nhân và bán sợi với giá rẻ hơn những người kéo sợi cá thể còn phải quay máy bằng tay. Người ta luôn luôn tìm cách cải tiến cấu tạo của máy Jenny, đến nỗi nó lúc nào cũng có thể trở thành cổ lỗ, cần phải cải tiến hoặc thay mới” [11] và chúng ngày càng đƣợc phát triển với các phát minh ra đời sau đó: máy hơi nƣớc – phát minh về máy móc quan trọng nhất thế kỉ XVIII, máy mule, máy chải và máy sợi thô… “…Nhờ có những phát minh về sau mỗi năm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy móc đã thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công nghiệp Anh… Kết quả là: một mặt những hàng hóa công xưởng giảm giá nhanh chóng, thương nghiệp và công nghiệp phồn thịnh, hầu hết các thị trường nước ngoài không có quan thuế bảo hộ bị chiếm đoạt, tư bản và tài sản quốc dân tăng lên nhanh chóng; mặt khác, giai cấp vô sản tăng lên còn nhanh hơn nhiều về số lượng, giai cấp công nhân mất mọi tài sản, mất mọi niềm tin vào công ăn việc làm…” Một trong những nhân tố kích thích các nhà tƣ bản dùng máy móc là khuynh hƣớng muốn phá vỡ sự chống đối của công nhân, buộc họ phải phục tùng nhịp độ bắt buộc của nền sản xuất công xƣởng bởi Karl Marx đã từng nhận xét: “Kể từ 1825, sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các chủ xí nghiệp và công nhân” [12]. Sự chống đối của giai cấp công nhân 11 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân ngăn chặn chủ tƣ bản tăng lợi nhuận bằng con đƣờng kéo dài ngày lao động, buộc họ phải chú ý sử dụng kỹ thuật hoàn thiện hơn để rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhờ kết quả của việc nâng cao năng suất lao động. Với điều kiện làm việc nhƣ vậy, “…giai cấp công nhân hiện đại… chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản” [4, tr.605] và họ buộc phải không ngừng học tập vƣơn lên, do vậy đội ngũ công nhân đƣợc “tri thức hóa” ngày càng gia tăng. Trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân “không những là nô lệ của giai cấp tư sản, của nhà nước tư sản, mà hàng ngày, hàng giờ, còn là nô lệ của máy móc, của người đốc công và trước hết là của chính nhà tư sản chủ công xưởng” [7] mà họ hoàn toàn không có hoặc có rất ít tƣ liệu sản xuất, là ngƣời lao động làm thuê, “vì thế họ phải chịu hết mọi sự may rủi cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ khác nhau” [4,tr.605] Karl Marx và Friedrich Engels cũng đã chỉ ra rằng: “Lao động thủ công càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực chừng nào, nghĩa là công nghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao động của đàn ông càng được thay thế của đàn bà và trẻ em. Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tính không còn có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân. Tất cả đều là công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi theo lứa tuổi và giới tính” [7] Nếu đã từng đọc qua tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ta sẽ thấy đƣợc hình ảnh chân thực về sự bóc lột của giai cấp tƣ sản trong thời kì này: Trẻ 5-15 tuổi không đƣợc đi học. Con gái và con trai từ 10-12 tuổi đã phải quai búa, đến khi nào có thể làm ra 1000 cái đinh mỗi ngày, chúng mới đƣợc coi là thợ thật sự. Làm 1200 chiếc đinh thì đƣợc 5 3/4 penny. Cần 12 nhát búa để làm ra 1 cái đinh, và vì cái búa nặng 1 1/4 pound, nên công nhân phải nhấc lên 18000 pound mới kiếm nổi chút tiền lƣơng khốn nạn ấy. Hại cho sức khỏe nhất là công việc của lace-runner, rút chỉ từ những tấm đăng-ten; đó phần lớn là các bé bẩy tuổi, thậm chí 4-5 tuổi. Ủy viên Grainger còn thấy một đứa bé hai tuổi làm việc ấy, việc đó đặc biệt hại mắt, nhất là khi thƣờng phải làm liên tục 14-16 giờ… Tại London, những cô thợ may cũng bị bóc lột tàn khốc nhƣ thế, “còng lưng xuống làm việc, may suốt từ 4-5 giờ sáng tới tận nửa đêm; chỉ vài năm là sức khỏe của họ bị phá hoại hoàn toàn, tuổi còn trẻ mà đã sắp lìa đời, ngay cả những nhu cầu bức thiết nhất 12 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân cũng không được thỏa mãn; trong khi đó thì ở dưới đường phố, những cỗ xe lộng lẫy của bọn đại tư bản chạy vun vút, và có lẽ gần đâu đấy, một tên công tử bột khốn nạn nào đó đã thua bạc, với số tiền mà các cô thợ ấy có làm cả năm cũng không kiếm được” [11], Friedrich Engels cũng chỉ ra: “Về các mặt khác, giai cấp tư sản cũng giả bộ từ bi, nhưng chỉ khi tư lợi của họ đòi hỏi…Suốt 5 năm nay, giai cấp tư sản vẫn ra sức chứng minh với công nhân rằng: họ muốn xóa bỏ các đạo luật ngũ cốc, chỉ vì lợi ích của giai cấp vô sản…Nhưng công nhân không mắc lừa giai cấp tư sản nữa, nhất là sau cuộc khởi nghĩa năm 1842. Họ yêu cầu: bất kì ai nói là mình quan tâm đến hạnh phúc của công nhân, hãy chứng minh thành ý ấy bằng cách ủng hộ Hiến chương Nhân dân; vậy là công nhân phản đối mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài, vì trong Hiến chương, họ chỉ đòi có đủ quyền lực để tự giúp mình. Nếu ai không làm thế thì công nhân có đủ lí do để tuyên chiến với người ấy, dù đó là kẻ thù công khai hay là người bạn giả dối” [11] Nhƣ vậy, trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tƣ sản. Giai cấp tƣ sản muốn duy trì chế độ tƣ hữu tƣ nhân tƣ bãn chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất, duy trì chế độ áp bức bóc lột của nhân dân lao động. Ngƣợc lại, sứ mệnh cơ bản của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tƣ hữu tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dung chính quyền đó để xây dựng xã hội mới, tiến tới một xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột. Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Hơn nữa, với điều kiện, quy mô làm việc và điều kiện sống của giai cấp công nhân, họ có khả năng dễ dàng đoàn kết chặt chẽ với nhau, với cả các tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội mà các giai cấp nông dân, thợ thủ công không thể làm đƣợc. Trí thức, nông dân... sẽ là lực lƣợng tham gia vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không thể là lực lƣợng lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì trí thức, nông dân không đại biểu một phƣơng thức sản xuất riêng trong lịch sử; không có một hệ tƣ tƣởng riêng. Vả lại, trong chủ nghĩa tƣ bản, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tƣ sản, do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là cách mạng của giai cấp công nhân lãnh đạo để lật đổ giai cấp tƣ sản để giải 13 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân phóng giai cấp công nhân đồng thời giải phóng cho cả nông dân, trí thức và nhân dân bị áp bức bóc lột... Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ nửa sau thế kỷ XX, giai cấp công nhân hiện đại đã có một số sự thay đổi nhất định, chủ nghĩa tƣ bản cố gắng tìm cách “thích nghi” và bằng mọi biện pháp xoa dịu mâu thuẫn cơ bản vốn có trong nó, nhƣ: chia một phần nhỏ lợi ích cho giai cấp công nhân thông qua cổ phần hoá ở các doanh nghiệp; một bộ phận công nhân đã “trung lƣu hoá”... nhƣng bản chất bóc lột của giai cấp tƣ sản không hề thay đổi. Do vậy, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản không thể khắc phục đƣợc nếu không thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo. 1.4.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Địa vị kinh tế - xã hội đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị xã hội mà những giai cấp khác không thể có đƣợc, đó là những đặc điểm cơ bản sau:  Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng do yêu cầu khách quan của việc không ngừng đổi mới công nghệ, giai cấp công nhân ngày càng đƣợc bổ sung thêm những công nhân có trình độ chuyên môn và học vấn ngày càng cao; môi trƣờng lao động công nghiệp với kỹ thuật ngày càng hiện đại đã mở mang trí tuệ cho giai cấp công nhân; cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ đã cung cấp những tri thức chính trị xã hội cần thiết để trở thành một giai cấp tiên tiến. Do đó, họ là giai cấp có phƣơng thức sản xuất tiên tiến, đƣợc trang bị lý luận khoa học cách mạng vững vàng, luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng.  Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay bởi: Trong cuộc cách mạng tƣ sản, đại diện là Cách mạng Pháp 1789, giai cấp tƣ sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời đấu tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành đƣợc chính quyền thỉ họ quay trở lại bóc lột giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với giai cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản và cuộc cách mạng này vẫn duy trì chế độ tƣ hữu, không có ý định thủ tiêu chế độ bóc lột. Khác với giai cấp tƣ sản, giai cấp công nhân bị giai cấp tƣ sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tƣ sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể 14 II PHẦN NỘI DUNG: 1. Quan điểm Marx-Lenin về sứ mệnh của giai cấp công nhân đƣợc giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Chính vì thế mà Karl Marx và Friedrich Engels đã chỉ ra rằng: “Trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng” [7]  Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao do đƣợc tôi luyện trong môi trƣờng lao động công nghiệp ngày càng hiện đại và trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến trƣớc đây cũng nhƣ chống giai cấp tƣ sản ngày nay. Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì không thể giành thắng lợi đƣợc trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản và xây dung chế độ xã hội mới  Thứ tƣ, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế vì chủ nghĩa Marx-Lenin cho rằng, giai cấp tƣ sản là một lực lƣợng quốc tế, do địa vị kinh tế- xã hội của họ trên toàn thế giới giống nhau, họ có khả năng đoàn kết để thực hiện đƣợc mục tiêu chung: xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lenin chỉ rõ: “…không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì thắng lợi của cách mạng vô sản là không thể có được” [13, tr.43], “Tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn thắng nó, cân phải có sự liên minh quốc tế” [14, tr.48] 1.4.3. Vai trò của Đảng Cộng sản Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp này quy định, nhƣng để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân. Trong những nhân tố chủ quan đó thì việc thành lập đảng cộng sản, một đảng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức là nhân tố giữ vai trò quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình. Cuộc đấu tranh của giai công nhân chống giai cấp tƣ sản trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác. Trong quá trình đó, mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lƣợng, quy mô cuộc đấu tranh có thể đƣợc mở rộng nhƣng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi đƣờng. Yếu tố có ý nghĩa quyết định sự chuyển biến về chất là sự thâm nhập của chủ nghĩa Marx vào phong trào công nhân. Sự thâm nhập đó dẫn đến sự hình thành chính Đảng của giai cấp công nhân. Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản với vai trò là ngƣời tiếp tục sự nghiệp kết hợp chủ nghĩa 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan