Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào từ năm...

Tài liệu Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào từ năm 1991 đến năm 2011

.PDF
183
480
145

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ ÁNH QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Hà Nội - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ ÁNH QU¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mà SỐ: 62 22 03 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Hà Mỹ Hương 2. PGS.TS. Thái Văn Long Hà Nội - 2016 Bản đồ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Đỗ Thị Ánh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được 8 1.2. Những vấn đề nghiên cứu chưa được giải quyết và cần tập trung làm rõ 23 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO SAU CHIẾN TRANH LẠNH 25 2.1. Nhân tố trong nước 25 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3: THỰC TIỄN BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 61 3.1. Đường lối bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 61 3.2. Thực tiễn 20 năm bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (1991 - 2011) 76 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 103 4.1. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công cuộc bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 103 4.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào KẾT LUẬN 136 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1. ACD Asia Cooperation Dialogue Diễn đàn đối thoại hợp tác châu Á 2. ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á 3. APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 4. AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 5. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN 6. ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á 7. ASEM Asia - Europe Meeting 8. CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương 9. CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 10. CNTB Chủ nghĩa tư bản 11. CNXH Chủ nghĩa xã hội 12. CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 13. EU 14. ĐLDT FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Nông nghiệp và 15. 16. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 17. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 18. GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng 19. ICAO The International Civil Aviation Organization Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế 20. IMF International Moneytary Quỹ Tiền tệ Quốc tệ European Union Diễn đàn Hợp tác Á - Âu Liên minh Châu Âu Độc lập dân tộc lương thực Liên hợp quốc 2 STT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Fund 21. LHQ 22. NDCM The United Nations Liên hợp quốc Nhân dân cách mạng 23. UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization 24. UNICEF United Nations Children's Fund Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Cơ quan phòng chống ma túy 25. UNODC United Nations Office on Drugs and Crime 26. WB World Bank Ngân hàng thế giới 27. WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới 28. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 29. XHCN Xã hội chủ nghĩa 30. QPTD Quốc phòng toàn dân 31. Nxb Nhà xuất bản Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc và tội phạm Liên hợp quốc TÊN CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (Đơn vị: %) Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế trong tổng GDP và GDP trên đầu người ở Lào (2000-2008) (Đơn vị: %) Bảng 3.3: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chủ yếu của CHDCND Lào giai đoạn 1995-1999 (Đơn vị: %) Bảng 3.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của CHDCND Lào giai đoạn 2005-2009 (Đơn vị: USD) Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (1995-2005) Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (2005-2011) TÊN BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005-2013 (Đơn vị: Triệu USD) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước hết, có thể khẳng định, mỗi quốc gia - dân tộc trên thế giới dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều có quyền lựa chọn cho mình một mục tiêu, một con đường phát triển. Song sự lựa chọn đó có thể đúng, phù hợp, có thể chưa đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều này trước hết phụ thuộc vào trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, thế giới quan của giai cấp, nhà nước cầm quyền. Trong thế kỷ XX, nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã giành được độc lập, dẫn đến sự ra đời của các nước đang phát triển, trong đó có Lào. Củng cố độc lập dân tộc, lựa chọn con đường phát triển phù hợp với quốc gia dân tộc mình là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, sống còn đối với các nước đang phát triển nói chung và Lào nói riêng. Độc lập dân tộc (ĐLDT) bao hàm hai nội dung cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau: quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế đều là những chủ thể bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình. Còn nếu như sự lựa chọn con đường phát triển đúng đắn thì việc bảo vệ và củng cố nền ĐLDT sẽ được thực hiện một cách tốt nhất. Trong bối cảnh quốc tế mới sau Chiến tranh lạnh, với những xu thế phát triển mới của các mối quan hệ quốc tế, của bối cảnh thế giới và khu vực, đã xuất hiện nhận thức, quan niệm và cách tiếp cận mới về ĐLDT và đấu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển. Trước hết, có thể khẳng định, mối quan hệ giữa ĐLDT và củng cố sức mạnh an ninh quốc gia, giữa ĐLDT 2 và hội nhập quốc tế, giữa ĐLDT và các giá trị tự do, dân chủ là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, ĐLDT là nền tảng cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại, kinh tế - xã hội phát triển bền vững là cơ sở cho việc bảo vệ nền ĐLDT trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đối với Lào, giống như các nước đang phát triển khác, ĐLDT là mục tiêu cao cả, giá trị tinh thần quý giá nhất của người Lào, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân các bộ tộc Lào - một dân tộc có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, đã từng chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược. Chính quá trình lịch sử đó đã hun đúc nên ở nhân dân Lào ý chí đấu tranh bất khuất để bảo vệ và củng cố ĐLDT. Trong các nước Đông Nam Á, CHDCND Lào là quốc gia duy nhất không có biển, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa (tiếp giáp với 5 nước láng giềng: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia và Myanma) với diện tích là 236.800 km2, dân số hơn 6,8 triệu người (với 49 dân tộc anh em). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Đảng NDCM Lào, quân và dân Lào đã đồng tâm hiệp lực làm nên chiến thắng, tô đậm thêm những trang sử hào hùng của nhân dân Lào. Ngay sau khi giành được độc lập, Lào tuyên bố đi theo con đường XHCN, nhưng trong điều kiện nền kinh tế đi lên từ một điểm xuất phát thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề cộng với sự bao vây cấm vận từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước, nên công cuộc tái thiết đất nước vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, trong những năm cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Trung Đông Âu sụp đổ. Sự kiện chấn động thế giới này đã khiến các nước đi theo con đường XHCN như Lào, Việt Nam, v.v. mất đi chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần và vật chất. Để chèo lái con thuyền cách mạng Lào vượt qua muôn vàn khó khăn, Đảng NDCM 3 Lào một mặt vẫn kiên định con đường XHCN; mặt khác, đã điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, ra sức nâng cao nội lực để đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trở thành một hiện thực khách quan, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v.. Đối với Lào, đây là một thời cơ thuận lợi để tranh thủ vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho nền ĐLDT và chủ quyền quốc gia của Lào đứng trước những thách thức mới, những nguy cơ tiềm tàng và đa dạng, nảy sinh từ những nhân tố bên ngoài cũng như từ chính quá trình phát triển của đất nước. Nền tảng của ĐLDT bị thách thức gay gắt trên cả hai phương diện: quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề trong nước và quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Vấn đề bức thiết đặt ra cho Lào là làm sao giải quyết hài hòa hai nhiệm vụ chiến lược dài lâu là bảo vệ chính thể XHCN, ĐLDT, chủ quyền, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế thành công. Để hội nhập quốc tế hiệu quả, Lào phải củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển kinh tế, từng bước khắc phục những yếu kém, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ của Lào so với khu vực và thế giới. Đảng và Nhà nước Lào đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy lý luận: từ quan điểm tăng cường đoàn kết toàn dân, tăng cường đoàn kết nội bộ lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế trước hết là đoàn kết với các nước XHCN anh em; sang quan điểm mở rộng quan hệ và hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ sự nghiệp đổi mới. Tại Đại hội V (năm 1991), Đảng NDCM Lào đã khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và phát huy chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng các tiền đề để từng bước tiến lên CNXH. Phát huy dân 4 chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đề cao vai trò của các cơ quan tổ chức công chúng và cơ quan tổ chức xã hội, xây dựng bộ máy nhà nước trở thành của nhân dân, do dân và vì dân, theo Hiến pháp và pháp luật, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Không ngừng, củng cố việc bảo vệ an ninh quốc phòng toàn dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ chế độ mới vững chắc, đảm bảo ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội. Tiếp tục mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước và các cơ quan tổ chức quốc tế. Tất cả là xây dựng nước Lào có hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất và bền vững, góp phần vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ về xã hội trong thế giới” [24, tr.24]. Tuy nhiên, từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã và đang có những biến động phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều thách thức rất mới và rất khác đối với công cuộc xây dựng đất nước của CHDCND Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố nền ĐLDT của Lào trong bối cảnh quốc tế mới sau Chiến tranh lạnh; từ đó rút ra những bài học cả về mặt lý luận và thực tiễn là một việc làm hữu ích với Lào. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1991 đến năm 2011” để viết luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến ĐLDT của CHDCND Lào sau chiến tranh lạnh, luận án tập trung làm rõ thực tiễn bảo vệ, củng cố nền ĐLDT của Lào từ năm 1991 đến năm 2011, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, từ đó rút ra một số kinh nghiệm. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích rõ những nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến công cuộc bảo vệ ĐLDT của CHDCND Lào sau Chiến tranh lạnh. 5 - Phân tích làm rõ thực tiễn bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào trong hai thập niên (kể từ năm 1991, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đến năm 2011, là năm diễn ra Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào). - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công cuộc bảo vệ ĐLDT ở CHDCND Lào giai đoạn 1991-2011 và rút ra một số kinh nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào. Các vấn đề được tiếp cận nghiên cứu là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào cũng như thực tiễn triển khai thực hiện đường lối, chính sách đó của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở (trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ và củng cố ĐLDT của Lào năm 1991 đến năm 2011. Sở dĩ tác giả chọn giai đoạn này có hai lý do: Thứ nhất, năm 1991 là năm Liên bang Xô viết giải thể, năm chấm dứt trật tự hai cực Ianta và cuộc Chiến tranh lạnh. Đối với các nước lựa chọn con đường XHCN như Lào, Việt Nam, Trung Quốc, v.v. thì sự kiện Liên Xô giải thể và CNXH hiện thực ở Liên Xô và Trung Đông Âu sụp đổ là thách thức lớn đối với ĐLDT của các quốc gia này. Song, sự chấm dứt Chiến tranh lạnh cũng mở ra cơ hội thuận lợi để Lào mở cửa hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới. Thứ hai, năm 2011 là năm diễn ra Đại hội IX của Đảng NDCM Lào. Đây là đại hội tạo bước đột phá trong tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, tạo cơ sở vững chắc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020 và tiếp tục tiến lên theo con đường XHCN. - Về mặt nội dung: Nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố ĐLDT thông qua các chính sách phát triển cũng như quá trình triển khai thực hiện của Lào 6 trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội giai đoạn 1991-2011. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận mácxít. Trong quá trình nghiên cứu và xử lý tài liệu tham khảo, luận án quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quốc gia - dân tộc, về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc; về hoà bình và cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau; tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Cayxỏn Phômvihản; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về ĐLDT, bảo vệ và củng cố ĐLDT. Ngoài ra, còn vận dụng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT và CNXH. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, v.v. cũng được sử dụng như là những phương pháp hỗ trợ cần thiết cho hai phương pháp chủ yếu nêu trên. 5. Những đóng góp của luận án - Luận án trình bày, phân tích một cách hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, hướng vào nội dung xây dựng, bảo vệ nền ĐLDT của đất nước Lào; từ đó làm rõ một thời kỳ lịch sử quan trọng của Lào (19912011), góp phần làm phong phú thêm quá trình củng cố và bảo vệ nền ĐLDT trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. - Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế của Nhà nước Lào trong việc bảo vệ, củng cố nền ĐLDT trong giai đoạn 1991-2011, luận án chỉ ra một số tác động của các chính sách đó đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, củng cố ĐLDT, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Lào hiện nay. - Qua phân tích thực tiễn công cuộc củng cố, bảo vệ ĐLDT của CHDCND Lào giai đoạn 1991-2011, luận án đã rút ra một số vấn đề và bài học kinh nghiệm đối với bảo vệ, củng cố ĐLDT ở Lào trong những giai đoạn tiếp theo. 7 - Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang phát triển nói chung, CHDCND Lào nói riêng trong bối cảnh thế giới mới sau Chiến tranh lạnh; quan điểm của Đảng NDCM Lào đối với bảo vệ, củng cố ĐLDT trong giai đoạn 1991-2011; thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm đối với bảo vệ ĐLDT của CHDCND Lào trong những chặng đường tiếp theo. - Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn học lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, lịch sử thế giới cận hiện đại. Đồng thời, cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu về quan hệ quốc tế ở các viện nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan hoạt động thực tiễn có liên quan. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương 8 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHDCND Lào được ví như chiếc cầu nối liền các nước trong khu vực Đông Nam Á trên đất liền. Lào có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, con người sống hiền hòa với thiên nhiên, v.v.. Đặc biệt, cho dù CNXH hiện thực ở Liên Xô và ở các nước Trung Đông Âu sụp đổ, nhưng Lào là một trong số ít các nước XHCN còn lại vẫn giữ được chế độ XHCN cũng như sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và nền ĐLDT. Đó là những lý do khiến Lào được các học giả trên thế giới, trong khu vực tìm hiểu, dành thời gian nghiên cứu. 1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đà ĐẠT ĐƯỢC 1.1.1. Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu lịch sử phát triển và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào * Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam Cuốn “Lịch sử Lào” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 1998, dài 623 trang là một công trình có giá trị to lớn đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Lào. Ngoài lời nói đầu, lời kết, cuốn sách gồm 4 phần: Phần thứ nhất: Từ những di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thành các mường cổ đại trên đất Lào; Phần thứ hai: Vương quốc Lào - Lạn Xạng thời xây dựng và bảo vệ đất nước; Phần thứ ba: Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Phần thứ tư: Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, thắng lợi vĩ đại năm 1975. Vì thời gian nghiên cứu của cuốn sách đến năm 1998, nên nó chỉ có ý nghĩa rút ra bài học cũng như tham khảo tư liệu về thời gian trước năm 1998. Cuốn sách “Lịch sử Lào hiện đại tập II” của hai tác giả Nguyễn Hùng Phi - TS. Buasi Chasơnsúc, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006. Cuốn sách dài 274 trang, gồm 4 phần: Phần I: Tình hình Đông Dương và Lào sau 9 Hiệp định Giơnevơ 1954; Phần II: Đế quốc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở Lào; Phần III: Nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975); Phần IV: Một số thành quả chính trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển nước CHDCND Lào cuối thế kỷ XX (1976-2000). Cuốn sách có giá trị to lớn đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử đất nước Lào qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và hơn 20 năm sau khi giải phóng đất nước. Cuốn sách “Lào đất nước - con người” của Hoài Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách dài 906 trang, được tập hợp từ thực tế điều tra ở các bản làng của các dân tộc, bộ tộc Lào; kết hợp với tư liệu báo cáo của các địa phương, tài liệu nghiên cứu khoa học của Lào. Qua cuốn sách, người đọc có thể hiểu hơn về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân các bộ tộc Lào. Ngoài ra, đề cập đến chủ đề này còn có các bài viết được đăng tải trên các tạp chí, khái quát những thành tựu đã đạt được trong 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Lào (1975-2005) của các tác giả như: Trần Công Hàm - Nguyễn Hào Hùng: “Ba mươi năm nước CHDCND Lào: Những thành tựu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6-2005; Trương Duy Hòa: “Một số thành tựu cơ bản trong 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế ở CHDCND Lào (1975-2005), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6-2006; Lê Thanh Hải: “Quá trình trưởng thành của mặt trận Lào xây dựng đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6-2011, v.v.. * Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Lào Cuốn sách “Lào, con người, xã hội và văn hóa” được thực hiện theo dự án nghiên cứu về văn hóa thế giới do Đại học Yale khởi xướng và đặt dưới sự bảo trợ của Fichier liên quan đến các mối quan hệ nhân văn, xuất bản lần đầu năm 1960 (được tái bản lần thứ ba năm 1967) tại Thái Lan. Đây là công trình 10 mô tả về cấu trúc xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị của nước Lào, lấy cảm hứng phần lớn từ những tài liệu do người Pháp đương thời viết ra, cung cấp bức chân dung về một xã hội truyền thống và sự biến đổi của nó dưới chế độ thuộc địa Pháp trước lúc “Chiến tranh đặc biệt” (1965-1967) của Mỹ xảy ra trên chiến trường Đông Dương. Từ năm 1961 trở đi là thời kỳ bùng nổ thực sự những nghiên cứu của người Mỹ về Lào. Những lực lượng nghiên cứu về Lào được huy động rộng rãi từ các trường đại học, viện nghiên cứu, chính trị gia, quan sát viên có mặt tại Lào (các nhà báo, các nhà hoạt động chống chiến tranh, các nhân viên chính phủ). Có thể nêu tên một số công trình tiêu biểu như: “Cuộc xung đột ở Lào: Các chính sách trung lập” của nhà báo Arthur J.Dommen; “Chiến lược cộng sản ở Lào” của A.M.Halpern và H.B.Fredman đã phân tích vai trò Hà Nội (Việt Nam) và vai trò của Liên Xô, Trung Quốc đối với khu vực Đông Dương; “Lào: Cuộc cách mạng khu vực theo chu kỳ” của Annes Jonas và George Tanham; tuyển tập các bài nghiên cứu “Nước Lào: Chiến tranh và cách mạng”, Nxb New York, năm 1968. Các công trình này đã đưa ra những quan điểm đầy tranh cãi về tình hình Lào nhưng đây là tư liệu tốt cho tác giả thực hiện luận án. Cuốn “Laos and the victorious struggle of the Lao people against U.S Neo - Colonialism” của Phoumi vongvichit (Lào và sự đấu tranh sôi nổi của nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ), Nxb Neo Lao haksat publications, năm 1969. Cuốn sách gồm có 5 nội dung: 1. Nhận định chung về sự gieo trồng của chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước này và những cuộc đấu tranh của nhân dân Lào; 2. Chiến thắng của nhân dân Lào đối với thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong lịch sử cách mạng của Lào; 3. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ và “chiến tranh đặc biệt” tại Lào; 4. Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới và sự đấu tranh của nhân dân Lào; 5. Những thành tựu của cách mạng Lào trong đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Lào. Đây là những tài liệu tham khảo tốt về thời kỳ trước 11 khi nước CHDCND Lào ra đời cũng như nhân tố lịch sử tác động đến công cuộc đổi mới của đất nước Lào hiện nay mà luận án nghiên cứu. Bản báo cáo “Serious bankruptcy of Nixon doctrine in Laos” (Sự phá sản của học thuyết Nixon trên đất nước Lào) của Souphanouvong, cơ quan phát hành Neo Lao haksat press, năm 1971. Bản báo cáo dài 29 trang được hoàn thành vào ngày 2-10-1971. Bản báo cáo đã tóm tắt quá trình sụp đổ của học thuyết Nixon tại bán đảo Đông Dương. Học thuyết do tổng thống Mỹ Nixon đưa ra đã không thắng nổi tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là tài liệu chính thống đáng tin cậy giúp tác giả có được những hiểu biết sâu sắc về lịch sử cách mạng của Lào. Cuốn “Hai ông Hoàng và cuộc đấu tranh cho độc lập” của Rungmani, xuất bản năm 1974 tại Băng Cốc, Thái Lan. Cuốn sách nghiên cứu phong trào đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cuốn “Lịch sử quân đội nhân dân Lào (1945-1995)” của Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng - CHDCND Lào, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn, năm 1998. Nội dung tổng quát của cuốn sách đã tổng hợp lại những bài học kinh nghiệm của Đảng NDCM Lào trong lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động để tổ chức xây dựng lực lượng quân đội nhân dân Lào vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Những thành tích to lớn và truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Lào là thành tích chung của Đảng, Nhà nước và của nhân dân các bộ tộc Lào, được bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung, của quân đội nhân dân Lào nói riêng; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho tác giả thực hiện luận án. Cuốn “Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào (1945-1975)” của Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương 12 Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2004. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách đã tổng kết lại toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cuốn sách “Quá trình phát triển của Nhà nước Lào” của Phongsavat Bouppha, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2005. Cuốn sách đã trình bày khá rõ các mốc lịch sử ra đời, phát triển của Nhà nước Lào; cũng như quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào tại các tỉnh Hạ Lào (19451975)” của Vụ Khoa học và lịch sử Bộ Quốc phòng - CHDCND Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, năm 2005. Cuốn sách đã tái hiện những năm tháng lịch sử hào hùng của quân và dân các bộ tộc Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Cuốn sách “Lịch sử Đảng NDCM Lào” của Ban Nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng NDCM Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Cuốn sách đã phân tích đầy đủ và chân thực nhất lịch sử hình thành của Đảng NDCM Lào, đồng thời, khẳng định mục tiêu của Đảng NDCM Lào là đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc Lào. Cuốn “Tổng kết chiến tranh” của Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, Phòng Nghiên cứu lịch sử Bộ Quốc phòng - CHDCND Lào, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn, năm 2008. Nội dung trọng tâm của cuốn sách đã tổng hợp lại các sự kiện xảy ra trong các mặt trận lớn, nhỏ; thu thập, cập nhật các số liệu thông tin đáng tin cậy trong thời kỳ tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc; đồng thời tổng hợp lại những đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân cả sức người, sức của để viện trợ, tiếp tế lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến, v.v..
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất