Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Phong trào đông dương đại hội ở trung kỳ (1936 1937)...

Tài liệu Phong trào đông dương đại hội ở trung kỳ (1936 1937)

.PDF
103
1
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN KHƢƠNG PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937) Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 8229013 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN PHƢỢNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả khoa học được trình bày trong luận văn này là thành quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài dưới sự chỉ dẫn của người hướng dẫn và chưa từng xuất hiện trong công bố của các tác giả khác. Các kết quả đạt được là chính xác và trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Khƣơng LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Văn Phượng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy giúp tôi hoàn thành tốt hơn luận văn của mình, giúp tôi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi tôi gặp khó khăn. Tỉnh ủy các tỉnh, Các cơ quan ban ngành các tỉnh Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai…. đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, không thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và người thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết, không sao tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy, cô và các bên liên quan từ nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 5 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937) ................................................................. 7 1.1. Chính sách thuộc địa mới và phong trào tập hợp dân nguyện ở các thuộc địa của Pháp ......................................................................................... 7 1.1.1. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp và chính sách thuộc địa mới ... 7 1.1.2. Phong trào tập hợp dân nguyện ở các thuộc địa của Pháp ............... 9 1.2. Tình hình Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937 ............................. 11 1.2.1. Tình hình kinh tế ............................................................................. 11 1.2.2. Tình hình xã hội .............................................................................. 15 1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những diễn biến mới của thời cuộc ......................................................................................... 18 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 26 Chƣơng 2. DIỄN TIẾN CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI Ở TRUNG KỲ (7/1936 - 3/1937) .................................................................. 27 2.1. Sự hình thành phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ ............... 27 2.1.1. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Nam Kỳ và ảnh hưởng của nó đối với Trung Kỳ....................................................................................... 27 2.1.2. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ được hình thành ..... 33 2.2. Sự lan tỏa của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ............... 39 2.2.1. Cuộc vận động tập hợp Dân nguyện tiến tới Đại hội toàn kỳ ........ 39 2.2.2. Đại hội toàn kỳ tại Huế (20/9/1936) ............................................... 49 2.3. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ đi vào thoái trào ........... 53 2.3.1. Chính sách của chính quyền thực dân phong kiến đối với phong trào ................................................................................................. 53 2.3.2. Những sự kiện cuối cùng của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ ................................................................................................... 61 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937) ........................64 3.1. Đặc điểm của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ ............... 64 3.1.1. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ diễn ra thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng ..................... 64 3.1.2 Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ là một phong trào cách mạng thực sự do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo ......................... 65 3.1.3. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ diễn ra dưới những hình thức, nội dung phong phú, linh hoạt và sáng tạo .............................. 67 3.1.4. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ diễn ra không đồng đều giữa các địa phương và có nét riêng so với khu vực khác. ................ 68 3.1.5. Phong trào Đông Dương Đại hội ơ Trung Kỳ là một bộ phận của phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ....... 71 3.2. Vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ.................... 72 3.3. Bài học lịch sử....................................................................................... 77 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình các doanh nghiệp ở Đông Dương (1933 - 1940) ........... 13 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thời kỳ 1936 - 1939 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử cận đại Việt Nam nói chung và lịch sử khu vực Trung Kỳ nói riêng. Đó là thời kỳ lịch sử diễn ra cuộc vận động lớn và mạnh mẽ vì các quyền dân sinh, dân chủ của hàng triệu quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đây là bước phát triển mới của phong trào Cách mạng ở Việt Nam và khu vực Trung Kỳ, bước chuẩn bị quan trọng tiến tới giành những thắng lợi to lớn, nhất là công cuộc giải phóng dân tộc trong những năm 1939 - 1945. Trong các hoạt động của phong trào dân chủ 1936 - 1939, trước hết phải nói đến phong trào Đông Dương Đại hội. 1.2. Phong trào Đông Dương Đại hội những năm 1936 - 1937 được xem là một phong trào cách mạng thực sự, thức tỉnh tinh thần chiến đấu của mọi giai tầng trong xã hội, làm cơ sở nền tảng đưa phong trào dân chủ 1936 - 1939 bước vào thời kỳ đấu tranh mới, chống lại thế lực phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (1936 - 1937) là bước phát triển quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Trên nhiều phương diện, phong trào Đông Dương Đại hội cùng các hoạt động khác trong phong trào cách mạng 1936 1939 là cuộc diễn tập thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài về cuộc phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam nói chung và khu vực Trung Kỳ nói riêng vẫn chưa tương xứng với ý nghĩa lịch sử của nó. 1.3. Từ thực tiễn trên, thiết nghĩ việc tìm hiểu về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ những năm 1936 - 1937 là việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa khoa học mà còn có có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. - Về mặt khoa học: Nghiên cứu đề tài giúp làm rõ về sự diễn biến, đặc 2 điểm, vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 nói riêng và trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Trung Kỳ nói chung. Từ đó, rút ra những bài học lịch sử quý báu cho sự nghiệp cách mạng sau này. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đề tài góp phần đi đến những nhận định, đánh giá khách quan về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ nói riêng và cả nước nói chung; là nguồn tư liệu cần thiết bổ sung cho việc học tập và giảng dạy lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu diễn biến, đặc điểm và vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ những năm 1936 - 1937 và giải quyết những yêu cầu khoa học, thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (1936-1937)” làm đề tài nghiên cứu và viết Luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Những vấn đề liên quan về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937 hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập ở một số công trình nghiên cứu. Tập hợp tài liệu, có thể chia thành các nhóm công trình với hướng tiếp cận như sau: 2.1. Tiếp cận dưới góc độ lịch sử Việt Nam thời cận đại Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là các công trình như: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945; Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II; Lịch sử Việt Nam, tập III, Lịch sử Việt Nam, tập 9 từ năm 1930 đến năm 1945; Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939)... Những công trình này đã trình bày khá tỉ mỉ bối cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa của phong trào dân chủ thời kỳ 1936 - 1939, trong đó có phong trào Đông Dương Đại hội với tư cách là hình thức vận động tập hợp Dân nguyện ở Việt Nam. Trong khi khái quát về diễn biến phong trào Đông 3 Dương Đại hội ở Việt Nam, các công trình này có đề cập đến một số sự kiện về phong trào Đông Dương Đại hội diễn ra ở Trung Kỳ. 2.2. Tiếp cận dưới góc độ lịch sử địa phương Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là các công trình như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1 (1930 - 1954); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, tập 1; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 - 1975); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (1930 - 1945); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1930-1954) tập 1; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930 - 1954), tập 1; Lịch sử Gia Lai từ nguồn gốc đến năm 1975; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930 - 2020)... Những công trình này trong khi trình bày phong trào cách mạng tại địa phương dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng có đề cập đến những sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc vận động Đông Dương Đại hội trong những năm 1936 – 1937. 2.3. Tiếp cận dưới góc độ phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam Đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu về phong trào Đông Dương Đại hội của tác giả Nguyễn Thành. Đó là cuốn sách Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936 xuất bản năm 1985 bởi Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đề cập khái quát đến bối cảnh lịch sử bùng nổ phong trào Đông Dương Đại hội, tập hợp những bài viết trên các báo xuất bản ở Nam Kỳ cổ vũ phong trào ở khu vực này. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về phong trào Đông Dương Đại hội ở Nam Kỳ và trình bày ở dạng biên niên các sự kiện, nặng về tìm hiểu cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí, chưa đi sâu vào nội dung chính, thiếu tính hệ thống, rõ ràng và đặc biệt chưa làm rõ được đặc điểm, vai trò và rút ra bài học học lịch sử của phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam. Trong khi đó, với bài báo “Về phong trào Đại hội Đông Dương” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1 năm 1996, tác giả Nguyễn Thành đề cập và trao đổi những vấn đề liên quan đến người khởi xướng, thời điểm bắt đầu 4 và kết thúc của phong trào Đông Dương Đại hội. Nhìn chung, vấn đề phong trào Đông Dương Đại hội (1936 - 1937) ít nhiều được đề cập trong các công trình nghiên cứu về phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam và một số công trình lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương. Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì những công trình này cũng mới chỉ mới dừng lại ở việc khảo cứu sơ lược về phong trào Đông Dương trên cả nước nói chung, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ. Dù vậy, các công trình khoa học của các tác giả đi trước và những vấn đề khoa học đang đặt ra là những cơ sở quý giá, giúp tác giả có nguồn tư liệu và xác định hướng nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, dựa vào nguồn tài liệu mà tác giả sưu tầm được, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ đề tài “Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (1936 - 1937)”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong năm 1936 - 1937. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu của đề tài là giới hạn từ tháng 7/1936 đến tháng 3/1937. Song, để thấy rõ những điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành và nhận diện rõ đặc điểm, vai trò của phong trào, nội dung nghiên cứu có đề cập đến những sự kiện nằm ngoài khung niên đại nêu trên. - Không gian nghiên cứu của đề tài là khu vực Trung Kỳ theo cách phân chia địa giới của thực dân từ năm 1884. - Quy mô nghiên cứu của đề tài tập trung vào làm rõ các cơ sở hình thành, diễn tiến và đặc điểm, vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong năm 1936 - 1937. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tái hiện lại một cách toàn diện, có hệ thống diễn biến của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937; từ đó nhận diện rõ đặc điểm riêng có và đánh giá khách quan vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội đối với phong trào dân tộc dân chủ ở khu vực Trung Kỳ thời kỳ 1936 - 1939. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nêu và phân tích những cơ sở hình thành phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937. - Tái hiện có hệ thống quá trình phát triển của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937. - Định danh và phân tích đặc điểm, vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ; đồng thời, rút ra bài học lịch sử cho phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ tiếp sau đó và cho hiện nay. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau: - Các sách chuyên khảo do các cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước viết về phong trào dân chủ 1936 - 1939 nói chung và phong trào Đông Dương Đại hội nói riêng. - Các tài liệu tồn tại dưới dạng hồi ký của các nhân vật tham gia phong trào Đông Dương Đại hội và các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương ở các tỉnh thuộc khu vực Trung Kỳ. - Tài liệu Thư viện Quốc gia Việt Nam, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban nghiên cứu Lịch sử và thư viện, bảo tàng của các tỉnh thuộc khu vực Trung Kỳ. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. - Bên cạnh đó, để hoàn thành nội dung luận văn, tăng tính thuyết phục cho những luận điểm khoa học nêu trong luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như phân tích, so sánh, tổng hợp... 6. Đóng góp của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn sẽ có những đóng góp chủ yếu sau: - Luận văn là công trình trình bày một cách tương đối có hệ thống trên cơ sở khai thác và xử lý các tài liệu thu thập được về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937. - Kết quả của luận văn làm rõ được đặc điểm và đánh giá khách quan vai trò phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ trong những năm 1936 1937, do đó có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và học tập về phong trào dân chủ thời kỳ 1936 - 1939 và lịch sử Trung Kỳ thời cận đại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được cấu tạo thành 3 chương: - Chƣơng 1: Cơ sở hình thành phong trào Đông Dương Đại hội (1936-1937). - Chƣơng 2: Diễn tiến của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (7/1936-3/1937). - Chƣơng 3: Đặc điểm, vai trò và bài học lịch sử của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (1936-1937). 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937) 1.1. Chính sách thuộc địa mới và phong trào tập hợp dân nguyện ở các thuộc địa của Pháp 1.1.1. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp và chính sách thuộc địa mới Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp hay được gọi là Mặt trận Bình dân ở Pháp (1936) là một liên minh của các đảng cánh tả khác nhau cai trị nước Pháp từ tháng 6/1936 đến tháng 4/1938, bao gồm Đảng Cộng sản, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế (SFIO), Đảng Cấp tiến và các chính đảng, tổ chức chính trị khác trong thời kì 1936 - 1938, Mặt trận Bình dân Pháp giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cơ quan dân biểu Pháp tháng 5/1936, dẫn tới việc thành lập chính phủ đầu tiên do lãnh đạo SFIO là Léon Blum đứng đầu và chỉ bao gồm các bộ trưởng của phe xã hội Chủ nghĩa cấp tiến và SFIO. Khi lên nắm quyền, Chính phủ Pháp phải thi hành một số quyền lợi cho quần chúng lao động trong nước và ở các thuộc địa. Đối với các nước thuộc địa, Cương lĩnh của Mặt trận bình dân nêu ra việc thành lập phái đoàn của Quốc hội Pháp điều tra tình hình các thuộc địa, đặc biệt là Bắc Phi và Đông Dương, toàn xá tù chính trị, ban hành các quyền tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, cải thiện điều kiện làm việc cho giới lao động.... Tình hình thế giới, nhất là tình hình nước Pháp đã tác động tích cực đến tình hình chính trị ở Việt Nam và các nước thuộc địa Pháp. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền gây ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh ở các nước thuộc địa Ở Pháp, các xu hướng chính trị cực hữu, phát xít xuất hiện muộn và 8 tương đối yếu hơn so với ở một số nước Tây Âu khác. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện một số phong trào phát xít, trong đó, phong trào “Nước Pháp hành động” và “Thập tự lửa” là hai phong trào phát xít lớn nhất thường xuyên tổ chức các cuộc diễn hành với sự tham gia của hàng chục nghìn người, ra sức cổ vũ cho xu hướng quân phiệt, vị chủng và chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, nước Pháp cũng là nước có truyền thống dân chủ và cách mạng tiêu biểu. Đảng Cộng sản Pháp là một trong những chính đảng lớn, có ảnh hưởng sâu rộng và uy tín lớn đối với quần chúng nhân dân lao động. Ngay từ cuối năm 1933, đầu năm 1934, Đảng Cộng sản Pháp tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chủ nghĩa phát xít, lôi cuốn được hàng chục nghìn người tham gia. Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Pháp kịp thời chuyển hướng chiến lược, chấm dứt công kích chính trị đối với Đảng Dân chủ - Xã hội Pháp và các đảng phái cánh tả, trung tả hoặc trung gian. Tháng 8/1935 Mặt trận Bình dân Pháp thành lập với tên gọi là “Tập hợp Dân chúng”. Đây là một liên minh dân chủ, chống phát xít do hai tổ chức làm nòng cốt là Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Dân chủ - Xã hội Pháp. Ngoài ra, còn có một số tổ chức tiến bộ khác như: Đảng Xã hội cấp tiến, Tổng công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Thống nhất… Trong cuộc bầu cử Nghị viện Pháp tổ chức vào ngày 3/5/1936, đã giành được 386 ghế trong khi đó các đảng cực hữu chỉ giành được 22 ghế [12; tr. 208]. Mặt trận Bình dân Pháp do Léon Blum đứng đầu được thành lập và Marius Mute được cử làm Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Việc Chính phủ Bình dân Pháp được thành lập là một thắng lợi lớn của phong trào dân chủ chống phát xít. Chính phủ Blum tuyên bố sẽ tiến hành một số cải cách dân chủ ở Pháp, đối với Đông Dương và xứ thuộc địa khác như: ân xá tù chính trị, ban bố luật lao động... Trên thực tế thì Chính phủ chưa có lời cam kết nào cụ thể, ngoài việc tuyên bố sẽ thực thi một số chính sách để 9 cải thiện cuộc sống dân chúng các xứ thuộc địa, và: “sẽ lập một phái đoàn thanh sát tình hình chính trị, kinh tế và tinh thần tại các vùng lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp đặc biệt là Đông Dương và Bắc Phi” [27; tr. 31]. Chính phủ Blum xuất hiện, tuy rằng chính phủ ấy chưa phải là Chính phủ Mặt trận nhân dân theo đúng như ý nghĩa giải thích trong nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản nhưng vẫn là Chính phủ phái tả, nằm trong “trường tranh đấu” của nhân dân Pháp, chống phát xít phản động, bênh vực dân chủ tự do, chống chiến tranh, đòi hòa bình. Chính phủ này chưa từng thấy trong lịch sử chính thể Cộng hòa thứ ba của Pháp. So với các chính phủ trước đây của giới tư bản tài phiệt Pháp thì thái độ đó của Chính phủ Bình dân Pháp cũng đã là một chuyển biến đáng kể, một điều kiện thuận lợi cho bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc tại các nước là thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Đây chính là cơ sở quan trọng, tiền đề trực tiếp cho sự nẩy sinh Cuộc vận động Đông Dương Đại hội ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939. 1.1.2. Phong trào tập hợp dân nguyện ở các thuộc địa của Pháp Ngay sau khi chính phủ Léon Blum thành lập và bắt tay vào việc thực hiện chương trình của Mặt trận nhân dân thì lúc này ở nhiều thuộc dịa của Pháp ở Châu Phi, phong trào quần chúng đòi dân chủ, sưu tập dân nguyện để đưa cho Ủy ban điều tra cũng được hình thành đã ảnh hưởng đến tình hình nước Pháp và Đông Dương. Ở Angieri, ngày 7/6/1936, ba phái Eluy, Uleema và những người cộng sản họp ở Angieri để chuẩn bị cho một Đại hội Hồi giáo toàn quốc, tổ chức một cuộc biểu tình, ra “Hiến chương yêu sách của nhân dân Angieri Hồi giáo” gồm 6 mục, như: xóa bỏ tất cả mọi đạo luật không có ngoại lệ; liên quan giữa Angieri với Pháp bằng việc xóa bỏ chức Toàn quyền và các hoạt động khống chế khác; tôn trong các phong tục Hồi giáo,.. Cuộc Đại hội lần 2 của Mặt trân nhân dân họp ngày 2/8/1936, quyết định cử một đoàn đại biểu 3 người đi Pari, 10 mang bản thỉnh cầu lên Bộ trưởng Nội vụ Marx Dormay_Angieri là đất nước thuộc Pháp do Bộ Nội vụ quản ly_có các khoản: bỏ luật dân xứ; cải cách luật kiểm lâm; lập tức thi hành những đạo luật xã hội do nhân dân lao động; định mức tiền lương tối thiểu hàng ngày cho công nhân; thực hiện chương trình do Tổng liên đòa lao động Pháp đề ra; cấm cổ động bài xích người Do Thái; thả những người biểu tình bị bắt giam; thanh trừng các ngạch quan lại của nhà nước , gạt bỏ những phần tử phát xít trong đó; thi hành luật ân xá.. Trong khi đoàn đại biểu Mặt trận nhân dân Angieri sang Pari trình bày bản yêu sách thì nhiều người châu Phi sinh sống ở Pháp, được Đảng Cộng sản Pháp và các lực lượng dân chủ Pháp ủng hộ, giúp sức tổ chức một cuộc mít tinh lớn ngay tại Pari làm hậu thuẫn cho đoàn. Bọn phản động thuộc địa lo sợ phong trào quần chúng, tìm mọi cách chia rẽ, khủng bố sử dụng bọn Trotsky phá hoại làm cho phong trào suy yếu, chống đối lẫn nhau và tan rã. Ở Tuynidi, gần một vạn người dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có tại một địa điểm gần vườn hoa Gawmbetta ở thủ đô Tuynidi để hoan nghênh chính phủ do Mặt trận nhân dân Pháp cử ra, đòi các quyền dân chủ cho nhân dân. Trong cuộc mít tinh có nhiều truyền đơn do Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ phát hành của các diễn giả cả Đảng cộng sản, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Có tới 54 nghiệp đoàn được thành lập và một số nghiệp đoàn khác ra đời. Chính quyền thực dân buộc phải hứa ban hành một số cải cách xã hội cần thiết, đồng thời cũng lợi dụng nhữn nhược điểm của phong trào như yêu sách “tả” khuynh của Đản Đeetus mới đòi độc lập cho đất nước để khủng bố và đàn áp phong trào. Ở Maroc, Ủy ban hành động đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản: những cá nhân thủ lĩnh các phe phái có những mâu thuẫn riêng và mâu thuẫn về sách lược. Nhân dân vùng Pháp chiếm đóng mâu thuẫn với nhân dân vùng Tây Ban Nha chiếm đóng do chính sách chia để trị của chủ nghĩa thực dân gây ra, 11 nên có lời kêu gọi mà thiếu đi sự hưởng ứng rộng rãi và mạnh mẽ. Trung tuần tháng 11/1936, chính quyền thực dân bắt một số người cầm đầu có tư tưởng dân chủ và tiến bộ, phong trào quần chúng non yếu nên đã bị tan rã ngay. Ở Đaka và Sanh Lu-i thuộc Senegan,Ủy ban của Mặt trận nhân dân tổ chức cuộc biểu tình này 14/7/1936, nhưng phong trào thiếu lãnh đạo, mang tính chất cải lương, quần chúng không được phát động nên bị thực dân Pháp lợi dụng, chia rẽ, phá hoại. Có thể nói tình hình ở chính quốc Pháp và các thuộc địa của nó là điều kiện khách quan thuận lợi trực tiếp kích thích cuộc vận động Đông Dương đại hội. Tuy nó không quyết định sự hình thành và phát triển của cuộc vận ở Đông Dương Đại hội ở Việt Nam nhưng không có nó thì chưa có cuộc vận động vào thời điểm hiện tại. Nó được xem là chỗ dựa về hai mặt: về pháp lý và về quần chúng cho phong trào quần chúng ở Đông Dương. 1.2. Tình hình Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937 1.2.1. Tình hình kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của lực lượng phát xít. Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo dài và cũng như nhiều đế quốc khác, muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Trước hết là việc thực dân Pháp cho thắt chặt hàng rào thuế quan, chỉ ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào Đông Dương, kiên quyết giành độc quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp vào Đông Dương từ chỗ chỉ chịu mức thuế thấp nhất (2,5%) đến việc miễn thuế hoàn toàn, trong khi hàng các nước vào thị trường này chịu thuế ngày một cao, có thứ phải nộp thuế 100% giá trị hàng hóa. 12 Cùng với đó, việc tăng thuế cũng là một biện pháp sớm được nhà cầm quyền chú ý. Thuế thân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tăng 20%, thuế môn bài tăng từ 3 đến 8 lần. Các biện pháp thu tài chính khác ở Đông Dương như mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn… cũng được áp dụng. Giai cấp địa chủ, tư sản và tầng lớp thượng lưu bản xứ cũng có những bộ phận gặp nhiều khốn khó vì bị phá sản, bị chèn ép, bị vỡ nợ bởi thuế má ngày một cao và không đủ sức cạnh tranh với tư sản Pháp. Vùng đất Trung Kỳ vốn đã không được thiên nhiên ưu đãi, kinh tế khó khăn, đời sống nhân nhân cực khổ, chịu hàng trăm thứ thuế nay lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế. Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị giảm mạnh, sản xuất công nghiệp cũng bị đình đốn, nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí nghiệp đóng cửa, thương mại xuất nhập khẩu đều bị sút giảm, hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc. Cũng giống như Bắc Kỳ, Nam Kỳ, thực dân Pháp cho ngưng lại cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai theo quy mô lớn đang diễn ra ở Trung Kỳ; đồng thời khẩn trương áp dụng những biệp pháp cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội để góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc. Từ cuối năm 1935 đến đầu năm 1936, nền kinh tế Đông Dương có dấu hiệu bắt đầu khôi phục trên một số lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn tiêu điều, kiệt quệ do hậu quả của thời kỳ tổng khủng hoảng trầm trọng và kéo dài. Bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này vẫn còn khá đen tối. Các ngành kinh tế nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, thương nghiệp đều vẫn còn khó khăn chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên toàn cõi Đông Dương của người Pháp cũng như tổng số vốn đầu tư lúc giờ không hề tăng lên mà vẫn tiếp tục giảm, chỉ số duy nhất tăng đáng kể là số lợi nhuận bình quân của các cổ phần cho thấy lợi ích của giới chủ vẫn được đảm bảo. Bảng thống kê dưới đây cho ta thấy rõ: 13 Bảng 1.1: Tình hình các doanh nghiệp ở Đông Dƣơng (1933 - 1940) Năm Số lƣợng công ty Tổng số vốn (fr) Lợi tức bình quân cổ phần (fr) 1933 345 3.369.700.000 87.000.000 1934 333 3.104.400.000 96.500.000 1935 319 3.109.500.000 109.400.000 1936 312 2.783.700.000 132.200.000 1937 307 2.806.900.000 227.200.000 Nguồn: [27; tr. 34] Tình hình trên đây là do kết quả của việc chính quyền thuộc địa ở Đông Dương vẫn tiếp tục kéo dài chính sách kinh tế áp dụng cho thời kỳ khủng hoảng. Một số công ty lớn có quan hệ chặt chẽ với giới tài phiệt Pháp tiếp tục được hỗ trợ, được vay vốn ưu đãi do vậy mà các doanh nghiệp của giới chủ bản xứ tiếp tục bị chèn ép và tình cảnh của họ vẫn không được cải thiện. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp bản xứ và doanh nghiệp người Pháp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng diễn ra tình trạng tương tự. Quá trình tích tụ ruộng đất trong tay một số nhỏ đại địa chủ bản xứ và chủ đồn điền người Pháp vẫn tiếp tục được chính quyền thực dân thúc đẩy đưa đến chỗ là hàng triệu người nông dân Việt Nam bị mất đất, địa chủ hạng nhỏ và vừa cũng tiếp tục bị khuynh gia bại sản. Năm 1936, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định cấp không cho nữ công nhân Pháp có đệ đơn xin cấp đất với diện tích dưới 500 ha để lập làng mới. Trong khi đó, tại vùng châu thổ Bắc Kỳ, trong tổng số 1.933.000 suất đinh thì có tới 968.000 đinh không có ruộng đất. Ở Nam Kỳ, 930 địa chủ sở hữu hơn 480.000 ha ruộng, trung bình mỗi địa chủ sở hữu tới 530 ha ruộng. Ở Trung Kỳ hơn một nửa số hộ dân hoàn toàn không sở hữu ruộng đất hoặc chỉ có tới dưới 0,5 ha [13; tr. 321]. Bên cạnh đó, về chính sách tài chính - sưu thuế của chính quyền thực
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan