Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nông nghiệp việt nam theo hướng kinh tế xanh (tt)...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp việt nam theo hướng kinh tế xanh (tt)

.PDF
27
329
136

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG NHUNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI V IỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Lê Anh Vũ 2. TS. Phan Văn Hùng Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Phản biện 2: GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thanh Sơn Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi ….giờ ….. ngày …. tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu nông nghiệp đã đạt được thì nền nông nghiệp nâu ở Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế và đang gây ra những tác động xấu làm ô nhiễm tới môi trường, làm suy thoái các nguồn tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vì thế, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp, mất dần thị trường cả trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng, ảnh hưởng không tốt đến thế hệ mai sau và đến phát triển nền nông nghiệp sau này. Đứng trước bối cảnh như vậy, việc đổi mới mô hình tăng trưởng hiện nay từ mô hình tăng trưởng phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn, khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ, sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chủ yếu tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững là hoàn toàn cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, đề tài: “Phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh” đã được tác giả lựa chọn với hy vọng rằng những nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh và thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016-2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển một số ngành sản xuất trong nông nghiệp cụ thể chủ yếu là ngành trồng trọt, chăn nuôi từ góc độ kinh tế xanh trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005-2015, đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn năm 2016 đến năm 2025. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào những nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn năm 2016 đến năm 2025. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết - Dựa trên những lý thuyết của kinh tế học phát triển - Dựa trên những lý thuyết của kinh tế học xanh - Dựa trên lý thuyết phát triển bền vững 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thống kê, phân tích và tổng hợp, so sánh, chuyên gia, phương pháp thực nghiệm và các công cụ kỹ thuật để xử lý trên phần mềm vi tính Excel. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ở Việt Nam? - Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh hay không? Nếu Việt Nam đang phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh thì những mặt được là gì? Đâu là những hạn chế, khó khăn? Nguyên nhân hạn chế? - Cần có những giải pháp quan trọng nào thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016-2025? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu 3 - Giả thuyết 1: Phải chăng thời gian gần đây nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu phát triển theo hướng kinh tế xanh nhưng về cơ bản thì vẫn chưa xanh. - Giả thuyết 2: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế thì phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh sẽ khắc phục những tác hại do nền kinh tế “nâu” gây ra cho thiên nhiên và cho con người. Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh là tất yếu khách quan để hướng tới phát triển bền vững. 6. Những đóng góp mới của luận án (i) Làm rõ một số vấn đề lý luận về chuyển đổi nền nông nghiệp “nâu” sang nền nông nghiệp “xanh”, xây dựng các nội dung chủ yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng KTX trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số chỉ số đánh giá xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh ở Việt Nam. (ii) Cung cấp những bằng chứng và phân tích về sự bất cập, thách thức và nguyên nhân, trong quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. (iii) Gợi mở những giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh giai đoạn 2016-2025. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. Chương 4. Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.1.1. Những nghiên cứu về lý luận chung của đề tài Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh: “Hướng tới nền kinh tế xanh vì mục tiêu phát triển bền vững”của Nguyễn Song Tùng (2011); “Kinh tế xanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hà Huy Ngọc (2012); “Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới” của Nguyễn Quang Thuấn và cộng sự (2012); “Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam: Xanh hóa sản xuất” của Vũ Tuấn Anh và cộng sự (2015) ... đã chỉ ra một số cách tiếp cận nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh của các tổ chức kinh tế như UNEP, OECD, UNESCAP. Vì thế, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế đòi hỏi phải hướng đến nền kinh tế xanh và phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà phải có sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường, lợi nhuận và xã hội. Các nghiên cứu về hệ thống lý thuyết phát triển nông nghiệp liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh có các nghiên cứu:“Nông nghiệp trong phát triển nền kinh tế quốc dân” của Trần Mạnh Tuyến (2014);“Kinh tế phát triển” của Nguyễn Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2010);“Kinh tế học xanh – Xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế hiện đại” của Nguyễn Hoàng Oanh và “Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Trọng Hoài (2014)... Qua các công trình nghiên cứu đó sẽ giúp cho tác giả tổng hợp và làm căn cứ để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh và tính hệ thống hóa của các tài liệu trên cũng như việc áp dụng thực tế để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh cần phải có thêm sự bổ sung kiến thức trong đề tài luận án. 1.1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nghiên cứu về quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam từ nền nông 5 nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp thương mại hóa để định hướng xây dựng nền nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh có các nghiên cứu:“Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2020” của Đoàn Tranh (2012). Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở phạm vi nghiên cứu một tỉnh của Việt Nam. Những nghiên cứu về ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ nông sản góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất lao động của đất đai, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư có các nghiên cứu: “Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của Nguyễn Song Tùng (2012); “Phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ tăng trưởng xanh và tái cơ cấu ngành nông nghiệp”của Nguyễn Văn Tuất (2015); Báo cáo “Tình hình áp dụng thực hành nông nghiệp tốt” của Bộ NN và PTNT (2012)... Các nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong các mô hình kỹ thuật cũng đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, cơ chế và phương thức quản lý các hoạt động còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu về kinh nghiệm và hiệu quả phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh:“Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của Nguyễn Song Tùng (2012); Báo cáo “Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm giai đoạn 20102015” của Bộ NN và PTNT (2015); Báo cáo “Chuỗi cung ứng xanh trường hợp ngành cà phê” của Lê Văn Hùng (2014) cho thấy có nhiều mô hình thu được kết quả tốt trong sản xuất, các mô hình này đều hướng tới mục tiêu là bảo vệ môi trường, không ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái, phát triển công nghệ sản xuất sạch và đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh tới môi trường và hệ sinh thái, trong đó có các nghiên cứu về tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường có các nghiên cứu:“Chất thải rắn”, Báo cáo Môi trường quốc gia (2011) ; “Môi trường nông thôn”, Báo cáo Môi trường quốc gia (2014a) của Bộ TN và MT; “ Để nông nghiệp 6 Việt Nam phát triển bền vững” của Hoàng Thị Chỉnh (2010)... đánh giá tính khả thi của việc sử dụng chất thải nông nghiệp và hiệu quả mang lại cho sản xuất năng lượng phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp có các nghiên cứu: “Để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững” của Hoàng Thị Chỉnh (2010);“Đất nông nghiệp – Thực trạng và định hướng sử dụng trong thời gian tới” của Vũ Thành Bao (2015);“Tổng quan chiến lược và chính sách nông nghiệp xanh Việt Nam” của Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và Đặng Kim Khôi (2015); “Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015” của tổ chức OECD (2015)... chỉ ra hệ thống chính sách, thể chế liên quan đến nông nghiệp xanh ở Việt Nam còn nhiều điểm bất cập cần tháo gỡ. Những khoảng trống nghiên cứu 1.2. Các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh tương đối nhiều nhưng chưa mang tính hệ thống, chuyên sâu và mỗi tài liệu chỉ đề cập đến một lĩnh vực nào đó mà đề tài luận án quan tâm. Và chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về các nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh hay đưa ra khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh là gì. Các nghiên cứu trước đã thiếu một số khía cạnh lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh và đặc biệt là thiếu khung phân tích nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Các mô hình nghiên cứu này vẫn còn hết sức tản mạn, các mô hình được đầu tư triển khai dàn trải, mạnh mún, thiếu định hướng về thị trường để phát triển lên quy mô sản xuất hàng hóa. Các nghiên cứu cũng chưa chỉ ra những khó khăn, thách thức và các giải pháp về chính sách để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh để hệ thống hóa và khỏa lấp những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây còn thiếu. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH 2.1. Tổng quan về kinh tế xanh 2.1.1. Các quan điểm tiếp cận về kinh tế xanh Qua các nghiên cứu ban đầu trên thế giới, có một số cách tiếp cận nền kinh tế xanh dựa trên các quan điểm khác nhau của các tổ chức kinh tế. Các khái niệm của các tổ chức khác nhau tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều quy tụ ba điểm chính: i) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; ii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tốn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; iii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. Về cơ bản, tác giả có quan điểm đồng nhất với các quan điểm trên và cho rằng: (i) Phát triển kinh tế xanh chính là vì lợi ích của con người; (ii) Phát triển kinh tế xanh không chấp nhận đánh đổi mục tiêu tăng trưởng với mục tiêu bảo vệ môi trường, (iii) Phát triển kinh tế xanh không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà phải có sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường, lợi nhuận và xã hội. Như vậy, tác giả cho rằng: Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, có mức phát thải thấp, giảm thiểu những rủi ro về môi trường và cải thiện tính công bằng xã hội. 2.1.2. Lợi ích của phát triển kinh tế xanh Nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên; Kinh tế xanh góp phần xoá đói giảm nghèo; Kinh tế xanh tạo việc làm và nâng cao công bằng xã hội; Kinh tế xanh khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn; Phát triển kinh tế xanh giảm thiểu phát thải carbon, mở ra cuộc sống đô thị bền vững hơn; Nền kinh tế xanh đảm bảo tăng trưởng dài hạn trong khi vẫn duy trì và khôi phục nguồn tài nguyên 2.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với một nền kinh tế khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh Một là, thay đổi mô hình tăng trưởng 8 Hai là, để đạt được kinh tế xanh thì các ngành kinh tế phải xanh, các khu vực kinh tế phải xanh. Ba là, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, carbon thấp, ưu tiên đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn Bốn là, đặt ra các tiêu chí kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm xanh, sản phẩm có thương hiệu quốc gia và quốc tế Năm là, tính toán việc phân bổ nguồn lực để đầu tư vào các ngành để có thể phát huy lợi thế “vốn tự nhiên” của các tài nguyên có thể tái tạo. 2.2. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng kinh tế xanh 2.2.1. Quan niệm về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp Luận án sẽ tiếp cận nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, gồm có các chuyên ngành như: Nông nghiệp thuần (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản, vì với cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc nghiên cứu phù hợp với các quan niệm phổ biến hiện nay. Theo tác giả, Phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh là quá trình phát triển nông nghiệp chuyển từ một nền nông nghiệp nâu – nền nông nghiệp tiêu tốn nhiều tài nguyên, phát sinh nhiều khí thải nhà kính, ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người, sang một nền nông nghiệp xanh theo hướng: giảm sử dụng các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu và tăng sử dụng nhiều chất có nguồn gốc sinh học nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm lượng phát thải khí nhà kính, không gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe của con người. 2.2.2. Điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh Muốn phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh thì cần phải có các điều kiện sau: Khoa học công nghệ, Nguồn nhân lực, Nguồn vốn đầu tư, Nhà nước, Sự đồng thuận tham gia của cả cộng đồng, xã hội. 2.2.3. Nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh 2.2.3.1. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp xanh 2.2.3.2. Ứng dụng khoa học công nghệ cao để xây dựng các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp 9 2.2.3.3. Thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh 2.2.3.4. Đảm bảo khả năng tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người 2.2.3.5. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học 2.2.4. Đo lường và đánh giá tăng trưởng xanh cho nông nghiệp Chủ đề Chỉ số đề xuất - Tốc độ tăng trưởng GDP xanh Kinh tế Tình trạng về môi trƣờng Năng suất và suất - Tỷ lệ các nguồn gây ra phát thải KNK trong nông nghiệp carbon - Lượng phát thải khí nhà kính từ đất nông nghiệp (tấn/ha) năng - Tăng trưởng phát thải khí CO2, CH4, N2O so với tăng trưởng lượng GDP trong nông nghiệp suất - GDP nông nghiệp trên mỗi đơn vị sử dụng năng lượng Năng năng lượng Phụ - Năng lượng tái tạo được sản xuất trong nông nghiệp phẩm, - Tình hình chất thải rắn trong nông nghiệp thay đổi qua các thải năm phế nông nghiệp -Tình hình tái chế, tái sử dụng qua các năm thông qua các phương pháp xử lý Chất lượng -Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV qua đất, nước các thời kỳ - Tai nạn liên quan đến sử dụng thuốc BVTV - Tỉ lệ đất bị suy thoái so với tổng diện tích đất nông nghiệp Đa dạng sinh - Đánh giá về đa dạng các giống cây trồng và vật nuôi hiện học nay so với các năm trước Năng suất sử dụng tài nguyên Cường độ sử - So sánh nước tưới trên diện tích tưới tiêu giữa mô hình nông dụng nước nghiệp thông thường với mô hình nông nghiệp xanh 10 Cơ hội kinh tế và chính sách nông nghiệp Truyền thông - Các hình thức truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức về môi trường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông giáo dục nghiệp - Tỷ lệ lao động nông nghiệp chia theo trình độ chuyên môn - Tỷ lệ lao động nông nghiệp phân theo độ tuổi - Số lượng cán bộ được đào tạo, tập huấn về thực hành nông nghiệp xanh Chính sách - Thống kê số văn bản chính sách, kế hoạch được phê duyệt, nông nghiệp ban hành và thực thi liên quan đến quá trình chuyển đổi sang một NNX - Hỗ trợ của Chính phủ khuyến khích người dân đầu tư sản xuất NNX, thúc đẩy công nghệ xanh và nhận chứng chỉ sinh thái - Các loại thuế, phí bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên môi trường - Tỷ lệ đầu tư của chính phủ vào khoa học, công nghệ nông nghiệp - Tỷ lệ phần trăm của ngân sách nông nghiệp cho bảo vệ môi trưởng 2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh: Nhân tố tự nhiên, Nhân tố kinh tế, Nhân tố xã hộ, Thể chế, chính sách nông nghiệp 2.3. Kinh nghiệm các nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng kinh tế xanh 2.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ 2.3.2. Kinh nghiệm của Israel 2.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, về vấn đề công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 11 Thứ hai, công nghệ cao quyết định đến hiệu quả phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Thứ ba, trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, Mỹ, Thái Lan đã tận dụng tối đa diện tích trống để phát triển rau xanh sạch ở đô thị vì đô thị phát triển thì càng khiến không khí ngày càng trở nên ô nhiễm. Tuy nhiên, đây không phải là bài học kinh nghiệm tốt để Việt Nam vận dụng. Thứ tư, chú ý tới thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, thân thiện với môi trường. Thứ năm, phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc giữ gìn tài nguyên, môi trường và bảo vệ nguồn sống của nông dân. Thứ sáu, ban hành, bổ sung và hoàn thiện các chính sách phát triển nền nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Thứ bảy, chính phủ cần phải tăng cường năng lực, coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo chuyên môn và phát triển nghiên cứu khoa học để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế xanh. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH 3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng kinh tế xanh tại Việt Nam 3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng không ổn định, bền vững trong giai đoạn 2005-2015 nên nền nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển theo hướng kinh tế xanh. 3.1.2. Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế xanh Khoa học công nghệ được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp đã có những hiệu quả đáng kể góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Về mặt kỹ thuật, có thể kể đến các mô hình thực hành kỹ thuật xanh như: “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, Hệ 12 thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt, các mô hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới thực hiện theo các tiêu chuẩn: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), 4C (Common Code for the Coffee Community-Nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ Certifiled (tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc), RA (RainForest Alliance). 3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh Trồng trọt: Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trò chủ đạo dù có xu hướng giảm dần tỷ trọng, thay vào đó là vị trí ngày càng quan trọng hơn của chăn nuôi. Chăn nuôi: là ngành có tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong nội ngành nông nghiệp và xu hướng tăng trong những giai đoạn gần đây. Giai đoạn 2008-2013, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi giảm, chỉ còn 4,5%/năm. Chuyển đổi cơ cấu nội ngành chăn nuôi còn chậm do tỷ trọng hộ quy mô nhỏ còn cao. 3.1.4. Thực trạng tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường  Chất thải rắn trong nông nghiệp Tổng hợp lƣợng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 Chất thải Đơn vị Khối lƣợng Năm Bao bì thuốc BVTV Tấn/năm 11.000 2008 Bao bì phân bón Tấn/năm 240.000 2008 Rơm rạ Tấn/năm 76.000.000 2010 Chất thải rắn từ chăn nuôi Tấn/năm 80.450.000 2008 (Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa HN, 2010) Như vậy, chất thải rắn, một mặt là một trong những mối đe dọa gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng không tốt đến phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, nhưng mặt khác, nếu chúng được tái sử dụng thông qua các phương pháp xử lý như phân compost (ủ phân hữu cơ), khí sinh học (bio-gas), công nghệ ép tách phân hay theo Chương trình Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam thì sẽ tạo ra loại phân hữu cơ sạch giúp tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất, 13 kiểm soát sâu bệnh, không gây tác hại đến môi trường, rất thích hợp với quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng KTX.  Phát thải khí nhà kính Canh tác lúa nước Đất nông nghiệp Tiêu hóa thức ăn Quản lý phân hữu cơ Đốt phế phẩm nông nghiệp Đốt đồng cỏ 10% 0% 2% 11% 50% 27% Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam năm 2010 Trong giai đoạn năm 2005-2012, năng suất sử dụng tài nguyên - môi trường của nông nghiệp Việt Nam đang có xu hướng xanh hơn. 14 140 120 100 80 60 40 20 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng GDP nông nghiệp Tăng trưởng phát thải CO2 (tương đương) trong nông nghiệp Nguồn: GSO, FAOSTAT, 2015 Năng suất phát thải khí CO2 trong nông nghiệp (Năm 2005=100%) 140 120 100 80 60 40 20 0 2005 2006 2007 Tăng trưởng GDP nông nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng phát thải khí Metan (CH4) trong nông nghiệp Nguồn: GSO, FAOSTAT, 2015 Năng suất phát thải CH4 trong nông nghiệp (Năm 2005=100%) 15 140 120 100 80 60 40 20 0 2005 2006 2007 Tăng trưởng GDP nông nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng phát thải khí nito oxit (N2O) trong nông nghiệp Nguồn: GSO, FAOSTAT, 2015 Năng suất phát thải khí N2O trong nông nghiệp (Năm 2005=100%)  Ô nhiễm đất: Theo số liệu thống kê, năm 2006 Việt Nam đã sử dụng 71 nghìn tấn hóa chất BVTV và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110 nghìn tấn. Theo điều tra Dasgupta (2007) trên 190 hộ ở đồng bằng sông Cửu Long thì có tới 51% bị ngộ độc thuốc BVTV (IPSARD, 2015). Tổng số đất bị mất trên đất trồng cây hàng năm ngoài việc kiểm soát xói mòn là 50-100 tấn/ha. (IPSARD, 2015) 3.1.5. Sử dụng tài nguyên của nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh Sử dụng đất: Xét trong toàn giai đoạn 2005-2013, tốc độ tăng diện tích đất NLTS là 1,1%/năm trong đó tăng trưởng mạnh nhất là đất lâm nghiệp (tăng trưởng 1,2%/năm), thứ hai là đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1,0%/năm) và thấp nhất là đất nuôi trồng thủy sản (chỉ tăng 0,1%/năm). Sử dụng nước: Lượng nước sử dụng hàng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Tính đến năm 2030, cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Suy giảm đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang dần bị suy thoái do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như mở rộng đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. 16 3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng kinh tế xanh 3.2.1. Nhân tố tự nhiên Nhân tố đất: Khi chuyển sang phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, nếu đất đai chất lượng tốt, độ phì nhiêu nhiều thì quá trình chuyển sang nông nghiệp xanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với những vùng đất đai trong tình trạng bạc màu, rửa trôi, xói mòn, bị hoang hóa đất đai, phèn hóa hay mặn hóa. Diện tích đất nông nghiệp Việt Nam manh mún làm thị trường đất nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả đã làm hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hạn chế việc nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm nông nghiệp xanh. Nhân tố nước: Sản phẩm nông nghiệp xanh phải được làm ra ở trong một môi trường không ô nhiễm, đủ đất, đủ nước, hạn chế sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng nhiều các chất có nguồn gốc sinh học, không khai thác quá mức các tài nguyên để tránh suy giảm tài nguyên làm ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái. Nhân tố biến đổi khí hậu: gây ra nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi, làm cho nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề và nhiều diện tích đất canh tác phải bỏ hoang do thiếu nước tưới trong mùa khô, ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng và sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi, gây thiệt hại về cây trồng và vật nuôi. 3.2.2. Nhân tố kinh tế 3.2.2.1. Nhân tố thị trường  Thị trường đầu vào Yếu tố lao động: Trên thực tế, lao động nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với bốn vấn đề: lao động nông nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ ngành NLTS sang ngành phi NLTS, năng suất lao động thấp, chất lượng lao động thấp, lao động đang có xu hướng già hóa đã gây ảnh hưởng khó khăn cho việc thu hút lao động có tay nghề cao và khó khăn cho việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp. Khoa học công nghệ: Nông nghiệp Việt Nam do hạn chế về công nghệ, nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn lớn, chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho chế 17 biến công nghiệp nông sản. Nếu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại sẽ giúp tháo gỡ triệt để những hạn chế của tình trạng sản xuất manh mún, giá trị gia tăng thấp, chất lượng và sản lượng không đồng đều của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Nguồn vốn đầu tư : Thực tế cho thấy nông nghiệp không phải là lĩnh vực được chú trọng đầu tư, vốn đầu tư cho nông nghiệp còn chưa tương xứng, còn hạn chế về vốn, chưa tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh. Cụ thể, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho lĩnh vực nông nghiệp liên tục giảm trong suốt giai đoạn 2005-2014, giảm từ 7,5% năm 2005 xuống còn 6% năm 2014.  Thị trường tiêu thụ: công tác xúc tiến thương mại chưa được đầu tư tương xứng với vị trí của từng ngành hàng nông sản và yêu cầu quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các nước xuất khẩu trên thị trường thế giới. 3.2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao từ các nước trong cả hai thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Ngoài ra, khi có sự tham gia của các doanh nghiệp tập đoàn công nghệ cao, bên cạnh những ảnh hưởng tốt đến nông nghiệp xanh như có thể họ mang theo công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, giống tốt, thì chính họ có thể làm ảnh hưởng không tốt đến nông nghiệp như làm phá vỡ hệ sinh thái nông nghiệp vốn đang bền vững. Ví dụ như công ty Formasa Hà Tĩnh đã gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Đây chính là hậu quả của việc chấp nhận hi sinh môi trường để phát triển kinh tế, đặt ra vấn đề tác động và quản lý của con người đến môi trường là rất quan trọng. 3.2.3. Nhân tố xã hội Thói quen tiêu dùng: thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ nền nông nghiệp xanh vẫn chưa hình thành đến từng hộ gia đình. Thói quen đó mới chỉ hình thành ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh với số lượng khách hàng không nhiều. 3.2.4. Thể chế, chính sách Trong khi hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện thì khâu thực hiện 18 chính sách vẫn còn nhiều hạn chế chủ yếu là do công tác phối hợp giữa các bên. 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng kinh tế xanh giai đoạn 2005-2015 và những vấn đề đặt ra. 3.3.1. Những thành công trong quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng kinh tế xanh Những thành công: Đã phần nào tạo được sự thay đổi nhận thức và hành động từ người dân đến các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh; Đã khẳng định được tính tất yếu trên thực tế khả năng phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh; Chính nhờ sự phát triển ứng dụng các mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi về phương thức sản xuất cho một nền nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế xanh; Góp phần thấy rõ vai trò quan trọng của hộ gia đình, trang trại hộ gia đình trong phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân của thành công: Nhờ vào chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; Sự phát triển của khoa học công nghệ được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. 3.3.2. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam kinh tế xanh  Hạn chế - Quy mô sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, thiếu tính liên kết, thiếu bền vững; Hàm lượng giá trị kinh tế của nông sản không cao, khả năng cạnh tranh thấp - Các mô hình khó nhân rộng, mở rộng quy mô. - Năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, chất lượng lao động nông nghiệp còn hạn chế, trình độ khoa học công nghệ còn nhiều yếu kém. - Nguồn vốn ngân sách đầu tư vào nông nghiệp còn thấp. - Việc tái sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế. - Về mặt chiến lược, chính sách nông nghiệp: tính khả thi thấp, còn nhiều hạn chế, chậm tổ chức thực hiện và cụ thể hóa Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính Chính sách. Sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan chuyên trách để đánh giá và giám sát các hóa chất, thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp, chất lượng thực phẩm còn hạn chế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất