Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020...

Tài liệu Phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020

.PDF
112
641
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN LÊ THIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hoà –2013 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN LÊ THIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NGỌC Khánh Hoà – 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Lê Thiên, lớp Cao học Quản trị kinh doanh niên khóa 2010-2012 của Trường Đại học Nha Trang. Tôi xin cam đoan Luận văn này là của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sử dụng được công bố công khai. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này. Tác giả luận văn iii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành tới các giảng viên Trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt các kiến thức cơ sở chuyên ngành làm nền tảng lý luận và biện chứng thực tế cho luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin cảm ơn Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Ninh Thuận; Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận; Văn phòng HĐND tỉnh Ninh Thuận; Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,… đã giúp đỡ và cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến về thông tin liên quan đến luận văn này. Do thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu này. Khánh Hòa, ngày tháng 11 năm 2013 Học viên Nguyễn Lê Thiên iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa………………………………………………………… ..………….i Lời cam đoan.......................................................................................... ................ii Lời cảm ơn……………………………………………………………… . ……...iii Mục lục…………………………………………………………………… . …….iv Danh mục các từ viết tắt ………………………………………………… . …...viii Danh mục các hình……………………………………………………… .……...ix Danh mục các bảng……………………………………………………… ……...x MỞ ĐẦU.......................................................................................................... . .....1 CHƢƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH………………………………………………….……………… ….6 1.1. Khái niệm về du lịch và các loại hình du lịch ………...….………..…. …..6 1.1.1. Du lịch, du khách và các đặc trưng của hoạt động du lịch ......…..….… ..6 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch ..................................................................... .….6 1.1.1.2. Du khách........................................................................................ ......6 1.1.1.3. Đặc trưng của du lịch...................................................................... .....7 1.1.2. Các loại hình du lịch ............................................................................... ..8 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và xây dựng chiến lƣợc………...……..… . .....9 1.2.1. Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược .................................. .....9 1.2.1.1. Chiến lược ................................................................................. ..........9 1.2.1.2. Quản trị chiến lược ……………………………….……………… . ..10 1.2.1.3. Các nhóm chiến lược ..................................................................... . ...10 1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược ......................................................... ......10 1.2.2.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức ...................................... .10 1.2.2.2. Nghiên cứu môi trường .................................................................. ...11 1.2.2.3. Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược ............................... .. ....13 1.2.3. Các công cụ xây dựng và đánh giá các yếu tố .................................. ......13 1.2.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp(IFE). . 13 1.2.3.2. Ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp(EFE).. 14 1.2.4. Công cụ xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa .................. ...15 1.2.5. Công cụ để lựa chọn chiến lược ............................................................ . 16 v Tóm tắt chƣơng 1…………………………………..……………………………… ..17 CHƢƠNG 2- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN…………………..………………………………………… . ...18 2.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận…………... ..18 2.1.1. Khái quát các yếu tố về môi trường tự nhiên - văn hóa - xã hội……. . ....18 2.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... ....18 2.1.1.2. Hiện trạng đất đai ....................................................................... .......19 2.1.1.2.1. Về thổ nhưỡng........................................................................ . .....19 2.1.1.2.2. Về quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ................................. ........20 2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................... ...........21 2.1.1.4. Tài nguyên nước ............................................................................. ...22 2.1.1.5. Tài nguyên rừng ............................................................................ ....24 2.1.1.6. Tài nguyên biển .............................................................................. . ..25 2.1.1.7. Cảnh quan thiên nhiên .................................................................. .....26 2.1.1.8. Nguồn nhân lực ........................................................................... ......27 2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội của Ninh Thuận, giai đoạn 2006 –2012... . 30 2.1.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. ....30 2.1.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng................................................................... ...32 2.2 Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 20062012………….…………….…………………………………………… ….39 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch Ninh Thuận ............. .....39 2.2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Ninh Thuận .......................... ...39 2.2.3. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006- 2012....... ..41 2.2.3.1. Họat động quảng bá xúc tiến du lịch ..........................................….. .41 2.2.3.2. Xây dựng hình ảnh điểm đến ........................................................... .42 2.2.3.3. Thông tin du lịch ........................................................................... ....43 2.2.3.4. Khách du lịch ................................................................................. ...44 2.2.3.5. Họat động tài chính......................................................................... ...45 2.2.3.6. Họat động đầu vào........................................................................... ...46 2.3. Những tác động của môi trƣờng đến hoạt động du lịch Ninh Thuận.. . ..52 2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô………...…...………………….… 52 2.3.1.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................... .....52 vi 2.3.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật ..................................................... ........53 2.3.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội .............................................................. ..........54 2.3.1.4. Yếu tố dân số............................................................................. .........55 2.3.1.5. Yếu tố tự nhiên .......................................................................... ........55 2.3.1.6. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật ........................................................ ........57 2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ……………………………...……57 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................... .......57 2.3.2.2. Khách hàng.................................................................................... .....60 2.3.3. Các nhân tố khác …………………………...………………..…....... .....60 2.3.3.1. Cơ sở vật chất ................................................................................ ....60 2.3.3.2. Sản phẩm du lịch ............................................................................. ..62 2.3.3.3. Hiệu quả kinh doanh....................................................................... ....62 2.3.3.4. Yếu tố con người.............................................................................. ..63 2.3.3.5. Các yếu tố khác ............................................................................... ..63 2.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Ninh Thuận……………………………………………………….……………... …..63 2.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE ........................................ ...63 2.4.2. Nhận định cơ hội (O), thách thức (T) .................................................. ...65 2.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE ........................................... ..66 2.4.4. Nhận định điểm mạnh (S), điểm yếu (W) ............................................. ..69 Tóm tắt chƣơng 2……..…………………………………………………………..... .70 CHƢƠNG 3 - CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020……………………………….…………………………..………. . .71 3.1. Dự báo h t t iển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020………..………. . .71 3.1.1. Mục tiêu .............................................................................................… .71 3.1.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch .....................................……...... ..71 3.1.2.1. Dự báo các yếu tố môi trường tác động đến phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020........................................................................................…. ..….71 3.1.2.2. Dự báo các chỉ tiêu cơ bản .............................................................. ..73 3.2. Chiến lƣợc phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 …………..... .73 3.2.1. Hình thành chiến lược qua phân tích ma trận SWOT ........................ .....73 3.2.2. Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM................................................ .74 vii 3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc lựa chọn……...……..………...…. ...82 3.3.1. Giải pháp cho chiến lược thu hút đầu tư du lịch ............................. ........82 3.3.2. Giải pháp cho chiến lược tập trung ...................................................... ...83 3.3.3. Giải pháp cho chiến lược cải tiến quản lý ........................................ . ......85 3.3.4. Giải pháp cho chiến lược quy hoạch du lịch ......................................... . .86 3.4. Kiến nghị................................................................................................... ..88 3.4.1. Về phía địa phương ................................................................................. 88 3.4.2. Về phía cơ quan Trung ương .................................................................. 89 Tóm tắt chƣơng 3 ..................................................................................................... ..90 KẾT LUẬN ………………….……………………………………………… . .91 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….….. . .93 PHỤ LỤC………………………………………………….....……................. . 95 viii Danh mục các t viết tắt - AS (Attractiveness Score) : Số điểm hấp dẫn. - ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. - EFE ( External Factor Evaluation Matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. - FDI ( Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài. - GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội. - GNP (Gross National Product) : Tổng sản phẩm quốc dân. - IFE ( Internal Factor Evaluation Matrix): Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong. - TAS (Total Attractiveness Score) : Tổng số điểm hấp dẫn. - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. - TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh. - UBND : Ủy ban nhân dân. - QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) : Ma trận hoạch định định lượng các chiến lược. - R&D (Research and Development) : Nghiên cứu và phát triển. - SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức. - WWF (World Wide Fund For Nature) : Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã của Liên hợp quốc. - WTO (World Trade Organization) : Tổ chức Thương mại thế giới. - WTTC ( World Tourism and Travel Council): Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới. ix DANH MỤC H NH Hình Nội dung Trang Hình 1.1 Chiến lược dự định và chiến lược thực hiện 10 Hình 1.2 Mô hình kim cương của M. Porter, 2008 12 Hình 1.3 Mô hình xây dựng chiến lược 13 x DANH MỤC B ẢNG Hình Nội dung Trang Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận 21 Bảng 2.2 Dân số và lao động tỉnh Ninh Thuận 28 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Thuận 29 Bảng 2.4 Tăng trưởng GDP của tỉnh Ninh Thuận ( 2006 - 2012) 30 Bảng 2.5 Tình hình thu hút vốn đầu tư của Ninh Thuận(2006 -2012) 31 Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu về cấp nước 36 Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về môi trường 37 Bảng 2.8 Kết quả kinh doanh của ngành du lịch Ninh Thuận 41 Bảng 2.9 Lượng khách du lịch đến Ninh thuận thời kỳ 2005 - 2012 44 Bảng 2.10 Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 45 Bảng 2.11 So sánh các chỉ tiêu thực hiện của du lịch các tỉnh năm 2012 60 Bảng 2.12 Năng lực và điều kiện phục vụ các cơ sở ngành du lịch 61 Bảng 2.13 Ma trận các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch Ninh Thuận 64 Bảng 2.14 Ma trận các yếu tố bên trong ngành du lịch Ninh Thuận 67 Bảng 3.1 Bảng chiến lược dựa trên ma trận SWOT 73 Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm S/O 74 Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm S/T 76 Bảng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm W/O 77 Bảng 3.5 Ma trận QSPM cho nhóm W/T 79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông - Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tốt cho du lịch nước ta phát triển. Kinh tế du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là nhân tố tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính ngành du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy tiến trình giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội… tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn cầu, tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và hợp tác, tiến bộ xã hội giữa các dân tộc, các quốc gia. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể, tổ chức nhà nước về du lịch được kiện toàn từng bước, cơ sở vật chất kỹ thuật được phát triển, quan hệ hợp tác quốc tế được củng cố và mở rộng, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được chú trọng, tạo điều kiện để thu hút khách trong nước và quốc tế, tạo thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, tạo được tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế. Với vị trí thuận lợi là nằm giữa trục tam giác ba tỉnh Lâm Đồng- Bình ThuậnKhánh Hoà, nhất là bờ biển dài 105 km với những vũng, vịnh đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc như : Tháp Poklongiarai, Chùa Ông, Di thích lịch sử Cà Đú, Bẩy đá Pi Năng Tắc, các bãi biển Ninh Chữ, Bình Tiên, Cà Ná, vịnh Vĩnh Hy, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp,... cũng như vô số các hòn đảo, bãi biển, hang động và các sinh hoạt văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, là những lợi thế để phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế thị trường cùng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về du lịch gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo 2 hướng công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch để xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Thuận, tham gia du lịch chuyên đề của cả nước, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân. Qua đó, tỉnh Ninh Thuận đã có những chủ trương tập trung đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tích luỹ cho ngân sách. Tuy nhiên, so với lợi thế thì mức độ khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch và phát triển của Ninh Thuận chưa cao. Công tác quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch Ninh Thuận, tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống và xây dựng phương pháp luận về phát triển du lịch, chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng du lịch tỉnh Ninh Thuận; đặc biệt là chưa định hướng rõ nét phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì những lý do trên, qua tìm hiểu thực trạng du lịch tỉnh Ninh Thuận, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020” làm luận văn cao học của mình. Luận văn này muốn góp thêm một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận về việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại một địa phương giàu tiềm năng về du lịch, xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp phát triển du lịch từ nay đến năm 2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng chiến lược phát triển du lịch cho tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn trên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2006- 2012. - Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. 3 - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận. - Phạm vi nghiên cứu : + Về không gian: toàn bộ các hoạt động về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. + Về thời gian : đánh giá thực trạng hoạt động ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006-2012, trong đó có sử dụng tình hình và số liệu của giai đoạn trước để so sánh. Dự báo phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê và so sánh. Đặc biệt là kết hợp với điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhận định về du lịch của một số cán bộ, công chức có liên quan đến quản lý du lịch, ý kiến của một số khách du lịch (điều tra mẫu, ngoại suy) để có thể phân tích đúng thực trạng. - Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Vùng nghiên cứu là các sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch Ninh Thuận. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp bản đồ để xác định các vùng tài nguyên du lịch cần nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp là số liệu thống kê thu thập từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong ngành. Các tài liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu thống kê liên quan đến hoạt động du lịch Ninh Thuận của Sở Văn hoá,Thể thao & Du lịch Ninh Thuận và Cục Thống kê Ninh Thuận, nguồn nghiên cứu của nhiều luận văn nghiên cứu về du lịch Ninh Thuận, sách báo, bài viết, internet, văn bản của Chính phủ; Bộ Văn hoá,Thể thao & Du lịch, Viện nghiên cứu du lịch, UBND tỉnh Ninh Thuận. - Phương pháp phân tích số liệu: + Mục tiêu 1: Sử dụng phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu điều tra nhằm nhận dạng, tổng hợp và đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch Ninh Thuận. Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích thống kê đánh giá thực trạng hoạt 4 động du lịch Ninh Thuận. Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích thống kê những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch Ninh Thuận. + Mục tiêu 2: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên đồng thời sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thu thập để nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Ninh Thuận + Mục tiêu 3 : Lập các ma trận yếu tố bên trong IEF, yếu tố bên ngoài EEF, ma trận SWOT đ ể phân tích lựa chọn chiến lược. Lập ma trận QSPM để xác định chiến lược tối ưu và đề ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Ninh Thuận trên cơ sở các chiến lược đã lựa chọn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Luận văn làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức như : những lý luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình du lịch chủ yếu, khái niệm những điều kiện cấu thành các loại hình du lịch...Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch, để đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận. - Tổng hợp những kinh nghiệm một số địa phương trong nước thành công trong phát triển du lịch, liên hệ hoàn cảnh thực tiễn tỉnh Ninh Thuận để đề xuất những giải pháp phát triển du lịch một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Đồng thời, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận. 6. Tình hình nghiên cứu Một số luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này mà tác giả biết như sau : Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020- Mai Thị Ánh Tuyết- ĐH Kinh tế TP.HCM, TP.HCM 2007; Định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020- Trần Thị Thanh Phượng-ĐHNT, Nha Trang-2009. Qua hai đề tài luận văn trên, ta thấy được đóng góp chính của cả hai đề tài trên là đã cung cấp một cách khái quát về cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch; phân 5 tích được thực trạng và kết quả hoạt động của ngành du lịch tại địa phương. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp chiến lược để lựa chọn để có thể ứng dụng tại địa phương trong việc định hướng và phát triển ngành du lịch tại địa phương theo mục tiêu đã đề ra trong những giai đoạn phát triển tiếp theo tại hai địa phương trên. Kết quả nghiên cứu của hai đề tài này có tính ứng dụng trong phạm vi tại hai địa phương trên, chưa ứng dụng tại các địa phương khác và cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,…Luận văn được kết cấu gồm 3 phần chính như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. Chƣơng 2 : Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận. Chƣơng 3: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Khái niệm về du lịch và các loại hình du lịch 1.1.1. Du lịch, du khách và các đặc trƣng của hoạt động du lịch 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và những năm gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “ Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Năm 1930, Clusman (người Thụy Sỹ) cho rằng: “ Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”. Vào tháng 6 năm 1991, tại Ottawa (Canada) diễn ra Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch cũng đã đưa ra định nghĩa : “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên ( nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”. Dưới góc độ địa lý du lịch, Pirogionic (1985) cho rằng : “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Tại khoản 1, điều 4 của Luật Du lịch năm 2005, có định nghĩa về du lịch : “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.1.2. Du khách Theo khoản 2 của điều 4 và khoản 1, 2, 3 của điều 34 của Luật Du lịch số 7 44/2005/QH XI (ban hành năm 2005) có định nghĩa về khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đ i học, làm việc hoặc hành nghề đ ể nhận thu nhập ở nơi đến”. “Khách du lịch bao gồm: Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội đ ịa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. 1.1.1.3. Đặc trƣng của du lịch Du lịch có những đặc trưng nổi bật sau: - Du lịch là tổng hợp thể của nhiều hoạt động như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi dưỡng sức, chữa bệnh... còn có nhiều nhu cầu như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí... do nhiều dịch vụ cung cấp đem lại. - Tính chất hoạt động phục vụ du lịch đến với du khách rất khác nhau. Vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính xã hội cao giữa người với người, giữa người với thiên nhiên; vừa có tính văn hóa giữa người với thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của từng dân tộc... là họat động quan hệ qua lại giữa 4 nhóm nhân tố là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch. - Sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình (là hàng hoá) và yếu tố vô hình (là dịch vụ du lịch) thường chiếm 90%. Dịch vụ không thể hiện bằng sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng, có tính không thể di chuyển, tính thời vụ, tính trọn gói, tính không đồng nhất... - Chất lượng dịch vụ du lịch chính là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, được xác định bằng việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ là sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự bảo đảm, sự đồng cảm và tính hữu hình. Trong đó có 4 chỉ tiêu mang tính vô hình, một chỉ tiêu mang tính hữu hình về điều kiện làm việc, trang thiết bị, con người, phương tiện thông tin… mang thông điệp gửi tới khách hàng về chất lượng của dịch vụ du lịch. - Sản phẩm du lịch thường gắn bó với yếu tố tài nguyên du lịch (tài nguyên 8 du lịch kết hợp của cảnh quan thiên nhiên và thành quả lao động sáng tạo của con người có thể đ ư ợ c sử dụng cho các hoạt đ ộng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch). Tài nguyên du lịch có thể trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch. Du khách phải đến địa điểm có tài nguyên du lịch để tiêu dùng các sản phẩm đó và thoả mãn nhu cầu của mình. Quá trình tạo sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và không gian. Do đ ó, việc thu hút khách đ ến nơi có sản phẩm du lịch là nhiệm vụ quan trọng của các nhà kinh doanh du lịch, là nhiệm vụ của chính quyền địa phương và nhân dân cư trú quanh vùng có sản phẩm du lịch, đ ặc biệt trong đ iều kiện tiêu dùng các sản phẩm du lịch có tính thời vụ (do tính đa dạng và trải rộng trên nhiều vùng của các sản phẩm đó). - Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch, đó là khách du lịch, nhà cung ứng du lịch và phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên các yếu tố trên chưa thể hiện các khía cạnh phức tạp, đặc biệt là khía cạnh tâm lý của khách hàng. Khi phải tìm hiểu nhu cầu của họ về nhu cầu sinh lý, an toàn, giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, tự hoàn thiện để cung ứng dịch vụ thoả mãn sự trông đợi của họ về sự tao nhã, sự sẵn sàng, sự chú ý cá nhân, sự đồng cảm, kiến thức, tính kiên định, tính đồng đội... 1.1.2. Các loại hình du lịch Loại hình du lịch rất đ a dạng, có thể là một loại hình sản phẩm đơn, có thể là một tổ hợp các yếu tố sản phẩm để có thể có một sản phẩm mới như sản phẩm du lịch trọn gói kết hợp tất cả các loại hình sản phẩm du lịch phi vật thể để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh với một mức giá xác định cho khách hàng. Có thể là các sản phẩm là một khu du lịch hoặc một trung tâm du lịch với mục tiêu chiến lược của sản phẩm là thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, đối tượng có chọn lọc… như khu du lịch sinh thái, khu resort biển, khu du lịch nghỉ dưỡng…với đ ủ các dịch vụ trọn gói bên trong. Hoặc có thể đó là du lịch sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội dân gian… tổ chức kết hợp với các tiện nghi khác và chỉ có ý nghĩa trong khoảng một thời gian ngắn… Các lọai hình du lịch tựu trung thể hiện dưới 2 dạng tổng quát là : Du lịch vật chất (hình thể): Ăn uống, ngủ nghỉ, hướng dẫn, giải trí, tham quan, vận chuyển, dịch vụ giải trí… Du lịch phi vật chất (phi hình thể): Sự niềm nở của đơn vị- địa phương, kỹ năng quản lý và thực hiện của nhân sự, truyền thống văn hóa địa phương, sự nổi tiếng của 9 các sản phẩm của địa phương… Hiện nay có 6 loại hình du lịch là: du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; d u lịch tham quan; d u lịch thể thao; d u lịch vui chơi giải trí; d u lịch hội nghị-hội thảo. 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và xây dựng chiến lƣợc 1.2.1. Khái niệm về chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc 1.2.1.1.Chiến lƣợc Trong tác phẩm Quản trị chiến lược (2007) của tác giả Nguyễn Thị Kim Anh có đưa ra các khái niệm về chiến lược của ba tác giả ở các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như sau: Theo Jame B.Quinn, thuộc trường đại học Dartmouth thì “ Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”. Như vậy, chiến lược là tổng thể các lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện tầm nhìn, mục tiêu của đơn vị. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phải dung hòa giữa điều chúng ta mong muốn và điều có thể thực hiện được, phải phối hợp các giá trị trong sự gắn kết với nhau tạo thành một hệ thống chiến lược. Việc nhận thức về tầm quan trọng của chiến lược ngày nay ngày càng tăng và là mục tiêu mà các nhà quản trị phải nỗ lực rất nhiều đ ể phát triển các chiến lược cho tổ chức của mình sao cho những chiến lược dự định ít khác biệt nhiều so với những gì mà tổ chức thực hiện. 1 Chiến lược dự định 2 Thực hiện tuân theo dự kiến Điều chỉnh linh hoạt trong quá trình thực hiện Chiến lược được thực hiện 3 Chiến lược không được thực hiện Chiến lược ngoài dự kiến Hình 1.1. Chiến lƣợc dự định và chiến lƣợc thực hiện. Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh(2007), Quản trị chiến lược, Đại học Nha Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất