Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch làng nghề xã hồng vân, huyện thường tín, hà nội trong giai đo...

Tài liệu Phát triển du lịch làng nghề xã hồng vân, huyện thường tín, hà nội trong giai đoạn hiện nay

.PDF
81
192
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ HỒNG HẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ HỒNG HẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ngành: Việt Nam Học Mã ngành: 60220113 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC HỮU HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học " Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đỗ Thị Hồng Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1 ...................................................................................................................10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ HỒNG VÂN ..................................10 1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................10 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch tại địa phương ................13 Chương 2 ...................................................................................................................17 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XÃ HỒNG VÂN, .................................17 HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI ...........................................................................17 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................18 2.2. Đặc điểm cơ cấu ngành nghề tại địa phương .............................................20 2.3. Hoạt động Du lịch tại địa phương .............................................................. 31 2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội ................................................................................... 37 2.5. Đánh giá về các hoạt động du lịch tại địa phương ....................................41 Chương 3 ...................................................................................................................51 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................51 LÀNG NGHỀ TẠI XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI .............51 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn xã ............................51 3.2. Định hướng xây dựng phát triển xã du lịch ............................................... 54 3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ..................................................57 KẾT LUẬN ...............................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 66 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTX: Hợp tác xã OVOP: One Village One Product Movement (Mỗi làng một sản phẩm) OTOP: One Town One Product (Mỗi địa phương một sản phẩm) MICE: M – Meeting (Hội nghị); I – Incentives (Khen thưởng); C – Conventions (Hội thảo); E – Exhibitions/ Event (Triển lãm/ Sự kiện) (Là loại hình du lịch đặc biệt kết hợp với các hoạt động cụ thể) DLLN: Du lịch làng nghề DLST: Du lịch sinh thái UBND: Ủy ban nhân dân NQ: Nghị quyết TW: Trung ương CP: Chính phủ 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu 2.1. Lượng khách đến Nông trại giáo dục từ năm 2015-2018..........................24 Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu người/ năm của các hộ dân trong HTX .............25 Biều 2.3. Lượng khách đến đền Mẫu - Xâm Thị năm 2019 .....................................33 Bảng 3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 3 năm 2019 ........................................52 Bảng 3.2. Kết quả tình hình đón khách du lịch .........................................................52 Bảng 3.3. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn xã Hồng Vân ....................53 Bảng 3.4. Thống kê số lượng phương tiện phục vụ du lịch ......................................54 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ khách quay trở lại cho thấy tính cạnh tranh của du lịch. Tuy nhiên, do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên tính cạnh tranh của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới góc độ kinh tế du lịch, tỷ lệ khách quay trở lại không phải là chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách phát triển ngành. Nhìn từ kinh nghiệm bên ngoài, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các chỉ số cơ bản đo lường tính cạnh tranh của ngành du lịch một quốc gia gồm có: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch inbound theo từng thị trường, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, thủ tục thị thực nhập cảnh, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách, và chương trình hành động của ngành Du lịch. Ngoài ra còn có một số chỉ số phụ như: mức độ đa dạng hóa thị trường, nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sách chính phủ dành cho ngành Du lịch, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch... Tham khảo những chỉ số này có thể thấy tỷ lệ khách quay trở lại không nằm trong các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của ngành du lịch. Mặt khác, về bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm. Nhìn chung, khách du lịch luôn muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền 3 văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau. Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống bên cạnh quá trình lao động, làm việc. Họ có điều kiện dành thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Việc lựa chọn một điểm đến cũ có thể sẽ không phải là ưu tiên của họ nếu không có một nhu cầu đặc biệt nào đó hoặc sự cảm mến, gắn kết đặc biệt. Huyện Thường Tín với truyền thống “Đất danh hương”, đất trăm nghề với 450 di tích lịch sử cùng 126 làng nghề huyện Thường Tín là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tâm linh gắn với du lịch làng nghề và sinh thái. Hồng Vân là xã nằm ở phía đông của Huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội 18 km về phía Nam. Với chiều dài hơn 4,5 km, chiều rộng khoảng 2 km. Dòng sông Hồng chảy qua ôm lấy sườn phía Đông của xã từ Bắc xuống Nam, kéo dài từ Xâm Thị đến Vân La, hàng ngàn năm nay bồi đắp phù sa tạo nên vùng đất màu mỡ nuôi sống người dân Hồng Vân. Bên cạnh đó xã có tuyến đường 427 liên tỉnh và hệ thống giao thông đường thuỷ Sông Hồng chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Xã Hồng Vân là xã thuần nông, nhân dân trong xã chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp với nghề: Trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, trồng rau màu…. Đặc biệt xã có 02 làng nghề Sinh vật cảnh được UBND tỉnh Hà Tây công nhận năm 2008 là: Làng nghề Sinh vật cảnh Xâm Xuyên và làng nghề Sinh vật cảnh Cơ Giáo. Hiện nay trên xã có 30 nghệ nhân, thợ giỏi, có khả năng chế tác nhưng tác phẩm cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai, đồ đá mỹ nghệ… nổi tiếng xứ Bắc. Tại Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân lần thứ XXVI đã đưa ra các mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội của xã như sau: Tốc dộ tăng trưởng kinh tế bình quân các ngành từ 14,5% trở lên. Cơ cấu: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 35%; thương mại, dịch vụ đạt 50%; nông nghiệp còn 15%. 4 Tổng thu ngân sách nhà nước theo phân cấp tăng bình quân 10%/năm so với kế hoạch huyện giao. Phấn đầu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 46-49 triệu đồng. Giữ vững và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2020 xã Hồng Vân cơ bản trở thành xã “Du lịch – sinh thái – làng nghề”. Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta. Một điều tất nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và động lực của quá trình vận động, phát triển.Với tất cả những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam cũng được chú trọng, phát triển nhằm tạo ra sản phẩm hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi làng nghề. Trên thực tế, du lịch làng nghề Việt Nam đã thu hút một lượng du khách đáng kể nhưng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp. Tiềm năng là vậy nhưng khách đến làng nghề vẫn rất ít dù đã có khá nhiều chương trình tuor giới thiệu. Ở nhiều địa phương, mặc dù đã có chủ trương từ cấp quản lý gắn làng nghề với phát triển du lịch các làng nghề cũng đã có định hướng phát triển du lịch, thậm chí có tên trong sản phẩm tuor của các hãng lữ hành, song vẫn chưa có biến chuyển tích cực. Các làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng và phát triển 5 du lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, một thực trạng cũng cần được đánh giá đến đó là các làng nghề ở nước ta, nhiều về số lượng, phong phú về loại hình sản xuất, nhưng hàng nghìn “mỏ tài nguyên du lịch” ấy không cho ra nổi một sản phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của du lịch Việt Nam. Các làng nghề ở Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, gỗ Vân Hà, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động… có thể nói đã “ăn nên làm ra” nhờ xuất khẩu các đồ mỹ nghệ, nhưng việc “xuất khẩu tại chỗ” cho khách du lịch lại không được lưu tâm tới. Đối với việc phát triển du lịch làng nghề thì đây thực sự là một thiếu sót lớn, bởi các làng nghề quá chú trọng vào thị trường tiêu dùng đồ mỹ nghệ cao cấp mà không quan tâm tới thị trường đồ lưu niệm bình dân khi mà thị trường này đang rất sôi động và mang lại nguồn thu lớn. Đó là chưa kể đến việc các sản phẩm còn quá đơn điệu và không hợp với nhu cầu của thị trường. Người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật, sản xuất theo ý thích bản thân hoặc rập khuôn theo truyền thống mà chưa có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch. Một điều dễ dàng nhận thấy rằng tiềm năng phát triển du lịch làng nghề là rất lớn, nhưng thế mạnh này lâu nay vẫn chưa được khai thác tốt vì nhiều lý do. Thực tiễn cũng cho thấy, với nhiều làng nghề, nhiều người thợ thủ công, những biện pháp, giải pháp mà cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương nêu ra là rất nhiều, có điều, để triển khai thực hiện, áp dụng vào thực tế thì họ lại không biết bắt đầu từ đâu. Du lịch làng nghề là một tiềm năng lớn để khai thác, một số nước trong khu vực châu Á đã có những thành tựu nhất định, ví dụ điển hình là Thái Lan và Nhật Bản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về DLLN đồng thời vận dụng những kiến thức đã học về du lịch để áp dụng nghiên cứu về DLLN và thực trạng của hoạt động DLLN ở Hồng 6 Vân từ khi đưa vào khai thác, từ đó xác định hướng khai thác hợp lý, kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển du lịch bền vững. Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh du lịch Hồng Vân đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển du lịch của huyện Thường Tín nói chung và Hồng Vân nói riêng. Đề xuất một số giải pháp cho phát triển DLLN ở Hồng Vân. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLLN Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển DLLN ở Hồng Vân, tìm hiểu những hạn chế còn tồn tại cần giải quyết. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng của khu du lịch, luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp phát triển loại hình DLLN ở khu du lịch Hồng Vân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Hoạt động du lịch sinh thái làng nghề trên địa bàn xã Hồng Vân. - Phạm vi: xã Hồng Vân từ năm 2014 đến 2019. - Khách thể nghiên cứu: Các cơ quan quản lý về du lịch trên địa bàn xã, hộ gia đình, các công ty lữ hành hoạt động trên địa bàn xã Hồng Vân 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng, nhà nước về phát triển du lịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải phân loại, so sánh và chọn lọc những thông tin có giá trị nhất để sử dụng trong bài viết. Đây là phương pháp giúp nhận rõ những thông tin cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người 7 có trách nhiệm là rất cần thiết. Quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu thập được phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp vô cùng quan trọng để thu thập được những thông tin xác thực cho đề tài tăng tính thuyết phục. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan và có những đánh giá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tính phiến diện trong khi nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp so sánh tổng hợp: Phương pháp này nhằm định hướng cho người viết thấy được tính tương quan giữa các yếu tố và từ đó thấy được hiện trạng và sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động du lịch tại nơi đang nghiên cứu. Việc so sánh tổng hợp các thông tin và số liệu đã thu thập được giúp người viết hệ thống được một cách khoa học những thông tin số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn. Đây là phương pháp giúp cho người viết thực hiện được mục tiêu dự báo, đề xuất các dự án, các định hướng phát triển, các chiến lược triển khai quy hoạch các dự án mang tính khoa học và đạt hiệu quả cao. 5.2.4.Phương pháp điều tra xã hội học Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp một số du khách tham gia du lịch tại điểm du lịch Hồng Vân và những người có trách nhiệm quản lý khu du lịch, những người cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Qua đây có thể biết được tính hấp dẫn của khu du lịch, tâm tư nguyện vọng của du khách cũng như của người dân địa phương, những người đang trực tiếp làm du lịch từ đó có cái nhìn xác thực về tài nguyên và hoạt động du lịch tại nơi nghiên cứu 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Gớp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái làng nghề. Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch làng nghề của Hà Nội. 8 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển du lịch, đặc biệt phát triển du lịch sinh thái làng nghề ở Hà Nội và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. Kết cấu của đề tài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; bố cục đề tài gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp cho phát triển du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ HỒNG VÂN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch là gì? “Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những nhà nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này”. Theo I. I. Pirogionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.[24,tr.15] Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. [24,tr.6] Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội. 1.1.2. Sản phẩm du lịch Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch: Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch”. [22, tr.7] Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. 10 Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hoá, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch. 1.1.3. Tài nguyên du lịch Theo giáo trình Địa lý du lịch: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá- lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [22, tr.33]. Theo Luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá”. [22,tr.6] “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. [22,tr.17]. 1.1.4. Du lịch làng nghề truyền thống Nhìn chung khái niệm du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa. Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Xu hướng hiện đại ngày nay cuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhu cầu đi du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày càng cao, vậy du lịch làng nghề truyền thống là gì? Trước hết phải hiểu thế nào là du lịch văn hóa, vậy du lịch văn hóa là: Theo Tiến sĩ Trần Nhạn trong (Du lịch và kinh doanh du lịch) thì: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn 11 hóa, những phong tuc tập quán còn hiện diện…Bao gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp,…[2, tr15] Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể. Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thể khác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến các làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống… 1.1.5. Du lịch bền vững “Du lịch bền vững là quá trình điều hành, quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luốn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại”. [21,tr.231]. Phát triển du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường cho các loài động thực vật và cả con người. Việc phát triển bền vững giúp cho chính quyền địa phương, các đơn vị hoạt động du lịch, người tổ chức du lịch và cả người dân địa phương đều được hưởng lợi. Ngoài ra nó còn đảm bảo các vấn đề xã hội như giảm bớt tệ nạn xã hội bằng cách ổn định việc làm cho người dân trong vùng. Du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bảo cho nguồn tài nguyên này sinh sôi nảy nở và phát triển cho thế hệ con em chúng ta cùng được hưởng lơi. Từ những khái niệm nêu trên, trong nghiên cứu này thì tác giả phát triển du lịch làng nghề được hiểu là: đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm các sản phẩm của làng nghề truyển thống, bên cạnh đó xây dựng chương trình hỗ trợ, khuyến khích nghệ nhân làng nghề sáng tạo sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách du lịch mà vẫn đảm bảo giá trị của việc bảo tồn các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch. 12 1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch tại địa phương 1.2.1. Căn cứ văn bản pháp luật, nghị quyết về phát triển du lịch Căn cứ Luật Du lịch năm 2017; Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Căn cứ Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 3/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo; Căn cứ Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo; Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Căn cứ Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND Thành phố quy định chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 08/3/2017 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thường Tín; 13 Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 15/5/2017 về thực hiện Kế hoạch số 13/KH-SDL ngày 10/02/2017 của Sở Du Lịch Hà Nội về thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân năm 2017; Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 26/3/2018 về thực hiện công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2018. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015-2020; Căn cứ Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 HĐND xã Hồng Vân khoá XXI nhiệm kỳ 2016 – 2021 về việc xây dựng và áp dụng thí điểm đưa các mô hình chuyển đổi hiện có để khai thác dịch vụ du lịch trên địa bàn xã Hồng Vân. 1.2.2. Căn cứ thực tiễn phát triển Du lịch tại địa phương Xã Hồng Vân có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và điều kiện tự nhiên tốt để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh, hàng hoá cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu khách du lịch. Cảnh quan, môi trường được đầu tư, bảo vệ, không gian xanh - sạch - đẹp, trong lành. Xã có 02 làng nghề sinh vật cảnh được UBND tỉnh Hà Tây trước đây công nhận và đang phát triển kinh tế tốt; tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Xã đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa và đạt chuẩn nông thôn mới; có điều kiện thuận lợi về quy hoạch đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Kết quả áp dụng thí điểm 08 mô hình để khai thác dịch vụ du lịch đã chứng minh hiệu quả từ việc phát triển kinh tế du lịch bao gồm: Hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về môi trường, sinh thái và hiệu quả về xã hội. Trong đó các mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn xã đã nhân tố then chốt do đã tăng cường đầu tư hạ tầng sản xuất, quảng bá và xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời đã đưa phương thức sản xuất công nghiệp áp dụng trong nông nghiệp, có sự chuyên môn hóa trong các khâu sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm đảm bảo 14 an toàn. Hoạt động của các mô hình Hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn xã góp phần quan trọng trong việc khai thác, phát triển du lịch trên địa bàn xã. Có chính sách định hướng, khuyến khích và quan tâm đầu tư phát triển du lịch của Thành phố, huyện đối với xã. Từ các căn cứ pháp lý và thực tiễn nêu trên, tác giả nhận thấy việc phát triển, bảo tồn làng nghề theo định hướng phát triển du lịch là điều cần thiết. Ngoài việc phát triển làng nghề, thì du lịch đem đến nguồn lợi kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống của người dân tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. 15 Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch: Đưa ra các quan điểm về khái niệm du lịch và các khái niệm có liên quan như sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch bền vững một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Từ những khái niệm và hệ thống các lý luận nêu trên, tác giả đưa ra được nhận định cơ bản là căn cứ quan trọng để làm định hướng nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín nói riêng, Thành phố Hà Nội nói chung. Ngoài ra chương 1 còn trình bày khái quát về xã Hồng Vân là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân trong chương 2, và định hướng cũng như giải phát triển du lịch bền vững tại vùng đất ven đô này trong chương 3. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất