Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương...

Tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

.DOC
179
152
66

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TÔ KHÁNH TOÀN ph¸t triÓn dÞch vô ng©n hµng b¸n lÎ t¹i ng©n hµng th¬ng m¹i cæ phÇn c«ng th¬ng viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TÔ KHÁNH TOÀN ph¸t triÓn dÞch vô ng©n hµng b¸n lÎ t¹i ng©n hµng th¬ng m¹i cæ phÇn c«ng th¬ng viÖt nam Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Tô Khánh Toàn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và yêu cầu khách quan phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và yêu cầu khách quan phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại một số nước trên thế giới và bài học rút ra đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2008-2013 3.3. Đánh giá chung về sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 4.1. Phương hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian tới 4.3. Một số kiến nghị KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM CNTT CTTC CNH, HĐH DN DNNN DVNH ĐCTC ĐVCNT HĐQT HNKTQT HTX KTTT NHBL NHCT NHĐT NHTM POS SME SXKD TCKT TCTD TDQT TMCP TNHH Vietinbank VVN WTO Máy giao dịch tự động (Automatic Teller Machine) Công nghệ thông tin Cho thuê tài chính Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Dịch vụ ngân hàng Định chế tài chính Đơn vị chấp nhận thẻ Hội đồng quản trị Hội nhập kinh tế quốc tế Hợp tác xã Kinh tế thị trường Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng công thương Ngân hàng điện tử Ngân hàng thương mại Máy thanh toán thẻ (Point of Sale) Doanh nghiệp nhỏ và vừa Sản xuất kinh doanh Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Tín dụng quốc tế Thương mại cổ phần Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vừa và nhỏ Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.3: Thị phần huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 20082013 Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dư nợ của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.5: Nợ quá hạn và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.6: Thị phần cho vay vốn của Vietinbank giai đoạn 20082013 Bảng 3.7: Hoạt động dịch vụ thanh toán giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.8: Thị phần thẻ của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.9: Thị phần POS của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Bảng 3.10: Doanh số bảo lãnh của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Trang DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Biểu đồ 3.1: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Biểu đồ 3.2: Quy mô tăng trưởng dư nợ cho vay của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Biểu đồ 3.3: Diễn biến chất lượng dư nợ của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Biểu đồ 3.4: Doanh số bảo lãnh của Vietinbank giai đoạn 2008-2013 Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và HNKTQT, các NHTM phải đảm bảo phát triển mạnh mẽ năm yếu tố: Vốn tự có, công nghệ tiên tiến, phát triển dịch vụ, quản trị hệ thống và chiến lược phát triển. Trong đó, yếu tố phát triển dịch vụ và công nghệ tiên tiến là hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Để thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, đảm bảo chủ động HNKTQT, hiện nay các NHTM đang chú trọng tới phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng trên nền tảng công nghệ tiên tiến hướng tới khách hàng mục tiêu với sản phẩm đa dạng, hoạt động phân phối rộng khắp. Hoạt động của dịch vụ NHBL là cung ứng sản phẩm, DVNH tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ truyền thống hoặc thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và CNTT để sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Dịch vụ NHBL có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn của các thành phần kinh tế để cho vay cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, đem lại doanh thu chắc chắn, ít rủi ro, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM. Với một đất nước có gần 90 triệu dân và mức thu nhập ngày càng tăng, song tỉ lệ người dân sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn còn hạn chế, sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và của các loại hình doanh nghiệp đã tạo ra thị trường đầy tiềm năng của các NHTM, đặc biệt là thị trường dịch vụ NHBL. Vì vậy, phát triển dịch vụ NHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các 2 NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những NHTM cổ phần lớn do Nhà nước nắm cổ phần chi phối đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng với chất lượng cao. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam vẫn còn tập trung chủ yếu vào tín dụng và các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Dịch vụ NHBL còn yếu, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ, tài chính theo cam kết WTO, dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi "vòng" bảo hộ cho NHTM trong nước không còn. Sự tham gia của các tổ chức phi tài chính vào lĩnh vực ngân hàng càng ngày càng mạnh mẽ, các NHTM nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam chú trọng phát triển dịch vụ NHBL - một thị trường còn bỏ ngỏ ở nước ta. DVNH bán buôn, hướng tới các doanh nghiệp lớn ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của các NHTM trong nước. Do đó, không còn sự lựa chọn nào khác, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro, chống đỡ với sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM 3 trong và ngoài nước của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ NHBL, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL. - Tìm hiểu kinh nghiệm về phát triển các dịch vụ NHBL ở một số NHTM trên thế giới; rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, kể cả những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hướng trọng tâm vào nghiên cứu các dịch vụ bán lẻ truyền thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4 - Về không gian: Luận án nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ NHBL tại hệ thống Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam với chuỗi số liệu phân tích từ năm 2008 đến 2013 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước về phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM nói riêng. Luận án coi trọng các lý thuyết kinh tế hiện đại có liên quan trực tiếp đến phát triển DVNH và dịch vụ NHBL trong các NHTM. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chú trọng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và triển vọng phát triển các dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Luận án kế thừa những nhân tố hợp lý của các công trình khoa học đã được nghiên cứu, tiến hành phân tích, lựa chọn tri thức để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ NHBL. Đưa ra khái niệm về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ NHBL và phát triển dịch vụ NHBL. Trong đó, quan điểm về dịch vụ ngân hàng được nghiên cứu theo phạm vi rộng bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Phát triển dịch vụ NHBL chính là sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng là các doanh nghiệp NVV và khách hàng cá nhân, thông qua hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống mạng thông tin, điện tử viễn thông. 5 - Phân tích rõ những đặc điểm của việc phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện toàn cầu hóa và HNKTQT đang diễn ra mạnh mẽ. Từ đó, luận án chỉ ra vai trò của việc phát triển dịch vụ NHBL trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và sự phát triển của nền kinh tế. - Phân tích bối cảnh tình hình về thực trạng và xu hướng phát triển của dịch vụ NHBL hiện nay. Từ đó chỉ rõ yêu cầu khách quan của việc phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam trong quá trình HNKTQT. - Xác định rõ nội dung của phát triển dịch vụ NHBL và xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm đo lường mức độ thành công của việc phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM. - Làm rõ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện toàn cầu hóa và HNKTQT. - Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ NHBL tại một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Vietinbank nói chung và hoạt động dịch vụ NHBL của Vietinbank nói riêng, bao gồm cả những mặt tích cực cũng như những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó. - Trên cơ sở phân tích đánh giá bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế, luận án chỉ rõ những tác động tích cực, tiêu cực và cơ hội cho sự phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank. Căn cứ vào mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, luận án đã đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank. Đồng thời, luận án cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm phát triển nhanh và bền vững dịch vụ NHBL của các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Dịch vụ NHBL là một hoạt động kinh doanh truyền thống của hầu hết các NHTM và đã được đề cập trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đây vẫn là một lĩnh vực mới mẻ và cần được nghiên cứu, làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC Các nghiên cứu ngoài nước đề cập đến dịch vụ NHBL dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Từ khái niệm dịch vụ NHBL, các loại hình dịch vụ NHBL, những nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ NHBL tại một ngân hàng cụ thể, vai trò của dịch vụ NHBL cũng như nghiên cứu thị phần chiếm lĩnh của dịch vụ NHBL tại một số ngân hàng ở các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu về dịch vụ NHBL ở Bang New York của Cassy Glesson và Akua Soadwa [73] đã tiến hành khảo sát 207 NHBL trên toàn bang để hiểu rõ thêm về các hàng hóa và sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng này cung cấp cho khách hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra hơn 10 sản phẩm mà các ngân hàng này cung cấp, chi phí cũng như lợi nhuận mà các hoạt động này mang lại cho các ngân hàng (từ dịch vụ chuyển tiền, cho vay đào tạo tài chính, hỗ trợ thanh toán thuế thu nhập cá nhân…). Một số nghiên cứu của Tiwari, Rajnish and Buse, Stephan [78]; Brunner, A.Decressin, J.Hardy, D.Kudela [72] thì lại đi vào nghiên cứu khái niệm về dịch vụ NHBL và đưa ra những nghiên cứu định lượng về đóng góp của dịch vụ này trong sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại. Theo đó, NHBL là loại ngân hàng mà ở đó khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh địa phương của các NHTM lớn. Dịch vụ cung cấp gồm: cầm cố, tiết kiệm, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… NHBL thường đề cập đến các ngân hàng mà trong đó giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân nhiều hơn là với các công ty và các ngân hàng khác. Trong các nghiên cứu này cũng đề cập đến dịch vụ NHBL là tổ hợp các dịch vụ tài chính. 7 Nghiên cứu của Reynold E.Byers và Phillip J.Lederer [83] không đi vào khái niệm, tìm hiểu các loại hình dịch vụ NHBL mà đi vào nghiên cứu chiến lược dịch vụ NHBL: mô hình truyền thống, điện tử và những sự chọn lựa phân phối hỗn hợp. Theo nghiên cứu này thì việc xây dựng chiến lược phân phối dịch vụ NHBL là một vấn đề quan trọng trong ngành công nghiệp ngân hàng. Nghiên cứu này chỉ ra ảnh hưởng của công nghệ phân phối điện tử như PC bank là sự chọn lựa trong chiến lược bán lẻ này. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy: sự thay đổi trong thái độ và ứng xử của khách hàng, thay thế cấu trúc chi phí của ngân hàng với ảnh hưởng to lớn của công nghệ mới có ảnh hưởng đến sự chọn lựa chiến lược phân phối của ngân hàng. dịch vụ NHBL có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng “Một chi nhánh ngân hàng thiếu dịch vụ ngân hàng cá nhân là một ngân hàng có chiến lược tồi vì DVNH cá nhân thường chiếm đến hơn 40% tổng số giao dịch”. Trong nghiên cứu của hệ thống nghiên cứu Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về "Thị trường của những dịch vụ tài chính bán lẻ - Phát triển, hội nhập và ảnh hưởng kinh tế" [36], Ashcraft, A. and Schuermann, T. [67] làm rõ tính đảm bảo trong nghiệp vụ tín dụng cầm cố của ngân hàng; Bolt, W. and Chakravorti "Sự chọn lựa của khách hàng và sự chấp nhận thanh toán qua điện tử [71], Capgemini/Royal Bank of Scottland/European Financial Management & Market Association "Báo cáo thanh toán thế giới 2008" [74], Beijnen, Ch. and W. Bolt [70], Dell’Ariccia, G., Igan, D. and Laeven [77] nghiên cứu về sư bùng nổ tín dụng và những tiêu chuẩn cho vay: các bằng chứng từ thị trường cầm cố; Hirtle, B. J., and Stiroh, K.J “Sự trở lại của hoạt động bán lẻ của Ngân hàng Mỹ" [80]; Jonker, N. and A. Kosse "Hướng về thị trường thanh toán Châu Âu: Những kết quả nghiên cứu" đã phân tích: - Cuộc cách mạng của tài chính bán lẻ, vai trò của dịch vụ NHBL, xu hướng phát triển các NHBL, thanh toán bán lẻ, bảo hiểm, thị trường cầm cố, tài chính bán lẻ. 8 - Hội nhập của dịch vụ tài chính bán lẻ và thể chế của Nhà nước đối với hoạt động này (vai trò của luật pháp, thể chế, sự kết hợp của hai hoạt động này trong hoạt động tài chính bán lẻ ở Châu Âu; Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, sự đảo ngược trong luật bảo vệ người tiêu dùng và thách thức về thuế trong sự hội nhập thị trường bán lẻ; Những hoạt động xuyên quốc gia trong các dịch vụ tài chính bán lẻ và thông tin nội địa. - Những ảnh hưởng thực sự của dịch vụ tài chính bán lẻ (tài chính, NHBL, tín dụng tiêu dùng và tăng trường; tài chính liên doanh, sự đổi mới, sự năng động của nền dịch vụ ngân hàng; ảnh hưởng nội địa và cộng đồng của NHBL: thất nghiệp, bất bình đẳng và phát triển kinh tế [81]. Cũng trong một nghiên cứu khác về vai trò của dịch vụ tài chính bán lẻ đối với sự ổn định và hiệu quả thị trường tài chính, Stiroh, K. J chỉ rõ vai trò to lớn của dịch vụ NHBL đối với phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ, cụ thể: - NHBL đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế vì nó cung cấp tín dụng cho cá nhân và các công ty nhỏ, phân tán rủi ro. Các công ty vừa và nhỏ là nơi cung cấp việc làm và góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, họ là những đầu tàu quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế. Vì thế, dịch vụ NHBL hiệu quả và ổn định là vô cùng cần thiết đối với các hoạt động của những công ty này. Tuy nhiên, những công ty này rất khó khăn để tham gia vào những sân chơi lớn bởi nó phụ thuộc vào các ngân hàng cung cấp vốn cho chúng. Vì thế, sự sẵn có của vốn tín dụng ngân hàng đảm bảo đầu tư bền vững của các công ty, do đó có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Hội nhập vào thị trường các dịch vụ NHBL có thể nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ bởi việc hội nhập làm bộc lộ sự yếu kém trong thể chế và cấu trúc tài chính của các ngân hàng. Những yếu tố này có ảnh hưởng khác nhau trong rủi ro tín dụng và mô hình giá cả, sự khác nhau về thuế và thể chế, cơ sở hạ tầng. Các quốc gia nói chung và các ngân hàng nói riêng phải nỗ lực hết sức để 9 cải tổ. Sư thay đổi này sẽ dẫn đến sự phân phối tín dụng hợp lý hơn để đổi mới và phát triển các công ty [84]. Bauer, J.L [69] khi nghiên cứu dịch vụ NHBL lại tiếp cận ở chiến lược phát triển của các thể chế tài chính bán lẻ, cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các thể chế này, mở rộng thị phần bán lẻ tại các quốc gia mới nổi, đang phát triển. Không dừng lại ở nghiên cứu khái niệm, liệt kê các loại dịch vụ NHBL, nghiên cứu của Later John Kay [82] phân tích kỹ những đặc trưng của dịch vụ marketing NHBL. Trong các nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định rằng hầu hết mọi người không hiểu lắm về thuật ngữ NHBL. Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu vì các định nghĩa sử dụng trong công nghệ ngân hàng thường chỉ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. NHBL truyền thống chỉ tập trung vào các khách hàng tiềm năng và các sản phẩm dịch vụ tài chính bao gồm séc, tiết kiệm, công cụ của thị trường tiền tệ, cho vay mua nhà cho người nhập cư và các khoản vay thương mại. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Dịch vụ NHTM nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng cũng được đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu trong nước (các tạp chí, bài báo khoa học, hội thảo, các sách tham khảo, luận văn, luận án...). Các nghiên cứu này tập trung mổ xẻ, phân tích từ khái niệm, các loại hình dịch vụ NHBL, đến mô hình phát triển các NHTM trong tương lai với việc ứng dụng các dịch vụ NHBL tiên tiến, hiện đại. Một số nghiên cứu còn tiếp cận DVNH nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng theo từng lát cắt: nghiên cứu chủ yếu về lý luận, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ này tại một hoặc một số ngân hàng cụ thể, phân tích chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của các ngân hàng nước ngoài, hay các giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các NHTM nói chung, hoặc tiếp cận rời rạc từng khía cạnh nhỏ của dịch vụ NHBL. Tại một số NHTM cụ thể như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 10 Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam... cũng đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng hay phát triển thị trường dịch vụ thẻ, ATM, thanh toán điện tử... Nhưng hầu hết còn tiếp cận ở giai đoạn trước khi gia nhập WTO, hay khi chưa chuyển đổi các ngân hàng thương mại nhà nước thành NHTM cổ phần. Vẫn chưa có các công trình nghiên cứu tổng thể việc phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt nghiên cứu vấn đề này khi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn khi Việt Nam tiến hành thực hiện các cam kết mở cửa WTO, ngay sau khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu xuất phát từ Mỹ. Cụ thể: - Các công trình khoa học, các bài báo đề cập đến lý luận phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung như: Trịnh Bá Tửu [62] về đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại; Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo [26] nghiên cứu phương pháp định vị dịch vụ thẻ ngân hàng biểu đồ nhận thức và lược đồ Radar về giá trị thỏa mãn khách hàng, tìm kiếm các phương pháp đo lường dịch vụ ngân hàng; Nguyễn Văn Giàu [16] cải cách, mở cửa dịch vụ ngân hàng và ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hầu hết các công trình, bài báo, tạp chí trên mới chỉ đề cập đến quan niệm, dịch vụ ngân hàng nói chung, phân tích, tìm kiếm các mô hình, phương pháp thuần túy về mặt lý luận về hiệu quả các dịch vụ ngân hàng chứ chưa phân tích cụ thể dịch vụ NHBL hoặc một loại hình dịch vụ NHBL cụ thể. - Một số công trình khoa học, các bài báo lại tiếp cận dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng qua việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, các sản phẩm ngân hàng hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh và chủ động trong hội nhập, như Võ Kim Thanh [50]; Nguyễn Thanh Phong [47]; Nguyễn Thị Mùi [34]. Hầu hết các công trình khoa học này chỉ đề cập đến tính cấp thiết phải đa dạng hóa DVNH nói chung chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể vai trò của dịch vụ NHBL đối với hoạt động của các NHTM. 11 - Nhóm các công trình khoa học, các bài báo về phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới cũng có đề cập đến vai trò của dịch vụ NHBL đối với việc phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh: Anh Hòa [19]; Ngô Thị Liên Hương [23]. Thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại, Internet banking, Ebanking, SMS banking… cũng đã được nhiều học giả trong nước nghiên cứu. Các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu ở các mảng dịch vụ ngân hàng, việc tiếp cận DVNH hiện đại cũng chỉ mới cung cấp một cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng trong tương lai. Trong các nghiên cứu này, dịch vụ NHBL với những đặc trưng của nó vẫn chỉ được tiếp cận khá mờ nhạt, ở những khía cạnh khác nhau. - Các công trình khoa học, các bài báo đề cập về cạnh tranh phát triển DVNH trên thị trường Việt Nam cũng có đề cập đến dịch vụ NHBL: Anh Tuấn [61] đề cập đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại từ cạnh tranh lãi suất sang cạnh tranh dịch vụ; Phạm Thị Nguyệt [43] bàn về Ngân hàng TMCP trong cuộc cạnh tranh mới về dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt giữa các NHTM vô cùng gay gắt. Các công trình khoa học, các bài báo trên phần nào đã nêu lên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trên thị trường. Để phát triển kinh doanh, các NHTM tìm mọi biện pháp liên tiếp đưa ra thị trường các dịch vụ ngân hàng mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng các DVNH của khách hàng. - Nhóm các công trình khoa học, các bài báo đề cập về phát triển dịch vụ của các NHTM trong nước và nước ngoài: Trần Quốc Đạt [14]; Đào Thị Lan Hương [22]. Các công trình khoa học, các bài báo trên đã nêu một số kinh nghiệm thực tiễn việc phát triển dịch vụ ngân hàng ở một số NHTM trong và ngoài nước. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm quản lý giá cho việc phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam. - Nhóm các công trình khoa học, các bài báo đề cập về các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng đã tìm ra các giải pháp trong phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng như Nguyễn Văn Thạnh [53], đề 12 xuất các giải pháp đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam; Phạm Xuân Lập [29], đề xuất các giải pháp tạo vốn của NHTM Việt Nam. - Một số đề tài khoa học nghiên cứu hoạt của Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình HNKTQT trong đó tập trung nghiên cứu về: Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó chỉ ra vấn đề Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần giải quyết trong điều kiện toàn cầu hóa và HNKTQT. Luận án tiến sỹ của Trầm Thị Xuân Hương “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM Việt Nam trong tiến trình HNKTQT” [24], Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Phong “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế” [47]. - Luận án tiến sỹ của Đào Lê Kiều Oanh “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” [44]. Luận án nghiên cứu về hoạt động của ngân hàng bán buôn và bán lẻ, phân biệt sự khác nhau của hai loại hình dịch vụ này, từ đó có những giải pháp phát triển cụ thể trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. - Nhóm các công trình khoa học, các bài viết về vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, đã phân tích thực trạng và tìm ra các hướng đi thích hợp nhằm phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin: Lưu Thanh Thảo "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á châu" [55]; Lê Hoàng Nga "Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2015" [35]. Các công trình khoa học, các bài báo nêu trên tuy đã đề cập nhiều về vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng, song mỗi công trình khoa học, mỗi bài báo mới chỉ đề cập một khía cạnh nào đó về phát triển DVNH, đưa ra một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hoặc lồng ghép trong các nội dung nhằm đổi mới hoạt động của Ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất