Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực ...

Tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã hồ thầu, huyện tam đường, tỉnh lai châu

.PDF
107
624
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG NGA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ THỰC TIỄN XÃ HỒ THẦU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI- 2016 HÀ NỘI - năm VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG NGA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ THỰC TIỄN XÃ HỒ THẦU HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM TIẾN NAM HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Học viên Nguyễn Thị Hồng Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ............................................................................................................ 13 1.1. Khái niệm và đặc điểm về người dân tộc Dao .......................................... 13 1.2. Khái niệm và các tiêu chí đo lường nghèo đói ......................................... 18 1.3. Lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo ....................................................................................................... 25 1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo .......................................................................................................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HỒ THẦU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU .................................................. 40 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 40 2.2. Thực trạng các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu… ............................................................................................................. 49 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TÔC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HỒ THẦU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU .................................................. 65 3.1. Các quan điểm, định hướng, mục tiêu giảm nghèo người dân tộc Dao xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ................................................... 65 3.2.Một số giải pháp đối với người nghèo ....................................................... 67 3.3. Các giải pháp đối với cộng đồng............................................................... 73 3.4. Các giải pháp đối với cấp Trung ương và chính quyền địa phương ......... 73 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU Hình 1.1: Sơ đồ đo lường nghèo đa chiều....................................................... 24 Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm của các hộ nghèo .............................................. 43 Biểu 2.1: Thời gian trở thành hộ nghèo .......................................................... 44 Bảng 2.2. Lý do rơi vào hộ nghèo ................................................................... 45 Bảng 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ nghèo xã Hồ Thầu ....................... 46 Bảng 2.4: So sánh mức thu nhập và chi tiêu của hộ bình thường và hộ nghèo .... 48 Bảng 2.5: Bảng số liệu nghiên cứu thực trạng dịch vụ hỗ trợ xã hội ............. 50 Bảng 2.6. Đánh giá kết quả thực hiện các tiểu dự án thuộc Chương trình giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-2015) khoản tín dụng từ ngân hàng thế giới của nhóm phụ nữ xã Hồ Thầu: ......................................... 54 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CĐ Cộng đồng CTXH Công tác xã hội DTTS Dân tộc Thiểu số KT-XH Kinh tế - Xã hội NQ Nghị quyết PTCĐ Phát triển cộng đồng QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Trong những năm qua với chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 (gọi tắt là chương trình 30a) và Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đã thu được những kết quả khả quan, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện được công bằng xã hội, số hộ nghèo giảm nhanh. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao; đời sống người nghèo còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực miền núi, những xã vùng cao, vùng người dân tộc thiểu số. Có nhiều nguyên nhân làm cho kết quả công tác xóa đói giảm nghèo chưa đạt kết quả cao như cơ chế chính sách còn bất cập, chưa đồng bộ; nguồn lực đầu tư của Nhà nước và Xã hội chưa đáp ứng; công tác tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo, một số cộng đồng thôn bản còn có tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo, hay nói cách khác là năng lực của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo chưa được phát huy. Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực 1 tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái nghèo.[10, tr. 8] Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo. Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Sau 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Đã đến lúc xem xét, đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo vật chất, nghèo về con người và nghèo về xã hội [9, tr. 19]. Chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch 2 vụ xã hội cơ bản [7, tr. 11]. Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập. Hồ Thầu là xã thuộc diện khó khăn của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, gồm 10 bản với 602 hộ, 3041 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Dao có 2808 khẩu chiếm 92,34% (Theo thống kê của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, 2014). Trong những năm qua, Hồ Thầu được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Huyện Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể của huyện nên Hồ Thầu đã có những bước phát triển tốt, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện nhưng vẫn là xã nghèo, kém phát triển của huyện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm; sự tham gia của người dân để cùng giải quyết những vấn đề nghèo đói của cộng đồng chưa được phát huy… do vậy đời sống của một bộ phận nhân dân các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn cần được giải quyết. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động PTCĐ & các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng là hết sức cần thiết. Từ đó, đề xuất các giải pháp để các hoạt động PTCĐ theo hướng chuyên nghiệp hơn và khẳng định vai trò của nghề CTXH trong xóa đói giảm nghèo bền vững tại xã Hồ Thầu là một việc làm thiết thực vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Trong chương trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thanh niên năm 2016 (cơ quan tôi đang công tác) đã chọn Hồ Thầu là địa bàn nghiên cứu về vai trò của tổ chức Đoàn đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm nên rất thuận lợi cho việc lồng ghép với đề tài nghiên cứu luận văn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” làm luận văn thạc sĩ. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo dưới góc độ công tác xã hội mới được đề cập đến trong một số công trình. Xóa đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Poverty eradication and the role for social workers) của Nairobi (tháng 1 năm 2010) chỉ ra tác động của nghèo đói tới đời sống của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương; đồng thời đưa ra 3 phương pháp tiếp cận để xóa đói giảm nghèo là: - Tham vấn và sự tham gia của các cá nhân, gia đình và các nhóm dân cư trong các tình huống nghèo. Đây được coi là những yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. - Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp, các dự án thoát nghèo, hỗ trợ họ tăng sự tự tin là phương pháp phổ biến mà nhân viên xã hội đã được sử dụng trong quá khứ. Nhấn mạnh đến vai trò của các phương pháp và hợp tác quốc tế, nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo. Ở cấp độ vi mô, các nhân viên xã hội làm việc để đối phó với đói nghèo, đánh giá rủi ro, phải làm việc một cách sáng tạo để giúp người dân (cá nhân và cộng đồng) hiểu tình hình của họ và thay đổi hành vi, môi trường của họ. Phát triển cộng đồng đòi hỏi kỹ năng phân tích cộng đồng, lập kế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và hoạt động xã hội giữ một vai trò quan trọng. Nhân viên xã hội làm việc với những người nghèo và chứng kiến hành vi của họ thay đổi. Trong phương pháp này, cộng đồng thực hành kết hợp với làm việc với các cá nhân, gia đình và có công việc cộng đồng, tập trung vào nguồn lực và cơ hội tăng cường cùng với năng lực cá nhân và cá nhân phát 4 hiện ra các nguyên nhân nghèo đói của họ. Đó là điều cần thiết cho xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Vai trò của công tác xã hội trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines: tư tưởng, chính sách và các ngành nghề ( The role of social work in Philippines poverty – reducation program: ideology, policy, and the profession): bài viết (Châu Á Thái Bình Dương Tạp chí Công tác xã hội và Phát triển, tập 23, số 1, năm 2013, trang 35-47) xem xét vai trò của công tác xã hội trong 3 chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philipppines, nhấn mạnh đến việc kiểm tra tập trung vào các giá trị và nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện và mối quan hệ với quan niệm cụ thể của công tác xã hội. Có ý kiến cho rằng, vai trò của công tác xã hội trong các chương trình này phản ánh tư tưởng thống trị trong chính sách xã hội Philippines. Tính hợp tác nhận thức của phương pháp tiếp cận có liên quan đến mức độ mà họ thể hiện quan niệm chủ đạo của các vấn đề xã hội và công tác xã hội, đặc trưng bởi sự tham gia của nhân viên và khách hàng tập trung với mục đích thực sự thay đổi trong các cá nhân và môi trường trực tiếp của mình. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành, các nhà khoa học quan tâm. Trong đó đáng chú ý có một số công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến xóa đói nghèo và phương pháp phát triển cộng đồng ở nước ta như: Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), “Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu – nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Các tác giả đã đánh giá những thành tựu về kinh tế - xã hội hơn 10 năm thực hiện đổi mới đất nước ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc. Đồng thời đã chỉ ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng người dân 5 tộc thiểu số, nhưng không đề cập nhiều tới sự tham gia của cộng đồng, vai trò của cộng đồng trong việc giảm khoảng cách giàu – nghèo và công cuộc xóa đói giảm nghèo. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả), “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, 2001. Các tác giả đã phân tích khái quát tình hình nghèo đói của các nước trên thế giới; tình hình nghèo đói ở Việt Nam hiện nay; đưa ra các quan điểm, các giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề nghèo đói ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số với những đặc trưng riêng, khó khăn riêng chưa được các tác giả đi sâu phân tích. Trong đó có việc hõ trợ như thế nào? Hỗ trợ cái gì giúp cho cộng đồng tự thoát nghèo với sự trợ giúp, hỗ trợ của Nhà nước và Xã hội. Phạm Lệ Thu “Những giải pháp thiết thực thúc đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015”. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về nghèo đói; phương pháp xác định chuẩn nghèo; thực trạng nghèo đói và giải quyết công tác đói nghèo của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015; đề ra được một số giải pháp thiết thực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Điện Biên trong giai đoạn tiếp theo, trong đó có các giải pháp tổng thể (quy hoạch) và cụ thể (các giải pháp can thiệp đối với hộ nghèo, người nghèo). Tuy nhiên, vẫn thiếu các giải pháp hỗ trợ đối với người nghèo, hỗ trợ cộng đồng tham gia nhận diện, lập kế hoạch các hoạt động xóa đói giảm nghèo của người dân tộc thiểu số Điện Biên. Đối với các công trình, bài viết liên quan đến phương pháp phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo có các bài: Phan Huy Đường, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Phát triển cộng đồng: Phương pháp quan trọng của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo”. Tác giả đã nêu khái quát vai trò của phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo ở nước ta; các nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng; các phương thức của phát triển, trong đó nhấn mạnh phương thức tăng cường năng lực 6 của cộng đồng thông qua tăng cường năng lực cho người dân tham gia nhận diện vấn đề của người nghèo; lập kế hoạch; huy động nguồn lực cộng đồng. Nguyễn Mạnh Đôn, có bài viết trao đổi trên diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đăng ngày 20/02/2005) “Một số suy nghĩ về hoạt động phát triển cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc”, đã khái quát nêu 6 nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, trong đó có các giải pháp chủ yếu và cần được ưu tiên như: Nâng cao nhận thức và năng lực của người dân và cộng đồng; chuyển giao công nghệ theo hướng ưu tiên phù hợp đặc thù địa lý và dân tộc; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất và lưu thông. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh các hoạt động trên phải dựa trên nguyên tắc phát huy tối đa sự tham gia của người dân và cộng đồng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các chương trình, dự án; cần sử dụng phương pháp tiếp cận cho phù hợp; xây dựng khả năng hợp tác giữa người dân và cán bộ phát triển… Sơ bộ phân tích một số công trình, bài viết trên cho thấy, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đói nghèo và gợi mở hướng giải quyết những vấn đề đói nghèo bằng phương pháp cộng đồng. Thành quả của những công trình nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn và hướng vận dụng giải quyết vấn đề này theo nhiều phương pháp, góc độ khác nhau, trong đó có phương pháp phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo áp dụng đối với đối tượng dân tộc thiểu số vùng cao như người Dao thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vẫn là một khoảng trống chưa có công trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, 7 huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng theo hướng công tác xã hội chuyên nghiệp tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài thông qua các văn bản pháp luật, các tài liệu liên quan đến phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo. Đánh giá thực trạng các hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao xã Hồ Thầu nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 4.1.2. Khách thể nghiên cứu - Các hộ nghèo trong xã. - Đại diện chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể có liên quan. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ tháng 2/2016 đến đầu tháng 7/2016 - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, bao gồm các hoạt động: tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ dịch vụ xã hội. 5. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó: - Phương pháp luận duy vật biện chứng: Đề tài xem xét hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường và hệ thống xung quanh, đặt vấn đề trong một tổng thể. - Phương pháp luận duy vật lịch sử: Đối tượng đòi hỏi khi nghiên cứu vấn đề nghèo, phải đặt chúng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể và trên những địa bàn, vùng lãnh thổ cụ thể. Nghèo chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi chúng được đặt trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể với những địa phương nhất định. Qua đó, các vấn đề và yếu tố liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh, đối chiếu theo các thời kỳ lịch sử, đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản: Tổng hợp và phân tích thông tin thứ cấp về nghèo đói (các công trình đã nghiên cứu, xuất bản và công bố; báo 9 cáo của chính quyền địa phương liên quan đến nghèo đói và phát triển kinh tế - xã hội địa phương). Lập mẫu phiếu thống kê để hiểu biết cộng đồng (Thống kê về kinh tế, văn hóa và xã hội, tình hình lao động và việc làm của xã). - Phương pháp điều tra bảng hỏi: Để nhận diện được tình hình nghèo đói của người dân tộc Dao tại xã Hồ Thầu, tác giả đã thực hiện nghiên cứu tổng thể 229 hộ nghèo trong toàn xã, trong đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (phiếu hỏi). Phiếu hỏi được tập trung khai thác những thông tin chung về số lượng hộ nghèo, đặc điểm của hộ nghèo, biến động về hộ nghèo, nguyên nhân nghèo đói, hoạt động kinh tế và vấn đề việc làm của các hộ nghèo, thu nhập và mức độ chi tiêu của các hộ nghèo - Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên cứu phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo tại xã Hồ Thầu, ngoài nghiên cứu định lượng tác giả đã thực hiện 03 cuộc thảo luận nhóm với các đối tượng: Phụ nữ nghèo, nhóm thanh niên nghèo và đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể của xã bằng các công cụ thu thập thông tin để hiểu biết cộng đồng, các hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tại địa phương. Từ đó, xây dựng các giải pháp can thiệp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo. Để hiểu sâu hơn những vấn đề liên quan đến giảm nghèo, đặc biệt là các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về công tác giảm nghèo, các hoạt động hỗ trợ sinh kế và hoạt động hỗ trợ dịch vụ xã hội. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 7 người với các đối tượng: 2 trưởng bản (bản Phô và bản Rừng Ổi), Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã, Bí thư đoàn thanh niên xã Hồ Thầu, 2 hộ nghèo và 1 hộ thanh niên thoát nghèo. - Quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát tham dự và quan sát không tham dự để có nhìn nhận đánh giá đầy đủ về tình trạng nghèo đói của địa 10 phương; tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề phát triển công đồng tới giải quyết đói nghèo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn “Phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc Dao từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”sẽ góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo như: khái niệm và đặc điểm về người dân tộc Dao, khái niệm và các tiêu chí đo lường nghèo đói, các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo và các yếu tố ảnh hưởng. Đề tài cũng làm rõ thêm vai trò của Nghề công tác xã hội trong việc giải quyết những vấn đề đói nghèo của dân tộc thiểu số vùng cao trong điều kiện hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thúc hoạt động phát triển cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở địa phương vùng cao nói chung và xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu nói riêng. - Là tài liệu tham khảo đối với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về công tác xã hội, đặc biệt là phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm tài liệu thực tiễn cho hoạt động phát triển cộng đồng dân tộc Dao tại xã vùng cao nhằm giải quyết đói nghèo. - Là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện có hiệu quả phát triển cộng đồng trong vấn đề xóa đói giảm nghèo ở miền núi, vùng cao và vùng dân tộc thiểu số. 11 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo. Chương 2: Thực trạng phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Khái niệm và đặc điểm về người dân tộc Dao 1.1.1. Khái niệm Người dân tộc Dao còn có các tên gọi khác là Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Ðầu... Tên thường tự gọi là Kìm Miền, Kìm Mùn. Dân tộc này có các nhóm địa phương khác nhau như Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Lạy, Dao Ðại Bản), Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao Áo Dài). Họ sử dụng nhóm ngôn ngữ Mông-Dao. Người dân tộc Dao cư trú dọc biên giới Việt-Trung, Việt-Lào; một số tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ. Họ sống tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ... Ngoài ra, còn có một số di chuyển vào các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước... Tại Việt Nam, dân tộc Dao theo điều tra dân số năm 1999 có 620.538 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang 109.708 người, chiếm tỷ lệ 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam; tỉnh Tuyên 13 Quang 90.618 người, chiếm tỷ lệ 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam; tỉnh Lào Cai 88.379 người, chiếm tỷ lệ 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam; tỉnh Yên Bái 83.888 người, chiếm tỷ lệ 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam; tỉnh Quảng Ninh 59.156 người, chiếm tỷ lệ 5,2% dân số toàn tỉnh; tỉnh Bắc Kạn 51.801 người, chiếm tỷ lệ 17,6% dân số toàn tỉnh; tỉnh Cao Bằng 51.124 người, chiếm tỷ lệ 10,1% dân số toàn tỉnh; tỉnh Lai Châu 48.745 người, chiếm tỷ lệ 13,2% dân số toàn tỉnh; tỉnh Lạng Sơn 25.666 người; tỉnh Thái Nguyên 25.360 người... 1.1.2. Đặc điểm 1.1.2.1. Về đặc điểm lịch sử Người dân tộc Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bàn Hồ (Bàn Vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng của người dân tộc Dao. 1.1.2.2. Về đặc điểm kinh tế Người dân tộc Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước với kỹ thuật canh tác khá tiến bộ. Họ vừa làm nương vừa làm ruộng. Xưa kia họ chuyên du canh, du cư; sau năm bảy năm canh tác trên vùng đất cũ, họ bỏ làng, bỏ bản đi tìm vùng đất mới. Ngày nay người dân tộc Dao đã bỏ phong tục đó, xây dựng cuộc sống mới định canh, định cư; vừa phát triển nương rẫy, vừa bảo vệ và khai thác rừng hợp lý. Nương rẫy, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến của người dân tộc Dao. Tuỳ từng nhóm dân tộc, từng vùng; hình thức canh tác này hoặc hình thức canh tác khác nổi trội lên như: người Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài, Dao Thanh Y chuyên làm ruộng nước; người Dao Ðỏ thường thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm dân tộc Dao khác làm nương rẫy, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan