Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển con người toàn diện từ học thuyết mác đến tư tưởng hồ chí minh và qu...

Tài liệu Phát triển con người toàn diện từ học thuyết mác đến tư tưởng hồ chí minh và quan điểm của đảng cộng sản việt nam trong công cuộc đổi mới

.PDF
227
226
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- PHẠM THỊ ĐOẠT PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN: TỪ HỌC THUYẾT MÁC ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ ĐOẠT PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN: TỪ HỌC THUYẾT MÁC ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Maõ soá: 62.22.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. VŨ TÌNH 2. PGS.TS. NGUYỄN THANH Phản biện: 1. PGS.TS. VŨ TÌNH 2. PGS.TS. NGUYỄN THANH 3. PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................4 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án ...............................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...............................................13 6. Cái mới của luận án ...................................................................................13 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...................................................14 8. Kết cấu của luận án ....................................................................................14 Chương 1: HỌC THUYẾT MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN .......................................................................................................15 1.1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT MÁC ...................15 1.1.1. Quan niệm về con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội trong học thuyết Mác...............................................................................................15 1.1.2. Quan niệm về bản chất con người với tư cách “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” trong học thuyết Mác ...................................................................28 1.1.3. Quan niệm về việc giải phóng con người khỏi mọi sự “tha hóa” trong học thuyết Mác...............................................................................................37 1.2. MỘT SỐ NÔI DUNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN .................................................48 1.2.1. Học thuyết Mác về con người phát triển toàn diện với tư cách sự phát triển phong phú của bản chất con người .......................................................48 1.2.2. Học thuyết Mác về con người phát triển toàn diện với tư cách yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất .............58 1.2.3. Học thuyết Mác về con người phát triển toàn diện với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử và xây dựng xã hội mới .......................................................63 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN .......................................................................................................71 2.1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ..................................................................................................71 2.1.1. Khái niệm “con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh ........................71 2.1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất cần có của con người Việt Nam phát triển toàn diện.............................................................83 2.2. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TOÀN DIỆN .......................................................................... 110 2.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển con người Việt Nam toàn diện ................................................................... 110 2.2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam, của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam ...................................................... 121 Chương 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ......................................................................................................... 138 3.1. PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN VỚI TƯ CÁCH LÀ MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM ........................ 138 3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện thời kỳ trước đổi mới .................................................................. 138 3.1.2. Phát triển con người toàn diện với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới ................................................................. 147 3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI ................................... 160 3.2.1. Thành tựu về phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới................................................................................................. 160 3.2.2. Hạn chế về phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới ................................................................................................ 167 3.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới .......................................................... 173 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ................ 178 3.3.1. Phát triển giáo dục – đào tạo với tư cách quốc sách hàng đầu để phát triển con người Việt Nam toàn diện ........................................................... 178 3.3.2. Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng đội ngũ trí thức hùng mạnh ............................................................................................................ 184 3.3.3. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để tạo dựng nền tảng tinh thần xã hội lành mạnh ................... 189 3.3.4. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững để cải thiện môi trường sống và nâng cao đời sống nhân dân .................................................................. 194 3.3.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước trong quá trình phát triển con người Việt Nam toàn diện ........... 198 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 205 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 209 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại hơn 20 thế kỉ qua đã có biết bao học thuyết tư tưởng - chính trị ra đời và phát triển, song sự ra đời của học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác giữa thế kỉ XIX vẫn là một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại. Với bản chất cách mạng và khoa học của mình, học thuyết Mác đã đặt cơ sở lý luận nền tảng cho bước chuyển của nhân loại sang một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên mà ở đó, “con người chuyển từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do” và “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Chính vì vậy mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người, trong đó sự phát triển con người toàn diện là một nội dung cốt lõi. Trong học thuyết của mình, khi khẳng định tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, các nhà sáng lập học thuyết Mác đã nhấn mạnh việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm mục tiêu, làm động lực cho sự phát triển xã hội. Với các ông, con người phát triển toàn diện không chỉ là chủ thể sáng tạo của quá trình sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà còn là chủ thể đích thực của tiến trình phát triển lịch sử. Theo nghĩa đó, sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, trước hết và bao giờ cũng có nghĩa là “phát triển sự phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân”. Ý nghĩa lịch sử, mục tiêu cao cả của sự phát triển và tiến bộ xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người mọi “sự tha hóa” để con người được sống với con người, “trở thành những người tự do”, “những cá nhân được phát triển toàn diện”. 2 Là lớp người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh hơn ai hết, là người ý thức rõ, nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh lịch sử và cụ thể của Việt Nam, trong suốt những năm tháng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quí nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Với Hồ Chí Minh, chăm lo hạnh phúc của nhân dân “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” đã được đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Với Hồ Chí Minh, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” – những con người Việt Nam mới, phát triển toàn diện, “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài đã trở thành tư tưởng quán xuyến, nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Và, với Hồ Chí Minh, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo “những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa” có sự phát triển toàn diện, cả đức lẫn tài, “có chí tiến thủ” bao giờ cũng là “một việc rất quan trọng và cần thiết”, là mối quan tâm hàng đầu. Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình cho tâm huyết đó, đào tạo ra những lớp người mới cho dân tộc Việt Nam, lớp người dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh ngay cả tính mạng của mình cho đất nước. Hồ Chí Minh là mẫu mực điển hình cho việc thực hành con người mới – con người phát triển toàn diện ở Việt Nam, thông qua hình ảnh của Người mà diện mạo con người phát triển toàn diện của học thuyết Mác được thể hiện rõ nét nhất ở Việt Nam. 3 Ngay từ những năm đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ quan điểm: Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hơn 25 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam mới - con người Việt Nam phát triển toàn diện, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn 25 năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, ở nước ta đã có không ít công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao học lấy quan điểm của các nhà sáng lập học thuyết Mác về con người, bản chất con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn diện, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam mới, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội” và lấy quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Việt Nam hiện đại – con người Việt Nam của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức làm đối tượng nghiên cứu. Song, việc gắn kết quan niệm cả ba mảng lý luận trên trong một công trình nghiên cứu để làm rõ bản chất cách mạng và khoa học trong học thuyết Mác, sự kế thừa và phát triển sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự vận dụng đúng đắn, linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp với bối cảnh lịch sử ở nước ta trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là để từ đó, xác định những định hướng cơ bản, những giải 4 pháp chủ yếu, mang tính định hướng và có khả năng thực thi nhằm đẩy mạnh hơn nữa, có hiệu quả hơn nữa chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện đại cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức, có thể nói, còn quá ít, thậm chí là chưa có. Vì vậy, phát triển con người toàn diện từ học thuyết Mác tới tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới là một vấn đề mới ít có các công trình nghiên cứu độc lập, cho nên đây vẫn còn là khoảng trống để chúng ta tiếp tục nghiên cứu nhằm làm phong phú thêm kho tàng lý luận của học thuyết Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để định hướng phát triển cho thực tiễn trong quá trình xây dựng xã hội mới, cũng như nhằm thực thi một cách có hiệu quả hơn nữa chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay. Chính vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn khẳng định, việc nghiên cứu: Phát triển con người toàn diện từ học thuyết Mác tới tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển con người toàn diện: Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài này, ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu trong số đó có thể kể đến các công trình sau: Thứ nhất, những công trình liên quan đến học thuyết Mác về con người, bản chất con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn 5 diện. Trước hết phải kể đến công trình của các tác giả như: Những tư tưởng của Ph.Ăngghen về quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên” của GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn. Tạp chí Triết học; Bùi Bá Linh với bài: Tư tưởng vì con người và giải phóng con người ở các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Tạp chí Khoa học xã hội; Lê Thi: Các Mác với vấn đề con người và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Triết học; PGS.TS Đặng Hữu Toàn với các bài: Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học; Đặng Hữu Toàn: Học thuyết Mác về con người và phát triển con người với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội; Đặng Hữu Toàn: Quan hệ con người - tự nhiên trong triết học Mác. Tạp chí Phát triển nhân lực,v.v…Các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy các tác giả có đề cập đến quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về con người dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng hầu như chưa có một bài viết nào đề cập tới phát triển con người toàn diện trong học thuyết Mác. Về sách phải kể đến các công trình của các tác giả: Mác – Người vượt trước thời đại của tác giả Đanien Benxaiđơ. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Michel Vadée: Marx – nhà tư tưởng của cái có thể. Gồm 2 tập, Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996); 150 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Lý luận và thực tiễn, của tác giả Nguyễn Duy Quý. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong đó phải kể đến cuốn: Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, do Hồ Sĩ Quý (chủ biên). Tác phẩm có 499 trang, được kết cấu thành 2 phần: Phần thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những di sản kinh điển dựa trên những tư tưởng cơ bản về con người và phát triển con người. Phần thứ hai, trình bày di sản kinh điển nhìn từ thời đại ngày nay, ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người. Đây là nguồn 6 tư liệu bổ sung di sản lý luận của học thuyết Mác về con người, là một trong những tài liệu cho tác giả luận án có thể tham khảo, nhưng cuốn sách chưa đi sâu về nghiên cứu phát triển con người toàn diện trong học thuyết Mác. Về luận văn, luận án phải kể đến: Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người. Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Triết học, Viện Triết học, Hà Nội, của Vũ Tùng Hoa. Ở luận án này tác giả đã trình bày sự cấu thành mặt sinh học và mặt xã hội trong con người. Mối hệ giữa mặt sinh học – xã hội trong con người được tác giả đề cập khá rõ nét. Nhưng tác giả của luận án chưa làm rõ từ sự xem xét mặt sinh học – xã hội trong con người để đi đến luận giải có tính khoa học về bản chất con người, thông qua đó giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa để con người trở về đúng bản chất đích thực của con người như học thuyết Mác quan niệm. Về luận văn mới đây có: Quan điểm Mácxít về con người với việc giác dục con người Việt Nam hiện nay của Cù Ngọc Phương, do PGS.TS. Nguyễn Thanh hướng dẫn (2010). Luận văn đã nêu lên vị trí và cơ sở luận của vấn đề con người trong triết học Mácxít. Khái niệm con người và bản chất con người. Về vấn đề tha hoá con người và giải phóng con người theo quan điểm Mácxít để đi tới vấn đề giáo dục con người Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quan điểm Mácxít. Tác giả của luận văn này đã phân tích khá sâu sắc về quan niệm của học thuyết Mác về con người, vấn đề tha hóa con người nhưng luận văn không đi sâu vào vấn đề bản chất con người để từ đó nhận thấy việc giải phóng con người khỏi mọi sự tha hoá để con người được trở về đúng bản chất đích thực của con người, con người được phát triển toàn diện cá nhân thực sự bước từ “vương quốc của tất yếu” sang “vương quốc của tự do” được học thuyết Mác hướng tới để xây dựng một xã hội phát triển, văn minh, vì con người. Trong luận văn này cũng chưa có sự kết nối giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để thấy rõ sự kế thừa và sự thống nhất trong 7 đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để thấy rõ luận cứ khoa học của đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện qua các chặng đường của lịch sử dân tộc là một khoa học thực sự, có thể đập tan mọi âm mưu, sự nghi ngờ về sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ quan điểm của học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện là việc làm hết sức có ý nghĩa. Thứ hai, vấn đề con người và phát triển con người toàn diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói, trong cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người và thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Thông qua các tác phẩm, các bài viết, bài nói chuyện, bài phát biểu về con người Hồ Chí Minh đã để lại di sản quý báu cho dân tộc ta. Với di sản quý báu đó, đã là những đề tài bất tận cho thi ca cũng như những đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị. Nhằm thực thi và phát triển con người mới ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều các học giả lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau hết sức phong phú đa dạng. Từ nguồn gốc, quá trình hình thành đến nội dung tư tưởng, từ lối sống phong cách đến đạo đức tác phong, đến những tấm gương của Người, v.v… Những công trình liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam mới - con người xã hội chủ nghĩa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu, cũng đã có nhiều tác phẩm, nhiều bài báo khoa học được công bố, như: Tác giả Thành Duy với tác phẩm: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người Việt Nam toàn diện phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ 8 Chí Minh về con người phát triển toàn diện; về bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện; về các giải pháp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Gần đây, trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Công với luận án tiến sĩ đã được in thành sách cuốn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2010), đã xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền đề lý luận cơ bản cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Chỉ rõ, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm, năng lực nhận thức và hành động, óc thẩm mỹ và khả năng cảm thụ cái đẹp, hiểu biết được các hiện tượng tự nhiên, xã hội diễn ra xung quanh, đồng thời có thể sáng tạo ra những cái mới theo năng lực của họ có lợi cho sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Khẳng định, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người phát triển toàn diện là đỉnh cao trong quá trình phát triển của con người, là bước đi tất yếu của nhân loại để giải phóng con người một cách triệt để nhất, đem lại cho con người sức mạnh và quyền năng mới, xứng đáng là người chủ chân chính trên trái đất này. Đây là một trong những kết luận hết sức quan trọng cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa quan điểm của của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện là việc làm cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là đối với nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng con người mới - xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cũng nêu lên vai trò của những nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa và con đường để hình thành và phát triển con người toàn diện. Với những nội dung trong cuốn sách là một trong những tài liệu tham khảo cần thiết để tác giả của luận án có thêm cơ sở nghiên cứu và phát triển thêm tư tưởng của học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên tác giả của cuốn sách này chưa có 9 sự gắn kết về mặt lý luận từ học thuyết Mác tới tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện mà chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Ngoài công trình trên còn phải kể đến rất nhiều các bài viết của các tác giả như: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, đào tạo những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa; Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội, do PGS.PTS Lê Sĩ Thắng (chủ biên); Mấy vấn đề về trồng người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, của PGS.PTS. Lê Sĩ Thắng; Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người. GS.TS. Đặng Xuân Kỳ; Về vấn đề xây dựng con người mới. GS. Phạm Như Cương(chủ biên); Chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, của PGS.TS. Đặng Hữu Toàn),v.v…Các công trình tập trung nghiên cứu về vấn đề trồng người, về xây dựng con người mới trong mối quan hệ với các chính sách xã hội đối với con người. Thứ ba, Trong suốt những năm tháng lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu nhằm làm phong phú, sáng tỏ những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống. Qua những thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã chứng minh cho sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì thế rất nhiều công trình khoa học đã được công bố, được xuất bản. Về xây dựng con người mới khi đất nước vừa kháng chiến, vừa kiến quốc có các công trình tiêu biểu sau: Về xây dựng nền văn hóa mới con người mới xã hội chủ nghĩa, của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (sách được xuất bản năm 1977 và năm 1984), đã đề cập tới việc xây dựng con người là cần thiết, đồng thời nêu lên tiêu chí con người mới, những giải pháp xây dựng con người mới, v.v…Những công trình có 10 liên quan đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người với tư cách là nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới đất nước như: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. GS.VS. Phạm Minh Hạc (chủ biên); Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỉ XXI. Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế, của tập thể tác giả; Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, của GS.VS. Nguyễn Duy Quý; Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Luận án Phó Tiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Thế Kiệt); PGS.TS. Nguyễn Thanh với bài: Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay; PGS.TS. Đặng Hữu Toàn với bài: Phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, v.v…Các bài viết nhằm luận giải việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới với tư cách là mục tiêu, động lực nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cách mạng Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách, phản ánh kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước nói trên. Tiêu biểu có các công trình khoa học như: Chương trình KX07, Đề tài KX07- 02: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. (tập I 1994, tập II – 1996); Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH. VS. GS. Phạm Minh Hạc (chủ biên); Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ CNH, HĐH. VS. GS. Phạm Minh Hạc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên); Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế của Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX05; Tâm lý người Việt Nam đi vào CNH, HĐH. Những điều cần khắc phục. VS. GS. Phạm Minh Hạc (chủ biên), v.v…Các công trình trên 11 đã có cái nhìn toàn diện hơn trong việc phát triển con người toàn diện, nhưng chưa có sự kết nối giữa học thuyết Mác với tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện với tư cách là một công trình nghiên cứu độc lập. Như vậy, có thể nói, ở nước ta trong những năm gần đây việc nghiên cứu con người nói chung và phát triển con người toàn diện nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Với các công trình nghiên cứu khá phong phú và đa dạng như trên cho thấy, ở Việt Nam xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa thực chất là vì con người, do con người, đồng thời coi con người là trung tâm của sự phát triển. Điều đó còn cho thấy, để đạt được mục tiêu phát triển vì con người thì chúng ta càng cần phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển vì con người. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu có sự kết nối các tư tưởng đã có trong lịch sử nhân loại về con người để thấy sự đúng đắn của Đảng ta trong mục tiêu phát triển cao nhất đó là sự phát triển vì con người. Cần phải có những công trình nghiên cứu và sự kết nối từ chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách là “mặt trời soi sáng”, là “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam trong mọi thời đại, với tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới để làm rõ tính khoa học và cách mạng của Đảng ta trong chiến lược “trồng người”. Rất tiếc là, các công trình nghiên cứu như thế ở nước ta hiện nay chưa nhiều, nếu không muốn nói chưa có. Để góp phần làm sáng tỏ quan điểm của học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện, trên cơ sở kế thừa, vận dụng những nghiên cứu liên quan của các tác giả, luận án đi sâu nghiên cứu: “Phát triển con người toàn diện: Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới” là một công trình nghiên cứu độc lập. 12 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là làm rõ quan điểm của học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện để trên cơ sở đó, đề xuất số giải pháp mang tính định hướng nhằm tiếp tục phát triển con người Việt Nam toàn diện trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới đất nước. Để đạt mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, phân tích quan điểm của các nhà sáng lập học thuyết Mác về con người, bản chất con người và phát triển con người toàn diện. Thứ hai, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về những phẩm chất cần có của con người Việt Nam mới, về phát triển con người Việt Nam toàn diện. Thứ ba, phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện thời kỳ trước đổi mới và trong công cuộc đổi mới. Thứ tư, phân tích thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam: Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm tiếp tục phát triển con người Việt Nam toàn diện trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là ba mảng lý luận rất sâu, rộng, phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong phạm vi của một luận án, tác giả xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là học thuyết Mác về phát triển con người toàn diện; tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người Việt Nam toàn diện; và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện trong công cuộc đổi mới. 13 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện để nghiên cứu luận án của mình. Ngoài ra luận án còn dựa trên những tác phẩm kinh điển chủ yếu của C.Mác và Ph.Ăngghen, những tác phẩm kinh điển chủ yếu của Hồ Chí Minh và các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các học giả đi trước. Để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, tổng hợp và khái quát hóa, đối chiếu so sánh, kết hợp lý luận thống nhất với thực tiễn, v.v…và một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác. Luận án còn dựa vào số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết, đánh giá đội ngũ cán bộ của các cơ quan, ban ngành của Trung ương để nghiên cứu đề tài này. 6. Cái mới của luận án - Luận án góp phần khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác, sự kế thừa và phát triển sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện. - Luận án góp phần làm rõ thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Luận giải và đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, nhằm tiếp tục phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng những đòi hỏi mới của công cuộc đổi mới. 14 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về ý nghĩa khoa học: Ở một mức độ nhất định, luận án góp phần làm sáng tỏ học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện. - Về ý nghĩa thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án về phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, luận án có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc tiếp tục hoàn thiện lý luận xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam; đồng thời cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc hoạch định chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy chuyên đề con người và phát triển con người toàn diện, trong các trường cao đẳng, đại học ở nước ta. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 7 tiết với 208 trang. 15 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 HỌC THUYẾT MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN 1.1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT MÁC 1.1.1. Quan niệm về con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội trong học thuyết Mác Trong Lời tựa của tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” được viết vào năm 1845 – 1846, C. Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Cho đến nay, con người luôn tạo ra cho mình những quan niệm sai lầm về bản thân, về mình hiện đang là như thế hoặc sau này sẽ là như thế nào. Họ đã xây dựng những quan hệ của họ căn cứ vào những quan niệm của họ về thần, về kiểu mẫu của con người,v.v…Những sản phẩm của bộ óc của họ đã trở thành kẻ thống trị họ. Là những người sáng tạo, họ lại phải cúi mình trước những cái họ sáng tạo ra. Chúng ta hãy giải thoát họ khỏi những ảo tưởng, những khái niệm, những giáo điều, những điều tưởng tượng mà cái ách của chúng đã giày vò họ. Chúng ta hãy nổi dậy chống lại sự thống trị ấy của những quan niệm. Chúng ta hãy dạy cho con người… biết đổi những ảo tưởng đó lấy những tư tưởng phù hợp với bản chất con người,… biết có thái độ phê phán đối với những ảo tưởng đó,…biết trục xuất những ảo tưởng ra khỏi đầu óc…” [112; tr.19]. Đúng như vậy, tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại là lịch sử về con người, về bản chất con người, và về giải phóng con người. Đó là vấn đề trung tâm luôn được các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học mỗi thời đại luôn đặt ra những mẫu người cho thời đại mình. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã có những thành công đáng kể trong công cuộc khám
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất