Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững...

Tài liệu Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố hồ chí minh theo hướng bền vững

.PDF
163
400
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM PHẠM NGỌC TUẤN PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Thành phố Hồ Chí Minh – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM PHẠM NGỌC TUẤN PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 62 58 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TRỌNG HÒA Thành phố Hồ Chí Minh – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, trừ những chỗ đã ghi chú trích dẫn, tham khảo. Tác giả luận án Phạm Ngọc Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của Thầy giáo hướng dẫn: Phó giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Trọng Hòa. Thầy đã tận tâm dẫn dắt tôi trên con đường học tập nâng cao chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng sau đại học và hợp tác quốc tế, Ban giám hiệu trường Đại học kiến trúc Tp.HCM, BCN Khoa quy hoạch, cũng như các Khoa, Phòng, Ban khác trong trường. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học ở trong và ngoài trường đã đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi rất biết ơn sự động viên giúp đỡ, sát cánh và luôn tạo điều kiện của gia đình để tôi hoàn thành luận án này. Tp.HCM, ngày 16 tháng 9 năm 2014 Phạm Ngọc Tuấn iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................... … LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii   DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii   DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 1   DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................... 3   PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1   CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG VÀ .......... 6   PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI TP.HCM .......................................... 6   1.1   Khái niệm về phát triển bền vững và tầm quan trọng của PTBV ....................... 6   1.1.1 Sự xuất hiện của mô hình phát triển bền vững ..................................... 6   1.1.2 Mô hình PTBV của Brundtland ........................................................... 6   1.1.3 Quan điểm về phát triển bền vững của các tổ chức thế giới ................ 7   1.2   Khái niệm về đô thị bền vững và hệ thống tiêu chí phát triển ĐTBV............... 10   1.2.1 Khái niệm về đô thị bền vững (ĐTBV) .............................................. 10   1.2.2 Quan niệm về phát triển đô thị bền vững trên thế giới và Việt Nam .. 11   1.2.3 Hệ thống tiêu chí PTĐTBV ................................................................ 13   1.2.4 Tổng hợp quan điểm chung về PTĐTBV và hệ thống tiêu chí PTĐTBV................................................................................................................ 16   1.3   Tổng quan về phát triển các KĐTM trên thế giới theo hướng bền vững .......... 17   1.4   Tổng quan về phát triển các KĐTM ở Việt Nam theo hướng bền vững ........... 20   iv 1.4.1 Khái niệm về KĐTM và các quy định liên quan ................................ 20   1.4.2 Thực tiễn phát triển các KĐTM tại Việt Nam .................................... 22   1.5   Thực tiễn phát triển các KĐTM tại Tp.HCM .................................................... 24   1.5.1 Đánh giá thực tiễn phát triển trong các KĐTM ................................. 25   1.5.2 Thực trạng đầu tư và xây dựng trong các dự án KĐTM .................... 30   1.5.3 Về nội dung lập quy hoạch và Quản lý KĐTM .................................. 30   1.5.4 Đánh giá về vị trí phát triển các KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị Tp.HCM. .......................................................................................................... 32   1.5.5 Nhận xét về phát triển các KĐTM tại Tp.HCM. ................................ 36   1.6   Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài ......... 38   1.6.1 Các luận án Tiến sĩ .............................................................................. 38   1.6.2 Các luận văn thạc sĩ ............................................................................. 39   1.7   Các vấn đề nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh .................................................... 40   CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KĐTM PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ...... 43   2.1   Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu............................................ 43   2.1.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin ..................... 43   2.1.2 Phương pháp Quan sát - Khảo sát thực tế........................................... 43   2.1.3 Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................ 44   2.1.4 Phương pháp so sánh, quy nạp ........................................................... 44   2.1.5 Phương pháp đánh giá đa tiêu chí ....................................................... 44   2.2   Xây dựng nội dung và phương pháp cho các bước nghiên cứu ........................ 45   2.2.1 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho bước 1 ... 47   2.2.2 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho bước 2 ... 48   v 2.2.3 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho bước 3 ... 59   2.2.4 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho bước 4 ... 70   CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 72   3.1   Hệ thống hóa hệ thống tiêu chí PTĐTBV và đề xuất định hướng phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị tổng thể Tp.HCM ..................................................... 72   3.1.1   Nội dung trọng tâm của PTĐTBV .................................................... 72   3.1.2   Hệ thống tiêu chí PTĐTBV .............................................................. 75   3.1.3   Định hướng phát triển KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị Tp.HCM 3.2 ........................................................................................................... 78   Xây dựng các nguyên tắc và giải pháp QH các KĐTM theo hướng BV .......... 84   3.2.1   Những nội dung trọng tâm của KĐTM ............................................. 84   3.2.2   Phát triển KĐTM theo hướng bền vững .......................................... 86   3.2.3   Các nguyên tắc quy hoạch KĐTM theo hướng bền vững................. 95   3.2.4   Đề xuất các giải pháp QH cho các KĐTM phù hợp với cấu trúc tổng thể đô thị Tp.HCM ........................................................................................ 99   3.3   Xây dựng khung đánh giá mức độ bền vững của KĐTM ............................... 102   3.3.1 Mục tiêu xây dựng khung đánh giá mức độ bền vững của KĐTM .. 102   3.3.2 Phương pháp đánh giá mức độ bền vững của KĐTM ...................... 103   3.3.3 Mô tả các nhóm tiêu chí.................................................................... 104   CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ..................................................................................... 120   4.1   Bàn luận về sự quan tâm của PTĐTBV trong QHĐT trên cơ sở áp dụng hệ thống tiêu chí PTĐTBV .............................................................................................. 120   4.1.1 Áp dụng hệ thống tiêu chí PTĐTBV trong QHĐT ........................... 120   vi 4.2   Bàn luận về các giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển bền vững các khu đô thị mới, hướng đến xây dựng những “Tiêu chuẩn quy hoạch cho KĐTM bền vững” ......................................................................................................................... 134   4.2.1 Tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo tính bền vững về kinh tế.................. 135   4.2.2 Tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo tính bền vững về xã hội .................. 135 4.2.3 Tiêu chuẩn quy hoạch đảm bảo tính bền vững về môi trường .......... 136   4.3   Bàn luận về khả năng áp dụng khung tiêu chí đánh giá mức độ bền vững KĐTM cho các KĐT đã đang hình thành tại Tp.HCM .............................................. 142   KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 146   Kết luận .................................................................................................................... 146   Kiến nghị .................................................................................................................. 148   vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Phát triển bền vững: PTBV Phát triển đô thị bền vững PTĐTBV Đô thị bền vững: ĐTBV Khu đô thị: KĐT Khu đô thị mới: KĐTM Khu đô thị mới bền vững: KĐTMBV Giao thông công cộng: GTCC Hệ thống giao thông: HTGT Quy hoạch: QH Quy hoạch đô thị: QHĐT Quy hoạch bền vững QHBV Quy hoạch xây dựng đô thị: QHXDĐT Quy hoạch sử dụng đất QHSDĐ Sử dụng đất SDĐ Bất động sản BĐS Thành phố Hồ Chí Minh: Tp.HCM Ủy ban nhân dân: UBND Việt Nam: VN Liên Hiệp Quốc: LHQ 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1 Dự báo dân số và mật độ dân số theo khu vực (2025) ................................ 54 Bảng 2-2 Tổng hợp những nội dung về phát triển đô thị, khu đô thị theo hướng bền vững ............................................................................................................................ 62 Bảng 3-1 Nhóm tiêu chí đô thị lành mạnh .................................................................. 76 Bảng 3-2 Nhóm tiêu chí đô thị hấp dẫn ...................................................................... 76 Bảng 3-3 Nhóm tiêu chí đô thị an toàn ....................................................................... 77 Bảng 3-4 Nhóm tiêu chí về chính sách, quản lý ......................................................... 78 Bảng 3-5 Phát triển các trung tâm cấp khu vực .......................................................... 81 Bảng 3-6 Vị trí đề xuất cho các trung tâm đô thị mới................................................. 82 Bảng 3-7 Bảng chỉ tiêu mật độ xây dựng trong KĐTM ............................................. 88 Bảng 3-8 Tổng hợp những yếu tố của KĐTM phát triển theo hướng bền vững ......... 94 Bảng 3-9 Tổng hợp những yếu tố liên quan đến quy hoạch KĐTM theo huớng bền vững............................................................................................................................. 96 Bảng 3-10 Mẫu 01 – Vị trí ....................................................................................... 104 Bảng 3-11 Mẫu 03 – Sử dụng đất ............................................................................ 105 Bảng 3-12 Mẫu 03 – Giao thông ............................................................................... 106 Bảng 3-13 Mẫu 04 – Năng lượng.............................................................................. 107 Bảng 3-14 Mẫu 05 – Hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước ........................................... 108 Bảng 3-15 Mẫu 06 – Vệ sinh môi trường ................................................................. 109 Bảng 3-16 Mẫu 07 – Nhà ở ....................................................................................... 109 Bảng 3-17 Mẫu 8 – Hệ thống dịch vụ đô thị ............................................................. 111 Bảng 3-18 Mẫu 09 – Tính hấp dẫn của khu vực, giá trị nơi chốn............................. 112 Bảng 3-19 Mẫu 10– Tính tổn thương của KĐT ........................................................ 113 Bảng 3-20 Mẫu 11 – An toàn đô thị.......................................................................... 114 2 Bảng 3-21 Mẫu 12 – Quản lý QHXD ....................................................................... 115 Bảng 3-22 Mẫu 13 – Quản lý, khai thác sử dụng KĐTM ......................................... 116 Bảng 3-23 Mẫu 14 – Sự hài lòng của cộng đồng và các hoạt động phát triển cộng đồng ........................................................................................................................... 117 Bảng 3-24 Mẫu 15 – Tính cạnh tranh của KĐTM .................................................... 118 Bảng 4-1 Tổng hợp những tiêu chuẩn quy hoạch hướng đến PTBV ....................... 139 Bảng 4-2 Bảng chỉ tiêu diện tích không gian xanh đô thị bình quân đầu người ....... 140 Bảng 4-3 Bảng chỉ tiêu diện tích đất trong đơn vị ở ................................................. 140 Bảng 4-4 Bảng chỉ tiêu diện tích đất trong đơn vị ở tham khảo trên thế giới ........... 140 Bảng 4-5 Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ đô thị cơ bản ............... 140 Bảng 4-6 Bảng tổng hợp điểm đánh giá.................................................................... 143 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Stt Hinh 1.1 Hinh 1.2 Hinh 1.3 Hinh 1.4 Hinh 1.5 Hinh 1.6 Hinh 1. Hinh 1.8 Hinh 1.9 Hinh 1.10 Hinh 1.11 Hinh 1.12 Hinh 1.13 Hinh 2.1 Hinh 2.2 Hinh 2.3 Hinh 2.4 Hinh 2.5 Hinh 2.6 Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 3.3 Tên hình vẽ Sự hình thành các KĐTM trong quá trình phát triển đô thị Sơ đồ thể hiện các dự án QH 1/500 được cập nhật năm 2009 trên địa bàn các Quận Huyện tại Tp. HCM Quy hoạch sử dụng đất trong các KĐTM Tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra tại khu vực xung quanh khu ĐTM Phú Mỹ Hưng, Huyện Nhà Bè, Q7, Q8, … Tổ chức không gian trong các KĐTM Chất lượng không gian trong các KĐTM Tổ chức không gian nhà ở trong các KĐTM Tình trạng đầu tư xây dựng trong các KĐTM Các KĐTM phát triển trong khu vực nội thành Các KĐTM phát triển trong các quận nội thành phát triển và ngoại thành. + Phát triển khu ĐTM theo hướng Nam Tp Các KĐTM tại phía Đông và đông bắc:Q.2,Q.Thủ Đức, Q.9 Các Khu ĐTM phát triển theo hướng Tây, Tây Bắc (Q. 12, Tân Phú, Bình Tân, Huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi…) Sơ đồ tổng hợp các dự án phát triển KĐTM trong định hướng QH Tp. HCM Sơ đồ định hướng phát triển đô thị trong mối quan hệ vùng xung quanh theo điều chỉnh QH chung xây dựng Tp.HCM Mô hình phát triển vùng Tp.HCM theo hình thức tập trung đa cực với vùng trung tâm bán kính 30km và 5 cực phát triển. Sơ đồ phân tích các hướng phát triển của thành phố.: Hướng Đông và Nam hướng ra biển, Phía Bắc và Tây Bắc, phía Tây và Tây Nam tạo sự gắn kết trong QHC Tp.HCM Hệ thống các cụm, khu công nghiệp tập trung, dự kiến điều chỉnh QHC đền 2025 bố trí quỹ đất cho khoảng 50 khu CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp Hệ thống trung tâm dịch vụ thành phố theo cấu trúc phát triển đa tâm Tp.HCM Phân tích mối tương quan giữa đô thị hóa và điều kiện đất đai Tp.HCM Sơ đồ định hướng phát triển các KĐTM dọc tuyến Metro dự kiến phát triển trong cấu trúc đô thị Tp.HCM Phân tích cấu trúc Khu đô thị phát triển dọc Tuyến tàu điện ngầm trong cấu trúc KĐTM Thủ Thiêm Sơ đồ phân tích hành lang phát triến theo định hướng QHC của Tp.HCM làm cơ sở phân tích hình thành các KĐTM 4 Hinh 3.10 Hinh 3.10 trong cấu trúc đô thị. Sơ đồ phân tích hành lang phát triến theo định hướng QHC của Tp.HCM làm cơ sở phân tích hình thành các KĐTM trong cấu trúc đô thị. Sơ đồ đề xuất phát triển KĐTM kết hợp với hệ thống trung tâm dịch vụ đô thị theo cấu trúc đa tâm của đô thị Tp.HCM Sơ đồ minh họa đề xuất phát triển các KĐTM kết hợp với hệ thống các cụm, khu công nghiệp tập trung theo định hướng QHC xây dựng Tp.HCM đến năm 2025 Dự án phát triển KĐTM Thủ Thiêm, Q.2, Tp.HCM – khu trung tâm mở rộng của Tp Phân tích đánh giá thực trạng đất đai tại Tp.HCM Giải pháp QH phát triển các KĐTM trong khu vực đất xấu Minh họa một hình ảnh quy hoạch mẫu khu phát triển theo cụm ở Khu vực Huyện Nhà Bè Giải pháp QH phát triển các KĐTM theo mô hình cụm Giải pháp tổ chức mạng lưới giao thông theo mô hình cụm Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường sống: Giải pháp QH phát triển các KĐTM trong khu vực đất tốt Mô hình phát triển đô thị theo mạng lưới Vành đai Sinh thái Đề xuất phân tích mẫu cho một khu vực trên địa bàn Huyện Củ Chi Cấu trúc đô thị: Phối hợp giữa hai loại “Vành đai sinh thái” Chiến lược Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng Hinh 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.5 Hình 4.6 Đánh giá vị trí và QHSDĐ KĐTM An Phú An Khánh Đánh giá về giao thông và sử dụng năng lượng Đánh giá về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Đánh giá tình hình ô nhiễm trong khu vực Đánh giá chất lượng môi trường Đánh giá về khả năng tự cung tự cấp và nhà ở Hinh 3.4 Hinh 3.5 Hinh 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hinh 3.9 Hinh 3.9 Hinh 3.9 Hinh 3.9 Hinh 3.9 Hinh 3.10 Hinh 3.10 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước về quy mô cũng như tiềm lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ, với vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công nghiệp, nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước. Điều này khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức đã nảy sinh một số hậu quả như: quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị, thiếu công ăn việc làm, tạo nên một sức ép không nhỏ lên các hoạt động trong đời sống đô thị, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng tăng,… Trong phần phát biểu tại Hội thảo về QH thành phố bền vững (2010), Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã đề cập khá thẳng thắn về căn bệnh đô thị của TPHCM. Đó là, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nạn ngập nước, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, quản lý bất cập không theo kịp thực tế, thiếu nhà ở, chất lượng cuộc sống của người dân không cao,... Đây là những biểu hiện của việc phát triển đô thị chưa mang tính bền vững. Nếu xét theo định nghĩa phát triển bền vững hoàn chỉnh nhất hiện nay là “thoả mãn các yêu cầu hiện tại, nhưng không làm phương hại đến việc thoả mãn các nhu cầu trong tương lai” [69], thì những thành phố lớn của Việt Nam nói chung, và TPHCM nói riêng đang phát triển nhưng sẽ để lại những di hại to lớn cho tương lai. Đó là nạn ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước, nạn phát triển tràn lan, thiếu quy hoạch hoặc không được quy hoạch một cách có chất lượng, đe doạ đến quỹ đất dự trữ cho phát triển của các thế hệ sau. Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, nhiều khu đô thị mới (KĐTM) đã và đang hình thành làm thay đổi diện mạo của Thành phố, góp phần 2 tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo lập môi trường đô thị hiện đại, giảm áp lực cho khu vực nội đô… Mô hình khu đô thị mới, phần nào đã góp phần tích cực vào kết quả phát triển nhà ở của thành phố mỗi năm, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... Tuy nhiên, nhìn chung các KĐTM vẫn chỉ là đáp án tức thời cho bài toán tăng quỹ đất nhà ở, còn việc tạo một “môi trường sống thực sự” theo đúng nghĩa thì hoàn toàn chưa thể đáp ứng nổi, thậm chí một số KĐTM còn là một bước thụt lùi về tiêu chuẩn ở đặc biệt là chất lượng hạ tầng và dịch vụ đô thị. Thực trạng phát triển các khu đô thị tại những khu vực trũng thấp thiếu sự quan tâm đến môi trường tự nhiên, san lấp lấn chiếm kênh rạch trái phép, san nền cục bộ từng khu vực,… Dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ và diện rộng trong đô thị, khó kết nối về hạ tầng kỹ thuật đô thị, không đồng bộ hạ tầng. Bộ mặt đô thị tại các khu vực đô thị hóa, nhất là tại các vùng ven không có gì đặc sắc, đặc trưng cho từng vùng mà chỉ là hình thức nhà cửa lan tỏa từ nội thành ra. Thành phố Hồ Chí Minh liên tục phát triển nhanh chóng và dự báo trở thành một siêu đô thị với dân số khoảng 10 triệu người trong tương lai [6]. Tuy nhiên, phần lớn đất đai của thành phố là những vùng trũng thấp (hơn 50% diện tích đất của thành phố có cao trình thấp hơn 2m so với mực nước biển) và dự báo diện tích các khu vực trũng thấp sẽ tăng lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sự phát triển nhanh chóng, liên tục của thành phố đã tác động đáng kể đến các mô hình phát triển đô thị và tình hình phát triển các KĐTM, thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và đòi hỏi của tiến trình phát triển đô thị hướng đến bền vững trong tương lai, đề tài “ Phát triển các Khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững” được NCS chọn làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quy hoạch vùng và đô thị. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa các tiêu chí phát triển đô thị bền vững, phân tích định hướng phát triển đô thị Tp.HCM dựa trên hệ thống các tiêu chí phát triển đô thị bền vững và đề xuất cấu trúc phát triển KĐTM; 3 - Xây dựng các nguyên tắc, giải pháp quy hoạch KĐTM theo hướng bền vững; - Đề xuất khung tiêu chí đánh giá mức độ bền vững KĐTM nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống trong các KĐTM hướng đến bền vững, đồng thời cùng góp phần vào sự phát triển đô thị Tp.HCM hướng đến bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung: - Các KĐTM tại Tp HCM; - Các luận điểm, tiêu chí về PTĐTBV; Các nguyên tắc, giải pháp QH theo hướng bền vững; Công cụ đánh giá tính bền vững của đô thị, các tiêu chí, chỉ số đánh giá. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian địa bàn: Luận án nghiên cứu tập trung vào các KĐTM trên địa bàn Tp.HCM, xét trên phạm vi tổng thể của đô thị Tp.HCM. - Về thời gian: đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 4. Về nội dung nghiên cứu: Bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Đối với nội dung về phát triển đô thị bền vững: • Tập trung phân tích các luận điểm, lý luận, mô hình và những xu hướng trên thế giới hướng đến phát triển đô thị bền vững, tổng hợp và hệ thống hóa hệ thống tiêu chí phát triển ĐTBV nhằm hỗ trợ cho quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững - Đối với nội dung đề xuất cấu trúc KĐTM trong QH tổng thể Tp.HCM • Dựa trên định hướng QH chung Tp.HCM và QH vùng Tp.HCM • Đánh giá thực trạng sự hình thành và phát triển các KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị Tp.HCM • Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển đô thị, sự hình thành các KĐTM trong cấu trúc đô thị. • Đề xuất hình thành phát triển các KĐTM trong cấu trúc đô thị Tp.HCM theo hệ thống tiêu chí PTĐTBV 4 - Đối với vấn đề phát triển các KĐTM: • Làm rõ thực trạng những hạn chế trong quá trình phát triển các KĐTM tại Tp.HCM • Phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn về cơ sở hình thành, các yếu tố tác động đến việc hình thành KĐTM, nhận định rõ chức năng, vai trò, quy mô, và đặc biệt là mối quan hệ giữa các KĐTM với cấu trúc phát triển chung đô thị Tp. - Đối với nội dung phát triển KĐTM theo hướng bền vững, • Phân tích các yếu tố liên quan của KĐTM hướng đến tính bền vững • Phân tích và tổng hợp các lý luận, mô hình phát triển đô thị, KĐT và kinh nghiệm thực tiễn về quy hoạch theo hướng bền vững. • Đề xuất các nguyên tắc, giải pháp QH KĐTM theo hướng bền vững. - Đối với nội dung xây dựng khung đánh giá mức độ bền vững của KĐTM • Tổng hợp những yếu tố liên quan đến KĐTM theo hướng bền vững • Đề xuất xây dựng khung tiêu chí đánh giá mức độ bền vững cho KĐTM. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa về mặt khoa học: Bổ sung, hoàn thiện các lý luận về phát triển đô thị bền vững; Hệ thống hóa hệ thống tiêu chí phát triển đô thị bền vững góp phần vào nghiên cứu phát triển đô thị. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Tài liệu tham khảo cho các cấp chính chính quyền, nhà quy hoạch, các bên liên quan trong quá trình lập, xét duyệt, thực thi, phát triển các KĐTM; Tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực QHĐT. 6. Những đóng góp mới của luận án • Hệ thống hóa hệ thống tiêu chí PTĐTBV, làm cơ sở, công cụ hỗ trợ quy hoạch đô thị hướng đến PTBV • Đánh giá làm rõ thực trạng phát triển các KĐTM tại Tp.HCM. Nhìn nhận KĐTM với vai trò, tính chất, chức năng, và mối tương quan trong cấu trúc đô thị Tp.HCM. 5 • Tổng hợp những lý luận, mô hình, nguyên tắc,… phát triển đô thị hướng đến phát triển đô thị bền vững. • Đề xuất phát triển các KĐTM trong cấu trúc tổng thể đô thị Tp.HCM dựa trên định hướng phát triển. • Xây dựng các nguyên tắc, giải pháp quy hoạch KĐTM hướng đến phát triển bền vững trong tương lai. • Đề xuất xây dựng khung tiêu chí đánh giá mức độ bền vững KĐTM. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 4 chương chính sau: Chương 1: Tổng quan về phát triển đô thị bền vững và phát triển các KĐTM tại Tp.HCM Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và những cơ sở khoa học Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Bàn luận. 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI TP.HCM 1.1 Khái niệm về phát triển bền vững (PTBV) và tầm quan trọng của PTBV 1.1.1 Sự xuất hiện của mô hình phát triển bền vững Mô hình PTBV đặc trưng cho một hướng tiếp cận mới của các nhà hoạt động môi trường, tìm cách hàn gắn những giá trị sinh thái, xã hội và kinh tế của sự phát triển, ở hiện tại và cả trong tương lai với tầm nhìn toàn cầu. PTBV ủng hộ hình thức phát triển trong giới hạn của trái đất, mang tính công bằng xã hội và toàn diện về mặt kinh tế. Nó không chỉ tập trung vào sự phát triển của cá nhân mà còn tập trung vào việc bảo vệ tương lai chung của nhân loại. Nhiều mô hình mới về “sự phát triển” xuất hiện, thúc đẩy sự thay đổi xã hội với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vật chất và phi vật chất của con người, thúc đẩy công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức và nâng cao năng lực và công nghệ nhằm hướng đến sự bền vững [36]. Mục tiêu của sự bền vững là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà những thế hệ tương lai đang phải phụ thuộc. Mô hình PTBV không chỉ hướng đến việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra xã hội sinh thái, sống hòa hợp với thiên nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc đem những hoạt động kinh tế, tiến trình xã hội và bảo vệ môi trường xích lại gần nhau hơn. Trong mô hình này con người không hủy diệt thiên nhiên để phát triển và theo hướng tiếp cận này, PTBV là một mục tiêu đáng ao ước và rất khó để phủ nhận ý tưởng này [69]. Tuy nhiên, có nhiều mô hình PTBV khác nhau và không phải tất cả chúng đều tương thích với nhau. Điều này do sự khác biệt trong việc diễn giải khái niệm PTBV và những yếu tố tạo thành một tương lai bền vững (Redclift và Woodgate, 1997)[36]. 1.1.2 Mô hình PTBV của Brundtland Khái niệm PTBV bắt đầu chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận về chính sách môi trường từ những năm thập niên 80 trở lại đây, khi mà phong trào bảo vệ môi 7 trường thế giới mới bắt đầu được khởi xướng. Các định nghĩa rộng rãi nhất được biết đến phát triển bền vững xuất phát từ Ủy ban Brundtland, năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”, trong đó xác định phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.” [37] Theo sau vai trò chủ đạo trong báo cáo Brundtland, khái niệm PTBV xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trong các nghiên cứu chuyên ngành và các báo cáo của Chính phủ các nước. Mô hình PTBV của Brundtland đã chính thức đưa các vấn đề môi trường vào khái niệm phát triển. Hiện nay, nó đã có đủ tư cách pháp lý và trở thành nguyên tắc định hướng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. 1.1.3 Quan điểm về phát triển bền vững của các tổ chức thế giới Hiện nay, con số tổ chức quốc tế quan tâm đến PTBV đang ngày càng gia tăng, bao gồm: Cao ủy Châu Âu (European Union), Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Ngân hàng thế giới (World Bank) (Lafferty và Meadowcroft, 2000). Chính quyền quốc gia, cơ quan chính phủ các cấp và nhiều nhóm hoạt động trong lĩnh vực dân sự cũng như kinh tế đã có những cam kết thực hiện đối với các mục tiêu này. Báo cáo Brundtland đã xác nhận việc thúc đẩy PTBV là một nhiệm vụ đa ngành, xuyên suốt nhiều lĩnh vực chính sách như phát triển kinh tế, thương mại, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, chính sách năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp. Cao ủy Liên hiệp quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc kết nối với mô hình PTBV và đã tổ chức nhiều Hội nghị Thế giới như Hội nghị 1992 ở Rio de Jainero (thường được biết với tên gọi Rio Earth Summit), và gần đây là Hội nghị Thế giới về PTBV tổ chức năm 2002 tại Johannesburg (WSSD). Bản tuyên cáo Rio đã thiết lập các thể chế, nguyên tắc và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức như công bằng giới, công bằng xã hội và công bằng giữa các thế hệ. Nó cũng chi tiết hóa những nguyên tắc quản trị cần thiết cho việc thực hiện PTBV ở quy mô toàn xã hội, quy mô cơ quan và thể chế chính trị,… chính điều này đã làm rõ nghĩa của PTBV. Những hội nghị này dẫn đến sự hình thành các hiệp ước môi trường như: Khung Hiệp định về Thay đổi khí hậu toàn cầu của LHQ; Nghị định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất