Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn masan...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn masan

.PDF
23
1
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ~~~~~~*~~~~~~ BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN Sinh viên thực hiện Lớp Mã sinh viên Giáo viên hướng dẫn : : : : Lê Trâm Ngọc TN14T3 194D4021171 Lê Thị Thu Trang 1 HÀ NỘI – 26/07/2021 2 MỤC LỤC 1.Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần tập đoàn Masan 1.1 Lịch sủ hình thành và phát triển Công ty - Dấu mốc, thành tựu... 1.2 Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh cơ cấu tổ chức 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh -Ngành nghề gì... 1.2.2 Cơ cấu tổ chức -Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Nêu khái quát bộ phận chức năng) 1.3 Phân tích 1 số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động Công ty 2.Chương 2:Tình hình tài chính của Công ty -Đánh giá khái quát về tình hình tài chính 2.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh -Kết quả doanh thu,lợi nhuận,chi phí -3 năm gần nhất (2018-2020) 2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán -Biến động doanh thu, cơ cấu tài sản, nguồn vốn -Chỉ số sinh lời 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong tình hình nền kinh tế vô cùng phát triển như hiện nay, có rất nhiều các, doanh nghiệp được hình thành kinh doanh về rất nhiều các lĩnh vựa khác nhau, với nhiêu quy mô lớn nhỏ. Trong các doanh nghiệp đó, có một số doanh nghiệp do chưa tìm được hướng đi đứng đắnvà gặp nhiều vấn đề vướng mắc nên không thể tồn tại. Bên cạnh đó, có rất nhiều đã kinh doanh vô cùng thành công khiến chúng ta nhìn vào đó và cảm thấy ngưỡng mộ. Một trong nhưng lí do để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển đó là phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ tài chính ngày càng trở nên phong phú. Là một doanh nghiệp mục tiêu đề ra của họ là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Vì thế để tồn tại và phát triển vững mạnh, các doanh nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược vững chắc cho mình, đồng thời tạo sức cạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp trong nước và còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ thực tế đó, một doanh nghiệp muốn nhận thức rõ khả năng tồn tại của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đi vào phân tích kĩ lưỡng tình hình tài chính hàng năm. Nhờ vậy, những chủ doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sẽ có được những thông tin căn bản cho việc ra quyết định cũng như định hướng cho tương lai được tốt hơn. Dựa trên những kiến thức đã được giảng dạy và tích luỹ tại trường đại học Công, được sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Thu Trang hướng dẫn, em lựa chọn 4 đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan” cho bài thực hành của mình. 5 Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải MaSan. Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm 2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM vào ngày 05 tháng 11 năm 2009. Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vào tháng 07 năm 2015. Dù Công ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các công ty tiền nhiệm của chúng tôi thì Masan Group đã hoạt động từ năm 1996. Đây là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh số 1 tại Việt Nam, Masan không ngừng phát triển trong suốt những năm vừa qua. Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan nằm ở vị trí 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Doanh thu vào năm 2020, đạt 77.218 tỷ đồng, tăng 106,7% so với năm trước. 6 Tầm nhìn của công ty là trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông, và trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam. Sứ mệnh: cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho gần 100 triệu người Việt nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Địa chỉ: Phòng 802, Tầng 8, Tòa nhà Central Plaza, Phòng 802, Số 17 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại (+84-28) 62563862 Fax (+84-28) 38274115 Website http://www.masangroup.com Sàn giao dịch HSX: MSN Nhóm ngành Thực phẩm 7 KLCP niêm yết 1.157.373.974 cp KLCP lưu hành 1.047.474.042 cp Vốn hóa thị trường 56.982.587.884.8 8 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty - Tháng 11/2014: Thành lập Công ty Cổ phần Masan (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng . - Tháng 11/2004-8/2009: MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển. - Tháng 5/2005: MSC tăng vốn từ 3,2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu. - Tháng 7/2009: MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan. MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan. - Tháng 8/2009: Công ty Cổ phần Hàng hải Masan(MSC) chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (MaSan Group) và tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên 3.783,65 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu và thành viên Tập đoàn. Masan Group nắm giữ 54,8% cổ phiếu Masan Food và 19,99% cổ phiếu TechcomBank. - Tháng 9/2009: Masan tăng vốn từ 3.783,65 tỷ đồng lên 4.065,528 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu và các cá nhân trong tập đoàn. - Tháng 10/2009: Masan Group tăng vốn từ 4.065,528 tỷ đồng lên 4.285,927 tỷ đồng và lên 4.763,998 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho BI Private Equity New Markets II K/S, một quỹ đầu tư được quản lý bởi Bank Invest, và cho các nhà đầu tư khác Masan Group hoàn tất việc tái cấu trúc, nắm giữ 54,8% Masan Food. Hai công ty con của Masan Group là Hoa Bằng Lăng và Hoa Phong Lan 9 lần lượt nắm giữ 11,0% và 7,0% cổ phiếu Masan Food. Masan Group vẫn tiếp tục giữ 19,99% cổ phiếu Techcombank. - Masan Group đăng ký thủ tục Công ty đại chúng và chính thức là Công ty đại chúng từ ngày 16/10/2009. - Vốn điều lệ của Công ty tính đến tháng 1/2010 là 4.853,998 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ESOP. Và đến cuối năm 2010, vốn điều lệ của Công ty là 5.152,722 tỷ đồng. - Vốn điều lệ của công ty là 7.349,113 tỷ đồng thay đổi lần thứ 14 vào ngày 04/12/2013. 10 1.2 Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh - Sản phẩm của công ty Núi Pháo Trong lĩnh vực tài nguyên Việt Nam, công ty Núi Pháo chuyên khai thác, sản xuất và cung cấp tinh quặng Vonfram, Florit và Bismut hàng đầu tại Việt Nam. Để vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên vị thế dẫn đầu, công ty đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong dây chuyền sản xuất. Nhằm mục đích tối đa hóa tỷ lệ thu hồi khoáng sản khai thác, tận dụng hết giá trị nguồn tài nguyên và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm của ngân hàng TechcomBank Techcombank chuyên cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng mọi nhu cầu liên quan đến tiền của khách hàng. Một số sản phẩm dịch vụ chính có thể kể đến như cho vay vốn, vay vốn mua xe ô tô, vay vốn mua nhà lãi suất thấp, vay tiêu dùng lãi suất thấp, dịch vụ chuyển tiền, nạp tiền, tiết kiệm tiền,… - Sản phẩm của Masan Consumer Holdings Đây là lĩnh vực kinh doanh chính mà tập đoàn Masan chú trọng đầu tư. Sau đây là những danh mục sản phẩm của công ty tính đến thời điểm hiện tại:  Nước tương Bao gồm: Nước chấm tam thái tử nhất ca (500ml, 650ml), Nước chấm tam thái tử nhị ca: 500ml, Nước tương chin su (250ml), Nước tương chinsu tỏi ớt (250ml). 11  Tương ớt Gồm có: Tương ớt rồng việt (250g), Tương ớt chinsu (250g), Tương cà chinsu (250g)  Nước mắm Các loại nước mắm gồm có: Nước mắm chinsu hương cá hồi (500ml), Nước mắm nam ngư (500ml, 750ml, 900ml), Nước chấm nam ngư đệ nhị mới (800ml, 900ml), Nước chấm nam ngư siêu tiết kiệm (800ml). Ngoài ra còn có một số sản phẩm mới như Nước mắm Nam Ngư Phú Quốc, Nam Ngư Nhãn Vàng và Chin-su Mặn Mà.  Mỳ ăn liền Bao gồm: Omachi, Kokomi, Tiến Vua, Oh! Ngon các loại gói, ly. Đặc biệt, Masan gần đây đã thành công khi tung ra sản phẩm “Mì ly Omachi với cây thịt thật” thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng.  Thức ăn nhanh Gồm có: Xúc xích Heo Cao Bồi, Thịt viên Heo Cao Bồi 3 phút.  Nước giải khát Bao gồm: Nước tăng lực Compact, Bia cao cấp Sư Tử Trắng.  Cà phê hòa tan Vinacafe là một trong những thương hiệu lớn mà Masan đã rất thành công. Bao gồm: Cà phê rang xay và cà phê sữa hòa tan.  Thức ăn gia súc Có hai dòng sản phẩm chính là: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp Bio-zeem “Đỏ” và Sản phẩm thức ăn chăn nuôi trung cấp Bio-zeem “Xanh”. 12 1.2.2 Cơ cấu tổ chức: Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Tổng Giám Đốc Bộ phận phát triển kinh doanh Bộ phận điều hành nội địa Bộ phận tài chính, kế toán và pháp lý Phòng kế hoạch chiến lược Phòng quản lý các công ty con Phòng tài chính doanh nghiệp Bộ phận quan hệ đầu tư Nguồn: Bộ phận tài chính, kế toán và pháp lý 13 - Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giám đốc thực hiện Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Phòng quản lý các công ty con Phòng kế hoạch chiến lược Bộ phận điều hành nội địa Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Tổng Giám Đốc Bộ phận phát triển kinh doanh Bộ phận tài chính, kế toán và pháp lý Bộ phận quan hệ đầu tư Phòng tài chính doanh nghiệp 14 - Tổng giám đốc Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá năm năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. - Ban kiểm sát Ban kiểm soát được xem như một bộ phận làm việc trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông, thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Bộ phận phát triển kinh doanh Bộ phận phát triển kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường 1, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bán sản phẩm kinh doanh 15 ngoại tệ trừ trên thị trường liên ngân hàng), công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. - Bộ phận điều hành nội địa Chức năng của bộ phận điều hành nội địa là xây dựng các chiến lược kinh doanh theo nhận định chủ quan về cơ hội đầu tư, quản lý hoạt động của các công ty con, nhận định xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Để là thành viên của bộ phận này đòi hỏi phải là người quản lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng cũng như am hiểu sâu sắc về thị hiếu, khẩu vị, điều kiện và thông lệ của thị trường. - Bộ phận tài chính, kế toán và pháp lý Chức năng của bộ phận tài chính kế toán là thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán, theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái, cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan. Tham mưu cho Ban lãnh đạo về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong công ty, giữ bí mật về số liệu kế toán – tài chính và bí mật kinhdoanh của công ty. Quản lý công tác tổ chức bộ máy tài chính kế toán trong toàn hệ thống và theo từng giai đoạn 16 phát triển của công ty. Thực hiện một số chức năng khác khi được Ban lãnh đạo giao. - Bộ phận quan hệ đầu tư Chức năng của bộ phận quan hệ đầu tư là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong giai đoạn phát triển dự án, là đầu mối trong quan hệ các ngành hữu quan, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để thu hút các dự án về Công ty. Bộ phận quan hệ đầu tư làm đầu mối xây dựng dự thảo chiến lược đầu tư phát triển dự án trung hạn và dài hạn của Công ty, chủ động tìm kiếm và đề xuất các cơ hội đầu tư, tính toán, phân tích tính khả thi của các dự án, đề xuất hình thức đầu tư, biện pháp tổ chức thực hiện cho Tổng Giám đốc và chủ động, phối hợp với các phòng chuyên môn, trình duyệt, kiểm soát các hồ sơ dự án đầu tư. - Phòng kế hoạch chiến lược Phòng kế hoạch chiến lược có chức năng lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu phát triển công ty, lập kế hoạch phát triển thị trường, xây dựng chiến lược marketing và ứng dụng công nghệ thông tin về công tác quản lý nguồn lực của công ty. Xây dựng và quản lý quy trình nghiên cứu và phân tích toàn diện về các vấn đề cũng như ý tưởng liên quan, bao gồm đối thủ cạnh tranh, khách hàng, ngành, thị trường, và các khía cạnh pháp lý nhằm phát triển chiến lược toàn hàng, chiến lược cho các khối kinh doanh, cho các ban chức năng. 17 - Phòng quản lý các công ty con Phòng quản lý các công ty con có chức năng xây dựng mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ tập trung chức năng. Trong khuôn khổ áp dụng mô hình kiểm toán nội bộ tập trung chức năng có sự tham gia của Ban kiểm toán nội bộ, thành lập các ủy ban kiểm tra trong các công ty con, trong thành phần đó có đại diện của Ban kiểm toán bộ, cũng như trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ của các công ty con và công ty trực thuộc. - Phòng tài chính doanh nghiệp Phòng Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tình hình hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh của các công ty con. Phòng Tài chính doanh nghiệp tham mưu giúp Giám đốc: Xây dựng chương trình kế hoạch tháng, quý, năm, phân công nhiệm vụ công tác cho các thành viên trong phòng, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của phòng tháng, quý, năm ( Bằng văn bản), hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh. Quản lý phần vốn và tài sản của doanh nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán đối với các công ty con… 18 1.3 Phân tích 1 số thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Công ty Thuận lợi -Có đội ngũ lãnh đạo năng động, điều hành sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp và kinh nghiệm. -Thương hiệu và uy tín của tập đoàn được khẳng định trong thị trường ( trong nước cũng như ngoài nước ) -Với các sản phẩm dịch vụ , đa dạng, Công ty Masan luôn đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng thị trường, góp phần đưa Công ty trở thành 1 trong những công ty kinh doanh đa ngành lớn nhất. -Hệ thống các công ty trải rộng khắp đất nước nên công ty có một hệ thống thị trường khá rộng lớn và đầy tiềm năng. Không chỉ dừng lại ở đó công ty còn đẩy mạnh việc thiết lập 1 hệ thống các công ty con tại nước ngoài với nhiệm vụ chính tiêu thụ sản phẩm của Công ty. -Là Công ty hình thành và phát triển 25 năm nên năng lực về tài chính và nguồn nhân lực luôn dồi dào có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho nhiều dự án cùng lúc. Khó khăn -Dịch tả lợn Châu Phi (ASP) làm ảnh hưởng đến mảng thức ăn chăn nuôi của Masan -Do các Công ty con rộng lớn, trải rộng nên gặp không ít kho khăn trong việc quản lý. -Là 1 Công ty kinh doanh đa ngành đòi hỏi Công ty phải có một hệ thống quản lí , điều hành vô cùng nhạy bén và có kinh nghiệm. Là một vấn đề mà Công ty đang từng bước 19 xây dựng và hoàn thiện, nhưng có lẽ trong một thời gian ngắn thì việc xây dựng một thống chuyên nghiệp rất khó -Vì dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty làm cho lợi nhuận giảm so với (năm 2020). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất