Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính doanh nghiệp (7)...

Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp (7)

.DOCX
68
157
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phân tích và Đầu tư Tài chính PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Linh Mã sinh viên : 1111330031 Lớp : Anh 2 - Khối 1 TCNH Khóa : 50 Người hướng dẫn khoa học : TS Hồ Hồng Hải Hà Nội, tháng 5 năm 2015 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...................................................4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................5 1.5. Kết cấu của đề tài.................................................................................6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................7 2.1. Rủi ro tài chính.....................................................................................7 2.1.1. Khái niệm........................................................................................7 2.1.2. Các loại rủi ro tài chính....................................................................7 2.1.3. Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp.....................10 2.2. Công cụ phái sinh...............................................................................12 2.2.1. Khái niệm......................................................................................12 2.2.2. Các loại công cụ phái sinh............................................................14 2.2.3. Thị trường và người giao dịch......................................................22 2.2.4. Chức năng.....................................................................................24 2.2.5. Quy trình phòng vệ........................................................................25 2.2.6. Hạn chế của công cụ phái sinh.....................................................28 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh .....................................................................................................................29 2.3.1. Thuế...............................................................................................29 2.3.2. Kiệt quệ tài chính..........................................................................30 2.3.3. Vấn đề đại diện..............................................................................30 2.3.4. Đầu tư dưới mức...........................................................................31 2.3.5. Quy mô doanh nghiệp...................................................................32 2.3.6. Các biện pháp thay thế..................................................................32 2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực nghiệm................................32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................37 3.1. Thu thập dữ liệu.................................................................................37 3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................38 3.2.1. Mô hình nhị phân (logit model).....................................................38 3.2.2. Xây dựng mô hình..........................................................................41 3.3. Đánh giá mô hình...............................................................................43 3.3.1. Đánh giá tổng thể mô hình............................................................43 3.3.2. Kiểm định thống kê các biến giải thích.........................................43 3.3.3. Thống kê mức độ phù hợp của mô hình (Goodness – of – fit statistics)..................................................................................................44 3.3.4. Tính chính xác của các xác suất dự đoán.....................................44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................46 4.1. Tình hình sử dụng phái sinh..............................................................46 4.2. Phân tích đơn biến..............................................................................46 4.3. Kết quả hồi quy nhị phân..................................................................50 4.3. Đánh giá các mô hình.........................................................................52 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................55 5.1. Kết luận...............................................................................................55 5.2. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu sau này................56 KẾT LUẬN....................................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................59 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.2. Các biến độc lập trong mô hình......................................................42 Bảng 4.4. Đặc điểm của doanh nghiệp sử dụng và không sử dụng phái sinh. 47 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Bartlett..............................................................49 Bảng 4.6. Bảng tương quan.............................................................................49 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy và kiểm định.........................................................51 Hình 2.1. Tỷ lệ hợp đồng phái sinh được sử dụng theo tài sản cơ sở.............13 Hình 2.2. Tỷ lệ sử dụng các loại phái sinh......................................................21 Hình 2.3. Các công cụ phái sinh và thị trường giao dịch................................23 Hình 2.4. Quy mô thị trường phái sinh...........................................................23 Hình 3.1. Đồ thị mô hình logistic với một biến giải thích..............................40 Hình 4.1. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh...............................46 Hình 4.4. ROC của mô hình 1.........................................................................53 Hình 4.5. ROC của mô hình 2.........................................................................53 Hình 4.6. ROC của mô hình 3.........................................................................54 5 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng phái sinh lên giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu lại không đồng nhất. Kết quả nghiên cứu của Nance và cộng sự (1993), allayannis và Weston (2001), Bartram và cộng sự (2011), Nelson và cộng sự (2005) và Kapitsinas (2008) cho thấy việc sử dụng phái sinh có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, Guay và Kothari (2003), Khediri (2010), Jin và Jorion (2006), Fauver và Naranjo (2011) lại chỉ ra rằng không có mối liên hệ hoặc mối quan hệ nghịch chiều giữa việc sử dụng phái sinh và giá trị doanh nghiệp. Xu hướng không rõ ràng này dẫn đến những thay đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu. Thay vì xác định mối quan hệ trực tiếp giữa việc sử dụng phái sinh và giá trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình phức tạp hơn để đi tìm những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh, qua đó giải thích tốt hơn vai trò của công cụ phái sinh đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Ở Việt Nam, việc mua bán công cụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, hàng hóa đang dần trở nên phổ biến thông qua các ngân hàng, sở giao dịch trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu vấn đề này tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam không chỉ có ý nghĩa với các doanh nghiệp mà còn bổ sung những kiểm chứng thực nghiệm cho các lý thuyết kinh tế - tài chính. Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Luận văn này sẽ tiến hành kiểm định một số giả thuyết sau: 6 Giả thuyết thứ nhất là việc sử dụng công cụ phái sinh phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng doanh thu và tổng tài sản. Doanh nghiệp càng lớn thì khả năng sử dụng càng cao. Giả thuyết thứ hai là việc sử dụng công cụ phái sinh liên quan đến tình trạng kiệt quệ tài chính. Khả năng kiệt quệ tài chính càng cao thì xác suất sử dụng công cụ phái sinh càng cao. Kiệt quệ tài chính được đo lường bằng đòn bẩy, khả năng trả lãi và tính thanh khoản. Những doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn, khả năng trả lãi thấp hơn và thanh khoản kém hơn sẽ có thể sử dụng phái sinh để phòng vệ nhiều hơn. Giả thuyết thứ ba là doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh thường xuyên hơn có các vấn đề về người đại diện nghiêm trọng hơn. Luận văn sử dụng vòng quay tổng tài sản và tỷ lệ cổ đông tổ chức để biểu thị cho các vấn đề về người đại diện. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh. Có nhiều giả thuyết mô tả lợi ích của việc sử dụng phái sinh dựa trên các nhân tố như kiệt quệ tài chính, thuế, vấn đề quản lý, vấn đề đầu tư dưới mức. Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2014. Các định chế tài chính thường sử dụng công cụ phái sinh sớm hơn với số lượng và tần suất lớn hơn. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị các hợp đồng phái sinh sử dụng bởi doanh nghiệp phi tài chính đang tăng lên, vì thế tìm hiểu việc sử dụng phái sinh tại nhóm này cũng quan trọng không kém việc nghiên cứu vấn đề trên tại các định chế tài chính. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, khóa luận kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như các sách, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và 7 ngoài nước nhằm thu thập các thông tin lý luận và có hiểu biết về các mô hình định lượng thực tế về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp phi tài chính. Từ đó kế thừa các nghiêm cứu trước và đưa những yếu tố mới vào nghiêm cứu này. Thủ tục phân tích đơn biến và đa biến được tiến hành. Phân tích đơn biến sử dụng các số liệu về trung bình, hệ số tương quan, kiểm định sự khác biệt giữa hai mẫu độc lập T – Test. Phân tích đa biến sử dụng mô hình logit. Một biến nhị phân nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp sử dụng phái sinh, nhận giá trị 0 nếu không sử dụng. Khảo sát các doanh nghiệp sẽ cho dữ liệu về biến này. Các dữ liệu khác được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường iên của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu thu thập trong năm 2014 tạo thành dữ liệu chéo. Mô hình hồi quy sẽ được kiểm tra về sự phù hợp, mức độ phù hợp và tính chính xác của xác suất dự báo. 1.5. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUÂT 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Rủi ro tài chính 2.1.1. Khái niệm Rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra đối với thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính sử dụng nguồn vốn vay - trong kinh doanh. Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những thay đổi từ các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán. Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động lên thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính. Khái niệm rủi ro tài chính và rủi ro kiệt giá tài chính gần như nhau nhưng rủi ro tài chính có ý nghĩa rộng hơn. Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính- sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào giới thiệu những vấn đề liên quan đến rủi ro kiệt giá tài chính và chỉ xem xét 3 biến số tài chính là lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hóa. Như vậy khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính trong đề tài này chỉ hàm ý đến rủi ro kiệt giá tài chính. 2.1.2. Các loại rủi ro tài chính Trước khi ban quản trị đưa ra bất kỳ một quyết định nào về phòng ngừa rủi ro, họ cần phải nhận diện được tất cả những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hầu hết các tổ chức phi tài chính đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh, là những rủi ro có liên quan đến bản chất của các hoạt động sản xuất và kinh doanh và các rủi ro này là không thể phòng ngừa do "không thể mua đi bán lại được". Tuy nhiên độ nhạy cảm của giá cả có tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp thì có thể phòng ngừa 9 được. 2.1.2.1. Rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báo trước. Trong trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giá ngoại tệ mà hàng hóa đã được định giá trước, khi tỷ giá có sự biến động có thể tạo ra rủi ro dẫn đến thua lỗ. Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể chịu số lỗ do rủi ro về tỷ giá nhiều hay ít. Dưới hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods, các nhà nhập khẩu biết được họ sẽ trả bao nhiêu đồng nội tệ để mua hàng hóa và nhà xuất khẩu biết họ sẽ nhận về bao nhiêu đồng tiền nước mình. Nếu nhà nhập khẩu có thể bán cho người tiêu dùng ở một mức giá đem lại lợi nhuận và chi phí của nhà xuất khẩu thấp hơn mức giá xuất khẩu thì tất đều có lợi trong hoạt động thương mại. Với việc hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, các qui luật đã thay đổi. Cả hai bên tham gia giao dịch hiện nay đều phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Mỗi công ty đều muốn tiến hành giao dịch bằng đồng tiền của quốc gia mình. Mức lợi nhuận biên của các nhà nhập khẩu có thể bị giảm hoặc bị lỗ nếu đồng tiền của họ giảm giá mạnh và hàng hóa nhập khẩu được định giá bằng đồng tiền của quốc giá xuất khẩu. 2.1.2.2. Rủi ro lãi suất Trong hoạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã được dự tính, song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Chẳng hạn khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh ban đầu bị đảo lộn. Tùy thuộc vào lượng tiền vay của doanh nghiệp và sự biến động của lãi suất mà mức độ tiêu cực của rủi ro lãi suất cũng sẽ khác nhau. Diễn biến trên thị trường tài chính Mỹ. Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, những bất ổn lãi suất đã giảm đi trong suốt cuối giai đoạn thập kỷ 1970 (mặc dù 10 lãi suất đã tăng để đói phó với lạm phát). Những bất ổn trong lãi suất của đồng USD trong giai đoạn thập kỷ 1980 đã lên đỉnh điểm. Khi mà Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Mỹ Ông Paul Volcker đã bãi bỏ thông lệ hướng về mục tiêu lãi suất và thay vào đó là bắt đầu hướng về mục tiêu mức tăng cung tiền. Hậu quả lãi suất biến động thất thường. 2.1.2.3. Rủi ro biến động giá hàng hóa Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là một rủi ro lớn. Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa thay đổi hàng ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra thường được ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã cố định từ trước, nguy cơ thua lỗ là rất lớn. Do xăng dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất kinh doanh, việc tăng giá sẽ có những ảnh hưởng nhất định (tăng chi phí) đến các DN và nền kinh tế. Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu. Tính bất ổn của giá dầu bắt đầu gia tăng trong giai đoạn thập kỷ 1980 xảy ra cùng lúc với việc bãi bỏ quy định quản lý xăng dầu ở Mỹ. Giá tăng cao năm 1980 phản ánh tác động của việc Iraq xâm lược Kuwait. Kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh với Iraq lần thứ hai, giá dầu đã liên tục phá vỡ các mức kỷ lục và đã vượt qua giá đỉnh năm 1990. Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007-2008 cùng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933) đã có lúc giá dầu lên tới 145USD/ thùng. Cả thế giới rơi vào tình trạng lạm phát tăng tốc khó có thể kiểm soát lại được nữa. Sự bất ổn của giá cả hàng hóa nói chung đã tăng dần kể từ thập kỷ 1970 và 1980. Cho đến nay cùng với tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa đã biến động rất khó lường. Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của 11 doanh nghiệp càng cao, rủi ro tài chính của doanh nghiệp đó càng lớn. Chẳng hạn doanh nghiệp ngành gỗ đã chịu tác động đáng kể do sự biến động của giá nguyên vật liệu gỗ, chi phí vận chuyển do giá nhiên liệu biến động mạnh. Tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích. Tuy nhiên quá trình này lại tạo ra một môi trường cạnh tranh gây gắt và điều đó khiến hầu hết các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Những tác động bất ổn của thị trường thế giới về giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất đã tác động trực tiếp sâu rộng đến doanh nghiệp trong nước. Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính trên đây giúp chúng ta có nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó sẽ đưa ra được những đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tài chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hữu ích và thiết thực hơn. 2.1.3. Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp 2.1.3.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các đối thủ ở yếu tố "giá của sản phẩm" trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động của rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trang trãi tổn thất. Khi đồng nội tệ tăng giá, một công ty thuần túy kinh doanh trong nước vẫn bị tác động bởi tỷ giá do sự xuất hiện của các công ty cạnh tranh nước ngoài có chi nhánh trong nước nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước. Như vậy giá cả hàng hóa cùng loại ở nước ngoài bây giờ rẻ tương đối so với hàng hóa trong nước. Do đó giá sản phẩm cuả DN sẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm sút. 2.1.3.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư cuả doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa tác động đến việc hoạch định tài chính của doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư dài hạn. 12 Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Khi rủi ro tài chính tăng cao không kiểm soát được, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mất" trên thị trường. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư rủi ro tài chính có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại... 2.1.3.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Khi có những thay đổi trong giá hàng hóa, lãi suất và tỷ giá sẽ làm thay đổi giá trị một khoản tiền thu được hoặc các khoản chi phí. Biến động trong tỷ giá đã làm cho doanh thu và chi phí không tương thích khi nhập khẩu hàng nước ngoài bán hàng trong nước hoặc ngược lại. Ngoài ra, biến động tỷ giá làm thay đổi giá trị công ty khi tài sản ở nước ngoài được chuyển đổi sang đồng nội tệ. Tác động của thay đổi tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận ròng của công ty. Thay đổi trong lãi suất cũng có thể tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh, tác động đến các khoản thu hoặc các khoản chi phí. Đa số các công ty đều tập trung quan tâm vào chi phí lãi vay, thay đổi lãi suất tác động đến chi phí của công ty, có thể làm thay đổi số lượng hàng hóa do công ty bán ra. Tác động biến động của giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến các khoản thu hoặc các khoản chi phí. Tác động này phản ảnh trong báo cáo thu nhập của các công ty theo hướng làm tăng giảm khoản thu hoặc tăng giảm khoản chi phí của một công ty. Việc tăng giá dầu trong các năm qua, độ nhạy cảm giao dịch đối với giá dầu xuất hiện trong báo cáo thu nhập của các công ty theo hướng tăng các khoản thu của các công ty sản xuất dầu, tăng chi phí với các công ty sử dụng dầu. 13 2.1.3.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp. Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v Khi rủi ro tài chính tăng cao do các biến động về giá cả hàng hóa, tỷ giá và lãi suất. Đã tác động lớn làm mất cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp và do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. 2.2. Công cụ phái sinh 2.2.1. Khái niệm Thông tư số 210 /2009/TT-BTC Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính sử dụng định nghĩa về công cụ tài chính phái sinh của IFRS như sau: “Công cụ tài chính phái sinh: Là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm sau: a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng, hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là 14 các biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên tham gia hợp đồng (còn được gọi là các biến số cơ sở); b) Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; và c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai.” Các thuật ngữ như công cụ tài chính phái sinh, công cụ phái sinh, chứng khoán phái sinh, hợp đồng phái sinh, phái sinh thường được sử dụng thay thế nhau trong các sách báo và thực tế. Khái niệm giá trị giấy tờ (notional principal amount/face amount) được dùng rộng rãi trong giao dịch phái sinh vốn được sử dụng các hợp đồng hoán đổi. Trên thị trường hợp đồng hoán đổi, thuật ngữ này cho biết số tiền được dùng làm cơ sở tính toán trong các giao dịch hoán đổi tiền tệ hoặc lãi suất. Trong các hợp đồng phái sinh khác, nó có thể là số lượng cổ phiếu, số đơn vị tiền tệ, số kilogram, số lít hoặc những đơn vị metric khác được dùng làm cơ sở cho hợp đồng (Chorafas, trang 36). Tài sản cơ cơ có thể là giá hàng hóa, giá cổ phiếu, lãi suất, tỷ giá, chỉ số giá... Nó cũng có thể là một biến tính trên notional principal amount để xác định dòng tiền hoặc sự trao đổi tài sản khác theo hợp đồng phái sinh. Chorafas nhấn mạnh rằng trong khi tài sản cơ sở là giá của một tài sản có hoặc tài sản nợ thì bản thân tài sản cơ sở không phải là tài sản hay nguồn vốn. Hình 2.1. Tỷ lệ hợp đồng phái sinh được sử dụng theo tài sản cơ sở 13.90% 10.00% 32.50% 43.60% Tỷ giá Lãi suấấ t Giá hàng hóa Khác 15 Nguồn: Bartram và cộng sự, 2009 Theo thống kê của Bartram và cộng sự trên 7292 doanh nghiệp thuộc 48 quốc gia vào khoảng thời gian 2000 – 2001, có 59,8% số doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh, trong đó tài sản cơ sở là tỷ giá chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6% (Hình ...). Thấp hơn một chút là tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng phái sinh trên lãi suất với 32,5%. Trong khi đó tỷ lệ này ở công cụ phái sinh trên giá hàng hóa thấp hơn đáng kể, chỉ chiếm 10%. 2.2.2. Các loại công cụ phái sinh 2.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn “Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức gía giao địch được ấn định vào ngày hôm này” (Bùi Kim Yến và cộng sự, 2008, trang 171). Trong hợp đồng kỳ hạn, mức giá đã ký kết có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức giá trên thị trường vào thời điểm giao nhận hàng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết mua bán với mức giá khác so với giá thị trường hiện tại. Tuy nhiên, lợi ích mà hợp đồng kỳ hạn mang lại cho cả hai bên là có thể quản lý rủi ro biến động giá. Sự chắc chắn trong mức giá mua bán cho phép doanh nghiệp tính toán được doanh thu, chi phí để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hợp đồng kỳ hạn thị trường hàng hóa: là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, nghĩa là việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,). Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận. Với phương thức giao dịch này, người mua hàng phải có đặt cọc (ký quỹ) hoặc thế chấp một khoản tài sản nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiểu theo thỏa thuận và không được hưởng lãi 16 nhưng người mua có thể được hưởng phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản tài chính) phát sinh từ tài sản thế chấp. Với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một mức giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động của giá trên thị trường. Hợp đồng kỳ hạn thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ: Là một thỏa thuận giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng hay giữa hai ngân hàng với nhau để trao đổi một số lượng tiền nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỳ hạn vào một ngày nào đó trong tương lai. Khi doanh nghiệp (hay ngân hàng thứ 2) có nhu cầu chi trả hoặc các khoản phải thu trong tương lai, có thể thiết lập hợp đồng kỳ hạn để cố định tỷ giá mà tại mức tỷ giá này có thể mua hoặc bán một ngoại tệ nào đó. Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác. Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Trên thị trường quốc tế, hợp đồng kỳ hạn tỏ ra thích hợp hơn đối với các công ty lớn vì vậy các giao dịch thường có giá trị ít nhất là một triệu đô la trở lên. Các khách hàng và công ty nhỏ thường rất ít sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Trong một vài trường hợp, ngân hàng có thể yêu cầu các khách hàng ký quỹ ban đầu để thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong một số trường hợp khác, ngân hàng có niềm tin hoàn toàn vào khách hàng và họ không yêu cầu ký quỹ ban đầu. 17 Các hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là được thiết kế thích hợp để đáp ứng yêu cầu của cả hai bên cả về qui mô giao dịch và ngày giao kỳ hạn. Một số các hợp đồng kỳ hạn có các thời gian đáo hạn không đạt tiêu chuẩn như 37 ngày hoặc 81 ngày nhưng chi phí giao dịch của hợp đồng kỳ hạn dạng này thì đắt hơn bình thường. Tuy nhiên, một bất lợi của hợp đồng kỳ hạn là nó không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của hai đối tác; nghĩa vụ của mỗi bên không được chuyển giao cho bên thứ ba. Hợp đồng kỳ do đó không phải là một dạng hợp đồng có tính thanh khoản cao. Một bất lợi nữa là không có gì bảo đảm rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và hủy bỏ các nghĩa vụ hợp đồng. Điều này dễ xảy ra khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay có sự chênh lệch lớn vào thời điểm đến hạn. 2.2.2.2. Hợp đồng tương lai Tương tự hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có số lượng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn hợp đồng được chuẩn hóa. Điều này có nghĩa là hợp đồng tương lai được mua bán trên sở giao dịch trong khi hợp đồng kỳ hạn là hàng hóa trên thj trường phi tập trung (OTC). Vì vậy, khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư phải kỹ quỹ. Các bên có thể đóng vị thế mua hoặc vị thế bán của mình trước thời điểm đáo hạn bằng cách mở một vị thế đối ứng hoặc chờ tới hạn thanh toán. Việc thanh toán hợp đồng tương lai đa số được thực hiện bằng cách giao hàng thực hoặc thanh toán khoản chênh lệch bằng tiền mặt. Hợp đồng giao sau thị trường hàng hóa: là loại hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng, tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả. Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận 18 nào khác trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên. Thể thức này mới được sử dụng phổ biến từ những năm 60 - 70 thế kỷ XIX trên thị trường hàng hóa và những năm 70 - 80 của thế kỷ XX trên thị trường tiền tệ. Từ năm 2001, hầu hết các sàn giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui chuẩn chung của hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, cao su,  vàng, bạc, platin, USD, ) mà sẽ có những đặc tả chi tiết hàng hóa riêng. Đây là công cụ chính cung cấp cho những nhà đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những người ngại rủi ro (hedger) một phương tiện phòng chống rủi ro. Hợp đồng giao sau thị trường tiền tệ: là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Thị trường sgiao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Bên cạnh đó thị trường giao sau phòng ngừa rủi ro về lãi suất dài hạn và ngắn hạn thông qua phòng ngừa vị thế mua và bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty. 2.2.2.3. Quyền chọn “ Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng 19 hóa với mức giá xác định trong một thời hạn nhất định” (Bùi Kim Yến và cộng sự, 2008, trang 181). Trong cả hai loại quyền chọn mua và quyền chọn bán, người ở vị thế mua có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng trong khi người ở vị thế bán có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng khi bên mua yêu cầu. Đổi lại, Người mua phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí quyền chọn. Hơp đồng quyền chọn có 2 dạng là kiểu Âu và kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn trong khi quyền chọn kiểu Âu chỉ cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng khi đến hạn hợp đồng. Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào giá cả thực hiện (exercise or strike price) và sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Giá cả biến động có thể làm cho quyền chọn trở nên sinh lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-the-money). 2.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai bên tham gia vào một thỏa thuận trong một khoảng thời gian mà họ sẽ trao đổi các khoản thanh toán thường xuyên. Hoán đổi tiền tệ: Là việc mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham gia các điều kiện thuận lợi hơn mong muốn. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi là giao dịch trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn. Cụ thể, ở thị trường hoán đổi Mỹ, hầu như chưa có qui định nào ràng buộc. Hiện nay, hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế mới chỉ đưa ra tài liệu chuẩn về quy trình giao dịch và thủ tục pháp lý (chỉ áp dụng ở Mỹ). Ở Châu Âu, thị trường hoán đổi chủ yếu do các ngân hàng vận hành, được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Ngân hàng. Nhìn chung, cho đến nay chỉ có quy định đối với người môi giới về việc tổ chức các giao dịch hoán đổi, không quy định về trách nhiệm của các đối tác trên thị trường đối với việc thực hiện hợp đồng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất