Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính doanh nghiệp (5)...

Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp (5)

.PDF
91
82
80

Mô tả:

ƯỜ NG ĐẠ ẠI TH ƯƠ NG TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC NGO NGOẠ THƯƠ ƯƠNG ÂN HÀNG KHOA TÀI CH CHÍÍNH NG NGÂ -------***------- ÓA LU ẬN TỐT NGHI ỆP KH KHÓ LUẬ NGHIỆ Chuy huyêên ng ngàành: Ng Ngâân hàng ỦNG HO ẢNG KHU VỰC ĐỒ NG TI ỀN KH KHỦ HOẢ ĐỒNG TIỀ ÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHI ỆM CHUNG CH CHÂ NGHIỆ ỆT NAM TRONG VI ỆC KI ỂM SO ÁT CHO VI VIỆ VIỆ KIỂ SOÁ ỦNG HO ẢNG NỢ NGUY CƠ KH KHỦ HOẢ Họ và tên sinh vi viêên : Hà Thu Trang Mã sinh vi viêên : 0853030177 Lớp : Anh 2 - Kh Khốối 1 TC óa Kh Khó : 47 ườ ng dẫn khoa học Ng Ngườ ườii hướ ướng : ThS. Tr Trầần Ng Ngọọc Hà Hà Nội, th thááng 5 năm 2012 MỤC LỤC ẾT TẮT DANH MỤC TỪ VI VIẾ DANH MỤC BẢNG BI ỂU BIỂ U............................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦ ĐẦU ƯƠ NG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ NỢ CÔNG CH CHƯƠ ƯƠNG LUẬ NG................................................... 3 ủng ho ảng nợ công 1.1. Kh Kháái ni niệệm và đặ đặcc điểm của kh khủ hoả ng...................................... 3 1.1.1. Khái niệm nợ công và khủng hoảng nợ công............................................. 3 1.1.1.1. Khái niệm nợ công............................................................................... 3 1.1.1.2. Khái niệm khủng hoảng nợ công......................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của khủng hoảng nợ công.......................................................... 9 n kh ủng ho ảng nợ công 1.2. Nguy Nguyêên nh nhâân dẫn đế đến khủ hoả ng............................................. 10 1.2.1. Thâm hụt ngân sách nhà nước................................................................. 11 1.2.1.1. Sự gia tăng mạnh trong chi tiêu từ ngân sách của chính phủ............ 11 1.2.1.2.Các nguồn thu cho ngân sách nhà nước tăng chậm hơn nhu cầu chi. 12 1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay thấp................................................................ 13 1.2.3.Sự thiếu minh bạch về quản lý nợ công.....................................................14 ng của kh ủng ho ảng nợ công đố 1.3. Tác độ động khủ hoả đốii với nền kinh tế...........................15 1.3.1.Tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô.......................................................15 1.3.1.1. Lạm phát............................................................................................ 15 1.3.1.2.Tốc độ tăng trưởng GDP.....................................................................16 1.3.1.3. Đầu tư quốc tế.................................................................................... 17 1.3.1.4. Xuất nhập khẩu.................................................................................. 18 1.3.2.Tác động đến hệ thống tài chính............................................................... 19 1.3.2.1.Tăng trưởng tín dụng.......................................................................... 19 1.3.2.2.Thị trường chứng khoán......................................................................20 1.3.2.3.Thị trường bất động sản...................................................................... 22 1.3.3. Tác động lên các lĩnh vực khác................................................................ 22 1.3.3.1. Đời sống xã hội.................................................................................. 22 1.3.3.2. Lĩnh vực khác.....................................................................................23 CH ƯƠ NG 2 : KH ỦNG HO ẢNG KHU VỰC ĐỒ NG TI ỀN CHUNG CH ÂU Â U CHƯƠ ƯƠNG KHỦ HOẢ ĐỒNG TIỀ CHÂ ................................................................................................................................... 25 2.1. Di ủng ho ảng nợ công Ch âu Âu...........................................25 Diễễn bi biếến của kh khủ hoả Châ 2.1.1.Giai đoạn trước khủng hoảng nợ công 2010............................................ 25 2.1.1.1.Tình hình phát triển kinh tế từ năm 2002 đến 2009............................25 2.1.1.2. Những dấu hiệu của khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010.............. 27 2.1.2. Giai đoạn khi khủng hoảng nợ công 2010 bùng nổ đến nay....................30 2.1.2.1. Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp...................................................... 31 2.1.2.2.Ireland................................................................................................. 33 2.1.2.3. Tây Ban Nha...................................................................................... 36 2.1.2.4. Một số nước khác...............................................................................37 ủng ho ảng nợ công Ch âu Âu 2010 2.2. Nguy Nguyêên nh nhâân của kh khủ hoả Châ 2010........................... 39 2.2.1. Nguyên nhân chủ quan............................................................................. 39 2.2.1.1.Cơ chế quản lý các thành viên lỏng lẻo.............................................. 39 2.2.1.2. Thâm hụt ngân sách........................................................................... 40 2.2.1.3. Đầu tư kém hiệu quả.......................................................................... 42 2.2.1.4.Quản lý nợ công kém hiệu quả........................................................... 43 2.2.2.Nguyên nhân khách quan.......................................................................... 44 2.2.2.1. Điều kiện tín dụng dễ dàng................................................................ 44 2.2.2.2. Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008............................. 45 ng của kh ủng ho ảng nợ công Ch âu Âu............................................ 45 2.3.T 2.3.Táác độ động khủ hoả Châ 2.3.1. Đối với các quốc gia thành viên...............................................................45 2.3.1.1. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng..................................................... 45 2.3.1.2. Sự mất lòng tin của nhà đầu tư vào hệ thống tài chính......................48 2.3.1.3. Sự trượt giá của đồng Euro so với các đồng tiền khác...................... 49 2.3.1.4. Đời sống xã hội.................................................................................. 49 2.3.2. Đối với thế giới.........................................................................................50 2.3.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu................................................................. 50 2.3.2.2.Hoạt động đầu tư nước ngoài..............................................................51 2.3.2.3. Hoạt động sát nhập và mua lại ( M&A).............................................51 2.3.3.Đối với Việt Nam....................................................................................... 52 2.3.3.1.Xuất nhập khẩu................................................................................... 52 2.3.3.2. Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam......................................................... 53 2.3.3.3.Tỷ giá hối đoái.................................................................................... 54 2.3.3.4.Thị trường chứng khoán......................................................................55 ục hậu qu ả kh ủng ho ảng nợ công Ch âu Âu 2010 2.4. Các bi biệện ph phááp kh khắắc ph phụ quả khủ hoả Châ ................................................................................................................................55 2.4.1. Đối với các quốc gia thành viên...............................................................55 2.4.1.1.Tăng cường hoạt động trên thị trường mở.......................................... 55 2.4.1.2.Chính sách thắt chặt chi tiêu............................................................... 56 2.4.1.3.Giải quyết bất ổn trong ngành ngân hàng........................................... 56 2.4.2. Đối với các quốc gia thành viên...............................................................57 2.4.2.1. Hỗ trợ của IMF và EU....................................................................... 57 2.4.2.2.Hỗ trợ từ các nước lớn........................................................................ 57 CH ƯƠ NG 3: BÀI HỌC KINH NGHI ỆM CHO VI ỆT NAM TRONG VI ỆC CHƯƠ ƯƠNG NGHIỆ VIỆ VIỆ ỂM SO ÁT NGUY CƠ KH ỦNG HO ẢNG NỢ.................................................59 KI KIỂ SOÁ KHỦ HOẢ ộc kh ủng ho ảng nợ công 3.1. Bài học kinh nghi nghiệệm cho Vi Việệt Nam từ cu cuộ khủ hoả Ch Chââu Âu 2010 2010...................................................................................................... 59 3.1.1. Duy trì tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô............................................... 59 3.1.1.1. Kiềm chế lạm phát............................................................................. 59 3.1.1.2. Giữ mức tăng trưởng ổn định.............................................................60 3.1.1.3. Minh bạch tài chính công...................................................................60 3.1.2.Thắt chặt hoạt động tài khóa.....................................................................61 3.1.2.1. Kiểm soát và quản lý nợ công............................................................61 3.1.2.2. Đầu tư hợp lý và hiệu quả.................................................................. 62 3.1.3. Quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng......................................................62 3.1.3.1. Kiểm soát hoạt động tín dụng............................................................ 62 3.1.3.2.Thiết lập cơ cấu phục hồi tối đa nợ xấu.............................................. 63 ực tr 3.2. Th Thự trạạng nợ công của Vi Việệt Nam Nam.............................................................. 63 3.2.1. Nợ công của Việt Nam trong thời gian qua............................................. 63 3.2.1.1. Tỷ lệ nợ công..................................................................................... 63 3.2.1.2.Vấn đề sử dụng nguồn vốn đi vay.......................................................70 3.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam................................71 3.2.2.1.Ưu điểm...............................................................................................71 3.2.2.2.Nhược điểm và nguyên nhân.............................................................. 72 át nguy cơ kh ủng ho ảng nợ công tại Vi 3.3. Một số gi giảải ph phááp để ki kiểểm so soá khủ hoả Việệt Nam Nam....................................................................................................................... 73 3.3.1.Tăng cường quản lý nhà nước về nợ công................................................ 73 3.3.1.1.Xây dựng chính sách vay nợ công hợp lý...........................................74 3.3.1.2. Đảm bảo tính bền vững trong quy mô và tốc độ tăng trưởng hợp lý.... 75 3.3.1.3. Kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả việc sử dụng các khoản nợ công...... 75 3.3.2. Đảm bảo chính sách tài khóa bền vững................................................... 76 3.3.2.1.Trong ngắn hạn................................................................................... 76 3.3.2.2.Trong dài hạn...................................................................................... 76 3.3.3.Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...............................................................77 3.3.3.1. Quản lý nợ xấu ngân hàng................................................................. 77 3.3.3.2. Mua lại và sáp nhập ngân hàng..........................................................78 ẬN.............................................................................................................. 82 KẾT LU LUẬ ỆU THAM KH ẢO...............................................................83 DANH MỤC TÀI LI LIỆ KHẢ Ụ LỤC................................................................................................................. 84 PH PHỤ ẾT TẮT DANH MỤC TỪ VI VIẾ Từ vi viếết tắt y đủ Ngh Nghĩĩa đầ đầy IMF Qũy tiền tệ quốc tế EUR Đồng tiền chung Châu Âu Euro USD Đô la Mỹ VND Việt Nam Đồng GBP Bảng Anh JPY Yên Nhật EU Liên minh Châu Âu Eurozone Các nước sử dụng đồng tiền chung Châu Âu ERM Hệ thống tỷ giá Châu Âu ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu FED Cục dự trữ liên bang ICOR Hệ số sử dụng vốn ODA Hỗ trợ phát triển chính thức FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG, BI BIỂ Bảng Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP thực tế từ năm 2000 đến 2010 ( % thay đổi so với năm trước)......................................................................................................................... 27 Bảng 2.2: Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công ở một số quốc gia..........................31 Bảng 3.1: Cơ cấu nợ công Việt Nam từ 2006 đến 2011........................................... 68 Bi Biểểu đồ Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát tại eurozone từ 1999 đến 2010..........................................28 Hình 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp tại eurozone năm 2000 đến 2010.................................. 29 Hình 2.3: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp từ 2009 đến 2011........................... 33 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Ireland từ 2009 đến 2011............................ 36 Hình 2.5: Giá trị M&A toàn cầu từ năm 2000 đến năm 2010.................................. 52 Hình 2.6: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU.......................................... 53 Hình 2.7: FDI từ EU vào Việt Nam và một số quốc gia thuộc ASEAN...................54 Hình 2.8: Tỷ giá EUR/USD...................................................................................... 55 Hình 3.1: Tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ 2004 đến 2011...................................64 Hình 3.2: Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam từ 2007 đến 2011............................... 65 Hình 3.3:Cơ cấu nợ công Việt Nam từ năm 2006 đến 2010.....................................66 Hình 3.4: Tỷ trọng nợ nước ngoài và nợ trong nước trong tổng nợ chính phủ.........66 Hình 3.5: cơ cấu nợ Việt Nam năm 2011..................................................................67 Hình 3.6: Cơ cấu nợ trong nước và nước ngoài trong tổng nợ chính phủ năm 2011 ................................................................................................................................... 67 1 U LỜI MỞ ĐẦ ĐẦU 1.T 1.Tíính cấp thi thiếết của đề tài Sự ra đời của đồng EURO là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thúc đẩy quá trình liên kết giữa các quốc gia Châu Âu về kinh tế chính trị, tiến tới một cộng đồng Châu Âu thống nhất về mọi mặt. Đồng tiền chung ra đời đã khẳng định được vị thế của nó trong việc hoàn thiện thị trường chung Châu Âu, góp phần xóa bỏ những hàng rào phi thuế quan còn lại, tác động tích cực đến kinh tế, tài chính, đầu tư của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trong suốt hơn một thập kỉ tồn tại, đồng tiền chung Châu Âu cũng bộc lộ không ít yếu kém và có nguy cơ sụp đổ và nguy cơ này có thể trở thành hiện thực khi khủng hoảng nợ công đang lan ra. Nguyên nhân chính xuất phát từ các quốc gia trong khối eurozone với tỉ lệ nợ công cao khiến cho các nước này đang phải chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng và có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Sự đổ vỡ của đồng tiền chung có thể không kéo theo sự sụp đổ của EU nhưng cũng làm đảo lộn cán cân kinh tế chính trị và môi trường hòa bình của các quốc gia Châu Âu và rất có thể một cuộc suy thoái mới lại bắt đầu. Không những thế, sự sụp đổ của eurozone sẽ tạo ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế toàn thế giới bởi mức độ liên kết tài chính, ngân hàng, đầu tư và thương mại ngày càng mạnh. Như vậy, nguy cơ sụp đổ đồng tiền chung Châu Âu xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng trong khối eurozone sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Vậy những biện pháp mà cộng đồng Châu Âu cũng như quốc tế đã thực hiện để cứu sống đồng euro cũng như vực dậy nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng nợ công là gì? Liệu ASEAN có nên theo đuổi mô hình phát triển dựa trên đồng tiền chung. Những bài học mà Việt Nam rút ra được trong việc kiểm soát khủng hoảng nợ sẽ như thế nào? Tại Việt Nam, nợ công đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn và cân đối chi tiêu ngân sách nhà nước.Tình trạng nợ công của Việt Nam vẫn đang nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên không thể chỉ nhìn vào tỉ lệ nợ công so với GDP để đánh giá sự an toàn của nền kinh tế mà quan trọng là đánh giá dựa trên sức khỏe của nền kinh tế. 2 Trong những năm trở lại đây, tỉ lệ nợ công liên tục tăng làm cho yêu cầu nâng cao chất lượng quản lí nợ của Việt Nam cũng trở nên cấp thiết. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu cũng có tác động lan truyền đến Việt Nam. Đứng trước những thách thức đó, Việt Nam nên áp dụng chính sách và biện pháp gì để ngăn chặn ảnh hưởng xấu của khủng hoảng nợ công Châu Âu đến Việt Nam cũng như kiểm soát khủng hoảng nợ công tại Việt Nam. ng nghi 2. Đố Đốii tượ ượng nghiêên cứu Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã diễn ra gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Chính vì vậy, nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng là đối tượng nghiên cứu chính trong bài để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ạm vi nghi 3. Ph Phạ nghiêên cứu Các nước trong cộng đồng chung Châu Âu đặc biệt các nước có tỉ lệ nợ công cao.Thời gian nghiên cứu: cuộc khủng hoảng nợ công chính thức bùng nổ từ cuối năm 2009 nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu từ thời điểm năm 2010 đến nay. 4. Mục ti tiêêu nghi nghiêên cứu Mục đích nghiên cứu để tài là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về tác động của khủng hoảng nợ Châu Âu, rút ra bài học và đề xuất những giải pháp giúp Việt Nam kiểm soát khủng hoảng nợ. 5. Kết cấu của bài ƯƠ NG 1: Cơ sở lý lu ủng ho CH CHƯƠ ƯƠNG luậận về kh khủ hoảảng nợ công ƯƠ NG 2: Kh ủng ho ng ti CH CHƯƠ ƯƠNG Khủ hoảảng khu vực đồ đồng tiềền chung Ch Chââu Âu ƯƠ NG 3: Bài học kinh nghi CH CHƯƠ ƯƠNG nghiệệm cho Vi Việệt Nam trong vi việệc ki kiểểm so soáát nguy cơ ủng ho kh khủ hoảảng nợ. 3 ƯƠ NG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ NỢ CÔNG CH CHƯƠ ƯƠNG LUẬ ủng ho ảng nợ công 1.1. Kh Kháái ni niệệm và đặ đặcc điểm của kh khủ hoả ủng ho ảng nợ công 1.1.1. Kh Kháái ni niệệm nợ công và kh khủ hoả 1.1.1.1. Kh Kháái ni niệệm nợ công Trước hết, nợ công liên quan chặt chẽ đến thâm hụt ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách là khi các khoản thu vào ngân sách chính phủ không đủ để bù đắp những khoản chi ra. Như vậy, ngân sách thâm hụt, nhà nước phải tài trợ bằng nhiều cách khác nhau. Nợ công là khoản nợ mà chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm chi trả khoản nợ đó. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, nợ công không chỉ bao gồm những khoản tiền mà nhà nước chính thức đi vay mà còn cả những khoản nợ tiềm tàng đối với dân chúng như các khoản lương hưu, khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội hay các khoản nợ do các tổ chức, công ty được nhà nước bảo lãnh. Có nhiều cách tiếp cận về nợ công, trong đó, theo ngân hàng thế giới (WB), nợ công được hiểu là nghĩa vụ của bốn nhóm chủ thể sau: + Nợ của ngân hàng trung ương + Nợ của chính phủ trung ương và các bộ, ban ngành + Nợ của các cấp chính quyền địa phương + Nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn hay sự phê duyệt ngân sách phải thông qua chính phủ, chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ khi tổ chức đó vỡ nợ. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công được hiểu là nợ của khu vực tài chính công và nợ của khu vực phi tài chính công. Trong đó, khu vực tài chính công bao gồm các tổ chức tiền tệ trực thuộc nhà nước, các tổ chức phi tiền tệ, các doanh nghiệp quốc doanh. Khu vực phi tài chính công bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phi tài chính của nhà nước. Theo luật quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trong đó: 4 Nợ chính phủ là các khoản nợ phát sinh trong các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, chính phủ hoặc các khoản vay khác do bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật được nhà nước thông qua. Tuy nhiên, nợ công không bao gồm khoản nợ mà ngân hàng nhà nước phát hành để thực hiện chính sách trong từng thời kỳ. Nợ được chính phủ bảo lãnh : là khoản nợ do doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước và nước ngoài dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Như vậy, nếu như các tổ chức này không trả được nợ thì chính phủ sẽ phải đứng ra trả nợ thay thế. Do vậy, đây được coi như một khoản nợ công tiềm ẩn. Nợ của chính quyền địa phương: là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc được ủy quyền phát hành. Tất cả các khoản nợ này phải được nhà nước phê duyệt. Như vậy, qua 3 nhận định của Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới và của Việt Nam, nợ công được hiểu một cách khái quát nhất là tổng khoản tiền do nhà nước đi vay hoặc bảo lãnh đi vay trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách và các hoạt động . Dù ở trên phương diện nào cũng phản ánh trách nhiệm của nhà nước trong việc chi trả các khoản nợ này. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nợ công còn là một khái niệm hết sức mới mẻ. Luật quản lý nợ công của Việt Nam hẹp hơn so với thông lệ quốc tế khi Việt Nam chưa tính đến khoản lương hưu phải trả và các loại trợ cấp xã hội khác. Để phản ánh nợ công một cách hợp lý và hiệu quả, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng tỉ lệ nợ công trên GDP. Nợ công góp phần giải quyết nguồn vốn của chính phủ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, nợ công góp phần thu hút khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích nhân dân tiết kiệm, tăng đầu tư. Thông qua việc huy động vốn này, nhà nước có được khoản tiền nhàn rỗi này để đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực tư và khu vực công. Nợ công còn tận dụng được nguồn vốn của nước ngoài vào xây dựng đất nước cũng như thúc đẩy hoạt đông hợp tác song phương giữa các nước. Phân loại nợ công 5 Căn cứ vào mục đích của khoản vay: + Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách: việc chính phủ đi vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách là nhu cầu thiết yếu của các quốc gia khi nguồn thu trong nước không đủ để trang trải cho những nhu cầu chi thiết yếu. Trong trường hợp này, chính phủ có thể phát hành thêm tiền hoặc vay tiền. Việc phát hành thêm tiền thường để lại hậu quả lên lạm phát nên đây là biện pháp không có lợi cho nền kinh tế nếu bị lạm dụng quá nhiều. Hơn thế nữa, việc phát hành thêm tiền khiến cho dân chúng nghĩ rằng thu nhập và mức sống thực sự tăng lên dẫn đến tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm, đầu tư. Trên thực tế, việc tăng phát hành tiền không phản ánh đúng sức khỏe của nền kinh tế đó. Bởi sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc vào tổng giá trị sản phẩm mà nó tạo ra. Có thể thấy, khi thâm hụt ngân sách, nhà nước sẽ sử dụng phương tiện đầu tiên là vay nợ. Trước hết, chính phủ sẽ vay nợ trong nước và nếu như tiếp tục cần tiền hoặc cầu trái phiếu chính phủ trong nước đã cạn kiệt thì chính phủ sẽ đi vay nước ngoài. Tuy nhiên, vay nợ nước ngoài cũng ảnh hưởng đến yếu tố tỷ giá trong ngắn hạn và trong dài hạn. Như vậy, bất cứ khoản vay nợ nào cũng làm ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc gia đó. Vay tài trợ các dự án kinh tế xã hội: một quốc gia muốn có một nguồn vốn lớn mà thu ngân sách không thể đáp ứng được cần đến vay nợ. Các khoản vay này thường là các khoản vay dài hạn . Lãi suất và gốc của khoản vay này được trả bằng nguồn thu trong tương lai bao gồm nguồn thu từ ngân sách và nguồn thu từ chính dự án được đầu tư từ nguồn vốn đi vay đó. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc vay vốn là vô cùng quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các quốc gia cũng nên lưu ý đến việc vay nợ và tính toán đến nguồn trả nợ .Bởi trên thực tế, có rất nhiều quốc gia không thể trả được gốc và lãi các khoản nợ khi đáo hạn, dẫn đến tình trạng vỡ nợ của chính phủ. + Căn cứ vào điều kiện của khoản vay Khoản vay thương mại quốc tế: đây là những khoản vay từ các thể chế tài chính trên thế giới hoặc các quốc gia khác mà không có bất cứ ưu đãi nào. Các khoản vay này dựa trên yếu tố cung cầu tiền tệ trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Với điều kiện đó, các bên đi vay nếu như chấp nhận mức lãi suất đưa ra sẽ được vay nợ. Như vậy, khoản vay thương mại quốc tế giống như việc kinh 6 doanh tiền tệ giữa các ngân hàng thương mại các nước với nhau. Đồng thời, bên đi vay cũng không bị ràng buộc bởi các điều kiện khác ngoài điều kiện phải trả lãi và gốc đúng hạn. Vì đây là khoản vay mang tính chất thương mại nên việc đàm phán hoãn nợ cũng như giảm nợ là khó xảy ra. Vay ưu đãi của chính phủ: Là khoản vay của các thể chế tài chính như IMF, WB tài trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm kích thích sự phát triển kinh tế của những quốc gia này cũng như trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu. Các khoản vay này được ưu đãi cho quốc gia được vay trên phương diện lãi suất, thời gian đáo hạn, thời gian ân hạn. ODA ( Official Development Assitance) là khoản vay của khối nước các quốc gia phát triển OECD dành cho các nước đang phát triển. Đặc điểm của khoản vay này bao gồm 2 phần: phần cho không và phần được hưởng lãi suất thấp hoặc không có lãi suất. Bên cạnh đó, thời hạn của khoản vay thường kéo dài từ 25 đến 40 năm, thời gian ân hạn từ 8-10 năm. Như vậy, khoản vay này mang tính viện trợ là chính. Tuy nhiên, những quốc gia muốn có được khoản vay này cần nhượng bộ một số quyền lợi cũng như điều kiện cho các quốc gia cấp vốn. Trên thực tế, khoản vay này đang có xu hướng giảm xuống và không ổn định, phân phối không đồng đều giữa các quốc gia. + Căn cứ vào thời hạn của khoản vay Nợ ngắn hạn: các khoản nợ trong nước và nước ngoài của chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở xuống Nợ trung hạn: các khoản nợ trong nước và nước ngoài của chính phủ có thời hạn từ 1 đến 10 năm Nợ dài hạn : nợ trong nước và nước ngoài của chính phủ có thời hạn trên 10 năm. Đặc điểm nợ công Trước hết cần phân biệt nợ công với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ các khoản nợ phải trả của một quốc gia bao gồm hai bộ phận là nợ của nhà nước và nợ của tư nhân. Như vậy, nợ công là một bộ phận của nợ quốc gia. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nợ công có những đặc điểm chung như sau: + Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm của nhà nước 7 Khác với các khoản vay nợ thông thường, khi người đi vay chỉ phải trả các khoản nợ do mình đứng ra vay, nợ công được xác định là một khoản nợ mà chính phủ phải có trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Trách nhiệm chi trả được thể hiện dưới 2 góc độ : trực tiếp và gián tiếp. Trước hết, đó là các khoản nợ do chính phủ hoặc các cơ quan trực thuộc chính phủ trực tiếp đi vay trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ cho các khu vực công. Bên cạnh đó, khi nhà nước đứng ra bảo lãnh cho một đơn vị, tổ chức nào trong nước, thì khoản nợ đó cũng thuộc trách nhiệm của chính phủ nếu như doanh nghiệp đó không có khả năng trả nợ. Nợ công là hệ quả của việc nhà nước tiến hành vay vốn để tài trợ cho thâm hụt ngân sách lũy kế. Thực chất của nợ công là do việc mất cân đối giữa thu, chi ngân sách. Các khoản thu ít, các khoản chi nhiều dẫn đến ngân sách thâm hụt liên tục qua các năm. Để tài trợ cho các hoạt động kinh tế, xã hội , chính phủ phải tăng cường đi vay nợ. + Nợ công bao gồm ba bộ phận: trong nước, nước ngoài và các thể chế tài chính quốc tế. Các khoản vay trong nước là các khoản vay từ người cho vay trong nước.Đối với các khoản vay nợ trong nước, chính phủ có thể phát hành trái phiếu để tài trợ cho khoản vay. Trái phiếu phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì trong trường hợp chính phủ không có khả năng để trả lãi và gốc của khoản vay, chính phủ có thể tăng thuế, hoặc thậm chí in tiền để tài trợ cho khoản nợ này. Như vậy, việc đi vay trong nước dễ dàng và nguy cơ vỡ nợ cũng không cao so với việc đi vay nước ngoài Đối với các khoản vay nước ngoài là các khoản vay từ người cho vay ngoài nước: việc huy động được các khoản vay nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, uy tín và khả năng tài chính của quốc gia đó là 2 yếu tố quan trọng. Cầu trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ cũng phụ thuộc vào ngoại tệ có phải là đồng tiền mạnh hay không. Bên cạnh đó, việc vay nợ ngoài với trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ cũng là một phương tiện tín dụng có rủi ro. Nguyên nhân là bởi chính phủ có thể khan hiếm nguồn ngoại tệ để chi trả, và người nắm giữ trái phiếu phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, vay nợ nước ngoài trực tiếp từ các thể chế tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng thế giới (WB) ... Hình thức vay nợ này thường được áp dụng cho 8 các hoạt động mang tính chất cộng đồng, hỗ trợ cho những nước nghèo, nước đang phát triển cải thiện tình hình kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thường dành cho các nước có xếp hạng tín nhiệm thấp, gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu, huy động vốn. + Việc đánh giá nợ công và tỷ lệ nợ công là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là tỷ trọng của nợ trong nước , nợ nước ngoài trên tổng nợ công. Đối với bất cứ quốc gia nào, tỉ lệ nợ trong nước trên nợ công cao cũng gặp ít rủi ro vỡ nợ hơn. Tỷ lệ nợ công cũng không nên chỉ xét theo con số đơn thuần. Nếu chỉ chú trọng vào những con số nợ công cao dễ gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Còn nếu tỷ lệ nợ công còn trong mức an toàn mà sử dụng ngân sách lãng phí cũng tạo ra những hiệu ứng xấu. Như vậy, phân tích tỷ lệ nợ công chúng ta phải xem xét tỉ lệ nợ trong nước, nợ nước ngoài, các điều kiện kinh tế, chính trị của quốc gia đó. ủng ho 1.1.1.2. Kh Kháái ni niệệm kh khủ hoảảng nợ công Khủng hoảng nợ công xảy ra khi thâm hụt ngân sách lũy kế đến một ngưỡng nào đó vượt quá khả năng kiểm soát của chính phủ. Khi đó, quốc gia không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi của khoản nợ khi đáo hạn hoặc trong thời gian ân hạn quy định dẫn đến hiện tượng vỡ nợ quốc gia. Các tổ chức xếp hạng tín dụng định nghĩa khủng hoảng nợ công là vỡ nợ chính phủ hay thất bại của chính phủ trong việc hoàn trả các khoản nợ công đầy đủ. Theo Quỹ tiền tệ thế giới, IMF đã nhận định: khủng hoảng nợ công được xác định trên các khoản nợ chưa trả được, dựa trên một trong hai điều kiện sau đây hoặc đồng thời cả hai điều kiện cùng xảy ra: + Có những khoản nợ gốc hoặc lãi chưa hoàn trả hoặc hoàn trả dở dang song phải khất lại nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ như ngân hàng, tổ chức sở hữu trái phiếu chiếm trên 5% tổng dư nợ. + Có một thỏa thuận gia hạn hoặc tái cơ cấu nợ với chủ nợ được liệt kê trong Báo cáo phát triển tài chính toàn cầu (GDF) của ngân hàng thế giới (WB). Theo cách định nghĩa của Moody’s Investors Services (2003), khủng hoảng nợ công xảy ra khi một nền kinh tế đang phải đối mặt với những trường hợp sau: + Có sự ngừng hay hoãn trả lãi hay nợ gốc đến hạn hoặc thanh toán chậm trễ trong thời gian ân hạn. 9 + Có sự hoán đổi không cân xứng khi nhà phát hành trái phiếu đề nghị người giữ trái phiếu nắm giữ thêm một hoặc một số trái phiếu mới để giảm nghĩa vụ tài chính hiện tại của người phát hành. Trong trường hợp này, chủ nợ tức người nắm giữ trái phiếu không được nhận lại khoản tiền của mình khi trái phiếu đáo hạn mà lại tiếp tục là chủ nợ đối với một trái phiếu mới sẽ đáo hạn trong tương lai. Điều này xảy ra khi nhà phát hành trái phiếu không thể thanh toán số trái phiếu ban đầu. Sự hoán đổi bất cân xứng ở đây là số trái phiếu được coi như công cụ nợ mới có mức lãi suất coupon hoặc mệnh giá của trái phiếu mới thấp hơn trái phiếu được phát hành ban đầu. Việc hoán đổi này có thể giúp người đi vay hay nhà phát hành có thể tránh được những thiếu hụt trầm trọng trong việc trả gốc và lãi của khoản vay. Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Standard and Poors ( Chambers and Alexeeve) định nghĩa: khủng hoảng nợ công là việc không thanh toán được khoản nợ gốc hoặc khoản lãi khi đến hạn trả hoặc trong thời gian ân hạn trong điều khoản vay nợ ban đầu. Đối với trái phiếu, tiền mặt và hối phiếu bằng đồng nội tệ hay ngoại tệ, người phát hành bị coi là rơi vào khủng hoảng khi không thanh toán được gốc và lãi khi đến hạn hoặc phải ghi nhận thêm một khoản nợ mới với người nắm giữ trái phiếu với điều khoản có lợi hơn cho nhà phát hành. Theo cách đánh giá của tổ chức tiền tệ quốc tế ( IMF ), một quốc gia lâm vào khủng hoảng nợ nếu: + Quốc gia đó bị Standard & Poor’s liệt vào danh sách các nước không có khả năng hoàn trả nợ. + Phải xin vay từ IMF một khoản tiền lớn , vượt quá 100% hạn mức tín dụng đề ra để tài trợ cho khoản nợ trên. Như vậy, nếu một quốc gia vay nợ với khoản tiền lớn, bất thường từ IMF có thể là một dấu hiệu của khủng hoảng nợ công. Dù đứng trên góc độ nào thì khủng hoảng nợ công xảy ra là do chính phủ của quốc gia đó không thể trả được nợ và buộc phải tìm kiếm sự trợ giúp khác 1.1.2. Đặ ủng ho ảng nợ công Đặcc điểm của kh khủ hoả Dựa vào những định nghĩa nêu trên, có thể rút ra một số đặc điểm chung của khủng hoảng nợ công. 10 + Khủng hoảng nợ công mang bản chất là một cuộc khủng hoảng kinh tế và làm suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài. Nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Xét cho cùng, khủng hoảng nợ công xảy ra là do hoạt động phát hành trái phiếu hoặc vay vốn nước ngoài tràn lan và không có nguồn chi trả gốc và lãi khi đáo hạn. + Khủng hoảng nợ công có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới: nước phát triển và nước đang phát triển. Các quốc gia phát triển sử dụng nợ công cho mục đích quân sự, quốc phòng... còn các quốc gia đang phát triển sử dụng nợ công cho mục đích xây dựng kinh tế, cơ sở hạ tầng. Dù với mục đích nào thì tình trạng nợ công của các quốc gia cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu như các nước thuộc thế giới thứ ba (các quốc gia đang phát triển) thường xuyên phải trì hoãn hoặc khất nợ thì khủng hoảng nợ hoàn toàn có thể xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà trình độ phát triển kinh tế tương đối cao và ổn định. + Mặc khác, do nợ công không phải là tài sản của nhà nước, thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của nhà nước mà ngược lại là một khoản nợ nên một khi khủng hoảng nợ công đã diễn ra sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế mà tất các các khía cạnh của xã hội. + Thâm hụt ngân sách phản ánh giá trị tuyệt đối của nợ công chính phủ. Khi khoản thâm hụt lớn khiến chính phủ phải tăng cường đi vay dưới sự đảm bảo của mình. Do vậy, khi không thể trả được nợ , khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra. Khủng hoảng nợ công gắn liền với mức độ tín nhiệm của chính phủ quốc gia xảy ra khủng hoảng. Khi nợ công tăng cao, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế sẽ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ trên thế giới. n kh ủng ho ảng nợ công 1.2. Nguy Nguyêên nh nhâân dẫn đế đến khủ hoả Mỗi quốc gia với nền kinh tế xã hội phát triển khác nhau sẽ có những yếu tố khác nhau dẫn đến khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ công ở tất cả các quốc gia đều gặp phải đó là hoạt động chi tiêu của chính phủ lớn, trong khi đó nguồn thu từ ngân sách không đáp ứng được đầy đủ các khoản chi tiêu dẫn đến thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn đi vay không hiệu quả cùng với sự thiếu minh bạch về quản lý nợ công cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng chi trả của chính phủ. 11 à nướ 1.2.1. Th Thââm hụt ng ngâân sách nh nhà ướcc Ngân sách nhà nước là một khái niệm được định nghĩa khác nhau trên thế giới. Tại nước Nga, định nghĩa về ngân sách nhà nước như sau : Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của một quốc gia. Tại Việt Nam, theo luật ngân sách nhà nước được quốc hội thông qua vào ngày 16/12/2002, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được chính quyền nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, dù nhìn ở góc độ nào thì ngân sách nhà nước cũng phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Thâm hụt ngân sách hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước. Là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả của ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu phản ánh thâm hụt ngân sách nhà nước thường được sử dụng là tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng thu trong ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: ủ 1.2.1.1. Sự gia tăng mạnh trong chi ti tiêêu từ ng ngâân sách của ch chíính ph phủ Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước. Đối với bất kỳ quốc gia nào, việc chi ngân sách nhà nước đều liên quan đến hai khoản chi sau: chi tích lũy và chi tiêu dùng. Chi tích lũy là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất, chi đầu tư phát triển và tăng tiềm lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu dùng bao gồm những khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai, bao gồm chi cho các khoản hành chính sự nghiệp, chi quốc phòng , an ninh... Có rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã quá chú trọng đến chi tiêu dùng mà đặc biệt là chi cho quân sự. Những khoản chi này thường rất lớn gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. 12 1.2.1.2.C 1.2.1.2.Cáác ngu nguồồn thu cho ng ngâân sách nh nhàà nướ ướcc tăng ch chậậm hơn nhu cầu chi Các nguồn thu về ngân sách bao gồm các nguồn thu thường xuyên về thuế, phí và lệ phí. Nếu như có thâm hụt ngân sách xảy ra, nhà nước sẽ thực hiện các nguồn thu khác để bù vốn về cho ngân sách. Các hoạt động chủ yếu là đi xin viện trợ từ nước ngoài, đi vay và cuối cùng là bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Ở đây đề cập đến nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thuế, phí và lệ phí. Khoản thu từ thuế, phí, lệ phí là khoản thu chính, thường xuyên và mức độ ổn định phụ thuộc và chính sách thuế của nhà nước trong từng thời kỳ. Nếu như chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, tăng cường chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu vào ngân sách bằng việc giảm thuế nhằm kích thích nền kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu chính phủ muốn áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí sẽ tăng lên, các khoản chi tiêu giảm đi. Do đó, trong từng thời kỳ, các quốc gia sẽ áp dụng các chính sách tài khóa khác nhau và các nguồn thu từ ngân sách cũng vì thế mà không ổn định. Trong trường hợp chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm thâm hụt ngân sách càng nghiêm trọng hơn khi các hoạt động thu không đáp ứng nhu cầu của các hoạt động chi tiêu.Bên cạnh chính sách tài khóa ảnh hưởng đến nguồn thu của chính phủ, thì các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách còn bao gồm GDP, tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. + Nhân tố GDP bình quân đầu người: chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, khả năng tiết kiệm và đầu tư của cả nền kinh tế. Nếu GDP bình quân đầu người của một quốc gia cao thì các khoản thu về ngân sách quốc gia đó cũng cao tương ứng. Bởi khi đó, người dân sẵn sàng cho chi trả nhiều hơn đối với nghĩa vụ hơn là những quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp. Như vậy, đây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của một quốc gia. Trong giai đoạn kinh tế giảm sút kéo theo sự sụt giảm về GDP bình quân đầu người sẽ kéo theo sự sụt giảm về thu ngân sách.Ngược lại, kinh tế phát triển luôn là những tín hiệu tốt cho chính phủ của mỗi quốc gia. + Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển trong nền kinh tế. Nếu như tỷ suất doanh lợi càng cao khiến cho GDP bình quân đầu người của quốc gia đó càng cao.Vì vậy,tỷ suất doanh lợi càng cao thì 13 nguồn thu vào ngân sách càng nhiều. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia do quá nôn nóng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, nhà nước áp dụng nhiều biện pháp tăng thu vào ngân sách. Việc tăng thu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Chính vì vậy, phải có một chính sách phù hợp cân đối giữa thu và chi sao cho cả nhà nước và người dân đều được hưởng lợi. + Đối với các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên thì nguồn thu về ngân sách tăng cao. Nguyên nhân thường là do bán tài nguyên, khoáng sản cho các quốc gia khác- Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, nhà nước nên chú trọng đến vấn đề này bởi ngân sách sẽ chỉ tăng cao trong một thời gian ngắn, khi những tài nguyên còn dồi dào. Khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nguồn thu chính phủ không còn, nhà nước phải cầu viện đến nguồn thu khác. Mặt khác, việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội khác. + Bên cạnh đó, các nguồn thu về ngân sách chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hiệp ước mà quốc gia đó tham gia. Nếu một quốc gia tham gia vào tổ chức thương mại thế giới thì quốc gia đó phải đáp ứng đủ các điều kiện về cắt giảm các khoản phí, thuế hải quan nhằm tiến tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất với các nguyên tắc không phân biệt đối xử, tự do hóa mậu dịch . Như vậy, khoản thu về ngân sách chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính phủ cần những biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn để nguồn thu ngân sách vẫn đù bù đắp nhu cầu chi tiều của chính phủ mà không gây ra gánh nặng cho dân chúng. ấp 1.2.2. Hi Hiệệu qu quảả sử dụng vốn vay th thấ Các quốc gia đều mong muốn đi vay để tài trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế cũng như bù đắp thâm hụt ngân sách của mình. Những quốc gia đang phát triển được khuyến khích vay tiền để tài trợ cho các khoản nợ và tiến hành các dự án phát triển tài chính quốc gia , đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như đường xá, kè đập. Tuy nhiên, khi nắm vốn trong tay thì không phải quốc gia nào cũng biết sử dụng vốn hiệu quả. Việc chi tiêu vào những nhu cầu chưa thực sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất