Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính doanh nghiệp (4)...

Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp (4)

.DOC
40
172
106

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế thế giới của thế kỷ XXI, khi mà xu hướng liên kết toàn cầu diễn ra rất mạnh mẽ, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Chính vì vậy, những năm gần đây, Nhà nước và Chính phủ nước ta đã ban hành nhiều chính sách thông thoáng để thúc đẩy hội nhập toàn diện nền kinh tế Việt Nam. Pháp lệnh ngoại hối đã có hiệu lực theo hướng tự do hóa, thị trường ngoại hối được phát triển theo hướng mở cửa thì lượng kiều hối về Việt Nam cũng đã tăng mạnh và tiếp tục là nguồn đầu tư giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. Theo ước tính, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 4,5 triệu người đang sinh sống và làm việc tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Phần lớn số lượng kiều hối Việt Nam nhận được xuất phát từ Hoa Kỳ, Canada và Pháp và chuyển về cho những người sinh sống ở thành thị, đặc biệt là Sài Gòn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và cam go về kinh doanh dịch vụ tài chính- ngân hàng như hiện nay thì “ miếng bánh kiều hối” sẽ phần nhiều thuộc về ai có lợi thế biết nắm bắt cơ hội và vượt qua những khó khăn thử thách. Ngân hàng Agribank dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Agribank chi nhánh huyện Thanh Chương - Nghê An nằm trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp, nơi mà có lực lương công nhân xuất khẩu lao động ra nước ngoài lớn và ngày một tăng. Điều này dẫn đến nguồn kiều hối có xu hướng đổ về chi nhánh rất lớn, đó là một ưu thế để ngân hàng phát triển mạnh mẽ dịch vụ kiều hối. Tuy nhiên dù đang có trong tay lợi thế là ngân hàng lớn nhất, có vị trí chủ lực trên địa bàn huyện thì để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, vẫn cần phải vượt qua những khó khăn, tồn tại và đưa ra những quyết sách phù hợp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối mới có thể đem lại doanh thu cao cũng như nâng cao được uy tín và thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Đó chính là nguyên nhân em đã chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương.” 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THANH CHƯƠNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương. 1.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. Năm 1988, thực hiện chủ trương đổi mới ngành ngân hàng, hệ thống ngân hàng thương mại được thành lập, theo đó ngày 26 tháng 3 năm 1988, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng được thành lập. Cũng cùng ngày 26 tháng 3 năm 1988, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu về cung ứng vốn cho huyện Thanh Chương. Chi nhánh hoạt đông tại địa bàn huyện Thanh Chương- cách thành phố Vinh khoảng 40km về phía Đông Bắc. Huyện có diện tích khoảng 1128,3 km 2, với dân số khoảng 159000 người, đây là huyện thuần nông, do đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn lại là đất lâm nghiệp, đồi núi và ao hồ. Huyện có 39 xã và một thị trấn, đời sống người dân còn khó khăn, nông nghiệp là ngành nghề chính. Chính vì thế, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương được thành lập là một cơ hội lớn cho bà con trong vùng vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giúp huyện nhà ngày càng phát triển hơn. Tên chi nhánh: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương, Nghệ An (Agribank chi nhánh Thanh Chương, Nghệ An). Địa chỉ: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Viết tắt là AGRIBANK) Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác. 2 1.1.2. Quá trình phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương từ khi thanh lập và phát triển trên địa bàn huyện luôn phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính khác như Ngân hàng chính sách Thanh Chương, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Thanh Chương, các công ty bảo hiểm, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng của các xã,… Cho nên, Ngân hàng luôn phải có mục tiêu hoạt động rõ ràng xuyên suốt đó là chiến lược chăm sóc và phát triển khách hàng. Trong quá trong quá trình hoạt động và phát triển, Agribank chi nhánh Thanh Chương mở được thêm 4 phòng giao dịch ở 4 địa điểm là Phòng giao dịch Xuân Lâm tại xã Thanh Dưng, Phòng giao dịch Rộ tại xã Võ Liệt, Phòng giao dịch Phuống tại xã Thanh Giang và Phòng giao dịch Cát Ngạn tại xã Phong Thịnh Phải nói rằng, với quyết tâm không ngừng phấn đấu vươn lên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương đã và đang tiếp tục thực hiện những chiến lược tăng trưởng dài hạn, không những đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng còn triển khai đầu tư công nghệ kĩ thuật hiện đại, cải thiện trình độ nghiệp vu đội ngũ cán bộ công nhân viên, làm chủ được thị trường vốn tận dụng nông nghiệp nông thôn, tránh cho vay nặng lãi và góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Chương phát triển, tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống Ngân hàng trong tình hình hiện nay. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. 1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng bao gồm: - Ban giám đốc. - Các phòng nghiệp vụ: + Phòng Hành chính nhân sự + Phòng Kế hoạch kinh doanh + Phòng Kế toán ngân quỹ 3 - Các phòng giao dịch: + Phòng giao dịch Xuân Lâm + Phòng giao dịch Rộ + Phòng giao dịch Phuống + Phòng giao dịch Cát Ngạn Hình 1 : Sơ đồ bộ máy hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương. Ban Giám Đốc Phòng Hành Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán - chính - Nhân Sự Kinh Doanh Ngân Quỹ Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng giao dịch Xuân Lâm Rộ Phuống Cát Ngạn 1.2.2. Mạng lưới giao dịch. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương, Nghệ An có hệ thống mạng lưới giao dịch gồm: - Trụ sở chính đóng tại Thị Trấn Dùng huyện Thanh Chương. - 3 phòng giao dịch đóng tại xã Thanh Dưng, xã Võ Liệt, xã Thanh Giang và xã Phong Thịnh. Đây là các trung điểm dân cư của các vùng kinh tế trong huyện. Với hệ thống mạng lưới giao dịch rộng khắp nên rất thụân tiện trong việc phục vụ mọi đối tượng khách hàng . 1.3. Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. 1.3.1. Đặc điểm về nguồn vốn. Nguồn vốn của Ngân hàng là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được nhằm mục đích thực hiện các hoạt động khác tìm kiếm lợi nhuận 4 như cho vay, đầu tư, hay thực thi một số dịch vụ ngân hàng khác. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số vốn khác. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương, nguồn vốn chủ yếu từ hai nguồn: - Vốn chủ sỏ hữu: Số vốn thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng, do người chủ của Ngân hàng đóng góp vào. - Vốn huy động: là nguồn vốn mà các Ngân hàng thương mại đi huy động dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và nội tệ) và bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: + Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng. + Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương, số vốn huy động chủ yếu được hình thành từ bộ phận tiền gửi bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các cá nhân, dân cư và tiền gửi khác. 1.3.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay ngắn, trung và dài hạn, làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ với các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng như: Thẻ ATM, Western Union…Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Chi nhánh cũng đang đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm mở rộng quy mô hơn nữa. 1.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương trong 3 năm trở lại đây (2012-2014). Là Ngân hàng thương mại Nhà Nước, vừa kinh doanh, vừa phục vụ. Trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, qui mô hoạt động ngày càng được mở rộng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương và sự lớn mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 5 Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương những năm gần đây (2012, 2013, 2014). TT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Chênh lệch so với năm Tổng 2011 Tổng số 1 Chênh lệch so với năm Tổng số Tuyệt đối Tỷ lệ % 3 2 4 5 6 Nguồn vốn huy động Tổng thu nhập Tổng chi Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu(%) Lợi nhuận Doanh số chi trả kiểu hối 697 20 11,8 471 0,46 8,2 5,7 132 2,3 1,5 107 0,2 0,7 1,2 23 13 15 29,4 9,3 26,6 845 22,6 13,6 589 0,6 9,0 6,8 7 (triệu USD) Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối 0,022 0.002 10 0,026 2 2012 Chênh lệch so với năm 2013 số Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % 148 2,6 1,8 118 0,14 0,8 1,1 21,2 16 15,3 25 165 3,4 1,9 131 0,12 1,5 1,4 19,5 15 14 22,2 9,7 19,3 1.01 26 15,5 720 0,72 10,5 8,2 0,004 18,2 0,033 0,007 26,9 16,6 20,5 Đơn vị: Tỷ VND (Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh phòng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương) 6 Từ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương, chúng ta có thể thấy rằng: - Nguồn vốn huy động: Tăng dần qua các năm. Từ 697 tỷ đồng huy động trong năm 2012 đã tăng lên đến 845 tỷ đồng trong năm 2013, (tăng 23%). Năm 2014, con số đó đã thay đổi tích cực, tăng 19,5% với giá trị 1010 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động, số lượng tiền gửi cũng như việc phát hành các giấy tờ có giá ngày càng tăng lên, phản ánh được sự uy tín của Ngân hàng đối với mọi người. - Thu nhập: Tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2012, chi nhánh thu về khoảng 20 tỷ đồng, cao hơn năm 2011 khoảng 13%, đến năm 2013, thu nhập đã tăng lên 16% với con số 22,6 tỷ đồng. Sang năm 2014, tỷ lệ tăng thu nhập so với năm 2013 đã giảm xuống còn 15% với giá trị là 26 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ chênh lệch của năm 2014 có giảm so với tỷ lệ chênh lệch tổng thu nhập năm 2013 với năm 2012 nhưng giảm không nhiều. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục vấn đề này trong những năm tiếp theo. -Tổng chi: Để huy động được nguồn vốn nhiều hơn, các Ngân hàng cần phải đề ra nhiều biện pháp phù hợp để khuyến khích gửi tiền hoặc tăng phát hành các giấy tờ có giá. Điều này dẫn đến sự gia tăng về chi phí. Chính vì vậy, trong 3 năm qua, tổng chi phí của chi nhánh cũng theo đó tăng lên. Năm 2012 là 11,8 tỷ đồng, năm 2013 là 13,6 tỷ đồng và năm 2014 là 14 tỷ đồng. Tuy nhiên lượng tăng của chi phí giảm dần theo từng năm, cho nên thu nhập của ngân hàng có thể sẽ tăng lên. - Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu: Cũng giống như các chỉ tiêu trên, năm sau đều cao hơn các năm trước. Năm 2012 là 471 tỷ đồng, năm 2014 tăng đạt 720 tỷ đồng. Việc dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng chứng tỏ rằng, nhu cầu vay vốn của các khách hàng đang ngày càng cao. Và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương đã dựa vào đó đưa ra nhiều giải pháp thích hợp khuyến khích khách hàng tham gia vay vốn. Nhưng tỷ lệ tăng của các năm lại giảm dần, nguyên nhân do sức mua kém nên doanh nghiệp không mở rộng đầu tư sản xuất, từ đó không có nhu cầu vay tiền, ngược lại, nhiều khách hàng có nhu cầu 7 thì ngân hàng không dám cho vay vì tài chính thiếu minh bạch, kinh doanh kém hiệu quả, nhất là còn quá nhiều doanh nghiệp chưa trả được những khoản vay cũ. Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm tới, Agribank chi nhánh Thanh Chương đang tiếp tục tập trung mở rộng cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn; cho vay hộ sản suất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục đôn đốc, giám sát triển khai các chương trình tín dụng… - Tỷ lệ nợ xấu: Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 0,46%, năm 2013 tăng đến 0,6%, sang năm 2014 con số này đã là 0,72%. Xem xét chỉ tiêu này trong 3 năm qua chúng ta có thể thấy, khoản nợ của khách hàng mà ngân hàng có khả năng không đòi lại được đang có xu hướng tăng lên. Một mặt vì môi trường kinh tế đang khó khăn hơn, tình trạng lao động thất nghiệp hay các doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động ngày càng nhiều. Chi nhánh cần phải chú ý, thận trọng kiểm tra điều kiện cho vay nợ của khách hàng để giảm thiểu được tình trạng nợ xấu xảy ra. - Lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của một ngân hàng. Theo báo cáo, lợi nhuận của Agribank chi nhánh huyện Thanh Chương đều tăng hàng năm. Năm 2012, lãi Ngân hàng thu được là 8,2 tỷ đồng, sang năm sau, chỉ tiêu này đã tăng lên 9,7% đạt 9 tỷ đồng. Năm 2014, lợi nhuận tăng rõ rệt so với 2 năm trước, tăng 16,6% đạt 10,5 tỷ đồng. Điều này phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang có dấu hiệu đáng mừng, hiệu quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt. - Doanh số chi trả kiều hối: Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng nói chung và dịch vụ kiều hối nói riêng. Bởi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương hiện tại chỉ mới cung cấp dịch vụ kiều hối trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới vẫn còn nhiều biến động ảnh hưởng cũng không nhỏ đến sự phát triển của ngân hàng, nhưng doanh số hoạt động chi trả kiều hối của chi nhánh vẫn không hề sụt giảm. Năm 2012, doanh số tăng 26,6% so với năm trước, đạt 5,7 triệu USD, tỷ lệ tăng khá ổn định. Năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng 1,1 triệu USD so với 8 năm 2012 (6,8 triệu USD), tỷ lệ tăng 19,3%. Năm 2014 tiếp tục tăng lên đến 8,2 triệu USD, nhưng tỷ lệ tăng doanh số giảm chỉ ở mức 20,5%. Nhờ dịch vụ kiều hối hoạt động hiệu quả mà lợi nhuận thu được từ kinh doanh ngoại hối cũng có tăng lên phần nào dù đây không phải là nghiệp vụ mà Ngân hàng chú trọng đầu tư. - Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối: Là khoản phí thu được từ các dịch vụ kinh doanh ngoại hối, cụ thể là dịch vụ kiều hối. Lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu trên, tăng dần qua các năm. Năm 2012, Ngân hàng thu được 0,022 triệu USD. Sang năm 2013 tăng 18,6% so với năm trước với con số 0,026 triệu USD. Năm 2014, lợi nhuận kinh doanh ngoại hối tiếp tục cao hơn năm 2012, đạt 0,033 triệu USD với tỷ lệ tăng là 26,9%. Đây sẽ là động lực để Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương chú trọng mở rộng hơn nữa các hoạt động kinh doanh ngoại hối, đặc biệt là phát triển dịch vụ kiều hối. 1.4 Vị trí thực tâp. Trong thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2015, em có thời gian thực tập làm việc tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Thanh Chương. Vị trí thực tập : Giao dịch viên. Với vị trí này em được hướng dẫn và thực hành các công việc : - Tìm hiểu và giới thiệu những sản phẩm của Agribank tới khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ tại quầy giao dịch: gửi tiền, tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán dưới sự hướng dẫn của nhân viên chi nhánh - Tìm hiểu thu chi tiền mặt và ngọai tệ trong hạn mức qui định 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH CHƯƠNG. 2.1 Thực trạng dịch vụ kiều hối của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương trong những năm qua. 2.1.1. Các hình thức giao dịch kiều hối tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ chi trả kiều hối, bao gồm: - Thanh toán trực tiếp qua Ngân hàng: Khách hàng nhận, chuyển tiền qua tài khoản mở tại Ngân hàng. - Làm đại lý chi trả cho các Ngân hàng nước ngoài. Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương đang áp dụng hình thức chuyển tiền nhanh Western Union. Western Union là một công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ chuyển tiền, được thành lập năm 1851 và sau 20 năm thì dịch vụ Western Union transfer mới được ra mắt công chúng. Ngân hàng đã kí hợp đồng làm đại lý cho công ty này với điều kiện là không được phép kí thỏa ước cung cấp dịch vụ kiều hối với bất kì một công ty nào khác trừ những hợp đồng đã kí từ trước khi kí kết với Western Union. Có thể nói đây là hình thức chuyển tiền an toàn, nhanh chóng và thuận lợi với nhiều tiện ích: - Các khách hàng có thể nhận tiền mà không cần mở tài khoản tại ngân hàng. - Khách hàng có thể nhận được tiền tại các chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank nơi gần nhất trong vòng vài phút. - Giao dịch chuyển tiền không phải qua các ngân hàng trung gian nên không bị mất phí trung gian. - Khách hàng nhận tiền sẽ được chi trả tiền bằng Đô la Mỹ hoặc VND tùy vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân. - Khách hàng nhận tiền không phải trả thêm bất kì một khoản phí nào khác. 10 Sau đây là sợ đồ quy trình chuyển và nhận tiền qua Western Union. Hình 2: Sơ đồ quy trình chuyển và nhận tiền qua Western Union Người gửi tiền ở nước ngoài Điểm giao dịch Western Union Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Người nhận tiền trong nước Chú thích: (1) Gửi tiền (2) Thông báo mã số chuyển tiền qua điện thoại (3) Gửi mã số (4) Xin giấy cấp phép (5) Cấp phép (6) Trả tiền Cách thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: - Bước 1: Quý khách hàng tới đại lý Western Union nơi gần nhất và điền thông tin vào “ Phiếu chuyển tiền” (To send money). - Bước 2: Quý khách hàng chuyển “ Phiếu chuyển tiền” đã điền đầy đủ thông tin và số tiền gửi, phí chuyển tiền cho nhân viên đại lý Western Union. - Bước 3: Nhân viên đại lí cập nhật dữ liệu vào hệ thống của Western Union. - Bước 4: Nhân viên đại lí chuyển cho khách hàng biên nhận và mã số chuyển tiền gồm 10 chữ số. - Bước 5: Quý khách hàng cần thông báo cho người nhận các thông tin cần thiết và mã số chuyển tiền. Khi đến nhận tiền tại chi nhánh hay phòng giao dịch bất kì ở địa điểm gần nhất thì khách hàng phải mang theo giấy tờ tùy thân. Cách thức nhận tiền tại Việt Nam: - Bước 1: Quỳ khách hàng nhận tiền đến chi nhánh hay phòng giao dịch bất kì tại địa điểm gần nhất để cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: 11 + Tên đầy đủ của người gửi tiền (tên, họ, tên đệm) + Quốc gia chuyển tiền + Số tiền gửi + Mã số chuyển tiền + Giấy tờ tùy thân có gián ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp (như CMND hay Chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực). - Bước 2: Quý khách hàng điền các thông tin trên vào phiếu nhận tiền. - Bước 3: Quý khách hàng xem lại các thông tin đã điền và kí vào Phiếu nhận tiền, người nhận tiền sẽ nhận được giấy biên nhận. - Bước 4: Quý khách hàng nhận tiền. Phí dịch vụ Áp dụng theo biểu phí hiện hành của Western Union, chi tiết như sau: Số tiền chuyển (USD) 0.000-1.000 1.001-2000 2.001-3000 3.001-4000 4.001-5000 Trên 10.000 Phí chuyển (USD) 20 25 30 40 50 100 Bên cạnh đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương cũng sử dụng kết hợp mạng SWIFT để đảm bảo thực hiện tốt dịch vụ nhận và chi trả kiều hối. Nhận chuyển tiền đến qua hệ thống SWIFT từ nước ngoài cho khách hàng là người cư trú và không cư trú có tài khoản hoặc không có tài khoản tại chi nhánh huyện Thanh Chương và tại các phòng giao dịch trực thuộc. Có hai hình thức chuyển tiền qua mạng: - Chuyển tiền vào tài khoản. - Nhận tiền bằng CMND. - Nhận tiền bằng mã số theo thỏa thuận với các ngân hàng khác: The Bank of New york mellon. 12 Tất cả các lệnh chuyển tiền đến từ các ngân hàng nước ngoài khi qua hệ thống mạng SWIFT sẽ được ghi có tài khoản Nostron của Agribank để trả tiền cho người thụ hưởng là cá nhân người Việt nam với nhiều cách thức: + Người chuyển tiền đến bất kì một ngân hàng nước ngoài nào, yêu cầu chuyển tiền về cho người thụ hưởng với các thông tin chi tiết hoặc thanh toán một ngân hàng Việt Nam. + Ngân hàng Việt Nam sẽ nhận được báo cáo có và ghi có đồng thời thông báo cho người thụ hưởng. Quy trình thanh toán chuyển kiều hối qua hệ thống SWIFT tại Agribank như sau: Hình 3 : Quy trình điện SWIFT Ngân hàng đại lí ở nước ngoài Phòng SWIFT Trụ sở chính ngân hàng người thụ hưởng Chuyên tiếp về chi nhánh Trả tiền cho người thụ hưởng Hình 4 : Quy trình chuyển tiền Ngân hàng đại lí ở nước ngoài Ngân hàng trung gian Trụ sở chính ngân hàng người thụ hưởng Chuyển tiếp về chi nhánh Trả tiền cho người thụ hưởng Cơ chế xử lý: Lệnh chuyển tiền kiều hối được tập trung cho toàn hệ thống tại sở Quản lí kinh doanh vốn ngoại tệ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quy trình xử lý: 13 - Tại phòng SWIFT của sở quản lí, nhận điện từ nước ngoài chuyển về phân luống thẳng từ máy chủ SWIFT vào hệ thống IPCAS để chuyển tiếp điện về hệ thống SWIFT nội bộ cho chi nhánh. - Tại phòng kế toán của sở quản lý, tiếp nhận các lệnh chuyển tiền điện tử. Phòng SWIFT hạch toán và chuyển tiếp điện về Chi nhánh. - Tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương: Nhận lệnh chuyển tiền về, báo cáo có cho khách hàng và gửi báo có chuyển tiền kiều hối cho khách hàng. Những khách hàng nhận được thông báo sẽ đến ngân hàng nhận tiền. Hình thức nhận tiền: Có thể lĩnh tiền mặt ngoại tệ, bán ngoại tệ cho ngân hàng để lĩnh tiền mặt VND, chuyển khoản sang tài khoản tiết kiệm. Khi ngân hàng sử dụng dịch vụ kiều hối thông qua hệ thống mạng SWIFT, khách hàng có thể chọn giữa chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản VND hoặc ngoại tệ của người thụ hưởng mở tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương hoặc tại ngân hàng tại các nước khác, hoặc người thụ hưởng có thể nhận tiền mặt tại bất kì điểm giao dịch nào của Agribank trên toàn quốc với tỷ giá ưu đãi nhất. 2.1.2. Tình hình phát triển dịch vụ kiều hối tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. Bảng 2: Doanh số chi trả kiều hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương từ năm 2010-2014. STT 1 2 3 Chỉ tiêu Doanh số chi trả kiều hối (triệu USD) Số món (món) Lợi nhuận dịch vụ kiều hối ( triệu USD) Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 3,9 5 5,7 6,8 8,2 3023 3852 4385 5230 6307 0,016 0,02 0.022 0,026 0,033 14 ( Nguồn: Báo cáo kết quản hoạt động dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương từ năm 2010-2014) Từ Bảng báo cáo tình tình hoạt động dịch vụ kiều hối của chi nhánh 5 năm trở lại đây (từ năm 2010 đến năm 2014), có thể thấy rằng các doanh số chi trả kiều hối có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, còn nhiều biến động, nhưng doanh số hoạt động chi trả kiều hối của chi nhánh vẫn không hề sụt giảm. Năm 2010 doanh số chi trả kiều hối tại chi nhánh đạt 3,9 triệu USD với số món là 3023 món. Lãi thu được trong năm cho dịch vụ này chính là khoản chi phí mà Ngân hàng nhận được từ hoạt động kiều hối, đạt 0.016 triệu USD. Đến năm 2012, doanh số tăng 26,6% so với năm 2011 (5,7 triệu USD), tỷ lệ tăng khá ổn định, trong đó số món chi trả kiều hối là 3852 món và lợi nhuận đạt 0.022 triệu USD. Năm 2013 cho đến nay cũng tương tự, các tiêu chí về dịch vụ kiều hối đều có xu hướng tăng, dẫn đến thu phí kiều hối cũng tăng lên theo (năm 2013 lãi 0,026 triệu USD, năm 2014 tăng lên 0,007 triệu USD so với năm trước với con số 0.033 triệu USD). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do những năm gần đây, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Thanh Chương cũng được quan tâm hơn. Nhiều thanh niên trẻ tuổi học xong trung học phổ thông thì được gia đình cho đi xuất khẩu lao động. Đây chính là thành phần quan trọng góp phần tăng lượng kiều hối chuyển về nước cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của doanh số không còn cao như năm 2012 nữa; năm 2013 chỉ tăng 19,3%, năm sau chỉ tăng 20,5% do các khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng khác. Xét chung trên hoạt động chi trả kiều hối của Ngân hàng, chúng ta thấy được tổng quát tình hình dịch vụ kiều hối. Nhưng nếu xem xét cụ thể hơn, với hai hình thức áp dụng cho dịch vụ kiều hối là hệ thống chuyển tiền nhanh 15 Western Union và mạng SWIFT thì kết quả thu được từ mỗi kênh là khác nhau. 2.1.2.1. Hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương. Bảng 3: Doanh số và phí chuyển tiền qua Western Union Đơn vị: triệu USD Năm Số món Doanh số 2010 2011 2012 2013 2014 2569 3197 3683 4550 5361 3,276 4,05 4,503 5,1 5,904 Phí chuyển Tỷ lệ doanh tiền 0,015 0,019 0,02 0,024 0,029 số 84% 81% 79% 75% 72% 2.1.2.2. Hệ thống mạng chuyển tiền SWIFT của Ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương. Bảng 4: Doanh số và chi phí chuyển tiền qua mạng SWIFT Đơn vị: triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số món 454 655 702 680 946 Doanh số 0,642 0,95 1,197 1,7 2,296 Phí chuyển tiền 0,001 0,001 0,002 0,002 0,004 Tỷ lệ doanh số 16% 19% 21% 25% 28% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank chi nhánh huyện Thanh Chương) Từ hai bảng số liệu trên, ta thấy trong hai phương thức chuyển tiền của chi nhánh, hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union chiếm ưu thế hơn nhiều so với chuyển tiền qua mạng SWIFT. Do việc chuyển tiền qua Western Union có khá nhiều ưu điểm hơn so với hình thức kia như quy trình chuyển tiền đơn giản, nhanh gọn; mạng lưới giao dịch rộng rãi khắp thế giới…Hiện nay, Western Union đạt lỷ lục “Mạng lưới chi trả kiều hối lớn nhất Việt Nam” với khoảng 8000 điểm giao dịch trên khắp cả nước. Hơn nữa, chi nhánh cũng luôn có những chiến lược phát triển phù hợp với phương châm hoạt động: 16 - Nắm giữ trái tim và trí óc của khách hàng với mạng lưới sẵn sàng phục vụ. - Hợp tác với Western Union về cơ hội Marketing. - Tiềm năng triển khai các dịch vụ mới. Chính vì thế, dễ dàng thấy được, doanh số chi trả kiều hối qua Western Union đạt tỷ lệ trên 70% trên tổng doanh số và ngày một nâng cao, số món chi trả kiều hối của Ngân hàng cũng tương tự chiếm khoảng hơn 80% tổng số món chuyển về. Năm 2010, nếu như tổng số món chi trả kiều hối của chi nhánh là 3023 món thì chi trả qua hệ thống Western Union đã đạt 2569 món. Năm 2012, số món qua hệ thống này tăng lên 43,4% so với năm 2010 với 3683 món, đồng thời chiếm tỷ trọng 84% trong tổng số món chi trả kiều hối về Ngân hàng. Sang đến năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đạt 5361 món trong tổng số 6307 món, chiếm tỷ trọng 85%. Tương tự với doanh số chi trả kiều hối, năm 2010 còn ở mức 3,276 triệu USD thì đến năm 2014 đã lên đến 5,904 triệu USD, tăng hơn 80% so với năm 2011. Còn đối với hệ thống mạng chuyển tiền SWIFT, doanh số cũng như số món chi trả kiều hối đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với hình thức Western Union (khoảng 30% doanh số và 20% tổng số món). Năm 2011 với số món là 655 món thì doanh số đạt được là 0.95 triệu USD. Năm 2014, các chỉ tiêu đã tăng lên: số món: 946 món; doanh số: 2,296 triệu USD nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trong nhỏ so với hình thức chuyển tiền qua Western Union. Nguyên nhân là vì phương thức này có nhiều nhược điểm hơn, ngày càng kém ưu thế hơn. Khi chuyển tiền qua SWIFT, thời gian khách hàng nhận được tiền chậm hơn do Ngân hàng phải thực sự nhận được tiền mới tiến hành chi trả cho khách hàng, trong khi nếu qua hệ thống Western Union, ngân hàng sẽ phải ứng trước tiền để chi trả cho khách hàng, sau đó mới được hoàn vốn. Chính vì vậy, Ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng đổi mới công nghệ, quy trình nghiệp vụ và có nhiều chính sách ưu đãi khách hàng như: nhân viên ngân hàng đến tận các trung tâm xuất khẩu lao động để hướng 17 dẫn chi tiết về cách chuyển tiền, có những quà tặng hấp dẫn khi khách hàng đến nhận tiền tại chi nhánh, phong cách phục vụ cũng dần được thay đổi, tạo lòng tin đối với các khách hàng. 2.1.3. Tình hình thị phần dịch vụ kiều hối của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương. Do nông nghiệp là ngành nghề chính của người dân huyện Thanh Chương, có một số doanh nghiệp kinh doanh thì chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, nên huyện Thanh Chương vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, kinh tế cũng chưa thực sự phát triển. Chính vì thế, hiện nay, trên địa bàn chỉ mới xuất hiện rất ít ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính phục vụ nhu cầu của người dân. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương là ngân hàng được thành lập lâu đời nhất, nên đã tạo được sự uy tín trong lòng khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ kiều hối tại đây có thêm chi nhánh của Ngân hàng Viettinbank, Quỹ tín dụng nhân dân và một số hộ kinh doanh vàng bạc. Hình 5 : Biểu đồ Thị phần kiều hối giữa các ngân hàng và các tổ chức khác trên địa bàn huyện Thanh Chương năm 2013. Đơn vị: % ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương) 18 Dễ dàng nhận thấy, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương chiếm ưu thế rất mạnh trong việc thu hút nguồn kiều hối. Thị phần của Ngân hàng trên địa bàn luôn cao hơn hẳn những tổ chức khá. Năm 2014, thị phần kiều hối của Agribank chi nhánh huyện Thanh Chương chiếm 85% tổng thị phần kiều hối cả huyện, trong khi đó thị phần kiều hối của ngân hàng Viettinbank chỉ chiếm 7%, của Quỹ tín dụng nhân dân các xã là 5% và hộ kinh doanh vàng bạc ít nhất với 3%. Nguyên nhân thứ nhất như đã nói trên do Agribank là ngân hàng đầu tiên được thành lập từ rất lâu (năm 1988), nên số lượng khách hàng truyền thống lớn. Họ quá quen thuộc với Ngân hàng, vì vậy họ thường có tâm lý không muốn chuyển sang tham gia vào các tổ chức khác hoạt động cùng lĩnh vực nữa. Mặt khác đối thủ cạnh tranh Viettinbank là ngân hàng mới xuất hiện, nên chưa tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Nguyên nhân thứ hai, các Quỹ tín dụng nhân dân hay các hộ kinh doanh vàng bạc trên địa bàn huyện mặc dù cũng có dịch vụ kiều hối nhưng chất lượng không đảm bảo như ngân hàng, các thủ tục không nhanh gọn,thuận tiện như ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn do không có những phương thức thanh toán, chi trả kiều hối hiện đại. Tuy thị phần kiều hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương đến nay vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhưng sắp tới có thể con số này sẽ giảm đi bởi các đối thủ ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Xu hướng thị phần kiều hối của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương từ năm 2010 - 2014 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Hình 6 : Biểu đồ Xu hướng phát triển thị phần kiều hối của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Chương ( 2010-2014) Đơn vị: % 19 (Nguồn: Báo cáo kết quản hoạt động dịch vụ kiều hối tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương từ năm 2010 -2014) Thị phần dịch vụ kiều hối của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Chương trong 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm nhưng giảm chậm. Năm 2010, chi nhánh chiếm 89% thị phần, năm 2011, tỷ trọng giảm 1,4% còn 87,6%, năm 2012 và 2013 giữ vững ở con số 86%. Song đến năm 2014, thị phần kiều hối của ngân hàng giảm còn 85% (nhỏ hơn năm trước 1%). Như vậy mặc dù tỷ lệ giảm không nhiều nhưng đây là dấu hiệu không tốt. Chi nhánh cần phải có những chiến lược đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của huyện để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Đặc biệt là Viettinbank chi nhánh huyện Thanh Chương, Ngân hàng này cũng đầu tư lớn cho lĩnh vực kiều hối và tuy mới xuất hiện nhưng đã có thị phần vượt các Quỹ tín dụng nhân dân các xã cũng như các hộ gia đình kinh doanh vàng bạc trong năm 2014. Họ có triển khai công nghệ kiều hối hiện đại, cho phép xủ lý giao dịch kiều hối tập trung với mức độ tự động cao, cho phép người nhận tiền có thể lĩnh tiền tại bất kì điểm giao dịch nào của ngân hàng trên toàn quốc. Chính vì thế, Agribank chi nhánh huyện Thanh Chương cần nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối, tăng cường quảng bá, đưa ra nhiều chương trình 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất