Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính doanh nghiệp (2)...

Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp (2)

.DOC
108
107
131

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 5 1.1. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái 5 1.1.1. Tỷ giá và các phương pháp xác định tỷ giá 5 1.1.1.1. Khái niệm về tỷ giá 5 1.1.1.2. Phân loại tỷ giá 6 1.1.1.3. Các nhân tố tác động lên tỷ giá 1.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái 8 11 1.1.2.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái 1.1.2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá 1.1.2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái 11 11 12 1.1.2.4. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá 13 1.2. Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế 15 1.2.1. Khái niệm 15 1.2.2. Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế 1.2.2.1. Cán cân vãng lai 17 1.2.2.2 Cán cân vốn và tài chính 1.2.2.3. Cán cân tổng thể 15 18 19 1.2.2.4. Cán cân bù đắp chính thức 19 1.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế 1.3.1. Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán 20 1.3.1.1. Cách tiếp cận hệ số co giãn 20 1.3.1.2. Cách tiếp cận chi tiêu 23 1.3.2. Tác động của cán cân thanh toán đến tỷ giá 24 1.3.2.1. Dưới chế độ tỷ giá cố định 24 1.3.2.2. Dưới chế độ tỷ giá thả nổi 26 1.3.2.3. Dưới chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý 1.3.3. Bộ ba bất khả thi 27 27 20 1.4. Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của một số nước trên thế giới 1.4.1. Thái Lan 30 30 1.4.2. Hàn Quốc 31 1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 35 2.1. Tỷ giá và chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 2.1.1. Diễn biến tỷ giá 35 35 2.1.1.1. Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2007 - 2010 35 2.1.1.2. Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2011 – 2014 40 2.1.2.Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thơi kì 2007 - 2014 43 2.1.2.1. Cán cân vãng lai 2.1.2.2. Cán cân vốn 43 46 2.1.2.3. Dự trữ ngoại hối 49 2.1.2.4. Cán cân tổng thể 50 2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 52 2.2.1. Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán 52 2.2.1.1. Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại 52 2.2.1.2. Tác động của tỷ giá đến cán cân vốn Việt Nam 58 2.2.2. Tác động của cán cân thanh toán đến tỷ giá USD/VND 59 2.2.2.1. Tác động của cán cân vãng lai đến tỷ giá 59 2.2.2.2. Tác động của cán cân vốn lên tỷ giá 59 2.2.3.Phân tích lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” và ảnh hưởng của nó tới CCTTQT trong điều kiện Việt Nam 60 2.2.3.1. Hội nhập tài chính quốc tế 60 2.2.3.2. Ổn định tỷ giá 62 2.3. Đánh giá chung về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán của Việt Nam 63 2.3.1. Những tác động tích cực 63 2.3.2. Những tác động tiêu cực và nguyên nhân 65 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 68 3.1. Định hướng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới 68 3.1.1. Tỷ giá được điều chỉnh theo hướng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và ổn định kinh tế vĩ mô 68 3.1.2. Cán cân thanh toán được điều chỉnh theo hướng góp phần bình ổn tỷ giá 69 3.1.3. Phối hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mô 70 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới 71 3.2.1. Tỷ giá cần được xây dựng dựa trên một rổ tiền tệ thay vì neo giữ vào USD 71 3.2.2. Hạn chế tình trạng đôla hóa và tiến tới xóa bỏ thị trường chợ đen 74 3.2.3. Phối hợp hiệu quả giữa điều hành chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ 75 3.2.4. Nâng cao tính chuyển đổi của đồng VND 3.2.5. Các giải pháp khác 77 78 3.3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 3.3.1. Các kiến nghị với chính phủ 79 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước KẾT LUẬN 82 81 79 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ TRANG Hình 1.1. Kết cấu cán cân tổng thể Bảng 1.1. Kết cấu Cán cân thanh toán quốc tế Hình 1.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi Biểu đồ 1.1 Hiệu ứng tuyến J Biểu đồ 1.2. Ảnh hưởng của CCTTQT tới tỷ giá dưới chế độ tỷ giá cố 19 16 28 22 25] định Biểu đồ 1.3. Ảnh hưởng của CCTTQT tới tỷ giá dưới chế độ thả nổi tỷ 26 giá Biểu đồ 1.4. Diễn biến tỷ giá THB/USD Biểu đồ 1.5. Diễn biến tỷ giá KRW/USD trong tiến trình tự do hóa tài 31 32 khoản vốn của Hàn Quốc Biểu đồ 2.1. Tỷ giá VND/USD và biên độ giao động giai đoạn 2008 - 38 2009 Biểu đồ 2.2. Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010 - 2013 Biểu đồ 2.3. Cán cân thương mại của Việt Nam (2007 - 2013) Biểu đồ 2.4. Thu nhập ròng từ đầu tư và cán cân vãng lai của Việt Nam 40 44 47 giai đoạn 2008 – 2014 Biểu đồ 2.5. Cán cân thanh toán Việt Nam gia đoạn 2008 - 2013 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giai 48 43 đoạn 2007 – 2014 Bảng 2.2. Cán cân vốn của Việt Nam và các bộ phận cấu thành, 2008 - 48 2014 Bảng 2.3. Kết quả kiểm định tác động của tỷ giá thực tới xuất khẩu Bảng 2.4. Kiểm định white về phương sai sai số thay đổi Bảng 2.5. Kiểm định Breusch-Godfrey về tự tương quan Bảng 2.6. Kết quả kiểm định tác động của tỷ giá thực tới nhập khẩu Bảng 2.7. Kiểm định white về phương sai sai số thay đổi Bảng 2.8. Kiểm định Breusch-Godfrey về tự tương quan DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 54 55 55 56 57 57  TIẾẾNG ANH Chữ viết tắt ADB APEC ASEAN Nguyên văn Tiếng Anh Asian Development Bank Asian-Pacific Economic Nguyên văn Tiếng Việt Ngân hàng phát triển Châu Á Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Conference Association of South East Asian – Thái BÌnh Dương HIệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á AUD Australian Dollar Đồng Đôla Úc Cơ chế tỷ giá theo rổ tiền tệ có BBC Basket Band Crawling biên độ dao động được điều C CNY CPI E EU EUR FDI FPI G GDP I IMF JPY KRW M NEER Consuming Chinese Yuan Consumer Price Index Exchange rate European Union European Euro Foreign Direct Investment Foreign Portfolio Investment Government expenditures Gross Domestic Product Investment International Moneytary Fund Japanese Yen Korean Won Import Nominal Effective Exchange ODA PPP Rate Official Devepolment Assitance Purchasing Power Parity RER Real Exchange Rate REER SGD THB USD VND WB WTO X Y Reer Effective Exchange Rate Singapore Dollar Thai Bath United State Dollar Viet Nam Dong World Bank World Trade Organization Export Yield chỉnh theo định kì Tiêu dùng Đồng Nhân Dân Tệ Chỉ số giá tiêu dùng Tỷ giá hối đoái Liên Minh Châu Âu Đồng Euro Vốn đầu tư trực tiếp Vốn đầu tư gián tiếp Chi tiêu chính phủ Tổng sản phẩm quốc dân Đầu tư Quỹ tiền tệ quốc tế Đồng Yên Nhật Đồng Won Hàn Quốc Nhập khẩu Tỷ giá danh nghĩa đa phương Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Ngang giá sức mua Tỷ giá hối đoái thực song phương Tỷ giá hối đoái thực đa phương Đồng Đôla Singapore Đồng Bath Thái Đồng Đôla Mỹ Đồng Việt Nam Ngân hàng thế giới Tổ chức thương mại thế giới Xuất khẩu Sản lượng  TIẾẾNG VIỆT Chữ viết tắt CCTTQT CCTM CSTT CSTK DN Nguyên văn Tiếng Việt Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa Doanh nghiệp DTBB NHNN NHTM NHTW TTCK TCTD TMQT Dự trữ bắt buộc Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Trung Ương Thị trường chứng khoán Tổ chức tín dụng Thương mại quốc tế LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá luôn là vấn đề nhạy cảm từ trước đến nay và có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng quốc gia. Bởi vì tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ cơ bản giúp Nhà nước quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo cân bằng kinh tế đối ngoại. Trạng thái cán cân thương mại và thanh toán quốc tế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, biến động cơ cấu sản xuất và niềm tin vào đồng bản tệ, vào chính phủ, vào tương lai.. đều phụ thuộc sâu vào tỷ giá hối đoái. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng 2008-2009, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Những vấn đề quan trọng của nền kinh tế Việt Nam qua nhiều năm như lạm phát cao, biến động tỷ giá, tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế,.. đang dần được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh việc kìm chế được lạm phát ở mức dưới 6%, ổn định được tỷ giá USD/VND và giá vàng thì một điểm nhấn của kinh tế Việt Nam những năm trở lại đây là việc cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã chuyển từ trạng thái thâm hụt sâu sang thặng dư bắt đầu từ năm 2011 với xu hướng ngày một tăng. Có được kết quả này là nhờ nỗ lực của các cơ quan quản lý và những chính sách được đưa ra đúng đắn và phù hợp. Một trong những chính sách có ảnh hưởng lớn nhất tới cán cân thanh toán quốc tế đó là chính sách tỷ giá. Thực tế đã chỉ ra rằng, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, trên tinh thần vừa nghiên cứu vừa học hỏi, em xin chọn đề tài “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam “ cho bài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán là một phạm trù thuộc lĩnh vực nghiên cứu tài chính quốc tế. Vì tầm quan trọng của nó đối với chiến lược phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia mà hầu hết, đề tài này được nghiên cứu một cách rộng rãi tại các trường Đại học thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng. Nghiên cứu về phạm trù này còn được các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu của các Chính phủ, tổ chức tài chính đa phương như WB, IMF, ADB.thực hiện thường xuyên. 1 Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế trong tài chính quốc tế cũng được trao đổi, giảng dạy, thảo luận tại các trường đại học thuộc khối kinh tế, các công trình nghiên cứu, sách, bài báo. Một số bài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như : - Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại, PGS,TS Nguyễn Văn Tiến, (2003), Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 307, tháng 12/2003. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có mối liên hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại, một bộ phận quan trọng trong cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế. Nghiên cứu cho biết, với những quốc gia định giá nội tệ thấp (tỷ giá thực song phương hay đa phương lớn hơn 1) sẽ khích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm cho tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu được cải thiện. Nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam cũng được nhìn nhận theo khía cạnh này, vì vậy, tỷ giá VND trong giai đoạn 1999-2002 có ảnh hưởng nhất định đến cán cân thương mại của Việt Nam. - Tỷ giá hối đoái: Chính sách và tác động của nó tới hoạt động ngoại thương - Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Thư - Học viện Ngân hàng năm 2002. Công trình nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phân tích định tính và tổng hợp để xem xét tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, theo đó tác động đến cán cân thương mại giai đoạn 1991-2000. Kết quả nghiên cứu cho kết luận rằng, tác động trực tiếp của việc điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thương mại, vãng lai là rất khiêm tốn và chậm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá có những tác động tích cực mang tính gián tiếp đến hoạt động xuất/nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian này. - Phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá (USD,EURO) đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT, PGS,TS Nguyễn Thị Quy, NXB Lý Luận Chính trị, 2008. Bằng phương pháp tiếp cận thực nghiệm, khảo sát, điều tra và lượng hóa tác động của biến động ngoại tệ đến hoạt động xuất khẩu, kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD và EUR có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, đề tài này cũng kết luận thêm rằng, tỷ giá chỉ là một trong nhiều nhân tố góp sức. Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nhất với một số quan điểm của các nhà kinh tế trong nước khi cho rằng, muốn cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam cần thiết phải quan tâm hơn nữa trong điều hành chính sách tỷ giá, ngoại hối. Bên cạnh đó là một số bài nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như : 2 - Joseph P.Danields, David D. VanHoose (2005), International Monetary and Financial Economics, Thomson South Western Press đã chỉ rõ mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán theo các cách tiếp cận về lý thuyết co giãn, lý thuyết chi tiêu, lý thuyết tiền tệ và lý thuyết danh mục đầu tư. - David K. Eiteman, A.I. StoneHill, M.H Moffett, Multinational Business Finance, Ninth edition, Addison Wesley Press, đã xây dựng một cách tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó xem xét tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến tỷ giá. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tỷ giá cán cân thanh toán quốc tế và mối quan hệ giữa chúng, đề tài tiến hành phân tích thực trạng mối quan hệ qua lại cán cân thanh toán quốc tế và chính sách tỷ giá ở VIệt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu, đồng thời đề tài đề xuất định hướng và giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ tích cực giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tỷ giá, cán cân thanh toán và mối quan hệ giữa chúng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ và tác động qua lại giữa chính sách điều hành tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế trong giai đoạn từ 2007 - 2014 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh. Số liệu được sử dụng tỏng khóa luận được sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí, website của các tổ chức quốc tế, các cơ quan thống kê của Việt Nam và được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office. Đặc biệt, khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng và phần mềm EVIEWS để kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 3 6. Bố cục của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 03 chương : Chương 1: Tổng quan về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế trong thời gian tới Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian và tài liệu tham khảo nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo, PGS-TS Nguyễn Đình Thọ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Hà nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Bùi Yến Chi 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái 1.1.1. Tỷ giá và các phương pháp xác định tỷ giá 1.1.1.1. Khái niệm về tỷ giá Mỗi quốc gia đều có một đồng tiền riêng của mình để phục vụ cho hoạt động trao đổi buôn bán trong nước cũng như với các nước khác trên thế giới. Chính hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế… đã dẫn tới nhu cầu trao đổi, mua bán các đồng tiền của các quốc gia khác. Điều này làm phát sinh nhu cầu cần xác định ra một tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cùng giao dịch, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Chúng ta có thể định nghĩa: "Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác" (Nguyễn Văn Tiến 2010, Trang 59) Vấn đề niêm yết tỷ giá: Đứng trên phương diện quốc gia, có hai cách yết tỷ giá để biểu thị giá cả của đồng tiền nội tệ thông qua đồng tiền khác: Yết giá trực tiếp: Là cách thức yết tỷ giá khi ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và có đơn vị cố định là một đơn vị còn nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá có số đơn vị thay đổi dựa theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Phương pháp yết giá này được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng ngoại trừ1 số nước như Anh quốc, Newzeland, Australia và đồng EUR. Ví dụ: 1USD = 19500 VND, ta nói rằng giá của USD là 19500 VND Yết giá gián tiếp:Là cách thức yết tỷ giá khi đồng nội tệ đóng vai trò là đồngtiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá. Ví dụ: USD/AUD = 0,7275, ta nói rằng giá AUD là 0,7275 USD. Trong phạm vi đề tài này, để thuận tiện theo dõi và nhất quán với cách niêmyết tỷ giá theo tập quán kinh doanh ngoại hối, quy ước viết tỷ giá theo cách trực tiếp, tức là đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá có số đơn vị là 1, còn đồng tiềnđứng sau là đồng tiền định giá, ví dụ USD/VND = 19500 có nghĩa rằng 1USD = 19500 VND. 5 1.1.1.2. Phân loại tỷ giá a. Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá có thể được chia thành các loại khác nhau là: tỷ giá mua vào (Bid Rate), tỷ giá bán ra (Ask/Offer Rate), tỷ giá giao ngay (Spot Rate), tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate), tỷ giá mở cửa (Opening Rate), tỷ giá đóng cửa (Closing Rate), tỷ giá chéo (Crossed Rate), tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate), tỷ giá tiền mặt (Bank Note Rate), tỷ giá điện hối, tỷ giá thư hối b. Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá, có thể chia tỷ giá thành: tỷ giá chính thức (Official Rate), tỷ giá chợ đen (Black Market Rate), Tỷ giá cố định (Fixed Rate), Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating Rate), Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Rate) c. Căn cứ mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại Nếu căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại thì chúng ta có thể chia tỷ giá thành các loại: tỷ giá danh nghĩa song phương, tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương. Tỷ giá danh nghĩa song phương(Nominal Bilateral Exchange Rate – NER) là “giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cậpđến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng”. (Nguyễn Văn Tiến, 2010, Trang 293). Để đo lường sự biến động giá trị của các đồng tiền, ta sử dụng khái niệm chỉ số tỷ giá danh nghĩa: Trong đó: t, (Nguyễn Văn Tiến, 2010 Trang 293)(1.1) là chỉ số tỷ giá danh nghĩa, là tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm là tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm gốc. Khi tỷ giá tăng, đồng tiền yết giá đổi được nhiều đồng tiền định giáhơn, nên đồng tiền yết giá được gọi là đồng tiền lên giá, đồng tiền định giá đổi được ít đồng yết giá hơn, nên gọi là đồng tiền giảm giá. 6 Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate - NEER) là “chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại” (Nguyễn Văn Tiến, 2010, Trang 296). Để tính NEER, chúng ta tiến hành theo hai bước. Trước hết là chọn một rổ các đồng tiền đặc trưng, bao gồm những đồng tiền mà quốc gia này có mối quan hệ thương mại. Sau đó căn cứ vào tỷ trọng thương mại của các đồng tiền trong rổ, ấn định tỷ trọng tính tỷ giá song phương. Từ đó ta có công thức tính NEER như sau: (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 296) (1.2) Trong đó: e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương; w là tỷ trọng của tỷgiá song phương; j là số thứ tự của chỉ giá song phương; i là kỳ tính toán. Nếu NEER > 1 thì nội tệ được xem là giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại. Nếu NEER < 1 thì nội tệ được xem là lên giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại.Do NEER chưa đề cập đến tương quan sức mua của các đồng tiền nên khi NEER tăng hay giảmkhông nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh tranh thươngmại quốc tế của quốc gia này với các nước còn lại. Tỷ giá thực song phương (bilateral real exchange rate –RER) là “tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ”. (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 297) Tại một thời điểm, xét ở trạng thái tĩnh, tỷ giá thực được đo bằng: (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 297) (1.3) Trong đó: là tỷ giá thực; E là tỷ giá danh nghĩa; P* là mức giá hàng hóa ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ; P là mức giá hàng hóa ở trong nước tính bằng nộitệ. Công thức này chỉ đo lường được tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh và có nhược điểm là các quốc gia không tính toán và không công bố mức giá của rổ hang hóa ở trong nước, nên ta không tính được tỷ giá thực. Để khắc phục yếu điểm này, chúng ta sử dụng công thức tính tỷ giá thực ở trạng thái động để tính toán. Công thức tỷ giá thực ở trạng thái động: 7 (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 299) (1.4) Trong đó Trang là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm Trang ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm Trang là chỉ số giá là chỉ số giá trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0,. Tỷ giá thực đa phương (real effective exchange rate – REER) là “tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại” (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 299) REER được xác định qua công thức: (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 301)(1.5) Trong đó: Trong đó: là chỉ số giá tiêu dung của tất cả các đồng tiền trong rổ, là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ, i là kì tính toán. REER có ý nghĩa tương tự RER nhưng nó còn là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các bạn hàng còn lại 1.1.1.3. Các nhân tố tác động lên tỷ giá Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng và xét về bản chất, nó cũng là một loại giá được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Chính vì vậy, để có thể nắm bắt được xu hướng biến động tỷ giá, việc xác định các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn và ngắn hạn đều xuất phát từ quy luật của thị trường, quan hệ cung cầu. a. Các nhân tố thuộc về dài hạn 8 - Tương qua lạm phát giữa hai đồng tiền Do tỷ lệ lạm phát và thường ít thay đổi trong ngắn hạn mà chỉ thường thay đổi trong dài hạn nên nó tác động tới xu hướng vận hành của tỷ giá trong dài hạn. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá giữa hai đồng tiền biến động để phản ánh tương quan lạm phát giữa chúng theo công thức: (Nguyễn Văn Tiến, 2010, Trang 356) (1.6) Trong đó là tỷ lệ % thay đổi của tỷ giá sau một năm, phát/năm trong nước, Khi là tỷ lệ lạm là tỷ lệ lạm phát/năm ở nước ngoài. >0 khi đó tỷ lệ lạm phát trong nước tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát của nước ngoài, làm cho giá hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa của nước ngoài, dẫn đến cầu nhập khẩu hàng hóa trong nước tăng khiến đến cầu ngoại tệ tăng; cầu xuất khẩu hàng hóa trong nước giảm khiến cung ngoại tệ giảm, kết quả tổng hợp là khiến đồng nội tệ giảm giá tức là tỷ giá tăng. Ngược lại nếu < 0 tỷ giá sẽ giảm. - Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu. Công cụ này nhiều hay ít đã tác động và làm tăng giá của hàng ngoại nhập, làm giảm tương đối nhu cầu với hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước. Làm tăng giá đồng nội tệ vì hàng hóa trong nước sẽ tiếp tục được bán tốt hơn ngay cả khi đồng nội tệ tăng giá. Như vậy trong dài hạn thì thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu về lâu dài làm cho đồng tiền của một nước tăng giá. - Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại. Nếu như sự ham thích của người nước ngoài đối với hàng trong nước tăng lên, chẳng hạn thích dùng quạt Việt Nam hơn và thích xem phim Việt Nam, thì cầu về hàng hóa Việt nam tăng lên và làm tăng giá VND bởi vì hàng hóa Việt Nam được bán tốt hơn ngay cả khi VND tăng giá, và ngược lại. Như vậy trong dài hạn thì cầu đối với hàng xuất của một nước tăng lên về lâu dài làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập tăng lên làm cho đồng tiền của nước đó giảm xuống. 9 - Năng suất lao động Khi năng suất lao động trong nước cao hơn so với nước ngoài thì những nhà kinh doanh trong nước có thể giảm giá hàng hóa của mình một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Kết quả là làm cho cầu về hàng nội tăng lên và đồng tiền nội tệ có xu hướng tăng giá bởi vì hàng nội tệ sẽ tiếp tục được bán tốt với một trị giá cao hơn của đồng nội tệ. Và ngược lại. Như vậy trong dài hạn nếu năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với các nước khác thì đồng tiền của nước đó tăng giá. b. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn - Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản ảnh tương quan mức lãi suất giữa chúng theo công thức: (Nguyễn Văn Tiến, 2010,Trang 385)(1.7) Trong đó của nội tệ, là tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm, R là mức lãi suất/năm là mức lãi suất/năm của ngoại tệ. Nếu > 0 nghĩa là lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài, các tài sản tài chính ở trong nước sẽ trử nên hấp dẫn hơn các tài sản tài chính ở nước ngoài. Việc này sẽ khiến cho nguồn vốn dịch chuyển từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước. Do đó, trên thị trường ngoại hối cầu ngoại tệ sẽ giảm, cung ngoại tệ tăng và khiến cho tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại nếu <0 tỷ giá sẽ tăng. - Tỷ giá chịu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư Đầu tư ra nước ngoài, cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp...) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu...). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ 10 chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái giảm. - Sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối (Forex) Khi NHTW mua ngoại tệ (bán nội tệ), làm tăng cầu tài sản ngoại tệ, kết quả tỷ giá tăng. Khi NHTW bán ngoại tệ (mua nội tệ), làm tăng cung tài sản ngoại tệ, kết quả là tỷ giá giảm. - Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh…: Thế giới đang tồn tại trong một môi trường đầy biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh…Mỗi cú sốc diễn ra bất ngờ, tác động ngay lập tức đến tỷ giá. Những cú sốc tích cực sẽ làm chođồng nội tệ lên giá, ngược lại những cú sốc tiêu cực làm cho nội tệ giảm giá. Thực tế đã cho thấy các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á 1997 – 1998, chiến tranh I-Rắc… đều đã khiến một loạt đồng tiền mất giá nghiêm trọng. 1.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái 1.1.2.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về tỷ giá và các mối quan hệ thuận nghịch giữa tỷ giá và các biến số kinh tế vĩ mô khác, việc lựa chọn chế độ tỷ giá và vai trò can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá là vô cùng quan trọng. Nội dung của chính sách tỷ giá được thể hiện ở các quyết định của Nhà nước về lựa chọn chế độ tỷ giá và vai trò can thiệp của Ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối nhằm kiểm soát tỷ giá hướng theo các mục tiêu kinh tế xã hội trong mỗi thời kì nhất định. Chính vì vậy, theo nghĩa rộng, chính sách tỷ giá được hiểu như sau: “Chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ, mà đại diện thường là Ngân hàng trung ương, thông qua một chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá nhất định hay tác động lên tỷ giá đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia” (Nguyễn Văn Tiến 2010,Trang 302). Như vậy ta có thể thấy chính sách tỷ giá là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nội dung của chính sách tỷ giá là xác định một mức tỷ giá hối đoái áp dụng cho các hoạt động kinh tế có liên quan, xác định phương pháp và các công cụ 11 điều hành tỷ giá và lựa chọn một chế độ tỷ giá phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Thông qua đó, nhà nước điều tiết sử dụng ngoại hối, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu ngân sách và gián tiếp điều hành các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá được hiểu là những hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. 1.1.2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá Các mục tiêu chính của các nhà quản lý khi điều chỉnh chính sách tỷ giá đó là:Ổn định giá cả;thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ; và cân bằng cán cân thương mại. Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn nhất định của nền kinh tế và mục tiêu kinh tế mà chính sách tỷ giá cũng có thể có các mục tiêu khác như: duy trì và bảo vệ giá trị đồng nội tệ, tăng dự trữ nội tệ hay duy trì mức tỷ giá cân bằng. 1.1.2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá của một quốc gia phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó và có thể thay đổi theo thời gian, theo hướng mà chính phủ cho là có lợi cho nền kinh tế theo những mục tiêu quốc gia đó theo đuổi trong từng thời kì. Căn cứ vào vai trò của chính phủ và thị trường trong việc xác định và điều tiết tỷ giá mà chế độ tỷ giá được chia thành ba loại: Chế độ tỷ giá cố định Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá mà trong đó, chính phủ can thiệp vào thịtrường ngoại hối thông qua Ngân hàng trung ương, công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm trong một biên độ giao động hẹp đã được định trước. Trong chế độ tỷ giá cố định, Ngân hàng trung ương bắt buộc phải can thiệp mua vào, bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh tỷ giá trung tâm theo biên độ giao động cho trước. Vì vậy, đòi hỏi Ngân hàng trung ương phải duy trì dự trữ ngoại hối nhất định. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ 12 sự can thiệp nào của Ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là người mua, người bán bình thường chứ không phải tham gia nhằm mục đích can thiệp vào thị trường (Branson 992, Trg.256). Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng trung ương ít nhiều cũng can thiệp vào tỷ giá để giảm thiểu mức độ giao động của tỷ giá, và sự can thiệp này mang tính chất tùy ý, chứ không đề ra mục tiêu cụ thể nào cả. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá, trong đó Ngân hàng trung ương can thiệp tích cực để duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng Ngân hàng trung ương không cam kết duy trì tỷ giá trung tâm hay một biên độ giao động xung quanh tỷ giá trung tâm. Cho đến nay, ở các nước mới nổi, đang phát triển thường tồn tại các loại tỷ giá thả nổi có quản lý như sau: - Chế độ tỷ giá trườn bò: là chế độ mà chính phủ cố định tỷ giá tại một thời điểm nào đó, sau đó tỷ giá được giao động từ từ trong phạm vi một dải băng nhỏ. Chế độ này có lợi thế là hạn chế được xu hướng lạm phát trong nước và các nước bạn hàng, còn nhược điểm là đặt đồng tiền nghiêng về thế bị đầu cơ (Fredric S.Mishkin 2007, Trg 479-483). - Chế độ neo tỷ giá: là chế độ cho phép neo đồng nội tệ theo một đồng tiền mạnh hoặc một rổ tiền tệ. Thông thường, các quốc gia thường neo đồng nội tệ của mình với một loại tiền mạnh nhất. Trong các trường hợp khác tỷ giá được gắn chặt với một rổ tiền tệ tính theo bình quân gia quyền giá trị kim ngạch giao dịch với các đồng tiền của các nước bạn hàng. Biên độ giao động cho phép của tỷ giá dưới chế độ này nằm trong khoảng 2-3%. (Dương Thị Thanh Mai 2002, Trg. 21) - Tỷ giá neo có khả năng điều chỉnh (Atish Ghosh 2006, Tr.3): là hệ thống tỷ giá trong đó giá trị đồng nội tệ được neo với một đồng tiền khác mạnh hơn hoặc một rổ tiền nhưng với biên độ giao động nới rộng hơn (khoảng từ 5 đến 10%). Với chế độ tỷ giá này, các tổ chức kinh doanh tiền tệ có thể chủ động điều tiết tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của mình. 13 1.1.2.4. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá Để thực thi chính sách tỷ giá, Ngân hàng trung ương phải sử dụng các công cụ. Tùy theo tính chất tác động lên tỷ giá là trực tiếp hay gián tiếp mà các công cụ này được chia thành 2 nhóm là nhóm công cụ trực tiếp và nhóm công cụ gián tiếp. a. Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá Hoạt động mua – bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối: Là hình thức Ngân hàng trung ương can thiệp trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua hay bán ngoại tệ, đối ứng bằng nội tệ nhằm ảnh hưởng đến tỷ giá hay giá trị của nội tệ. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra để giải tỏa sức ép tăng cầu ngoại hối làm tỷ giá giảm dần. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái của một ngoại tệ giảm, Ngân hàng trung ương sẽ mua lượng ngoại tệ đó để giảm bợt sự dư thừa cung ngoại tệ trên thị trường. Chính vì vậy, hoạt động can thiệp trên thị trường ngoại hối thông qua mua hoặc bán ngoại tệ có thể đạt được các mục tiêu quan trọng trước mắt như làm thay đổi tỷ giá, hạn chế sự biến động tỷ giá và làm thay đổi dự trữ ngoại hối chính thức của quốc gia. Biện pháp kết hối: Là việc Chính phủ quy định đối với các tác nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ: Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định. b. Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá Lãi suất tái chiết khấu: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu, sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, từ đó hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chảy vào, khiến cung ngoại tệ tăng, đồng ngoại tệ giảm giá và nội tệ lên giá. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ: Trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ, từ đó làm giảm lãi suất ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn do mức sinh lời (lãi 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất