Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát...

Tài liệu Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát

.PDF
20
233
62

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ ­ QUẢN TRỊ KINH DOANH Học phần PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chuyên đề PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU  THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Tháng 03­2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ ­ QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÓM THỰC HIỆN 6.5 PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU  THANH TOÁN CỦA CÔNG TY  CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. BÙI VĂN TRỊNH Tháng 03­2015 Phân tích nhóm chỉ  tiêu thanh toán của Công ty Cổ  Phần Tập đoàn Hòa   Phát ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN Họ tên Ngành Chức vụ Tham  gia  (%) 1091085 Nguyễn Văn Tuệ QTKD Nhóm viên 80 80 2 3097490 Lương Hồng Ngươn QTKD Nhóm viên 100 100 3 B1201659 Hoàng Phạm Thanh Giang QTKD Nhóm viên 100 100 4 B1201664 Hàng Thanh Hiếu QTKD Nhóm viên 100 100 5 B1201738 Võ Bé Hai QTKD Nhóm viên 100 100 6 B1202438 Trần Thị Thanh Nhàn TC­NH Nhóm viên 100 100 7 B1202668 Phan Thị Ngọc Huyền Kiểm toán Nhóm viên 100 100 8 B1202669 Trần Thị Lan Hương Kiểm toán Nhóm viên 100 100 9 B1202672 Nguyễn Gia Kim Khánh Kiểm toán Thư ký 100 100 10 B1202753 Trần Thị Bích Tuyền Kiểm toán Nhóm phó 100 100 11 B1302623 Trương Thị Diễm Kiều TC­NH Nhóm viên 100 100 12 B1302624 Lâm Thị Ngọc Lài TC­NH Nhóm viên 100 100 13 B1302652 Trần Thị Yến Nhi TC­NH Nhóm viên 100 100 14 C1200199 Nguyễn Ngọc Thùy Dương Kiểm toán Nhóm viên 100 100 15 S1300018 Nguyễn Hữu Nghĩa Kế toán Nhóm  trưởng 100 100 STT MSSV 1 Đóng  góp  (%) Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát MỤC LỤC ___________________________________________________________Trang Chương 1.......................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 1 1.2  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 1    1.2.1  Mục tiêu chung.................................................................................... 1    1.2.2  Mục tiêu cụ thể................................................................................... 2 1.3  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................2    1.3.1  Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 2    1.3.2  Phương pháp phân tích và xử lí số liệu........................................................2 1.4  PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................... 2    1.4.1  Phạm vi về không gian........................................................................ 2    1.4.2  Phạm vi về thời gian........................................................................... 2    1.4.3  Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 2 Chương 2.......................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN  CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................... 3 2.1  KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH  NGHIỆP............................................................................................................ 3    2.1.1  Khái niệm về khả năng thanh toán..................................................... 3    2.1.2  Sự cần thiết nghiên cứu khả năng thanh toán của doanh nghiệp.......4 2.2  NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP..................4     2.2.1  Hệ số công nợ và tình hình công nợ của doanh nghiệp.....................4    2.2.2  Các khoản phải thu.....................................................................................4    2.2.3  Các khoản phải trả......................................................................................5 2.3  THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU THANH  TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................... 7 Chương 3.......................................................................................................... 8 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT................8 3.1  TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY................................................................... 8    3.1.1  Vài  nét về công ty.......................................................................................8    3.1.2 Các sản phẩm của tập đoàn Hòa Phát................................................ 10    3.1.3  Cơ cấu các lĩnh vực hoạt động của công ty..................................... 10    3.1.4  Kỳ kế toán......................................................................................... 13    3.1.5  Tổng quan về thị trường, đối thủ cạnh tranh................................... 13 Chương 4........................................................................................................ 17 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHÓM CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA  CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011­ 2013.............................................................. 17 4.1  PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY........................17    4.1.1  Phân tích tình hình công nợ phải thu ngắn hạn................................. 17    4.1.2  Phân tích tình hình công nợ phải trả......................................................20    4.1.3  Đánh giá chung tình hình công nợ ngắn hạn của công ty.................22 i Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 4.2  PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA CÔNG TY........23    4.2.1  Hệ số thanh toán vốn lưu động......................................................... 23    4.2.2  Hệ số thanh toán ngắn hạn............................................................... 25    4.2.3  Hệ số thanh toán nhanh..................................................................... 26 Chương 5........................................................................................................ 28 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN  CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT.................................. 28 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................................... 28    5.1.1 Những kết quả đạt được...................................................................28    5.1.2 Những tồn tại chủ yếu......................................................................28 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN  CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI................................................. 29    5.2.1 Các tài khoản liên kết......................................................................... 29    5.2.2 Tổng phí.............................................................................................. 29    5.2.3  Những tài sản không sản xuất.......................................................... 30    5.2.4  Các khoản thu.................................................................................... 30    5.2.5  Các khoản chi.................................................................................... 30    5.2.6  Các khoản tiền không thật sự liên quan............................................ 30    5.2.7  Lợi nhuận.......................................................................................... 30 Chương 6........................................................................................................ 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 31 6.1  KẾT LUẬN.............................................................................................. 31 6.2  KIẾN NGHỊ............................................................................................. 31    6.2.1  Đẩy mạnh công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu.............31    6.2.2  Quản trị lượng tiền mặt hiệu quả.................................................... 32    6.2.3  Điều chỉnh và kiềm chế tỷ trọng nợ ngắn hạn................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 34 ii Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát DANH SÁCH BẢNG ___________________________________________________________Trang Bảng 4.1 Tình hình công nợ phải thu ngắn hạn của công ty, 2011­2013.....17 Bảng 4.2 Số vòng quay khoản phải thu và kỷ thu tiền bình quân của công ty  giai đoạn 2011­2013.......................................................................................19 Bảng 4.3 Hệ số thanh toán tổng quát của công ty giai đoạn 2011­2013......21 Bảng 4.4 Tình hình công nợ phải trả của công ty giai đoạn 2011­2013.......22 Bảng 4.5 Hệ số công nợ của công ty giai đoạn 2011­2013..........................23 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu thanh toán của công ty giai đoạn 2011­2013 iii Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát.........................9 Hình 3.2 Sơ đồ mô hình hoạt động công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát.....10   iv Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Trong những năm gần đây sự  biến động bất  ổn của nền kinh tế  thế  giới đã  ảnh hưởng đến nền kinh tế  trong nước. Minh chứng, những năm   vừa qua, kinh tế  Việt Năm gặp nhiều khó khăn, tình hình lạm phát tăng   cao... tất cả những nhân tố đó làm cho nhiều doanh nghiệp đến bên bờ vực   phá sản. Với nền kinh tế đầy biến động vừa qua, các doanh nghiệp đã nổ  lực rất nhiều mới có thể  tồn tại và phát triển, tuy nhiên vẫn có một số  doanh nghiệp dù tình hình kinh doanh là tốt nhưng họ vẫn không có tiền để  chi trả các khoản nợ, trả lãi tiền vay, thanh toán các nghĩa vụ Nhà nước... Vì  thế, đánh giá tình hình về khả năng thanh toán không chỉ phản ánh tiềm lực  kinh   tế,   còn  giúp   nhà   quản   trị   thấy   được   tình   hình   tài  chính   của   doanh  nghiệp, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra   chiến lược phù hợp trong tương lai,... Việc đánh giá được tình hình phải  thu, phải trả  sẽ  góp phần phản ánh được chất lượng tài chính của doanh  nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp để khắc phục tới mức  thấp nhất các khoản nợ  đang tồn đọng nhằm nâng cao hiệu quả  sử  dụng   vốn và nâng cao khả năng thanh toán hiện có, tránh tình trạng lãng phí vốn.  Việc phân tích này chủ yếu dựa vào các báo cáo thường niên doanh nghiệp.  Nắm bắt được vai trò quan trọng của việc phân tích, nhóm chúng tôi  quyết định chọn đề  tài “Phân tích nhóm chỉ  tiêu thanh toán của Công ty   Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát” dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính của  công ty giai đoạn 2011­ 2013. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao   năng lực thanh toán, ổn định tình hình tài chính của công ty. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung 1 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Phân tích các chỉ tiêu thanh toán của công ty nhằm đánh giá thực trạng  tình hình tài chính của công ty. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng   cao khả  năng thanh toán cũng như  hiệu quả  hoạt động của Công ty trong  thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ­  Phân tích tình hình công nợ  của Công ty  Cổ  phần Tập đoàn Hòa  Phát giai đoạn 2011­ 2013. ­ Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của công ty giai đoạn 2011­ 2013. ­ Đánh giá và đưa ra giải pháp giúp nâng cao khả năng thanh toán của  công ty trong thời gian tới. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ­ Số  liệu sử  dụng trong đề  tài này là số  liệu thứ  cấp. Nguồn số liệu   được lấy tư cac Bao cao tai chinh cua Công ty  ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ ̉ năm 2011, 2012, 2013 ­  Ngoai ra nhom con nghiên c ̀ ́ ̀ ưu, tham khao thêm sach, bao, tap chi, ́ ̉ ́ ́ ̣ ́  Website chuyên nganh, cac luân văn mâu đê hô tr ̀ ́ ̣ ̃ ̉ ̃ ợ cho viêc phân tich, nghiên ̣ ́   cưu va đanh gia. ́ ̀ ́ ́ 1.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương   pháp   được   sử   dụng   chủ   yếu   trong   đề   tài   nghiên   cứu   là   phương pháp so sánh nhằm xác định mức độ  biến động tuyệt đối và mức  độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Số  liệu được phân tích trên cơ  sở  chọn lọc, tổng hợp, kết hợp với   phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối. Trên cơ sở chọn lọc, tổng   hợp, kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối nhằm xác  định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu   hướng biến động của chỉ tiêu phân tích, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá. 2 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi về không gian  Đề  tài được thực hiện với số liệu thu thập tại Công ty Cổ  phần Tập   đoàn Hòa Phát. 1.4.2 Phạm vi về thời gian  ­ Số  liệu sử dụng trong đề  tài được trích từ  các báo cáo tài chính của   Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2011­2013. ­ Thời gian làm đề tài từ 3/2/2015 đến ngày 17/3/2015. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai   đoạn 2011­ 2013. 3 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN  CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG   TY CỔ PHẦN HÒA PHÁT 2.1.1 Khái niệm về khả năng thanh toán Trong kinh doanh, vấn đề  làm cho các doanh nghiệp lo ngại là các  khoản nợ  nần, các khoản phải thu không có khả  năng thu hồi, các khoản   phải trả  không có khả  năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì  một mức vốn luân chuyển hợp lý để  đáp  ứng kịp thời các khoản nợ  ngắn   hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất   kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn   cứ vào luật phá sản, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu   của các chủ  nợ  khi doanh nghiệp không có khả  năng thanh toán các khoản   nợ phải trả. Hiện này luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự  như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến  hạn trả  và chuẩn bị  nguồn để  thanh toán chúng. Hay nói cách khác, khả  năng thanh toán là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Khả  năng thanh toán của doanh nghiệp còn được hiểu là sự  bảo đảm  chi trả về các khoản nợ khi đến hạn thanh toán, các khoản nợ này có thể là   các khoản vay ngân hàng, khoản cấp tín dụng hàng hóa, khoản thuế  chưa  nộp cho nhà nước, khoản chưa trả  lương cho công nhân. Các khoản nợ  có  thể là ngắn hạn, trung và dài hạn. Việc thanh toán nợ  trung và dài hạn chủ  yếu là sử  dụng lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh để  chi trả,   trong khi đó nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào năng lực lưu động và tài sản  lưu động của doanh nghiệp làm đảm bảo. Để đánh giá hiệu quả hoạt động   của công ty thì năng lực thanh toán nợ ngắn hạn luôn được chú ý hàng đầu.  Năng lực thanh toán nợ  ngắn hạn là năng lực chi trả  các khoản  nợ  ngắn  4 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát hạn. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là   các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán   bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác.  Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, các doanh nghiệp  luôn phải dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán, nếu không có đủ tiền  để  chi tiêu trong việc kinh doanh hàng ngày sẽ  làm gia tăng rủi ro đối với  doanh nghiệp, đây có thể  là kết quả  của sự  quay vòng đồng vốn không   nhanh nhạy, các khoản phải thu (tức nợ  không đòi được hoặc không dùng  để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự  trữ  quá lớn không dùng hết, hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được) gây   ra một lượng lớn tài sản lưu động tồn trữ, phản ánh việc sử  dụng tài sản  không   hiệu   quả,   vì   bộ   phận này   không   vận động   không   sinh   lời,   khiến  doanh nghiệp khó có thể  thanh toán được các khoản nợ đến hạn, thậm chí  doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ bị phá sản. 2.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu khả năng thanh toán của doanh nghiệp Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự  điều tiết vĩ  mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong   kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến  tình hình tài chính của mình như  các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung   cấp…  Mỗi   đối   tượng   này   quan   tâm   đến   tình   hình   tài   chính   của   doanh   nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến  khả  năng tạo ra dòng tiền mặt, khả  năng sinh lời, khả  năng thanh toán và  mức lợi nhuận tối đa. Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ  chủ  yếu vào khả  năng  hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ  cần thông tin về  điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về  kết quả  kinh   doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp.  5 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Đối với các nhà cho vay: Mối quan tâm của họ  hướng đến khả  năng  trả  nợ  của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh  nghiệp, họ  đặc biệt chú ý tới số  lượng tiền và các tài sản có thể  chuyển   đổi thành tiền nhanh để  từ  đó có thể  so sánh được và biết được khả  năng  thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Giả  sử  chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều   đầu tiên chúng ta chú ý cũng sẽ  là số  vốn chủ  sở  hữu, nếu như  ta thấy   không chắc  chắn khoản cho vay của  mình sẽ  đựoc thanh toán thì trong   trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số  vốn bảo hiểm cho   họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì  đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay. 2.2 NHÓM CHỈ TIÊU THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 2.2.1 Hệ số công nợ và tình hình công nợ của doanh nghiệp Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát  sinh các mối quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, giữa các đơn  vị với nhau và trong nội bộ công ty. Trên cơ sở các mối quan hệ này là phát  sinh các khoản nợ  phải thu hoặc nợ  phải trả  tương  ứng. Đây được gọi là   công nợ. [8,1] Công nợ  bao gồm các khoản phải thu, các khoản phải trả  và quan hệ  thanh toán là một vấn đề  rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suốt quá trình  hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2 Các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa  hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải   thu nhưng với mức độ  khác nhau, từ  mức không đáng kể  cho đến mức   không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh  đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ  hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì  6 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi,  do đó, rủi ro không thu hồi được nợ  cũng gia tăng. Vì vậy, công ty cần có   chính sách bán chịu phù hợp. [1,4] 7 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2.2.2.1 Hệ số quay vòng của khoản phải thu Là tỷ số giữa doanh thu thuần của các khoản phải thu của khách hàng.   Hệ  số  này phản ánh tốc độ  chu chuyển đối với các khoản phải thu thành  tiền mặt của doanh nghiệp. Các khoản phải thu của khách hàng được thu  bao nhiêu lần trong kỳ. Công thức xác định:                                    Doanh thu bán chịu Số vòng quay của các khoản thu =                                      Bình quân các khoản phải thu Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,  điều này tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư  vào các khoản phải thu   nhiều. tuy nhiên. Tuy nhiên nếu quá cao tức kỳ hạn thanh toán ngắn, do đó  ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, không hấp dẫn khách hàng.  [10,80] 2.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân (số ngày doanh thu chưa thu) Tỷ  số  này dùng để  đo lường hiệu quả  và chất lượng quản lý khoản  phải thu. Nó cho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày.[1,5] Công thức xác định kỳ thu tiền bình quân như sau: 360 Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải  thu 2.2.3 Các khoản phải trả Các khoản phải trả được xem là các khoản nợ phát sinh trong quá trình  sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các đơn   vị, các tổ chức kinh tế, xã hội hoặc cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Nó   là trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị đối với các tổ  chức, mà trách nhiệm   đó là kết quả của những sự kiện kinh tế trong quá khứ.[8,15] Tổng quát về tình hình khả năng thanh toán (trả nợ) thể hiện bằng hệ  số thanh toán chung: Nhu cầu thanh toán: là các khoản nợ đến hạn, nợ phát sinh trong suốt   quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải  thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhất định. Khả  năng thanh toán:  là bao gồm  tất cả  các  nguồn vốn mà doanh  nghiệp có thể huy động để trả nợ. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn do   đi vay và nguồn vốn trong thanh toán. Trong đó, nguồn vốn do đi vay gồm   8 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát các khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tượng khác  với những cam kết hay điều kiện nhất định. Nguồn vốn trong thanh toán   gồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử  dụng trong   thời gian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ như: tiền thuế phải nộp cho nhà  nước, tiền mua hàng, tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên phải  trả nội bộ. Nếu hệ số về khả năng thanh toán >= 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả  năng thanh toán về tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu hệ số về khả năng thanh toán <= 1 chứng tỏ khả năng thanh toán  của doanh nghiệp thấp. Hệ  số  này càng nhỏ  bao nhiêu thì doanh nghiệp   càng mất dần khả  năng thanh toán bấy nhiêu, khi hệ  số  này = 0 thì doanh   nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. 2.2.3.11 Hệ số thanh toán hiện hành ( Hệ số thanh toán ngắn hạn) Cho biết khả  năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn   hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để  chi trả  cho các  khoản nợ ngắn hạn của mình.[11,11] Công thức tính: Hệ số thanh toán ngắn hạn  = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng   lớn. Nếu hệ  số  này nhỏ  hơn 1 thì doanh nghiệp có khả  năng không hoàn   thành được nghĩa vụ  trả  nợ  của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ  lệ  nhỏ  hơn 1, có khả  năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó   không có nghĩa là công ty sẽ  bị  phá sản vì có rất nhiều cách để  huy động  thêm vốn. Tỷ  lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có  hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không.   Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề  đòi các khoản phải thu hoặc  thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ  gặp phải rắc rối về  khả năng thanh khoản. 2.2.3.21 Hệ số thanh toán nhanh Hệ  số  thanh toán nhanh  là tỷ  số  đo lường khả  năng thanh toán các  khoản nợ  ngắn hạn bằng giá trị  các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh   khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên không được tính   vào giá trị tài sản ngắn hạn khi tính hệ số thanh toán nhanh.[11,11] Công thức xác định: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn  kho Nợ ngắn hạn 9 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Hệ  số  này thường xuyên biến động từ  0,5 đến 1. Tuy trong quá trình   đánh giá khả năng thanh toán cần xem xét đến điều kiện kinh doanh và thực   tế tình hình của doanh nghiệp song nếu hệ số k bé < 0,5 thì doanh nghiệp sẽ  gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và trong điều kiện của các khoản nợ  đã đến hạn trả  thì doanh nghiệp buộc phải dùng các biện pháp bất lợi để  đủ tiền thanh toán. 10 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2.3 THÔNG TIN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU  THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP Để  phục vụ  cho việc phân tích tình hình nhóm chỉ  tiêu thanh toán của  doanh nghiệp cần tổ chức và quản lý thông tin như sau: ­ Khai thác số  liệu trên bảng cân đối kế  toán, thuyết minh báo cáo tài  chính:  báo cáo các khoản nợ  phải thu, nợ  phải trả, báo cáo kết quả  kinh  doanh,... Chúng ta sẽ lựa chọn nguồn số liệu thích hợp để  tính toán các chỉ  tiêu về tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp. ­ Sử  dụng các báo cáo về  công nợ  về  tình hình thanh toán của doanh  nghiệp. Khai thác các số liệu môt cách chi tiết là cơ sở để có đánh giá chính   xác về tình hình công nợ cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. ­ Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu  cần phân tích, phải tính toán nhu cầu và khả  năng thanh toán. Do vậy phải   đi sâu xem xét các tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích. 11 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Chương 3  GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1.1 Vài nét về công ty Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp   tư nhân hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các   loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh   vực Nội thất (1995),  Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất  động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn,  trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng   các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính  thức   niêm   yết  cổ   phiếu   trên  thị   trường   chứng   khoán  Việt   Nam   với   mã   chứng khoán HPG. Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ  trong đó nổi bật nhất là triển khai Dự  án xây dựng Khu liên hợp gang thép  tại Hải Dương với công nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào  lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép. Hiện nay,   Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất  Việt Nam. Tính đến tháng 3/2014, Tập đoàn Hòa Phát có 13 Công ty thành viên   với các lĩnh vực hoạt động chính là Sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản –  Sản xuất than cốc ­ Kinh doanh Bất động sản – Sản xuất nội thất – Sản  xuất  máy móc, thiết bị  xây dựng với các Nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên,   Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, TPHCM, Bình Dương. Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như  than cốc, quặng sắt   chiếm tỷ  trọng trên 80% doanh thu là lĩnh vực chủ  lực của Tập đoàn. Nội  thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt nam về  hàng   nội   thất   văn   phòng.   Ngoài   ra   kinh   doanh   bất   động   sản,   khu   công   nghiệp, khu đô thị cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn. Doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 900 triệu   USD và phấn đấu năm 2014 đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ. 12 Phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất