Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Phân lập vi sinh vật sản xuất phytase trong đất tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên...

Tài liệu Phân lập vi sinh vật sản xuất phytase trong đất tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên

.PDF
72
1
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐẶNG THỊ MỸ HẠNH PHÂN LẬP VI SINH VẬT SẢN XUẤT PHYTASE TRONG ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8420114 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Mộng Điệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và chưa được sử dụng trong bảo vệ bất kì một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan! Học viên cao học Đặng Thị Mỹ Hạnh LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện cũng như truyền thụ những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Mộng Điệp - người thầy đầy tâm huyết đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong cả quá trình nghiên cứu khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên quản lý phòng thực hành các môn Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Quy Nhơn và nhân viên bảo vệ Trường THPT Trần Quốc Tuấn đã tạo điều cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các gia đình: ông Đào Bước, ông Đào Đức Đậm, ông Phan Thanh Thất và bà Lê Thi Bông đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình lấy các mẫu đất để nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cùng tập thể lớp Sinh học thực nghiệm K23 đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này! Bình Định, tháng 9 năm 2022 Học viên Đặng Thị Mỹ Hạnh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 5 1.1. Tổng quan về enzyme phytase ............................................................... 5 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 5 1.1.2. Khối lượng phân tử ........................................................................ 5 1.1.3. Phân loại ........................................................................................ 6 1.1.4. Cơ chế hoạt động của enzyme phytase .......................................... 6 1.1.5. Hoạt tính phytase ........................................................................... 7 1.1.6. Tìm năng ứng dụng của enzyme phytase ....................................... 9 1.2. Nguồn phytase trong tự nhiên .............................................................. 13 1.2.1. Phytase ở vi sinh vật .................................................................... 13 1.2.2. Phytase ở thực vật........................................................................ 14 1.2.3. Phytase ở động vật và con người................................................. 15 1.3. Tình hình nghiên cứu enzyme phytase trên thế giới và Việt Nam ...... 16 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................. 16 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 18 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 21 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 21 2.3.1. Phương pháp thu mẫu.................................................................. 21 2.3.2. Phương pháp đo pH của đất ........................................................ 22 2.3.3. Phương pháp xác định độ ẩm đất .............................................. 22 2.3.4. Phương pháp phân lập vi sinh vật có khả năng sinh phytase ngoại bào .................................................................................................... 23 2.3.5. Phương pháp xác định số lượng tế bào vi sinh vật ..................... 24 2.3.6. Phương pháp xác định điều kiện sinh trưởng tối ưu cho chủng vi sinh vật sinh phytase ngoại bào. ................................................................ 25 2.3.7. Phương pháp giữ giống vi sinh vật.............................................. 25 2.3.8. Phương pháp ứng dụng dịch nuôi cấy của các chủng nấm mốc tuyển chọn đến giai đoạn đầu của sự sinh trưởng và phát triển cây lúa (Oryza stativa L.). ....................................................................................... 25 2.3.9. Phương pháp xử lý các số liệu..................................................... 26 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................... 27 3.1. Sự phân bố các chủng vi sinh vật sinh phytase phân lập từ đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. ......................................................................... 27 3.2. Thành phần các chủng vi sinh vật sinh phytase phân lập từ đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. ......................................................................... 28 3.3. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật sinh phytase mạnh trong đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. ......................................................................... 31 3.4. Xác định điều kiện sinh trưởng tối ưu cho chủng vi sinh vật sinh phytase ngoại bào. ............................................................................................ 35 3.5. Hoạt độ enzyme phytase qua các thời điểm nuôi cấy của các chủng nấm sợi và vi khuẩn tuyển chọn ....................................................................... 41 3.6. Thăm dò ảnh hưởng của dịch nuôi cấy các chủng vi sinh vật tuyển chọn đến giai đoạn đầu của sự sinh trưởng và phát triển cây lúa (Oryza stativa L.) ..................................................................................................................... 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48 1. Kết luận ................................................................................................... 48 2. Kiến nghị ................................................................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 IP Inositol phosphate 3 TN Thí nghiệm 4 VSV Vi sinh vật DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1 Số lượng VSV sinh phytase theo môi trường đất tại 27 huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên Bảng 3.2 Số lượng, thành phần các chủng VSV sinh phytase 29 trong đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên Bảng 3.3 Khả năng sinh enzyme phytase và phân giải phytate 31 của một số chủng vi khuẩn và nấm mốc Bảng 3.4 Kích thước khuẩn lạc của chủng qua các thời gian 36 nuôi cấy tại 30°C Bảng 3.5 Kích thước khuẩn lạc của chủng qua các thời gian 36 nuôi cấy tại 34°C Bảng 3.6 Kích thước đường kính phân giải phytate của chủng 42 vi khuẩn và nấm sợi chọn lọc qua các thời gian nuôi cấy ở 30°C Bảng 3.7 Chiều cao cây lúa sau 8 ngày gieo trồng ở các công thức 45 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Công thức hóa học axit phytic 5 Hình 1.2 Hình mô phỏng cấu trúc các dạng phytase 6 Hình 1.3 Sơ đồ biểu diễn quá trình thủy phân phytate 7 Hình 3.1 Một số chủng vi khuẩn và nấm mốc sinh phytase trong 30 đất phân lập được tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Hình chụp sau 3 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 30°C Hình 3.2 So sánh khả năng sinh enzyme phytase và phân giải 35 phytate của một số chủng vi khuẩn Hình 3.3 Đường kính khuẩn lạc chủng vi khuẩn VK12 nuôi cấy 38 ở nhiệt độ 30°C và 34°C qua các thời gian ủ khác nhau Hình 3.4 Đường kính khuẩn lạc chủng vi khuẩn VK17 nuôi cấy 39 ở nhiệt độ 30°C và 34°C qua các thời gian ủ khác nhau Hình 3.5 Đường kính khuẩn lạc chủng vi khuẩn VK9 nuôi cấy 39 ở nhiệt độ 30°C và 34°C qua các thời gian ủ khác nhau Hình 3.6 Đường kính khuẩn lạc chủng vi khuẩn VK4 nuôi cấy ở nhiệt độ 30°C và 34°C qua các thời gian ủ khác nhau 40 Hình 3.7 Đường kính khuẩn lạc chủng vi khuẩn VK1 nuôi cấy 40 ở nhiệt độ 30°C và 34°C qua các thời gian ủ khác nhau Hình 3.8 Đường kính khuẩn lạc chủng nấm sợi VN1 và VN2 41 nuôi cấy ở nhiệt độ 30°C và 34°C qua các thời gian ủ khác nhau Hình 3.9 Phân giải natri phytate của một số chủng vi khuẩn và 43 nấm mốc chọn lọc phân lập được từ mẫu đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên Hình 3.10 Hình ảnh các dịch nuôi cấy của một số chủng VSV 44 tuyển chọn Hình 3.11 Chiều cao các cây ngẫu nhiên 45 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phospho là nguyên tố đa lượng quan trọng của thực vật, chiếm khoảng 0,2% trọng lượng khô của cây. Nó tham gia cấu tạo nên các thành phần của tế bào như: axit nucleic, phospholipid và ATP (Adenosin Triphosphat). Do đó, thực vật không thể sinh trưởng, phát triển nếu không có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phospho thích hợp. Axit phytic (myo-inositol-1,2,3,4,5,6-hexakisphosphate) và các muối cation hỗn hợp của axit phytic, được gọi là phytate, là một nhóm các hợp chất phospho hữu cơ được tìm thấy rộng rãi trong thiên nhiên. Trong các hệ sinh thái trên cạn, chúng được thực vật tổng hợp, tích lũy trong hạt trong thời kỳ chín và được coi là dạng dự trữ chính của cả phosphat và inositol trong hạt và ngũ cốc thực vật. Axit phytic và phytate rất được quan tâm, nó là nguồn cung cấp phospho cho thực vật [32]. Các dạng phytate khác nhau tồn tại dưới dạng đất sét hoặc kết tủa dưới dạng các muối sắt, muối nhôm có tính axit hoặc các muối canxi không hoà tan trong đất. Hơn nữa, phytate có khả năng tạo phức với các ion kim loại cần thiết cho độ phì của đất nên có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của thực vật [33]. Chuyển hóa các dạng phospho vô cơ không hòa tan thành dạng mà thực vật có thể hấp thu được là nhờ vi khuẩn phân giải phosphat. Các dạng phospho hữu cơ, đặc biệt là phytate thì phải được khoáng hóa bởi phytase (myo-inositol hexakisphosphat phosphohydrolase) để có phospho cho cây trồng, quá trình này cần có sự tham gia của vi khuẩn sản sinh phytase. Vi sinh vật (VSV) phân giải axit phytic và phytate có mặt ở khắp nơi trong đất và đóng một vai trò quan trọng trong chu trình phospho trong tự 2 nhiên [29]. Do đó, việc sử dụng chúng làm phân bón sinh học hoặc chất kiểm soát để cải thiện nông nghiệp đã là vấn đề trọng tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các chế phẩm vi khuẩn đã được sử dụng để tăng năng suất cây trồng ở một số quốc gia và là sản phẩm thương mại. Một số vi khuẩn có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng ở thực vật và là tác nhân kiểm soát sinh học, nhưng trong hầu hết các trường hợp, những khó khăn trong việc thu được các công thức nghiên cứu và chưa tìm ra các nguyên tắc hoạt động của chúng một cách đầy đủ. Điều đó đã cản trở việc sử dụng mục đích thương mại của chúng [16]. Phytase là enzyme có tác dụng thủy phân phytate tạo thành phospho và myo-inositol, vì thế có thể sử dụng phytase để thay thế các chất bổ sung phosphate hiện có. Phytase còn góp phần giúp cho cây có thể hấp thụ nguồn nitơ và kali tốt hơn, và được xem như một nguồn thay thế phân bón hóa học [35]. Ngoài ra, phytase còn được sử dụng làm chất phụ gia thức ăn, ứng dụng trong y tế như: phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường, chống viêm và chống ung thư thông qua sự hình thành các phosphate myo-inositol. Hơn nữa, phytase cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, xử lí bã thải sắn, nâng cao giá trị sử dụng, giá trị kinh tế cho bã thải sắn và hạn chế ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất tinh bột sắn gây ra [6]. Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân lập vi sinh vật sản xuất phytase trong đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên”. Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu là phân lập vi khuẩn sản xuất phytase và tối ưu hóa sản xuất phytase trên các thông số khác nhau làm cơ sở để tạo chế phẩm sinh học từ các chủng VSV sản xuất phytase. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân lập vi khuẩn sản xuất phytase và tối ưu hóa sản xuất phytase 3 trên các thông số khác nhau làm cơ sở để tạo chế phẩm sinh học từ các chủng VSV sản xuất phytase. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các chủng VSV có khả năng sản xuất enzyme phytase được phân lập ở các địa điểm đất trồng cây nông nghiệp và đất có hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Lấy các mẫu đất trồng lúa, trồng rau laghim và đất có hoạt động chăn nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; - Nghiên cứu sự phân bố của các chủng VSV sản xuất phytase; - Phân lập, đánh giá hoạt tính enzyme và tuyển chọn các chủng VSV có khả năng sản xuất phytase mạnh; - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh tối ưu cho chủng VSV sinh phytase ngoại bào; - Ứng dụng dịch nuôi cấy của các chủng VSV tuyển chọn đến giai đoạn đầu của sự sinh trưởng và phát triển ở cây lúa (Oryza stativa L). 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự phân bố của VSV sản xuất phytase trên đất trồng lúa, trồng laghim và đất có hoạt động chăn nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. - Phân lập, tuyển chọn các chủng VSV có khả năng sản xuất phytase mạnh trên môi trường đất trồng lúa, trồng rau laghim và đất có hoạt động chăn nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. 4 - Bước đầu nghiên cứu ứng dụng sinh khối nuôi cấy các chủng VSV sản xuất phytase mạnh và thử nghiệm trên giai đoạn đầu phát triển của cây lúa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước về sự phân bố của các chủng VSV sản sinh phytase. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các chủng VSV phân lập sẽ là nguồn nguyên liệu để ứng dụng tạo chế phẩm sinh học thay thế phân bón hóa học bổ sung phospho cho cây trồng tại địa phương một cách hợp lí. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về enzyme phytase 1.1.1. Khái niệm Phytase (myo-inositol hexakisphosphate phosphohydrolases) là một loại phosphatase xúc tác quá trình thủy phân phytate thành myo-inositol, inositol phosphate và phosphat vô cơ [29].. Công thức hóa học axit phytic: C6H18O24P6 Trọng lượng phân tử: 660.03552 Hình 1.1. Công thức hóa học axit phytic 1.1.2. Khối lượng phân tử Phytase của vi khuẩn có khối lượng phân tử biến thiên từ 35-50 kDa (trừ phytase từ vi khuẩn Klebsiella aerogenes có 2 dạng phân tử cảm ứng). Phytase từ eukaryote như nấm men, nấm sợi, thực vật và động vật thường được glycosyl hóa và có khối lượng phân tử cao hơn. Đối với phytase của nấm sợi nằm trong khoảng từ 85-150 kDa. Đối với phytase của nấm men khoảng 500 kDa. Đối với phytase của thực vật và động vật nằm trong khoảng từ 50-150 kDa [5]. 6 1.1.3. Phân loại Hiện nay, phytase được phân loại như sau: - Dựa vào vị trí carbon trong vòng myo-inositol của quá trình dephosphoryl hóa phytate được bắt đầu, phytase được phân thành 3 nhóm chính là: nhóm 3-phytase (EC 3.1.3.8), 5-phytase (EC 3.1.3.72) và 6-phytase (EC 3.1.3.26) [18]. - Dựa trên pH hoạt động tối ưu, phytase được phân thành 2 nhóm chính: phytase axit và phytase kiềm [37].. - Dựa vào cấu trúc, phytase được phân thành 4 phân nhóm chính là: histidine axit phosphatase (HAPhy), β-propeller phytase (BPPhy), protein tyrosine phosphatase (PTP)-like phytase (PTPhy) và purple axit phosphatase (PAPhy) [50]. Hình 1.2. Hình mô phỏng cấu trúc các dạng phytase 1.1.4. Cơ chế hoạt động của enzyme phytase Enzyme phytase tham gia thủy phân phytate thành inositol, phosphat 7 và các nguyên tố hóa trị hai khác (Hình 1.3). Enzyme phytase xúc tác quá trình chuyển đổi lần lượt các nhóm phosphat có trong axit phytic để tạo ra các tiền chất IP5, IP4, IP3, IP2 và IP1, với inositol và axit phosphoric là các sản phẩm cuối cùng. Các nguồn enzyme phytase khác nhau có các quá trình xúc tác khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện invivo, quá trình thủy phân sẽ không hoàn toàn và tạo ra hỗn hợp các este inositol-phosphate [55]. Hình 1.3. Sơ đồ biểu diễn quá trình thủy phân phytate Phytase phân cắt các liên kết phosphoester (đường màu đỏ) để giải phóng các nhóm phosphate, myo-inositol, các ion kim loại và các protein liên kết 1.1.5. Hoạt tính phytase Hoạt tính của phytase thường được đo bằng lượng phosphat vô cơ được giải phóng ra trên 1 phút từ một chất nền đã chọn trong điều kiện pH và nhiệt độ nhất định. Cũng giống như các enzyme khác, hoạt động hoặc chức năng của phytase bị ảnh hưởng bởi các đặc tính vốn có của enzyme và các điều kiện hoạt động. Các đặc tính sau của phytase có ý nghĩa thực tế: * Tính đặc hiệu của cơ chất Đã có nghiên cứu chuyên sâu về tính đặc hiệu của cơ chất và ái lực 8 của các phytase khác nhau [26],[54]. Phytase VSV (A. niger, E. coli, Bacillus sp.) dường như có ái lực cao với axit phytic, trong khi phytases thực vật và một số enzyme nấm thay đổi enzyme từ A. fumigatus có tính đặc hiệu cơ chất rộng hơn và có khả năng khử phân loại các phosphat inositol thấp hơn [54]. * pH và nhiệt độ tối ưu Hầu hết các phytase được phân lập có pH tối ưu của chúng nằm trong khoảng 4,5-6, nhưng phytases từ Bacillus sp. pH tối ưu là trung tính hoặc kiềm [17] hay pH của A. niger phytase (phyA) là 2,5 và 5,5 và sẽ giảm hoạt động giữa hai điểm này [42] Nhiệt độ tối ưu của hầu hết các phytase thực vật và VSV nằm trong khoảng từ 45 đến 60°C. Tuy nhiên nhiệt độ tối ưu của này lại ngăn cản hoàn toàn hoạt động của phytase trong dạ dày của bò, ở gia cầm, ở cá thì thấp hơn, nằm trong khoảng 37-40°C. * Tính ổn nhiệt Vì thức ăn thương mại thường được đóng viên, một quy trình sử dụng nhiệt độ cao (60-80°C) và hơi nước, tất cả các enzyme thức ăn cần phải ổn định nhiệt để tránh mất hoạt tính đáng kể trong quá trình này. Một nhược điểm chính của các enzyme ổn định nhiệt là hoạt tính cụ thể của chúng thường thấp ở nhiệt độ môi trường xung quanh, điều này có liên quan đến độ cứng và do đó làm giảm tính linh hoạt của protein. Lớp phủ hóa học của phytase đã được sử dụng để cải thiện độ bền nhiệt của chúng, nhưng lớp phủ có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng và chức năng của các enzyme trong dạ dày. Vì vậy việc phun chế phẩm phytase lỏng cho thức ăn sau khi ép viên có thể làm giảm hoạt tính do quá trình ép viên, nhưng làm tăng chi phí lao động và thiết bị. 9 1.1.6. Tìm năng ứng dụng của enzyme phytase Phytases được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm: công nghiệp thực phẩm, chăn nuôi, công nghiệp giấy và bột giấy, trong y học, bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng ở thực vật. 1.1.6.1. Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm Axit phytic có rất nhiều trong ngũ cốc và bột mì nguyên cám và bột nhào, do đó phytases được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm trong quá trình lên men và trong nhiều ứng dụng khác nhau trong sản xuất bánh mì, cũng như phụ gia cho thức ăn. Bổ sung phytase từ nấm Aspergillus niger vào trong bột mì gia tăng hấp thu sắt, làm bánh mì giàu sắt, phospho, protein dễ tiêu. Bánh mì bán ngoài thị trường chứa từ 0,29 % đến 1,05% axit phytic. Bổ sung nấm mốc này vào trong quá trình nhồi bột trước khi nướng sẽ làm phytate phân giải hoàn toàn và rút ngắn được quá trình lên men bánh mì, tăng thể tích bánh cũng như cải thiện dinh dưỡng của bánh mì. Đã có những nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình sản xuất bánh mì khác nhau như: bột nhào thông thường, đông lạnh, bánh mì nướng một phần đông lạnh và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng công nghệ của bánh mì làm từ bột mì tươi bằng cách thêm A. niger phytase. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung phytase từ nấm có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất bánh mì và trong quá trình bảo quản đông lạnh bánh mì để khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của cám đối với sự hấp thu khoáng chất [29]. Bên cạnh đó, A. ficuum phytase đã được sử dụng trong các quá trình dephosphoryl hóa cây họ đậu. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi trộn và ủ khô đậu tương với phytase nấm trong 15 giờ, tới 78% phytate đã bị loại bỏ [29]. 10 1.1.6.2. Ứng dụng trong chăn nuôi Thực vật (hạt, thân, lá…) là một trong những thành phần thức ăn chính trong chăn nuôi và hơn hai phần ba phospho trong phần phụ phẩm là axit phytic hoặc muối phytate và số lượng này rất khó tiêu hóa. Đối với động vật nhai lại thì phần phospho này được các enzyme trong dạ dày kép giúp tiêu hóa dễ dàng, nhưng với động vật có dạ dày đơn như ở gia cầm, lợn, thủy sản lại rất ít enzyme này nên khó tiêu hóa phytate. Vì thế, việc bổ sung phytase vào thức ăn để phân giải phospho trong thức ăn, không cần bổ sung bột xương, giảm thiểu sự thất thoát phospho vào môi trường. Một số nghiên cứu đã cho thấy các ứng dụng của phytases như một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi như: * Trong chăn nuôi gia cầm: Ở gà thịt, việc nghiên cứu ảnh hưởng của phytase bằng cách xử lý trước khẩu phần ngô, đậu nành và kết quả cho thấy lượng phospho sẵn có tăng lên 60% khi phytase vi sinh được cung cấp cho gà thịt ăn khẩu phần ít phospho, trong khi nồng độ phospho trong phân gà giảm 50%, đồng thời trọng lượng cơ thể gà tăng lên sau 21 ngày bổ sung phytase (gà trống - 13,2% và gà mái - 5,8 %) [29]. * Trong chăn nuôi lợn: Ở lợn, vị trí hoạt động chính của phytase VSV là trong dạ dày và phần trên của ruột non. Hầu hết các phytase được cung cấp cho lợn được sử dụng để cải thiện việc sử dụng phytate- phospho trong khẩu phần và cải thiện khả năng tiêu hóa khoáng chất và chất dinh dưỡng của chúng [29]. *Trong chăn nuôi thủy sản: Phytase không chỉ được sử dụng trong ngành chăn nuôi gia cầm và lợn mà còn được sử dụng trong thủy sản. Một số nghiên cứu về việc bổ sung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan