Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Những vấn đề cơ bản về luật hành chính [compatibility mode]...

Tài liệu Những vấn đề cơ bản về luật hành chính [compatibility mode]

.PDF
68
905
66

Mô tả:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH Người trình bày TS: Nguyễn Mạnh Bình Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 1 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH a) Khái niệm, đặc điểm luật hành chính - Khái niệm luật hành chính là: Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành). - Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, có mục đích lên các quan hệ xã hội 2 Đặc điểm luật hành chính Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành -Chấp hành là: Thực hiện các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên -Điều hành (hành chính) là: Sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm bảo đảm trật tự xã hội, đầu tư phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu của nhân dân  3 Đặc điểm luật hành chính (tiếp) Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ động, sáng tạo thông qua việc ban hành các quyết định hành chính nhằm điều hành các tình huống phát sinh trong đời sống xã hội, nhưng phải trên cơ sở pháp luật Hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn giám sát, kiểm tra các cơ quan nhà nước các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật Hoạt dộng quản lý hành chính nhà nước thể hiện tính liên tục trong nen hanh chinh  4 b. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính: Nhóm 1: Quan hệ quản lý phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội - Quyết định xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, quốc phòng, trật tự, ổn định xã hội - - Phục vụ yêu cầu hợp pháp của nhân dân - - Giám sát kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo đảm trật tự, ổn định xã hội 5 Quan hệ tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước - Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới trực tiếp theo hệ thống dọc - Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp. -Quan hệ gữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp -Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng cung cấp -Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc. 6 Quan hệ ngang giữa cơ quan hành chính với các tổ chức, cá nhân - Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các cơ quan, đơn vị của trung ương đóng tại địa phương - Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức kinh tế, xã hội - Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân 7 Nhóm 2: Quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố tổ chức, chế độ làm việc nội bộ nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao. - 8 Nhóm 3 - Quan hệ quản lý phát sinh mang tính chất chấp hành – điều hành do Nhà nước uỷ quyền cho cá nhân hoặc tổ chức xã hội thực hiện quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể. 9 c. Phương pháp điều chỉnh Luật hành chính  + + + + Luật hành chính chủ yếu dùng phương pháp mệnh lệnh đơn phương để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thể hiện bốn biểu hiện của phương pháp mệnh lệnh đơn phương như sau: Một bên có quyền đặt ra những qui định hay mệnh lệnh cụ thể buộc bên còn lại phải thực hiện. Một bên có thẩm quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị; bên còn lại có quyền xem xét, giải quyết, có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng phải dựa theo qui định của pháp luật Hai bên có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì thuộc quyền quản lý của bên kia thì phải được sự đồng ý của bên kia. Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện. 10 2. Quy phạm pháp luật hành chính a. Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính là: quy tắc xử su chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội 11 b. Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính - - - Quy phạm pháp luật hành chính quy định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính Quy phạm pháp luật hành chính xác định cho mỗi cơ quan hành chính tổng thể các quyền hạn nhất định Quy phạm pháp luật hành chính quy định ngăn cấm những hành vi nhất định - Quy phạm pháp luật hành chính quy định phải thực hiện những hành vi nhất định - Quy phạm pháp luật hành chính chỉ ra cách xử sự linh hoạt, được lựa chọn hành vi trong khuôn khổ pháp luật 12 3. Quan hệ pháp luật hành chính a, Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính -Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính là: những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật 13 Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính + Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước + Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải là cơ quan hanh chinh, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước + Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính và thường thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước + Vi phạm pháp luật hành chính do lỗi của một bên tham gia quan hệ sẽ dẫn đến trách nhiệm trước nhà nước, chứ không phải bên kia 14 b. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính - Căn cứ tính chất của mối liên hệ có thể phân chia quan hệ ngang và quan hệ dọc - Căn cứ vào nội dung có thể phân chia: nhóm quan hệ pháp luật hành chính về tổ chức, nhóm quan hệ hành chính trật tự, an ninh, nhóm quan hệ về quản lý kinh tế v..v 15 c. Khách thể, chủ thể, nội dung của quan hệ pháp luật hành chính - Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là trật tự quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực - Chủ thê quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính - Nội dung quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính 16 II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước là: Một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước. 17 2. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước a. Đặc diểm chung của các cơ quan nhà nước - - - Cơ quan nhà nước do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ quan nhà nước mang tính chất quyền lực nhà nước - Các cơ quan nhà nước chỉ được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định 18 b. Dấu hiệu của cơ quan hành chính nhà nước - - Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp hay thông qua cấp trên để báo cáo trước cơ quan quyền lực và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước Trong quá trình hoạt động được quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức văn bản pháp quy chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật 19 - Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc quyền lực trực thuộc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan