Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ơ...

Tài liệu Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta copy (2)

.PDF
203
395
109

Mô tả:

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH THỊ QUẾ NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN Ở NƯỚC TA LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH Mã số: : 62.31.04.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc HÀ NỘI-2016 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Quách Thị Quế 3 LỜI CÁM ƠN Trải qua 5 năm học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Văn Thị Kim Cúc, tôi đã hoàn thành luận án của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Văn Thị Kim Cúc. Trong thời gian qua Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dành mọi thời gian để làm việc khi tôi cần sự hỗ trợ. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo của khoa Tâm lý – giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, quý Thầy Cô giáo của Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm Nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện, các đồng nghiệp của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã luôn động viên, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm luận án. Tôi xin cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Các Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm giáo dục thanh thiếu niên, cán bộ phường và các em là trẻ em lang thang của hai thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội trong quá trình điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu. Trong điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận án của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong Quý thầy cô giáo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp tôi hoàn thiện luận án được tốt hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2016 NCS. Quách Thị Quế 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các số viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU……………………………………………………………….….. 1 1. Tính cấp thiết của của đề tài………..……………………………........... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………….. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………… 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ………………………. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ………………………………… 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ……………………………………6 7. Cơ cấu của luận án…… ………………………………………………… 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU 8 ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG ………………............. 1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước ……………………………………. 8 1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ……………………………………. 24 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHU CẦU 33 ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG ………………………. 2.1. VẤN ĐỀ TRẺ EM LANG THANG ………………………………... 33 2.1.1. Khái niệm trẻ em lang thang …………………………………........ 33 2.1.2. Một số đặc điểm của trẻ em lang thang……………………………. 36 2.1.3. Một số cách phân loại trẻ em lang thang ………………………….. 37 2.2. VẤN ĐỀ NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG 39 2.2.1. Khái niệm nhu cầu ………………………………….…………….. 39 2.2.2. Khái niệm bảo vệ trẻ em ………………………………………….. 43 2.2.3. Khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang ………….. 45 5 2.2.4. Biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang …………… 52 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ 56 CỦA TRẺ EM LANG THANG ................................................................. 2.3.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................ 56 2.3.2. Yếu tố khách quan ............................................................................ 59 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 61 3.1. Nghiên cứu lí luận ............................................................................... 61 3.2. Nghiên cứu thực tiễn .......................................................................... 62 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA 80 TRẺ EM LANG THANG Ở MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN Ở NƯỚC TA 4.1. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG 80 THANG ……………………………………………………………………… 4.1.1. Đánh giá chung thực trạng nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang 80 4.1.2. Biểu hiện một số nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang …… 100 4.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU 123 ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG………………………. 4.2.1. Yếu tố chủ quan …………………………………………………… 123 4.2.2. Yếu tố khách quan ………………………………………………… 124 4.2.3. So sánh điểm trung bình chung của các yếu tố ảnh hưởng ………. 128 4.2.4. Yếu tố ảnh hưởng khác ………………………..………………….. 128 4.3. NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG QUA PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH …….………………………. 133 4.3.1. Biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang …………… 133 4.3.2. Kết luận về các nghiên cứu trường hợp điển hình ………………… 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ..................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 150 PHỤ LỤC...................................................................................... 154 6 DANH MỤC CÁC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt TT Nội dung chữ viết tắt 1 BVCSGDTE Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 2 Bộ LĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 3 CRC Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 4 OHCHR Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc 5 LDTD Lạm dụng tình dục 6 LHQ Liên hợp quốc 7 QTE Quyền trẻ em 8 Sở LĐTBXH Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 9 TELT Trẻ em lang thang 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 Tp HN Thành phố Hà Nội 13 Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh 14 UBBVCSTE Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em 15 UBDSGĐTE VN Ủy ban dân số gia đình trẻ em Việt Nam 16 UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: So sánh nhu cầu được bảo vệ của TELT với biến số trẻ Sống với ai 84 Bảng 4.2: Mức độ nhu cầu được bảo vệ thể chất của trẻ em lang thang 86 Bảng 4.3: Mức độ mong muốn của trẻ em lang thang về nhu cầu ăn….. 87 Bảng 4.4: Mức độ mong muốn của trẻ em lang thang về nhu cầu mặc…. 89 Bảng 4.5: Mức độ mong muốn của TELT về nhu cầu chỗ ở, sinh hoạt… 90 Bảng 4.6: Mức độ mong muốn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần 92 Bảng 4.7: Mức độ mong muốn về việc làm an toàn cho sức khỏe của TELT 94 Bảng 4.8: Mức độ nhu cầu chống xâm hại tình dục của TELT………… 97 Bảng 4.9: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và những người 100 mà em nghĩ đến khi cần được bảo vệ…………………………………… Bảng 4.10: Tỷ lệ % của các biến số độc lập trong mẫu nghiên cứu.......... 110 Bảng 4.11: Giới tính…………………………………………………….. 113 Bảng 4.12: Nguyện vọng của TELT …………………………………… 114 Bảng 4.13: Thu nhập và mối liên hệ với nhu cầu được bảo vệ của TELT 114 Bảng 4.14: Các ý kiến đánh giá liên quan đến giới tính của TELT……. 116 Bảng 4.15: Các ý kiến đánh giá của TELT về điều kiện kinh tế gia đình 116 Bảng 4.16: Các ý kiến đánh giá về tình trạng học của TELT…………... 117 Bảng 4.17: Các ý kiến đánh giá về mức thu nhập của TELT………….. 118 Bảng 4.18: Ảnh hưởng của yếu tố bản thân……………………………. 123 Bảng 4.19: Ảnh hưởng của yếu tố gia đình……………………………… 124 Bảng 4.20: Ảnh hưởng của yếu tố xã hội……………………………...... 127 Bảng 4.21: So sánh ĐTB chung của các yếu tố ảnh hưởng…………….. 128 Bảng 4.22: Mức độ hiểu biết của TELT về Công ước quốc tế quyền trẻ em 130 Bảng 4.23: Mối tương quan giữa nhận thức với nhu cầu được bảo vệ của TELT 132 Bảng 4.24: Ảnh hưởng của nhận thức với nhu cầu được bảo vệ của TELT 132 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang …… 81 Biểu đồ 4.2: Nhu cầu được bảo vệ thân thể …………………………… 101 Biểu đồ 4.3: Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe………………………... 104 Biểu đồ 4.4: Nhu cầu chống xâm hại tình dục………………………… 106 Biểu đồ 4.5: Nhu cầu được học tập để biết chữ và có hiểu biết xã hội 109 Biểu đồ 4.6: Nhận thức về Quyền TE theo công ước của Liên hợp quốc 129 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cam kết mạnh mẽ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em. “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”[21]. Hiến pháp 2013 đã đánh dấu mốc thay đổi quan trọng trong việc xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền của người công dân Việt Nam,“Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe…”, “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”[36] trong đó có quyền của trẻ em. Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăn năm phải trồng người”. Câu nói đó đã hàm chứa ý nghĩa sâu sắc của việc chăm lo, bảo vệ cho trẻ em, lớp người sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc Việt Nam. 1.2. Trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Các em có nguy cơ dính líu đến các hoạt động không an toàn như bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, sử dụng ma túy, bị buôn bán và phạm tội. Trẻ em lang thang là nhóm có nguy cơ cao vì các em này thường không có một thứ giấy tờ tùy thân nào, do đó các em không thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Đây là nhóm trẻ em rất cần được quan tâm bảo vệ để các em được an toàn cả về thân thể, sức khỏe, không bị xâm hại tình dục và các tệ nạn xã hội. Do nhận thức còn non nớt nên TELT chưa thể tự bảo vệ bản thân và phòng 10 ngừa được những nguy cơ có thể xảy ra với các em. Ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây TELT luôn biến động thất thường, cụ thể: năm 2005: 17.026 em; năm 2007:16.316 em; năm 2008: 28.509 em; năm 2009: 22.974 em; năm 2010: 21.230 em; năm 2011: 21.741 em; năm 2012: 22.364 em; năm 2013: 15.602 em; năm 2015 vẫn còn khoảng 15.000 [3] TELT trên cả nước, tuy nhiên, con số này thường không chính xác và luôn thay đổi theo từng thời điểm. Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận những quyền cơ bản dành cho trẻ em. 1.3. Nhu cầu được bảo vệ của TELT có thể có sự khác biệt so với trẻ em khác. Nếu trẻ được sống trong môi trường an toàn như gia đình, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc đầy đủ thì nhu cầu này có thể sẽ không xuất hiện, vì trẻ đã được an toàn về mọi mặt, được chăm sóc, được bảo vệ, được đi học… Nhưng đối với TELT kiếm sống thì luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn khi không có gia đình chăm sóc, bảo vệ. Vì vậy, nhu cầu được bảo vệ của TELT sẽ cao hơn, cấp thiết hơn. Việc nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT hiện nay là cần thiết, nhằm chỉ ra mức độ nhu cầu được bảo vệ khi TELT kiếm sống và đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ cho nhóm trẻ em này. 1.4. Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thể hiện rất rõ trong các văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam. Hiến pháp 2013 cũng đã dành cho trẻ em những điều khoản quy định về bảo vệ trẻ em, Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em là văn bản pháp luật cao nhất dành cho trẻ em, trong đó quy định rõ trách nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em. “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” [21,đ.5]. Một trong những điều mà văn bản pháp luật đã nêu đó là trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; phát hiện, ngăn 11 chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”[36]. Để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Đối với TELT việc bảo vệ mang tính cấp thiết hơn, bởi TELT luôn phải đối mặt với những nguy cơ khi kiếm sống trên đường phố các em dễ bị lạm dụng, bị bóc lột sức lao động, dễ mắc bệnh truyền nhiễm khi phải lao động sớm, nguy cơ bị xâm hại tình dục và không được đi học… Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố lớn ở nước ta để đưa ra một số giải pháp nhằm tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ TELT ở Việt Nam được tốt hơn. Xuất phát từ những lý do thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố lớn ở nước ta, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ cho nhóm trẻ em này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về nhu cầu được bảo vệ của TELT: Khái niệm công cụ, mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT. - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT tại thành phố Hà Nội và thành thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và phân tích một số trường hợp điển hình. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ TELT tại Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang 12 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu - Nhu cầu được bảo của TELT là một hiện tượng tâm lý phức tạp, nhu cầu của TELT cũng phong phú vì vậy trong khuôn khổ của luận án này chúng tôi chỉ lựa chọn 4 biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của TELT, đó là: nhu cầu được bảo vệ thân thể, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chống xâm hại tình dục và nhu cầu được học tập để biết chữ và hiểu biết xã hội. - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT: yếu tố chủ quan (nhận thức, sở thích, tình cảm) và yếu tố khách quan (yếu tố gia đình và yếu tố xã hội). 3.2.2. Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT kiếm sống tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Đề tài này chỉ nghiên cứu ở TELT kiếm sống trên đường phố, không sống cùng gia đình, không sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội. - Đề tài chỉ nghiên cứu biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT có độ tuổi từ 6 đến dưới 16 tuổi. Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập thông tin từ phía cán bộ quản lý các cấp trong lĩnh vực BVCSTE, cụ thể: Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp Hồ Chí Minh, chủ nhà trọ/ người dân/ cán bộ phường/ tổ trưởng dân phố ở Tp Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội. Các đối tượng khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. - Tổng số khách thể tham gia quá trình nghiên cứu gồm: 260 nguời Khách thể nghiên cứu chính gồm: 250 TELT, trong đó: - Khảo sát thử: 35 TELT - Khảo sát chính thức: 215 TELT - Phỏng vấn sâu cá nhân: 16 TELT - Nghiên cứu trường hợp điển hình: 3 TELT (Số TELT tham gia phỏng vấn cá nhân và nghiên cứu trường hợp điển hình được lựa chọn từ nhóm khách thể tham gia khảo sát chính thức). 13 Khách thể nghiên cứu phụ gồm: 10 người, trong đó: - Cán bộ làm công tác quản lý BVCSTE: 5 người - Chủ nhà trọ và trung tâm: 5 người (Số khách thể tham gia phỏng vấn sâu này được lấy từ địa bàn nghiên cứu). Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một số phương pháp luận sau: - Phương pháp tiếp cận hoạt động – tâm lý: Nhu cầu được bảo vệ của TELT không thể tách rời các hoạt động kiếm sống trên đường phố và các đặc điểm tâm lý của TELT. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu xem xét các nhu cầu được bảo vệ của TELT trong mối tác động qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội. - Tiếp cận các văn bản quy phạm luật về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT không thể tách rời với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế về những quy định bảo vệ TELT dựa trên quyền của trẻ em. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; - Phương pháp thống kê toán học. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình bày ở Chương 2. 14 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 5.1. Về mặt lý luận Đóng góp mới về mặt lý luận của luận án là đã làm sáng tỏ khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và 4 thành phần tạo nên nhu cầu này cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang. 5.2. Về mặt thực tiễn Đóng góp mới trong nghiên cứu thực tiễn là phân tích và nêu ra được một số nhận xét về thực trạng nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và một số biểu hiện của nhu cầu này, đồng thời xác định được yếu tố gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang. Những kết quả nghiên cứu trên của luận án góp phần thiết thực đối với việc bảo vệ TELT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nhu cầu; bảo vệ trẻ em và trẻ em lang thang. Đặc biệt, việc xác định nội hàm khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và các thành phần tạo nên nhu cầu này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chúng làm phong phú hệ thống lý luận nói trên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu thực tiễn giúp xã hội nắm bắt được nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang để từ đó Nhà nước vạch ra các chiến lược, chính sách xã hội và hành vi thực tế bảo vệ giúp đỡ trẻ em ở hoàn cảnh này hữu hiệu hơn; giảm thiểu các nguy cơ trẻ gặp phải cũng như làm tốt hơn nữa công tác giáo dục kiến thức nói chung và công tác giáo dục kỹ năng sống nói riêng nhằm giúp trẻ tự phát triển vượt lên hoàn cảnh và tự bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh nảy sinh. Ngoài ra, việc xác định gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu bảo vệ của trẻ em lang thang là căn cứ để Nhà nước đưa ra kịp thời các 15 chính sách xã hội hóa giáo dục gia đình tốt hơn, để các gia đình làm tròn hơn các chức năng của mình đối với con trẻ, giảm thiểu tối đa trẻ bỏ đi lang thang. 7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta. 16 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Trong lịch sử nghiên cứu, vấn đề nhu cầu, bảo vệ trẻ em và TELT đã được tiếp cận ở nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là vấn đề bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước, hầu hết các quốc gia đã thực hiện nghiên cứu trên trẻ em về nhiều khía cạnh. Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu là nhu cầu được bảo vệ trẻ em và TELT. Đã được nhiều nước đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau, chúng tôi khái quát thành các hướng nghiên cứu sau đây: 1.1.1. Hướng nghiên cứu về nhu cầu Trong tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề phức tạp, có nhiều lý thuyết khác nhau giải thích hiện tượng tâm lý này. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương tây như: Lý thuyết bản năng về nhu cầu, lý thuyết về nhu cầu biểu lộ, lý thuyết phân cấp nhu cầu, lý thuyết nhu cầu hoạt động, v.v... các hướng nghiên cứu này đã rút ra một số nhận xét chính về nhu cầu như sau: a) Tác giả Sigmund Freud một nhà nghiên cứu tiêu biểu của lý thuyết bản năng về nhu cầu. Ông là một trong những người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của sự thúc đẩy tìm kiếm sự thỏa mãn thuộc về tiềm thức. Ông cho rằng không phải lúc nào con người cũng nhận thức được mọi điều họ muốn, do đó, nhiều hành động của họ chịu ảnh hưởng của các động cơ vô thức hoặc các nhu cầu vô thức thúc đẩy. Thực tế qua nghiên cứu, S.Freud đã nhận ra rằng một phần quan trọng trong động cơ của hầu hết mọi người ẩn dưới vẻ bề ngoài, nghĩa là không phải luôn rõ ràng đối với cá nhân. Nhiều khi chỉ một phần nhỏ của động cơ của một người là có thể thấy rõ được hoặc chính bản thân người đó nhận thức được. Lý thuyết bản năng trở thành trung tâm tranh luận của các 17 nhà nghiên cứu tâm lý học phương Tây ngay từ lúc hình thành và kéo dài cho tới những năm 30 của thế kỷ XX. Nhưng cuối cùng họ cũng bế tắc khi sử dụng lý thuyết bản năng để giải thích các hành vi văn hoá và văn minh của con người. Như vậy, theo hướng tiếp cận này, tác giả đã có những cách lý giải khác nhau về nhân tố then chốt thúc đẩy hoạt động và nhu cầu của con người, song về bản chất thì cảm giác tự ti, sự chạy trốn, tâm hồn hay khí chất của con người đều do sức mạnh của bản năng nhưng dưới hình thức khác mà thôi. Chúng tôi cho rằng cách nhìn nhận nhu cầu của con người như những bản năng thường dẫn đến đối lập cá nhân với xã hội, bản năng của con người có từ khi mới sinh ra và được bộc lộ dần dần trong quá trình phát triển của cá thể. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập nhiều đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em. b) Henry A.Murray đại diện cho lý thuyết nhu cầu biểu lộ cho rằng, nhu cầu hầu hết là do học hỏi chứ không phải là do di truyền và chúng được hoạt hóa bởi sự điều chỉnh của môi trường bên ngoài. Ông gọi đó là những nhu cầu "biểu lộ" Murray xác định một loạt những nhu cầu mà con người cho là có được ở mức độ này hay mức độ khác là nhờ sự tác động của môi trường. Ông cũng đã tập trung phân loại nhu cầu vào phạm vi hẹp. Theo ông một nhu cầu riêng rẽ được tạo ra cho hầu hết các hành vi của con người. Mặc dù lúc đầu ông chỉ đưa ra một số lượng không nhiều các nhu cầu, nhưng cuối cùng danh mục nhu cầu của ông tăng dần lên theo sự nghiệp của ông. Murray xếp nhu cầu bảo vệ thuộc vào nhóm nhu cầu tâm lý. Sự ảnh hưởng của phân tâm học đến học thuyết nhu cầu của Murray là khá mạnh bởi ông cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ Libido vô thức. Tuy nhiên, những vấn đề mà ông đề cập tới chưa có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu được bảo vệ của trẻ em nói chung và của TELT nói riêng. c) A.N.Leonchiev (1903 - 1979) cũng đưa ra các quan điểm rất khoa học về nhu cầu. Theo ông, nhu cầu cũng như các đặc điểm tâm lý khác của con người có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Ông cho rằng: ''Hoạt động và duy nhất chỉ có trong đó mà thôi, các nhu cầu mới có được tính cụ thể về mặt tâm lý học'' [7,tr.32.2]. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu 18 cầu về một cái gì đó, và một trạng thái có tính nhu cầu nhưng lại không chứa đựng nội dung đối tượng nào cả thì không thể là một nhu cầu ở cấp độ tâm lý, đó là trạng thái nhu cầu "trần trụi" của chủ thể, là cái trừu tượng... Mối liên hệ giữa nhu cầu và hoạt động được A.N.Leonchiev mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động  Nhu cầu  Hoạt động. Về mối quan hệ này, ông cho rằng: Luận điểm này đáp ứng quan niệm macxit về nhu cầu, rằng nhu cầu của con người được sản xuất ra. Đây cũng là luận điểm có ý nghĩa quan trọng đối với tâm lý học mà trong đó “không một quan niệm nào dựa trên cơ sở tư tưởng cho là có “động lực” mà trên nguyên tắc là tồn tại trước bản thân hoạt động lại có thể đóng vai trò một quan niệm xuất phát, có khả năng dùng làm cơ sở đầy đủ cho một lý thuyết khoa học về nhân cách của con người [2]. Theo ông, nhu cầu có được là nhờ hoạt động và phải qua hoạt động con người mới có nhu cầu, và phải là nhu cầu cụ thể về một cái gì đó. Nhu cầu được bảo vệ của TELT là một trong những nhu cầu mà thông qua hoạt động sống, khi lang thang kiếm sống trên đường phố, các em gặp những nguy cơ mất an toàn nên nhu cầu bảo vệ mới được nảy sinh, những nhu cầu đó rất cụ thể như được bảo vệ thể chất, được bảo vệ sức khỏe, chống xâm hại tình dục, được học tập… Đây là những điểm chúng tôi sẽ làm rõ trong nghiên cứu này. d) Abraham Maslow một trong những người sáng lập ra trường phái tâm lý học nhân văn và cũng là người đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực động cơ, được coi là một trong những lý thuyết phổ biến nhất ở các nước phương Tây. Ông sắp xếp hệ thống nhu cầu thành 5 thứ bậc: (1) Các nhu cầu sinh lý, (2) Nhu cầu an toàn, (3) Nhu cầu yêu thương, (4) Nhu cầu được tôn trọng, (5) Nhu cầu tự thể hiện mình [71]. Ông cho rằng nhu cầu được phân loại theo các nhóm cấu trúc có đẳng cấp từ thấp đến cao, mà tính chất nhất quán, lôgic của chúng chứng tỏ một trật tự xuất hiện các nhu cầu trong quá trình phát triển của cá thể, cũng như sự phát triển của hệ thống động cơ. Thang bậc nhu cầu của Maslow cho thấy hhững nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ không là quan trọng và không biểu hiện rõ ràng khi nhu cầu ở cấp thấp hơn chưa được thỏa mãn. Khi nhu cầu ở 19 cấp thấp được thoả mãn thì nhu cầu ở bậc trên nảy sinh và chi phối hành vi. Các cấp độ của thang bậc nhu cầu không tách biệt một cách cứng nhắc nhưng nối tiếp nhau ở một chừng mực nào đó. Theo đó, nó cho phép nhu cầu ở cấp độ cao hơn xuất hiện trước khi nhu cầu ở cấp độ thấp hơn thoả mãn hoàn toàn tuỳ theo điều kiện từng hoàn cảnh cụ thể. Các nhu cầu sinh lý như thức ăn, nước uống, bài tiết, thở, nơi ở, tình dục, nghỉ ngơi. Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Khi các nhu cầu về sinh lý được đảm bảo sẽ nảy sinh nhu cầu được an toàn, được có cảm giác yên tâm, được đảm bảo về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản. Bảo vệ cá nhân khỏi các nguy hiểm trong cuộc sống, họ tìm đến thỏa mãn các nhu cầu về mặt tinh thần, và nhu cầu cao hơn là được khẳng định bản thân và được tôn trọng. Ngoài những lý thuyết phân cấp nhu cầu của Masllow, nhóm nghiên cứu của E.Lawler, S.Suttle (1972) họ thừa nhận có hai mức nhu cầu là: Nhu cầu sinh học và các nhu cầu khác. Các nhu cầu khác chỉ xuất hiện khi các nhu cầu sinh học đã được thoả mãn một cách hợp lý. Khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành nhu cầu của con người cho thấy các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau, phát triển từ thấp tới cao, về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Những quan điểm phân cấp nhu cầu của A.Maslow và nhóm E.Lawler, S.Suttle (1972) có giá trị thực tiễn to lớn khi nghiên cứu những vấn đề về nhu cầu của con người nói chung. Biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT cũng xuất phát từ nhu cầu bậc thấp như ăn, mặc, nơi ở, việc làm an toàn… nhu cầu được bảo vệ an toàn thân thể, được chăm sóc sức khỏe, chống xâm hại tình dục hay nhu cầu được học tập… là những nhu cầu cơ bản nhất mà các em cần được đáp ứng để sinh tồn và phát triển. Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT là rất cần thiết, kế thừa và làm sáng tỏ hơn, cụ thể hơn những nhu cầu thiết yếu của con người. 20 Tóm lại, những nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương Tây như S.Freud, A.Maslow, V.H.Vroom, Henry A.Murray,... đã có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn như: thừa nhận vai trò quan trọng của nhu cầu; chỉ ra được bản chất xã hội của nhu cầu, phân loại nhu cầu theo hệ thống thứ bậc, mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ thúc đẩy con người làm việc. Những biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu này, mà các nhà khoa học phương tây chủ yếu tập trung vào việc làm sáng tỏ bản chất, các loại nhu cầu, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhu cầu của con người nói chung. 1.1.2. Hướng nghiên cứu về bảo vệ trẻ em Bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề đã được rất nhiều quốc gia quan tâm và nghiên cứu, và có nhiều bằng chứng rằng đầu tư vào bảo vệ trẻ em có thể mang lại những lợi ích và hiệu quả bền vững để thúc đẩy xã hội phát triển tốt hơn, tăng trưởng kinh tế công bằng hơn trên thế giới. Bảo vệ trẻ em là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia, điều đó đã được chứng minh bằng việc có gần 200 quốc gia đã ký cam kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ. Các quốc gia cam kết đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự tập trung vào các vấn đề bảo vệ trẻ em và hình thành nền tảng cho việc lồng ghép bảo vệ trẻ em trong nhiều ngữ cảnh và điều kiện phát triển ở các nước khác nhau, sau đây chúng tôi, xin được đề cập đến các hướng nghiên cứu về vấn đề này ở một số quốc gia trên thế giới: a) Bảo vệ trẻ em theo mô hình của lục địa Châu Âu Pháp luật ở các nước này quy định rằng các cơ quan phúc lợi xã hội cần giúp đỡ bất cứ khi nào an sinh hoặc sự phát triển của trẻ em “gặp nguy hiểm”. Trường hợp khi nào trẻ “gặp nguy hiểm” được xác định thông qua các hướng dẫn và hoạt động thực hành, thay vì được quy định trong luật. Điều này xuất phát từ việc hệ thống phúc lợi trẻ em được cấu trúc như một chuỗi liên tục bao gồm các hoạt động phòng ngừa và bảo vệ trong đó những TELT và gia đình đang gặp khó khăn sẽ được nhận hỗ trợ bất kể mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Vì vậy việc phân nhóm “trẻ em bị bóc lột; lạm dụng, ngược đãi hay TELT”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất