Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người cao tuổi trong gia đình việt nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi...

Tài liệu Người cao tuổi trong gia đình việt nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội

.PDF
179
547
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ NGỌC LÂN NGƢỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS NGUYỄN HỮU MINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Có được thành quả nghiên cứu này, tác giả Xin chân thành cảm ơn: GS. TS Nguyễn Hữu Minh, người hướng dẫn khoa học đã có những gợi ý, nhận xét góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu! Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện để tôi được tham gia khóa đào tạo NCS! Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nghiên cứu thực tế, thông tin và kỹ thuật trong quá trình thực hiện nghiên cứu này! Xin được tri ân đến Bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu những năm qua! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình Luận án tiến sĩ do tôi thực hiện và chưa từng công bố ở một nơi nào khác. Hà nội, ngày 4 tháng 11 năm 2016 Tác giả Luận án Lê Ngọc Lân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1 Các nghiên cứu quốc tế và trong khu vực 12 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21 CHƢƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 32 2.1 Các khái niệm cơ bản 32 2.2 Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu 41 2.2.1 Tiếp cận từ góc độ Lý thuyết vị thế vai trò 42 2.2.2 Từ góc độ Lý thuyết hiện đại hóa 45 CHƢƠNG 3. MỐI QUAN HỆ VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT GIỮA NGƢỜI CAO TUỔI VÀ CON CHÁU TRONG GIA ĐÌNH 52 3.1 Một số nét cơ bản về đời sống vật chất của người cao tuổi hiện nay 52 3.1.1 Mức sống và điều kiện sống của người cao tuổi 52 3.1.2 Các nguồn thu nhập và mức độ đảm bảo cuộc sống 54 3.2 Vai trò kinh tế và sự hỗ trợ của người cao tuổi trong gia đình 61 3.2.1 Người cao tuổi và các hoạt động kinh tế hiện nay 61 3.2.2 Cùng con cái góp phần tạo thu nhập cho gia đình 62 3.2.3 Các hình thức hỗ trợ con cái 65 3.3 Sự chu cấp, hỗ trợ của con cái với cha mẹ cao tuổi về đời sống vật chất 71 3.3.1 Các hình thức hỗ trợ của con cái với cha mẹ 71 3.3.2 Mức độ chu cấp, hỗ trợ cho cha mẹ 79 CHƢƠNG 4. MỐI QUAN HỆ VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN TÌNH CẢM GIỮA NGƢỜI CAO TUỔI VÀ CON CHÁU TRONG GIA ĐÌNH 84 4.1 Một số hoạt động và hưởng thụ văn hóa tinh thần của người cao tuổi 84 4.2 Mức độ trò chuyện, lắng nghe tâm sự giữa NCT và con cháu 87 4.3 Con cái lắng nghe, tâm sự với cha mẹ cao tuổi 93 4.4 Người cao tuổi trong mối quan hệ với các cháu trong gia đình 102 CHƢƠNG 5. CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 112 5.1 Các thế hệ trong gia đình chăm sóc người cao tuổi 112 5.1.1 Người cao tuổi chăm sóc nhau 112 5.1.2 Con cháu chăm sóc người cao tuổi 117 5.2 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong gia đình 120 5.2.1 Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi 120 5.2.2 Con cháu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 123 5.3 Một số vấn đề đặt ra trong chăm sóc người cao tuổi 127 5.3.1 Những khó khăn của gia đình hiện nay 127 5.3.2 Biến đổi xã hội và việc chăm sóc người cao tuổi hiện nay 132 KẾT LUẬN 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 Phụ lục 1. Một số bảng biểu số liệu được sử dụng trong phân tích 156 Phụ lục 2. Một số sản phẩm liên quan đến nội dung luận án đã công bố 171 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HNCT NCT NHTG NTL NT TCTK TT TP HCM UBQGNCT UNESCO UNICEF UNFPA VLSS WHO Hội người cao tuổi Người cao tuổi Ngân hàng Thế giới Người trả lời Nông Thôn Tổng cục Thông kê Thành thị Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban Quốc gia người cao tuổi Việt nam Tổ chức Văn hoá, khoa học giáo dục Liên hợp quốc Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Quỹ dân số Liên hợp quốc Điều tra mức sống Hộ gia đình Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng Tên bảng Bảng 1.1 Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, 1989 - 2014 Dự báo xu hướng biến đổi dân số cao tuổi (% tổng dân số) 10 Tỷ lệ người cao tuổi có các nguồn thu nhập chia theo giới tính Tỷ lệ người cao tuổi có góp phần tạo thu nhập cho gia đình phân theo các nhóm của người cao tuổi Mô hình hồi quy về tác động của các yếu tố đến việc trợ giúp con cái của NCT Mô hình hồi quy về tác động của các yếu tố đến việc trợ giúp con cái của NCT bằng phổ biến kinh nghiệm Cha mẹ đẻ hỗ trợ con cái về vốn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Tỷ lệ hỗ trợ tiền bạc cho cha mẹ đẻ phân theo đặc trưng của con cái Mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến việc hỗ trợ tiền/hiện vật cho cha mẹ 57 63 85 86 Bảng 4.9 Mức độ hoạt động văn hóa, giải trí của người cao tuổi Tỷ lệ người cao tuổi có các hoạt động văn hóa, giải trí hàng ngày Đối tượng tâm sự, trò chuyên khi có chuyện vui, buồn của người cao tuổi Mức độ cha mẹ đẻ lắng nghe khó khăn tâm sự của con cái (theo nhận định của người con) Mức độ trò chuyện với cha mẹ cao tuổi trong gia đình Mức độ con cái lắng nghe khó khăn tâm sự của cha mẹ đẻ là người cao tuổi (theo nhận định của người con) Mức độ con cái lắng nghe khó khăn tâm sự của cha mẹ chồng/ vợ là người cao tuổi (theo nhận định của người con) Mức độ gặp mặt con không sống cùng của người cao tuổi chia theo khoảng cách sống Mức độ các cháu gặp gỡ ông bà hai bên- theo nhóm mức sống 108 Bảng 5.1 Bảng 5.2 Tự đánh giá tình trạng sức khỏe của Người cao tuổi Quan hệ đối xử với người cao tuổi trong gia đình 121 130 Bảng 1.2 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Trang 11 64 68 69 72 74 89 90 94 95 96 98 DANH MỤC BIỂU Biểu Biểu 3.1 Tên Mức độ đảm bảo cuộc sống của người cao tuổi (%)-Tp Hồ Trang 60 Chí Minh Biểu 4.1 Mức độ thoải mái khi trò chuyện về mối lo âu với con cái 92 sống cùng Biểu 5.1 Những người hiện đang chăm sóc cha mẹ cao tuổi 119 Biểu 5.2 Mô hình kim cương các chủ thể chăm sóc người cao tuổi 138 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Luật người cao tuổi Việt Nam, những người từ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi. Hiện nay, số người cao tuổi (NCT) đã chiếm 10,2% dân số. Kết quả phân tích các cuộc điều tra dân số và nhà ở qua các năm cũng cho thấy, chỉ số già hóa 1 có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 1989, chỉ số này là 18,2%, năm 1999 là 24,3%, năm 2009 là 35,5% đến năm 2014, tỷ số này đã là 43,3% [43, tr.35]. Việt Nam hiện nay đang trong xu thế “dịch chuyển mạnh mẽ về cơ cấu dân số theo độ tuổi. Số người cao tuổi sẽ tăng nhanh khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có dân số già hóa nhanh nhất thế giới và làm cho tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động giảm xuống. Đến năm 2035, tỷ số người cao tuổi phụ thuộc (tỷ số giữa số người từ 65 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi từ 15 - 64) sẽ tăng từ gần 10/100 hiện nay lên gần 22/100, trong khi số người trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm” [39, tr. XXX]. Hiện nay, đa số người cao tuổi đang sống ở nông thôn cùng con cháu trong các gia đình và phụ thuộc vào con cái trưởng thành cũng như các thành viên khác về chăm sóc và các nhu cầu vật chất. Tuy vậy, tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con cháu ngày càng có xu hướng giảm. Do tình hình di cư từ nông thôn đến thành thị, nên “Tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm nhanh, trong khi tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hoặc chỉ có vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn… Di cư từ nông thôn ra thành thị là một nguyên nhân của tình trạng này và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi bị “khuyết thế hệ”2 [47, tr.6]. Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu là một trong các mối quan hệ rường cột của gia đình. Để cuộc sống gia đình ổn định và bền vững, bên cạnh việc thúc đẩy và xây dựng mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, thì gìn giữ và phát triển mối quan hệ giữa các hế hệ trong gia đình, đặc biệt giữa cha mẹ cao tuổi và con cháu trong gia đình trong điều kiện xã hội mới cần đặc biệt chú ý. 1 2 Chỉ số già hóa là tỷ lệ giữa số người già (60 tuổi trở lên) so với số trẻ em (0-14 tuổi). Gia đình thiếu thế hệ thứ 2, chỉ có ông bà sống với cháu. 1 Ngày nay, cùng với những biến đổi trong cơ cấu dân số và đời sống kinh tế xã hội, sự phụ thuộc của người cao tuổi vào con cái trong gia đình đang gặp những khó khăn, thách thức. Những thay đổi trong đời sống xã hội, sự mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá khiến sự khác biệt về các nhu cầu văn hoá, sinh hoạt, quan niệm, giá trị, và lối sống giữa các thế hệ đang ngày càng gia tăng. Trên thực tế, người cao tuổi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong cuộc sống. Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay sống ra sao? Họ đang được chăm sóc như thế nào từ phía gia đình? Làm thế nào để củng cố mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình trong bối cảnh tác động của xã hội biến đổi? Để góp phần trả lời, lý giải các vấn đề đặt ra trên đây, Luận án Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội góp phần đánh giá thực trạng đời sống, những mối quan hệ của người cao tuổi với các thế hệ trong gia đình, về đời sống vật chất, tinh thần và sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau và những vấn đề đang đặt ra hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Luận án được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các mối quan hệ tương hỗ trong đời sống vật chất, tình cảm cũng như mối quan hệ chăm sóc giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình hiện nay; tìm hiểu những khó khăn mà các gia đình đang gặp phải cũng như các yếu tố biến đổi xã hội tác động thế nào đến mối quan hệ của người cao tuổi với các thế hệ con cháu trong gia đình. Trên cơ sở số liệu và các thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra khảo sát, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Vận dụng các lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu, trên cơ sở các số liệu, dữ kiện thu thập được để phân tích, đánh giá một số vấn đề cơ bản liên quan đến người cao tuổi Việt Nam trong gia đình hiện nay như: đời sống của người cao tuổi và sự chăm sóc lẫn nhau giữa con cháu với người cao tuổi (về vật chất và tinh thần tình cảm, sức khỏe); những vấn đề đang đặt ra trong mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình Việt Nam hiện nay. 2 3. Đối tƣợng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là các mối quan hệ tương hỗ về đời sống vật chất và tinh thần giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình; gia đình với việc chăm sóc người cao tuổi. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng kết quả, các bộ số liệu điều tra, khảo sát về gia đình có liên quan ở cấp quốc gia, các khu vực trong những năm gần đây và phân tích kết quả từ một nghiên cứu bổ sung trong quá trình làm luận án. Các số liệu được thu thập, phân tích so sánh từ các nghiên cứu - trừ bộ số liệu quốc gia làm cơ sở (Điều tra gia đình Việt nam, 2006), các cuộc nghiên cứu khác hầu hết được tiến hành trong khoảng 5 năm gần đây (2010-2015) nhằm làm rõ các mối quan hệ hỗ trợ, chăm sóc giữa người cao tuổi và các các thế hệ trong gia đình hiện nay. Nghiên cứu này chưa có điều kiện khảo sát riêng nhóm NCT cô đơn hoặc nhóm NCT có con cái đi làm ăn xa. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu. Luận án được thực hiện nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản như: Đặc điểm về người cao tuổi và đời sống của họ trong gia đình hiện nay như thế nào? Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu (sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thế hệ) trong các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần ra sao? Việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình hiện nay như thế nào và các gia đình đang gặp những vấn đề gì trong chăm sóc người cao tuổi? 3.4 Giả thuyết nghiên cứu. Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng 2 giả thuyết đặt ra là: i) Trong các gia đình Việt Nam hiện nay mối quan hệ giữa các thế hệ cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của gia đình truyền thống, giữa ông bà- cha mẹ và con cái vẫn có sự quan tâm, gắn bó chăm sóc lẫn nhau và ii) Đã có những tác động của các yếu tố hiện đại hóa đến các mối quan hệ gia đình, sự thay đổi trong cách quan tâm chăm sóc với người cao tuổi đòi hỏi các thế hệ cần có những điều chỉnh để phù hợp hơn trong bối cảnh xã hội mới. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận. Để nhận diện được mối quan hệ giữa người cao tuổi và các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay, cần thiết phải xác định được các nguyên lý, quan điểm và hệ lý thuyết tiếp cận vấn đề để phân tích các dữ liệu thực 3 tế. Phương pháp luận chung nhất cho nghiên cứu vấn đề này là phải nhìn mối quan hệ giữa người cao tuổi với các thế hệ trong gia đình từ nhiều chiều, trong một tổng thể, với cả những mặt đối lập (tích cực và hạn chế); xem xét các mối quan hệ trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chịu sự ảnh hưởng, tác động của các yếu tố văn hóa, kinh tế và môi trường xã hội đang biến đổi. Vận dụng các lý thuyết được lựa chọn, cơ sở tiếp cận cũng như sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội học trong phân tích các tình huống, các hiện tượng xã hội và các dữ liệu thu thập được từ thực tiễn (các chỉ số, chỉ báo, dữ liệu...). Hệ thống lý thuyết được lựa chọn và vận dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết về vị thế vai trò (để nhìn nhận đánh giá được vai trò của các thế hệ trong mối quan hệ tương hỗ trong gia đình); lý thuyết hiện đại hóa (để phân tích những yếu tố mới của xã hội trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến các mối quan hệ gia đình). Ngoài ra. tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa, xã hội học gia đình sẽ giúp nhìn thấy những thay đổi về cấu trúc, chức năng từ truyền thống sang hiện đại và các xu thế mới của sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thế hệ trong gia đình. Các biến số phụ thuộc (nhận diện các quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình hiện nay về đời sống vật chất, tinh thần tình cảm, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau) là kết quả của sự vận dụng hệ lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu trong phân tích các cứ liệu, thông tin thu thập được. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện mục đích nghiên cứu và những vấn đề đặt ra, một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: 4.2.1 Tổng quan phân tích một số tài liệu, kết quả nghiên cứu sẵn có về người cao tuổi và mối quan hệ với con cháu trong gia đình: các số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu liên quan đến người cao tuổi trong nước và ở nước ngoài những năm gần đây. Phân tích tài liệu sẵn có sẽ cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề thực tế hơn. Kết quả của giai đoạn này sẽ cho phép xác định những vấn đề cần đi sâu, làm rõ để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. 4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng sẽ giúp lượng 4 hoá, đánh giá các chỉ báo cụ thể liên quan đến vai trò, những đóng góp của người cao tuổi; đời sống của họ và thực tế việc quan tâm chăm sóc người cao tuổi của các thế hệ hiện nay trong gia đình. Nghiên cứu định lượng trước hết được sử dụng trong phân tích số liệu thứ cấp: phân tích sâu số liệu một số cuộc điều tra gần đây như Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 và một số kết quả nghiên cứu về gia đình, về người cao tuổi liên quan đến mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu. Các cuộc điều tra khảo sát sử dụng công cụ bảng hỏi do tác giả thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh (2010) và tại Bắc Ninh (2013) trong quá trình nghiên cứu về chủ đề này cũng như trong quá trình làm luận án. Về mẫu phân tích định lượng : 1) Bộ số liệu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006. Cho đến nay đây là cuộc điều tra có quy mô lớn nhất về những vấn đề cơ bản của gia đình, trong đó có những chỉ báo đánh giá về mối quan hệ giữa các thế hệ của gia đình. 9.300 hộ tại 64 tỉnh/ thành phố trên cả nước đã tham gia cung cấp thông tin. Trong các hộ gia đình này, có 2.664 người từ 61 tuổi trở lên được phỏng vấn về tình hình đời sống cũng như một số quan niệm về quan hệ gia đình. Trong số người cao tuổi đã được điều tra, có 1.205 nam và 1.459 nữ, chiếm tỷ lệ tương ứng là 45,2% và 54,8%. 2) Điều tra Những vấn đề cơ bản của người cao tuổi tại TP Hồ Chí Minh (2010) do Viện Gia đình và Giới thực hiện với 300 mẫu định lượng là người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại thành (một phường tại Quận 10 và một xã tại huyện Bình Chánh). Trong đó, 41,5% là nam giới cao tuổi và 58,5% nữ giới cao tuổi. 50,2% người cao tuổi sống ở khu vực thành thị và 49,8% người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn. 3) Số liệu khảo sát về Nhận thức và thái độ về gia đình của người dân Hà Nội (Điều tra gia đình Hà Nội 2010) do Viện Gia đình và Giới thực hiện với 1.219 đại diện hộ gia đình. Sử dụng số liệu này để phân tích, tác giả đã lọc ra 584 gia đình có người cao tuổi và 227 người trả lời là người cao tuổi để phân tích sâu các thông tin có liên quan đến đề tài. 4) Khảo sát về Một số yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình hiện nay tại Thành phố Bắc Ninh (2013) được thực hiện 5 trong quá trình làm luận án, với mẫu được chọn là 300 đại diện hộ gia đình còn cha/ mẹ cao tuổi (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng sống chung hoặc sống riêng) nhằm tìm hiểu một số vấn đề trong quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Địa bàn nghiên cứu là Phường Kinh Bắc và xã Kim Chân thuộc thành phố Bắc Ninh. Một số kết quả phân tích số liệu khác cũng được tham khảo, so sánh trong quá trình thực hiện đề tài luận án, như số liệu điều tra Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi vùng đồng bằng sông Hồng năm 2008; Số liệu Điều tra về phúc lợi và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Khánh Mậu, Ninh Bình (2010); Số liệu Điều tra quốc gia về người cao tuổi (2011); Số liệu khảo sát đánh giá 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi (2015). 4.2.3. Nghiên cứu định tính. Trong nghiên cứu người cao tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là một lợi thế. Phỏng vấn sâu người cao tuổi sẽ giúp hồi cố những kinh nghiệm, suy nghĩ của họ về từng thời kỳ, từng giai đoạn sống mà họ đã trải qua trong gia đình cũng như xã hội. Các công cụ khác như thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt, đại diện các thế hệ con, cháu được sử dụng để thu thập thông tin... Luận án sử dụng các kết quả nghiên cứu định tính của các cuộc điều tra khảo sát đã nêu. Tại Bắc Ninh (2013), nghiên cứu định tính được thực hiện với 30 phỏng vấn sâu (đại diện hộ gia đình, trẻ vị thành niên, người cao tuổi và đại diện quản lý cộng đồng); 60 lượt người tham gia các thảo luận nhóm (2 cuộc thảo luận nhóm vị thành niên; 2 Thảo luận nhóm đại diện hộ gia đình; 2 thảo luận nhóm người cao tuổi và 2 thảo luận nhóm cán bộ cấp xã /phường). Một số phương pháp khác như phân tích tổng hợp, quy nạp, phân tích hồi quy đa biến... cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. 4.3 Khung phân tích của Luận án. Khung phân tích lấy bối cảnh chung là sự biến đổi của yếu tố kinh tế -xã hội, già hóa dân số tác động đến gia đình. Vì quá trình phân tích dựa trên một số bộ số liệu có sẵn và mẫu khảo sát mới, nên một số biến độc lập được lấy theo hai tuyến: những đặc trưng nhân khẩu xã hội của người trả lời (người cao tuổi hoặc đại diện hộ) và những đặc trưng nhóm xã hội của gia đình. Các biến trung gian bao gồm vai 6 trò của các thế hệ trong thực hiện các chức năng kinh tế, tâm lý tình cảm và chăm sóc trong gia đình cũng như một số khác biệt về quan niệm, giá trị, nếp sống ... của các thế hệ trong gia đình. Biến phụ thuộc chính là kết quả của quá trình phân tích, là các đánh giá về mối quan hệ giữa các thế hệ trên các khía cạnh đời sống gia đình. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH và quá trình già hóa dân số Đặc trưng nhóm xã hội của gia đình: - Số thế hệ - Mức sống - Khu vực - Mô hình sống Thực hiện các vai trò Các đặc trưng nhân khẩu xã hội của NTL: Tuổi Học vấn Nghề nghiệp Giới tính Khu vực sống Mối quan hệ về đời sống vật chất Mối quan hệ về đời sống tinh thần trong gia đình Mối quan hệ chăm sóc NCT 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Nghiên cứu về người cao tuổi nói chung đã được quan tâm những năm gần đây. Một số nghiên cứu tiếp cận từ góc độ an sinh xã hội, đánh giá các khía cạnh liên quan đến hệ thống trợ giúp đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, những nghiên cứu xã hội học từ cách tiếp cận nhóm liên quan đến các vấn đề xã hội của người cao tuổi gắn với đời sống và các quan hệ trong gia đình của người cao tuổi còn hiếm, hoặc chỉ được đề cập như là một khía cạnh liên quan trong các nghiên cứu đã có. Về khách thể nghiên cứu. Khác với những nghiên cứu chuyên biệt khác, nghiên cứu này tiếp cận khách thể đa dạng hơn, từ bản thân người cao tuổi; đại diện hộ gia đình có người cao tuổi và trẻ em trong những gia đình 3 thế hệ nhằm có những thông tin nhiều chiều giúp cho việc phân tích, đánh giá các mối quan hệ gia 7 đình toàn diện hơn. Đối với thế hệ người cao tuổi trong mối quan hệ với con cái, những số liệu phân tích, so sánh được khai thác toàn diện hơn: NCT là cha mẹ đẻ/cha mẹ vợ chồng; kể cả sống chung hay sống riêng. Cạnh đó, một số yếu tố liên quan đến các dịch vụ chăm sóc tập trung người cao tuổi cũng được đề cập để làm rõ hơn bối cảnh chăm sóc người cao tuổi trong tình hình mới. Về lý luận, tiếp cận từ góc độ già hóa dân số và biến đổi xã hội, Luận án đã vận dụng hai lý thuyết cơ bản để nghiên cứu phân tích làm rõ các mối quan hệ tương hỗ giữa các thế hệ trong gia đình. Đó là lý thuyết vị thế vai trò, trong đó có vai trò giới; lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi xã hội. Với việc mở rộng phạm vi nghiên cứu không chỉ những người cao tuổi sống chung trong gia đình mà cả những người cao tuổi không sống chung (cả bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ/chồng) của các khách thể nghiên cứu, mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu được đặt trong một tổng thể rộng hơn các quan hệ gia đình. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình trong bối cảnh già hoá dân số đang gia tăng. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi về vai trò và đặc điểm của các mối quan hệ tương hỗ trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người cao tuổi với các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh biến đổi về cơ cấu và quy mô gia đình, di cư lao động cũng như những khác biệt thế hệ trong quan niệm về giá trị, kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển từ chăm sóc truyền thống trực tiếp sang gián tiếp, “tiền tệ hóa” sự chăm sóc ở một bộ phận các gia đình; một bộ phận người cao tuổi có khuynh hướng chuyển từ sự “hy sinh” sang “hưởng thụ”; có sự thay đổi trong quan niệm và hành vi về mối quan hệ hỗ trợ của các thế hệ và về các mô hình chăm sóc người cao tuổi. Những phát hiện này góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách xã hội đáp ứng các yêu cầu xã hội của thời kỳ dân số già. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số khuyến nghị về việc làm thế nào để các gia đình có điều kiện chăm sóc tốt hơn đối với thế hệ người cao tuổi hiện nay, cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo về Quan hệ vợ chồng người cao tuổi; về Người cao tuổi và vai trò trong gia đình con cái đi làm ăn xa. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận. Vận dụng các lý thuyết vị thế vai trò, lý thuyết hiện đại hóa, xã hội học gia đình một cách thiết thực trong phân tích các mối quan hệ thế hệ trong gia đình; nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến các mối quan hệ thế hệ, đến việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình trong bối cảnh biến đổi xã hội và già hóa dân số. Nghiên cứu cũng góp phần hệ thống lại những vấn đề lý luận và phương pháp trong nghiên cứu về gia đình nói chung, nghiên cứu về người cao tuổi trong các mối quan hệ gia đình hiện nay nói riêng. Về thực tiễn. Quá trình thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu giúp nhận diện tổng thể về người cao tuổi trong các quan hệ gia đình hiện nay; những vấn đề về chăm sóc người cao tuổi trong gia đình trong bối cảnh xã hội biến đổi. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần củng cố các bằng chứng thực tiễn, đưa vấn đề chăm sóc người cao tuổi nói chung, người cao tuổi trong gia đình nói riêng là vấn đề cấp thiết cần quan tâm, cần có cách nhìn nhận mới để xử lý những khó khăn, các yếu tố phi truyền thống trong chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu xã hội học về gia đình; giúp xã hội có cái nhìn cởi mở hơn về chăm sóc người cao tuổi cũng như cung cấp một số luận cứ thực tiễn đề điều chỉnh, xây dựng các chính sách xã hội về người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi. 7. Kết cấu của luận án. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành 5 chương: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chƣơng 2. Các khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận Chƣơng 3. Mối quan hệ về đời sống vật chất giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình Chƣơng 4. Mối quan hệ về đời sống tinh thần tình cảm giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình Chƣơng 5. Chăm sóc người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở các nước phát triển, những người từ 65 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho tất cả các quốc gia, nhưng Liên Hợp quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên, trong đó phân ra làm 3 nhóm là sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (trên 80 tuổi). Già hóa dân số đang trở thành vấn đề lớn của các nước đang phát triển, nơi dân số bị già đi nhanh chóng trong nửa đầu thế kỷ 21. Trong những thập kỷ qua, cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến động mạnh theo hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh. Nếu lấy năm 1979 làm cơ sở thì trong giai đoạn 1979-2009, tổng dân số tăng 1,6 lần; dân số trẻ em giảm gần một nửa; dân số trong độ tuổi lao động tăng 2,08 lần, còn dân số cao tuổi tăng 2,12 lần. Như vậy, dân số cao tuổi tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác trong giai đoạn này. Đây chính là đặc điểm đầu tiên, nổi bật nhất của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam [47, tr.16]. Dự báo của Tổng cục Thống kê (2010) cho giai đoạn 2009-2049 cho thấy, hệ quả của xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi dân số là chỉ số già hóa sẽ tăng lên nhanh chóng; chỉ số già hóa sẽ vượt ngưỡng 100 vào khoảng năm 2032. Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em. Bảng 1.1 Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, 1989 - 2014 Các nhóm dân số Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi Tỷ trọng dân số từ 60+ Tỷ trọng dân số từ 65+ Chỉ số già hóa 1989 39,2 56,1 7,1 4,7 18,2 1999 33,1 61,1 8,0 5,8 24,3 2009 24,5 69,1 8,7 6,4 35,5 2014 23,5 69,4 10,2 7,1 43,3 Nguồn: TCTK 2015: Kết quả Điều tra dân số giữa kỳ 2014 Theo kết quả các cuộc Điều tra Dân số, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm 1999 và đến 1/4/2014 đã chiếm 10,2% dân số. Do tỷ lệ người già tăng lên 10 trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh, nên “chỉ số già hoá” của dân số Việt Nam ngày càng tăng (sau 10 năm từ 24,3% năm 1999 lên 35,5%) và năm 2014 đã là 43,3% [43, tr.35] (bảng 1.1). Đặc điểm thứ hai của “quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn (Bảng 1.2). Số liệu từ bốn cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979-2009 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60 đến 69) tăng chậm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+) có xu hướng tăng nhanh hơn” [47, tr.18]. Sự thay đổi cơ cấu dân số theo hướng "già hóa" tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Dân số già hóa nhanh cũng sẽ gây những ảnh hưởng tương tự như gia tăng dân số nhanh, tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng, dịch vụ xã hội và gia đình... trong chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Bảng 1.2. Dự báo xu hướng biến đổi dân số cao tuổi (% tổng dân số) Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 60-64 65-69 70-74 75-79 80+ Tổng 2,28 1,90 1,34 0,90 0,54 6,96 2,40 1,90 1,40 0,80 0,70 7,20 2,31 2,20 1,58 1,09 0,93 8,11 2019 2,26 4,29 1,81 2,78 1,65 1,67 1,40 1,16 1,47 1,48 8,69 11,78 2029 2039 5,28 4,56 3,36 1,91 1,55 16,66 5,80 5,21 4,30 3,28 2,78 21,37 2049 7,04 6,14 4,89 3,87 4,16 26,10 Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dân số của GSO (2010)- Dẫn theo UNFPA, 2011 Hiện nay, đa số người cao tuổi đang sống cùng con cháu trong các gia đình và phụ thuộc vào con cái trưởng thành cũng như các thành viên khác trong gia đình về chăm sóc và các nhu cầu vật chất. Số liệu từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình giai đoạn 1993-2008 chỉ ra xu hướng thay đổi, đó là: (i) tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái vẫn cao nhưng có xu hướng giảm xuống (từ gần 80% vào năm 1992/93 xuống 62% vào năm 2008); (ii) tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng người cao tuổi có tăng lên; (iii) tỷ lệ hộ gia đình “khuyết thế hệ”, dù chưa cao nhưng cũng đã tăng hơn hai lần [dẫn theo 47, tr. 22]. 11 Một điểm đáng chú ý là, trong những năm qua, tỷ lệ người cao tuổi sống với con cái với vị thế là người sống phụ thuộc ở mọi lứa tuổi lại có xu hướng giảm đi nhanh chóng [35]. Điều này có thể là do vị thế kinh tế của người cao tuổi được được cải thiện, nhưng cũng có thể là do mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng mà ở đó con cái ngày càng độc lập với cha mẹ. Để cuộc sống gia đình ổn định và bền vững, bên cạnh việc thúc đẩy và xây dựng mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, thì gìn giữ và phát triển mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, đặc biệt giữa cha mẹ cao tuổi và con cháu trong gia đình cần đặc biệt được chú ý. Để đánh giá được thực trạng các mối quan hệ này trên cơ sở đó gợi mở, thảo luận về những giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng các mối quan hệ gia đình… thì việc tìm hiểu, đánh giá các nghiên cứu liên quan đến người cao tuổi và mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình là một việc làm cần thiết. Từ đó, phát hiện những yếu tố còn thiếu, cần phân tích sâu thêm hoặc nghiên cứu bổ sung để có câu trả lời đầy đủ hơn. 1.1. Các nghiên cứu quốc tế và trong khu vực Vào năm 2006, trên thế giới có khoảng 500 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2030, số người trên 65 tuổi sẽ khoảng 1 tỷ người và già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng dự kiến khoảng 140% vào năm 2030 [66]. Già hoá dân số được coi là một thành tựu nhờ những tiến bộ trong y học, chăm sóc sức khoẻ, và phát triển kinh tế. Song đó lại đang là nguyên nhân của những khó khăn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội, lương hưu và đang thách thức các mô hình hỗ trợ xã hội hiện nay. Cùng với những biến đổi trong cấu trúc gia đình, tuổi thọ con người đang tăng lên trong khi các cặp vợ chồng có ít con hơn khiến cho người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ và chăm sóc trong gia đình. Một số nhóm vấn đề đã được các tác giả nước ngoài phân tích liên quan đến lĩnh vực này là: Sự hỗ trợ giữa các thế hệ trong gia đình hiện nay là vấn đề đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu về già hóa dân số và tuổi già. Ở cả các nước phát triển và đang phát triển, các nghiên cứu về chủ đề này không chỉ dừng ở mô tả sự hỗ trợ, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan