Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của cây bạch trinh biể...

Tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của cây bạch trinh biển (hymenocallis littoralis) việt nam (tt)

.PDF
28
249
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐINH THỊ PHƢƠNG ANH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CÂY BẠCH TRINH BIỂN (HYMENOCALLIS LITTORALIS) VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 62440114 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Đình Hoàng 2. TS. Trần Bạch Dương Ph n i n : Ph n i n : Ph n i n : ận án được o trước Hội đ ng ch ận án Tiến ĩ c p Trường họp tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Vào h i: .giờ ngà tháng ..n C th tì hi ận án tại thư i n: 1. Thư i n Tạ Q ang B - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 2. Thư i n Q c gia. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngay từ cổ xưa ông cha ta đã dùng rất nhiều loài cây thuốc để chữa bệnh. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, y học nói riêng, nền y học cổ truyền dân tộc đang có những đóng góp to lớn và cùng với y học hiện đại góp phần vào việc phòng và chữa bệnh, làm tăng tuổi thọ của con người và chất lượng cuộc sống. Cũng chính vì vậy mà việc điều tra nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có giá trị cao ở Việt Nam nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất có một tầm quan trọng đặc biệt. Việc nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất có nguồn thiên nhiên, đặc biệt là từ nguồn thực vật ngày càng đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người. Không những nó đóng góp trực tiếp vào việc tìm kiếm các loại thuốc mới mà còn góp phần giải thích tác dụng chữa bệnh của các cây thuốc cổ truyền dân tộc mà cha ông chúng ta đã từng sử dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho ngành công nghiệp dược phẩm là tìm ra những hoạt chất tinh khiết có hoạt tính sinh học để bào chế ra các loại dược phẩm, mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu loài Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) ở Việt Nam về các thành phần hoạt chất và bước đầu khảo sát một số hoạt tính sinh học của một số sản phẩm thu được. 2. Nội dung của luận án  Tìm phương pháp thích hợp để thu nhận cặn chiết tổng alkaloid và các thành phần hóa học khác từ toàn loài Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) của Việt Nam;  Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của các cặn chiết này;  Phân lập các thành phần không phải là alkaloid và các thành phần hóa học khác của loài Hymenocallis littoralis;  Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được;  Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất tinh khiết và một số dẫn xuất bán tổng hợp trong luận án. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án: Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước cho thấy nhiều loài thực vật thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) nói chung, chi 1 Hymenocallis nói riêng, đã và đang được nghiên cứu về thành phần hóa học, đặc biệt là thành phần alkaloid cũng như về hoạt tính sinh học của chúng. Mặc dù các loài Hymenocallis đã được các nhà khoa học trên thế giới bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1920, nhưng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một công trình nghiên cứu về loài Hymenocallis speciosa (Bạch trinh đẹp) và cũng mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu về thành phần hóa học mà chưa đi sâu về hoạt tính sinh học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu loài Hymenocallis littoralis (Bạch trinh biển) của Việt Nam về các thành phần hoạt chất nhằm đóng góp một phần vào hướng nghiên cứu về ngành hợp chất thiên nhiên ở Việt Nam - đã và đang rất có triển vọng ứng dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm. Trong luận án chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn được phương pháp thu nhận các loại cặn chiết ở các pH khác nhau, phân lập được các chất thuộc nhóm hợp chất chromone, flavonoid, alkaloid và axetyl hóa một số alkaloid, thử hoạt tính gây độc tế bào các hợp chất phân lập và các dẫn xuất bán tổng hợp. Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cho thấy cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) là nguồn giàu có các hợp chất thiên nhiên có cấu trúc hóa học phong phú và hoạt tính sinh học thú vị, có tiềm năng ứng dung thực tiễn. 4. Điểm mới của luận án:  Lần đầu tiên cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào tại Việt Nam.  Thông qua việc phân lập các thành phần, khảo sát sắc ký và các phổ (FT-IR, 1H NMR, 13C NMR, DEPT 135, DEP 90, HSQC, HMBC, ESI-MS, FT-ICR-MS) đã xác định được 16 chất từ toàn cây Bạch trinh biển bao gồm: các chất flavanone (1 chất); flavane (3 chất); chromenone (4 chất); các alkaloid bao gồm: dạng lycorine (1 chất); các alkaloid dạng tazettine (4 chất); các alkaloid dạng bicolorine (2 chất) và các alkaloid dạng haemanthamine (1 chất). Trong số các chất phân lập được có 2 chất mới là 5,7dihydroxy-6,8-dimethoxy-2methyl-4H-chromen-4one và pseudotazettine. 2  Kết quả thử sơ bộ hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập và dẫn xuất bán tổng hợp được gợi mở khả năng ứng dụng thực tiễn bào chế dược phẩm kháng u. 5. Cấu trúc của luận án: Luận án gồm 142 trang: Mở đầu 2 trang; Chương 1 - Tổng quan 30 trang; Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu 3 trang; Chương 3 Thực nghiệm 26 trang; Chương 4 - Kết quả và thảo luận 57 trang; Kết luận 3 trang. Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 1 trang. Tài liệu tham khảo 18 trang gồm 171 tài liệu. Có 27 bảng, 45 hình vẽ và sơ đồ. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Đã tổng quan về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của họ Thủy tiên (Amaryllidaceae), chi Bạch trinh (Hymenocallis), cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis). Trên cơ sở tổng quan, đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) ở Việt Nam về thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào. CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM Chương này nêu cụ thể đội tượng, các phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm chiết các cặn ở các pH, phân tách hỗn hợp và phân lập các hợp chất, tiến hành điều chế các dẫn xuất axetyl hóa các alkaloid phân lập được, xác định các hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất nhận được. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) mọc ở Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mẫu thực vật Mẫu thực vật (toàn cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis)) được thu hái vào tháng 12 năm 2010 tại xã Tứ Liên - quận Tây Hồ - Hà Nội. Mẫu tươi sau khi lấy về được rửa sạch, thái nhỏ, hong khô nơi thoáng mát, sấy khô ở 50oC rồi được xay thành bột. Bột mẫu được xử lý bằng phương pháp chiết Soxhlet với methanol để thu được “cặn tổng methanol" dùng cho nghiên cứu. 3 Các phương pháp tách chiết, phân tích các hỗn hợp cặn tổng Đã sử dụng phương pháp chiết Soxhlet với dung môi methanol, axit hóa cặn tổng methanol, loại tạp bằng cách chiết với n-hexane, trung hòa bằng Na2CO3 và chiết với chloroform ở pH < 6 và pH > 8; các phương pháp sắc ký như sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký cột (CC), sắc ký lớp mỏng (TLC) phân tích. Các phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất Cấu trúc của các hợp chất đã được khảo sát nhờ sự kết hợp các phương pháp phổ: phổ khối lượng (ESI-MS), phổ khối lượng phân giải cao (FT-ICR-MS), phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1D NMR): 1H NMR, 13C NMR, DEPT, và phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D NMR): HSQC, HMBC. Khảo sát hoạt tính sinh học các thành phần Các hỗn hợp cặn tổng methanol, cặn chiết alkaloid tổng (ở pH > 8),cặn chiết các thành phần hóa học khác (ở pH < 6), các hợp chất phân lập và một số dẫn xuất bán tổng hợp đã được khảo sát về hoạt tính gây độc tế bào. 2.3.Phân lập các hợp chất 2.3.1.Xử lý mẫu thực vật Toàn bộ cây Bạch trinh biển khô được xay nhỏ và chiết Soxhlet bằng methanol trong 8h-10h. Gộp các dịch chiết methanol, cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn tổng methanol. Cặn chiết methanol được axit hóa bằng axit H2SO4 2%, sau đó đem siêu âm để tạo hỗn hợp đồng nhất. Hỗn hợp được đưa lên phễu chiết, lắc đều, để lắng rồi chiết loại cặn tạp nổi ở trên thu được hỗn hợp dịch axit hóa (6lít, pH<1), sau đó chiết với chloroform (CHCl3) (dịch có pH=1), tiến hành trung hòa hỗn hợp dịch axit bằng Na2CO3 5% đến pH<6, chiết bằng CHCl3, cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn HLF. Tiếp tục trung hòa bằng Na2CO3 5% đến pH>8, chiết bằng CHCl3 cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn HLA. 2.3.2.Phân lập các hợp chất từ cặn HLF Từ cặn HLF, chúng tôi tiến hành sắc ký HPLC, sắc ký cột silicagel với các hệ dung môi khác nhau như n-hexane/ethyl acetate, nhexane/acetone, CHCl3/CH3OH…và phân lập được 8 hợp chất HLB2, HLB4, HLB5, HLB1, HL53, HLB12, HLB13 và HLB14. 4 2.3.3.Phân lập các hợp chất từ cặn HLA Từ cặn HLA, chúng tôi tiến hành sắc ký HPLC, sắc ký cột silicagel với các hệ dung môi khác nhau như n-hexane/ethyl acetate, nhexane/acetone, CHCl3/CH3OH…và phân lập được 8 hợp chất HLB8, HLB9, HLB10, HL22, HLB6, HLB7, HLB11 và HLB17. 2.4.Chuyển hóa một số alkaloid Ba alkaloid tazettine (HLB9), lycorine (HLB10) và haemanthamine (HLB8) có hàm lượng lớn nhất được phân lập từ cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) đồng thời có chứa các nhóm hydroxyl (OH), vì vậy chúng tôi đã tiến hành axetyl hóa ba alkaloid trên bằng acetic anhydride trong sự có mặt của axit phosphoric (H3PO4) theo sơ đồ 3.6, 3.7 và 3,8. Sau khi tiến hành phản ứng axetyl hóa, hỗn hợp sản phẩm được xử lý với dung dịch Na2CO3 5% đến pH = 9, chiết với chloroform và tinh chế trên cột silica gel với dung môi chloroform thu được dẫn xuất axetyl hóa của tazettine (hiệu suất: 48%), lycorine (hiệu suất: 42%) và haemanthamine (hiệu suất: 78,5%). Sơ đồ 2.6, 2.7 và 2.8: Phản ứng axetyl hóa tazettine, lycorine và haemanthamine 5 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ cây Bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis) 3.1.1. Cấu trúc hóa học của 6,8-dimethyl-5,7,4'trihydroxyflavanone (HLB1) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB1 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 300,08 phù hợp với công thức phân tử C17H16O5. Phổ 13C NMR của HLB1 có các tín hiệu của 17 cacbon, Hình 3.1: Cấu trúc hóa học gồm 12 cacbon thơm (δ 164,1 ÷ C của HLB1 103,2 ppm), 2 nhóm CH3 gắn với vòng thơm (δC 8,1 ppm và 7,4 ppm), 1 nhóm carbonyl (C=O) (δC 198,3 ppm) và 2 cacbon no (δC 79,9; 44,0ppm) tương ứng một cacbon liên kết với oxy và một cacbon gắn với nhóm carbonyl (C=O). Các phổ DEPT của HLB1 cho thấy có các tín hiệu phổ của 9 cacbon bậc 4, 5 nhóm methine (CH) trong đó có 2 nhóm đối xứng nhau (C-2'/C-6' và C-3'/C-5'), 1 nhóm methylene (CH2) và 2 nhóm methyl (CH3). Vị trí các nhóm thế của vòng B của HLB1 như công thức trên cũng được khẳng định bằng phổ 1H NMR: các proton H2'/H-6' (2H) và H-3'/H-5' (2H) tạo thành hệ AA'BB' gồm 2 tín hiệu doublet với Jortho = 8,5 Hz chứng tỏ vị trí ortho của 4 proton này. Trên phổ 1H NMR, proton H-2 tương tác với 2 proton H-3eq và H-3ax thể hiện dưới dạng doublet kép (δH 5,24 ppm, J2ax,3ax = 12,5 Hz; J2ax,3eq = 2,5 Hz), ngoài ra còn thấy xuất hiện hai tín hiệu cộng hưởng singlet của hai nhóm thế 6-CH3 và 8-CH3 tại δH 1,99 ppm và 1,98ppm. Dựa vào các dữ liệu phổ 1H NMR, 13C NMR, DEPT, HMBC và HSQC có thể khẳng định cấu trúc hóa học của HLB1 là 6,8dimethyl-5,7,4'-trihydroxyflavanone ((-)-Farrerol). 6 3.1.2. Cấu trúc hóa học của 3',7-dihydroxy-4'-methoxy-8methylflavan (HLB2) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB2 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 287,10 phù hợp với công thức phân tử C17H18O4. Phổ 13C NMR của HLB2 có các Hình 3.2: Cấu trúc hóa học tín hiệu của 17 cacbon, gồm 12 của HLB2 cacbon thơm (δC 153,6 ÷ 107,0 ppm), 1 nhóm CH3 (δC 8,1 ppm), 1 nhóm methoxy (OCH3) gắn vòng thơm (δC 56,0 ppm) và 3 cacbon no (δC 77,2; 30,0; 24,8 ppm) trong đó có một cacbon liên kết với oxy. Các phổ DEPT của HLB2 cho thấy có các tín hiệu phổ của 7 cacbon bậc 4, 6 nhóm CH và 2 nhóm CH2 và 2 nhóm CH3. Vị trí các nhóm thế của vòng A của HLB2 như công thức trên cũng được khẳng định bằng phổ 1H NMR: các proton H-5 và H-6 tạo thành hệ AB gồm 2 tín hiệu doublet với Jortho = 8,0 Hz chứng tỏ vị trí ortho của 2 proton này. Vị trí nhóm thế trên vòng B được đặc trưng bởi hệ thống 3 proton 2', 5' và 6' với các hằng số tương tác hoàn toàn phù hợp tạo thành hệ ABX. H-2' (δH 7,02ppm) là một doublet với J = 2,0 Hz ( tương tác meta); H-5' (δH 6,87 ppm) là một doublet với J = 8,5 Hz (tương tác ortho) và H-6' (δH 6,94 ppm) là một doublet kép với J = 8,5 Hz và J = 2,0 Hz (do các tương tác ortho và meta). Trên phổ 1H NMR các proton H-3 và H-4 là ba multiplet và ba doublet, còn H-2 tương tác với 2 proton H-3 nên thể hiện dưới dạng doublet kép (δH 4,98 ppm, J = 10,0 Hz; 2,0 Hz). Dựa vào các dữ liệu phổ 1H NMR, 13C NMR, DEPT, HMBC và HSQC có thể khẳng định cấu trúc hóa học của HLB2 là 3',7dihydroxy-4'-methoxy-8-methylflavan. 7 3.1.3. Cấu trúc hóa học của (HLB4) 3',7-dihydroxy-4'-methoxyflavan Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB4 xuất hiện pic [M - H]+ ở m/z 271,07 phù hợp với công thức phân tử C16H16O4. Hợp chất HLB4 có các phổ 1H NMR và 13C NMR tương tự như hợp chất HLB2, với sự khác biệt là sự vắng mặt của nhóm methyl Hình 3.3: Cấu trúc hóa học của HLB4 (CH3) ở vị trí C-8. Điều này thể hiện ở phổ proton vắng mặt nhóm methyl ở δH 2,14 ppm và phổ cacbon không có tín hiệu nhóm CH3 ở δC 8,1 ppm. Cấu trúc này cũng được khẳng định bởi việc thay thế hệ AB của 2 proton H-5 và H-6 của HLB2 bằng hệ ABX của 3 proton H-5 (δH 6,90 ppm, d, Jortho = 8,5 Hz); H-6 (δH 6,39 ppm, dd, Jortho = 8,0 Hz, Jmeta = 2,5 Hz); H-8 (δH 6,37 ppm, d, Jmeta = 2,5 Hz). Từ các dữ liệu phổ một chiều và hai chiều của HLB4 cho thấy sự trùng khớp với cấu trúc giả định và có tên khoa học là 3',7dihydroxy-4'-methoxyflavan. 3.1.4. Cấu trúc hóa học của (HLB13) (2S)-7,4'-dihydroxyflavan Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB13 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 243,07 phù hợp với công thức phân tử C15H14O3. Trên phổ 13C NMR của HLB13 có các tín hiệu của 15 cacbon, gồm 15 cacbon thơm (δC 158,1 ÷ Hình 3.4: Cấu trúc hóa học 104,1 ppm) và 3 cacbon no trong đó của HLB13 có một cacbon liên kết với oxy (δC 79,0; 29,7; 25,5 ppm). Các phổ DEPT của HLB13 cho thấy có các tín hiệu phổ của 5 cacbon bậc 4, 8 nhóm methine (CH) và 2 nhóm methylene (CH2). Vị trí các nhóm thế của vòng A của HLB13 như công thức trên cũng được khẳng định bằng phổ 1H NMR hệ thống ba proton H-5, H-6 và H-8 tạo thành hệ ABX với các hằng số tương tác hoàn toàn phù hợp: H-8 (δH 6,27 ppm) là một doublet với J = 2,5 Hz ( tương tác meta); H-5 (δH 6,87 ppm) là một doublet với J = 8,5 Hz ( 8 tương tác ortho) và H-6 (δH 6,33 ppm) là một doublet kép với J = 8,5 Hz và J = 2,5 Hz (do các tương tác ortho và meta). Vị trí các nhóm thế của vòng B được đặc trưng bởi hệ thống các proton H-2'/H-6' (2H) và H-3'/H-5' (2H) tạo thành hệ AA'BB' gồm 2 tín hiệu doublet với Jortho = 8,5 Hz chứng tỏ vị trí ortho của 4 proton này.Trên phổ 1H NMR các proton H-3 và H-4 là các multiplet, còn proton H-2 tương tác với 2 proton H-3 nên thể hiện dưới dạng doublet kép (δH 4,92 ppm, J = 11,0; 2,0 Hz). Dựa vào các dữ liệu phổ 1H NMR, 13C NMR, DEPT, HMBC và HSQC có thể khẳng định cấu trúc hóa học của HLB13 là (2S)7,4’-dihydroxyflavan ((-)-liquritigenin). 3.1.5. Cấu trúc hóa học của 5,7-dihydroxy-6,8-dimethoxy-2methyl-H-4-chromen-4-one (HL53) Hợp chất HL53 thu được dưới dạng tinh thể vàng nhạt. Trên phổ ESI-MS của hợp chất HL53 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 253,06 phù hợp với công thức phân tử C12H12O6. Phổ khối lượng phân Hình 3.11: Cấu trúc hóa học của HL53 giải cao FT-ICR-MS cho peak ion giả phân tử m/z 253,07124 [M + H]+ khẳng định công thức phân tử của HL53 là C12H12O6 (tính toán: 253,07067 [M + H]+). Phổ 1H NMR xác nhận sự có mặt của 1 nhóm methyl (CH3) nối đôi [δH 2,40 ppm (3H, s)] và 2 nhóm methoxy vòng thơm [δH 3,75 ppm (3H, s), 3,77 ppm (3H, s)]; 1 tín hiệu singlet ở trường rất yếu [δH 12,68 ppm (1H, s)] là proton nhóm hydroxyl (OH) tại vị trí C-5 do tạo liên kết hydro với nhóm ketone liên hợp (C=O) tại vị trí số 4; 1 tín hiệu doublet dịch chuyển mạnh về trường yếu tương ứng với proton của nối đôi kiểu >C=CH- tại C-3 [δH 6,18 ppm (1H, d, J=0,25Hz)] liên hợp với nhóm C=O tại vị trí C-4. Phổ 13C NMR cùng với phổ HSQC khẳng định sự có mặt của 12 cacbon, trong đó gồm 3 nhóm CH3, 1 nhóm methine (CH) và 8 cacbon bậc bốn. Tín hiệu của 1 nhóm ketone ở δC 182,3 ppm (s) và 1 nối đôi liên hợp đặc trưng cho các hợp chất khung chromenone thể hiện qua các tín hiệu ở δC 167,6 ppm (s) và δC 107,5 ppm (d). Phổ HSQC cho phép gán được các giá trị độ dịch chuyển hóa học của H-C. Trên cơ sở các dự đoán cấu trúc nêu trên, cùng với các 9 nghiên cứu về hóa học flavonoid của họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) có thể dự đoán hợp chất này là một chromenone có hai nhóm hydroxyl trong đó có một nhóm hydroxyl gắn với cacbon tạo liên kết với nhóm C=O, hai nhóm methoxy (OCH3) và 1 nhóm CH3. Việc xác định chính xác vị trí của các nhóm thế cũng như độ chuyển dịch hóa học của proton và cacbon trong phân tử dựa vào việc đo và phân tích phổ tương tác xa HMBC. Trên phổ HMBC, tương tác xa giữa proton của nhóm CH3 gắn ở vị trí cacbon C-2 (δH 2,40 ppm) với cacbon C-3 (δC 107,5 ppm) đã khẳng định được nhóm methyl gắn với C-2; của proton H-3 (δH 6,18 ppm) với C-2 (δC 167,6 ppm) khẳng định sự có mặt nối đôi tại C-2 và C-3. Trên phổ 1H NMR, độ chuyển dịch hóa học và hằng số tương tác 0,5 Hz của các proton nhóm methyl và H-2 hoàn toàn tương tự với các giá trị tương ứng của chất pisonin. Tương tác của proton nhóm OH tại vị trí C-5 (δH 12,68 ppm) C-6 (δC 131,4 ppm) và C-10 (δC 102,6 ppm) khẳng định thêm nhóm OH gắn ở vị trí C-5 và tạo liên kết hydro với nhóm C=O tại vị trí số 4. Tương tác của proton H3 (δH 6,18 ppm) với C-10 (δC 102,6 ppm) khẳng định vị trí và sự liên kết với nhóm C=O tại vị trí số 4 của C-3 và C-10. Tương tác của proton nhóm methyl gắn với nguyên tử oxy tại vị trí C-8 (δH 3,77 ppm) với C-8 (δC 127,7 ppm) và proton nhóm CH3 gắn với nguyên tử oxy tại vị trí C-6 (δH 3,75 ppm) với C-6 (δC 131,4 ppm) khẳng định vị trí của 2 nhóm OCH3 gắn với C-8 và C-6. Phổ hồng ngoại của HL53 hoàn toàn phù hợp với cấu trúc của phân tử nêu trên bằng sự xuất hiện các dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm hydroxyl ở υmax 3449,5 cm-1, nhóm ketone liên hợp (C=O) ở 1660,1 cm-1; nối đôi C=Calken ở 1623,7 cm-1; nối đôi C=Cvòng thơm ở 1592,6 ÷ 1400,6 cm-1; liên kết C-O tại 1117,3 cm-1. Từ các kết quả của phổ IR, 1H NMR, 13C NMR, HSQC, HMBC, ESI-MS, FT-ICR-MS, cũng như so sánh các giá trị phổ của hợp chất 5,7-dihydroxy-6,8-dimethoxy-2-(4-methoxyphenyl)-4Hchromen-4-one, hợp chất HL53 được khẳng định là 5,7-dihydroxy6,8-dimethoxy-2-methyl-4H-chromen-4-one. 10 3.1.6. Cấu trúc hóa học của 5-hydroxy-7-methoxy-2-methyl-H4-chromen-4-one (HLB5) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB5 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 207,05 phù hợp với công thức phân tử C11H10O4. Phổ 13C NMR của Hình 3.13: Cấu trúc hóa học HLB5 có các tín hiệu của 11 cacbon, trong đó có 6 cacbon thơm và 2 của HLB5 cacbon nối đôi (δC 166,8 ÷ 92,5 ppm), 1 cacbon nhóm methoxy (OCH3) (δC 55,7 ppm), 1 cacbon nhóm methyl (CH3) (δC 20,5 ppm), và 1 cacbon nhóm ketone (δC 182,5 ppm). Các phổ DEPT cho thấy HLB5 có 6 cacbon bậc 4, 3 nhóm methine (CH) và 2 nhóm CH3. Phổ 1 H NMR khẳng định vị trí các nhóm thế trên cấu trúc này. Tín hiệu singlet có độ chuyển dịch hóa học lớn đặc biệt (δH 12,70 ppm) là proton nhóm hydroxyl (OH) tại vị trí C-5 do tạo liên kết hydro với nhóm carbonyl (C=O) tại vị trí số 4. Các proton H-6 và H-8 xuất hiện dưới dạng 2 tín hiệu doublet với hằng số tương tác Jmeta = 2,0 Hz (δH 6,35 ppm và 6,33 ppm). Proton H-3 là một singlet tại δH 6,03 ppm. Cuối cùng là proton nhóm CH3 và OCH3 là các singlet cộng hưởng tại δH 2,35 ppm và δH 3,85 ppm. Từ những lập luận về phổ cho thấy HLB5 có cấu trúc của 5-hydroxy-7-methoxy-2-methyl-4Hchromen-4-one (eugenin). 3.1.7. Cấu trúc hóa học của methylchromone (HLB12) 5,7-dihydroxy-6-methoxy-2- Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB12 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 223,05 phù hợp với công thức phân tử C11H10O5. Trên phổ 13C NMR của HLB12 có các tín hiệu của 11 cacbon, trong đó có 6 cacbon thơm Hình 3.14: Cấu trúc hóa học của HLB12 và 2 cacbon nối đôi (δC 167,0 ÷ 93,3 ppm), 1 cacbon nhóm methoxy (OCH3) (δC 60,8 ppm), 1 cacbon nhóm methyl (CH3) (δC 20,5 ppm), và 1 cacbon nhóm ketone liên hợp (C=O) (δC 183,0 ppm). Các phổ DEPT cho thấy HLB12 có 7 cacbon bậc 4, 2 nhóm methine (CH) và 11 2 nhóm CH3. Phổ 1H NMR (Phụ lục 4.7) khẳng định vị trí các nhóm thế trên cấu trúc này: 1 tín hiệu singlet có độ chuyển dịch hóa học lớn đặc biệt (δH 12,97 ppm) là proton nhóm hydroxyl (OH) tại vị trí C-5 do tạo liên kết hydro với C=O tại vị trí số 4; proton H-8 xuất hiện dưới dạng 1 tín hiệu singlet ở δH 6,45 ppm; proton H-3 là một singlet tại δH 6,02 ppm; cuối cùng là proton nhóm CH3 và OCH3 là các singlet cộng hưởng tại δH 2,35 ppm và δH 4,01 ppm. Từ những lập luận về phổ cho thấy HLB12 có cấu trúc của 5,7-dihydroxy-6methoxy-2-methylchromone (pisonin B). 3.1.8.Cấu trúc hóa học của 5,7-dihydroxy-2-methyl-H-4-chromen-4-one (HLB14) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB14 xuất hiện pic [M-H]+ ở m/z 190,96; [M + H]+ ở m/z 193,04 phù hợp với công thức phân tử C10H8O3. Trên phổ 13C NMR của HLB14 có Hình 3.14: Cấu trúc hóa học các tín hiệu của 10 cacbon, trong đó có 6 cacbon thơm và 2 cacbon nối của HLB14 đôi (δC 169,3 ÷ 95,0 ppm), 1 cacbon nhóm methyl (CH3) (δC 20,2 ppm), và 1 cacbon nhóm ketone liên hợp (C=O) (δC 184,0 ppm). Các phổ DEPT cho thấy HLB14 có 7 cacbon bậc 4, 3 nhóm methine (CH) và 1 nhóm CH3. Phổ 1H NMR khẳng định vị trí các nhóm thế trên cấu trúc này: hệ thống hai proton H-6 và H-8 tạo thành hệ AB với các hằng số tương tác hoàn toàn phù hợp: H-6 (δH 6,19 ppm) là một doublet với J = 2,0 Hz (tương tác meta), H-8 (δH 6,32 ppm) là một doublet với J = 2,0 Hz (tương tác meta), proton H-3 là một singlet tại δH 6,07 ppm; cuối cùng là nhóm CH3 là 1 singlet cộng hưởng tại δH 2,38 ppm. Từ những lập luận về phổ cho thấy HLB14 có cấu trúc của 5,7-dihydroxy-2-methylchromone (noreugenin). 3.1.9.Cấu trúc hóa học của 5,6-dihydrobicolorine (HLB6) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB6 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 240,08 phù hợp với công thức phân tử C15H13NO2. Trên phổ 1H NMR xuất hiện 1 tín hiệu singlet tương ứng hai proton của nhóm Hình 3.16: Cấu trúc hóa học với methylendioxy (OCH2O) tại δH 6,00 của HLB6 ppm; 1 tín hiệu singlet tương ứng với 12 ba proton của nhóm methyl (CH3) gắn với nguyên tử nitơ tại δH 2,75 ppm; 2 tín hiệu doublet tương ứng với các proton của nhóm methylen (CH2) C-6 liền kề với vòng thơm và nhóm amin tại δH 4,27 ppm và 4,20 ppm; 2 tín hiệu singlet tương ứng với proton của vòng A tại δH 7,02 và 6,68 ppm; 4 proton của vòng C xuất hiên dưới dạng 2 tín hiệu doublet kép tương đương với δH 7,00 ppm; δH 6,75 ppm và 2 tri-doublet tại δH 7,30 ppm; δH 6,83 ppm. Trên phổ 13C NMR và phổ DEPT (Phụ lục 4.6) cho thấy trong cấu trúc của HLB6 xuất hiện tín hiệu của 15 cacbon trong đó 6 cacbon bậc bốn của vòng thơm C-8 ở δC 147,6 ppm, C-9 ở δC 147,5 ppm, C-4a ở δC 146,6 ppm, C-10a ở δC 134,0 ppm, C-6a ở δC 131,1 ppm, C-10b ở δC 127,2 ppm; 6 cacbon nhóm methane (CH) (δC 129,9 ÷ 110,3ppm); 2 cacbon nhóm methylene C-6 tại δC 63,7 ppm và nhóm OCH2O tương ứng với δC 101,2 ppm; 1 cacbon nhóm CH3 tại δC 30,8 ppm tương ứng với nhóm methyl gắn với nguyên tử nitơ. Các dữ kiện phổ 1H NMR và 13C NMR của HLB6 phù hợp với dữ kiện phổ của 5,6-dihydrobicolorine. 3.1.10.Cấu trúc hóa học của (trisphaeridine) (HLB7) 9-methylenedioxophenantridine Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB7 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 224,05 phù hợp với công thức phân tử C14H19NO2. Về cơ bản phổ của HLB7 tương tự như các phổ của HLB6, điều khác biệt chủ yếu là trên phổ 1H NMR, 13C NMR và Hình 3.17: Cấu trúc hóa học DEPT không thấy sự xuất hiện tín của HLB7 hiệu của nhóm methyl (CH3) (δH 2,75 ppm và δC 30,8 ppm) đồng thời xuất hiện tín hiệu của cacbon chứa nối đôi gắn với nguyên tử nitơ ở trường thấp (δH 9,09 ppm (s) (H-6) và δC 151,5 ppm (C-6)). Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao tín hiệu của proton và cacbon của hợp chất HLB7 dịch chuyển về trường thấp hơn so với HLB6. Các dữ kiện phổ 1H NMR và 13C NMR của HLB7 tương đối phù hợp với dữ kiện phổ của 9-methylenedioxophenantridine (trisphaeridine) 13 3.1.11.Cấu trúc hóa học của haemanthamine (HLB8) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB8 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 302,12 phù hợp với công thức phân tử C17H18NO4. Trên phổ 1H NMR xuất hiện tín hiệu của hai singlet tại Hình 3.18: Cấu trúc hóa học δH 3,37 ppm và 5,89 ppm tương ứng của HLB8 với nhóm methoxy (OCH3) và methylenedioxy (OCH2O) và hai singlet tại δH 6,47 ppm và 6,82 ppm của các proton vòng thơm H-7 và H-10; 1 doublet tại δH 6,44 ppm tương ứng với H-1 và một doublet kép tại δH 6,37 ppm tương ứng với H-2, đồng thời có 2 doublet tại δH 3,69 ppm và 4,32 ppm tương ứng 2 proton H-6. Trên phổ 13C NMR và phổ DEPT cho thấy trong cấu trúc của HLB8 xuất hiện tín hiệu của 17 cacbon trong đó 5 cacbon bậc bốn gồm 4 cacbon vòng thơm C-9 ở δC 146,4 ppm, C-8 ở 146,1 ppm, C-10a ở 135,3 ppm, C-6a ở 126,9 ppm và C-10b ở δC 50,1 ppm; 7 cacbon nhóm methine trong đó có 2 cacbon olefinic C-2 ở δC 132,2 ppm và C-1 ở 127,3 ppm, 2 cacbon vòng thơm C-7 ở δC 106,8 ppm và C-10 ở δC 103,3 ppm, 3 cacbon no C-11 ở δC 80,1 ppm, C-3 ở δC 72,8 ppm và C-4a ở δC 62,6 ppm; 4 cacbon nhóm methylene δC 100,8 ppm tương ứng với nhóm OCH2O, C-12 ở δC 63,6 ppm, C-6 ở δC 61,4 ppm, C-4 ở δC 28,3 ppm; 1 cacbon nhóm methyl δC 56,6 ppm tương ứng với nhóm OCH3. Các dữ kiện phổ 1H NMR và 13C NMR của HLB8 hoàn toàn phù hợp với dữ kiện phổ của haemanthamine. 3.1.12.Cấu trúc hóa học của tazettine (HLB9) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB9 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 332,12 phù hợp với công thức phân tử C18H21NO5. Các tín hiệu trên phổ 1H NMR của hợp chất HLB9 hoàn toàn phù hợp với alkaloid tazettine; các tín hiệu phổ của proton vòng thơm H-7 và H-10 được cho là các singlet ở δH 6,66 ppm (s) và δH 6,61 ppm (s); các hydro olefinic H-1 (δH 6,00 ppm (d)) và H-2 (δH 5,50 ppm (d)) thể hiện đặc trưng hệ AB với các hằng số tương tác J = 10,5 Hz tương ứng với cấu hình cis. 14 Trên phổ DEPT và phổ 13C NMR xuất hiện tín hiệu của 18 cacbon trong đó 6 cacbon bậc bốn gồm 4 cacbon vòng thơm C-9 ở δC 145,7 ppm, C-8 ở δC 145,6 ppm, C-6a ở δC 127,9 ppm, C-10a ở δC 126,3 ppm, Hình 3.19: Cấu trúc hóa học C-11 ở δC 101,0 ppm và C-10b ở δC của HLB9 49,4 ppm; 6 cacbon nhóm methine (CH) trong đó có 2 cacbon olefinic δC 129,5 ppm ở C-1 và δC 129,1 ppm ở C-2, 2 cacbon vòng thơm C-10 ở δC 108,3 ppm và C-7 ở δC 104,1 ppm, 2 cacbon no C-3 ở δC 72,5 ppm và C-4a ở δC 69,4 ppm; 4 cacbon nhóm methylene (CH2) δC 100,7 ppm tương ứng với nhóm methylenedioxy (OCH2O), C-12 ở δC 65,2 ppm, C-6 ở δC 60,7 ppm, C-4 ở δC 25,9 ppm; 2 cacbon nhóm methyl (CH3) δC 55,3 ppm tương ứng với nhóm methoxy (OCH3) và δC 41,8 ppm tương ứng với nhóm CH3 gắn với nguyên tử nitơ (N). Từ đó cho phép xác định cấu trúc của HLB9 thuộc về khung benzopyrano[3,4-c]indol. Các phép đo phổ 2D NMR (HMBC, HSQC) đã góp phần làm rõ cấu trúc của HLB9. 3.1.13.Cấu trúc hóa học của lycorine (HLB10) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB10 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 288,10 phù hợp với công thức phân tử C16H19NO4. Các tín hiệu phổ 1H NMR của hợp chất HLB10 (Phụ lục 4.10) hoàn toàn phù hợp với alkaloid Hình 3.20: Cấu trúc hóa học lycorine; các tín hiệu phổ của hydro của HLB10 vòng thơm H-10 và H-7 được cho là các singlet ở δH 6,80 ppm (s) và δH 6,68 ppm (s); tín hiệu phổ của hydro olefinic H-3 là một singlet mở rộng (br s) ở δH 5,36 ppm; các proton H-1 (δH 4,27 ppm (br s) và H-2 (δH 3,97 ppm (br s)) thể hiện đặc trưng hệ AB, theo tài liệu tham khảo thì cấu hình của H ở vị trí này phải là β, tương ứng với cấu hình α của nhóm methoxy (OCH3). Trên phổ DEPT và phổ 13C NMR (Phụ lục 4.10) xuất hiện tín hiệu của 16 cacbon trong đó 5 cacbon bậc bốn gồm 4 cacbon vòng thơm C-9 ở δC 145,6 ppm, C-8 ở δC 145,1 ppm, C-6a ở δC 129,7 ppm, C-10a ở δC 129,5 ppm và 1 cacbon 15 olefinic C-4 ở δC 141,6 ppm; 7 cacbon nhóm methine (CH) trong đó có 1 cacbon olefinic δC 104,1 ppm ở C-3, 2 cacbon thơm C-7 ở δC 106,9 ppm và C-10 ở δC 104,1 ppm, 4 cacbon no C-2 ở δC 71,7 ppm, C-1 ở δC 70,2 ppm, C-4a ở δC 60,7 ppm và C-10b ở δC 40,7 ppm; 4 cacbon nhóm methylene (CH2) δC 100,5 ppm tương ứng với nhóm methylenedioxy, C-6 ở δC 56,7 ppm, C-12 ở δC 53,2ppm, C-11 ở δC 28,1 ppm. Từ đó cho phép xác định cấu trúc của HLB10 thuộc về khung benzopyrano[3,4-c]indol. Các phép đo phổ 2D NMR (HMBC, HSQC) đã góp phần làm rõ cấu trúc của HLB10. 3.1.14.Cấu trúc hóa học của 3-epimacronine (HLB11) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB11 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 330,08 phù hợp với công thức phân tử C18H19NO5. Hợp chất HLB11 có các phổ 1H NMR và 13C NMR tương tự tazettine với sự khác tại C-6 và C-11. Cụ thể Hình 3.20: Cấu trúc hóa học biệt rõ nét 1 trên phổ H NMR thấy sự xuất hiện của HLB10 tín hiệu của 1 doublet kép δH 4,46 ppm tương ứng với proton H-11 đồng thời có sự biến mất tín hiệu 2 doublet của proton H-6 (δH 4,81 ppm và 4,53 ppm); trên phổ 13C NMR và DEPT thấy sự xuất hiện của 1 cacbon ketonic (C=O) với sự dịch chuyển về trường yếu C-6 ở δC 165,6 ppm và một nhóm methine (CH) C-11 ở δC 80,1 ppm. Các dữ kiện phổ 1H NMR và 13C NMR của HLB11 hoàn toàn phù hợp với dữ kiện phổ của 3-epimacronine. 3.1.15. Cấu trúc hóa học của 6-O-methylpretazettine (HLB17) Trên phổ ESI-MS của hợp chất HLB17 xuất hiện pic [M + H]+ ở m/z 346,14 phù hợp với công thức phân tử C19H23NO5. Hợp chất HLB17 có các phổ 1H NMR và 13C NMR tương tự 3-epimacronine (HLB11) với sự khác biệt rõ nét tại C-6. Cụ thể trên 1 Hình 3.22: Cấu trúc hóa học phổ H NMR thấy sự xuất hiện tín hiệu của 1 singlet δH 5,60 ppm tương của HLB17 16 ứng với proton H-6, 1singlet δH 3,57 ppm tướng ứng với 3 proton của nhóm methyl gắn với oxy; trên phổ 13C NMR và DEPT thấy sự biến mất của 1 cacbon ketonic (C=O) (δC 165,6 ppm) thay vào đó là sự xuất hiện tín hiệu của 1 cacbon nhóm methine (CH) C-6 ở δC 100,5 ppm và 1 cacbon nhóm methyl (CH3) gắn với nguyên tử oxy ở δC 55,8 ppm. Các dữ kiện phổ 1H NMR và 13C NMR của HLB17 hoàn toàn phù hợp với dữ kiện phổ của 6-O-methylpretazettine. 3.1.16. Cấu trúc hóa học pseudotazettine (HL22) Hợp chất HL22 thu được dưới dạng dầu không màu. Trên phổ khối lượng phân giải cao FT-ICR-MS (positive) cho peak ion m/z 330,13418 [M+H]+ phù hợp với công thức phân tử C18H19NO5 (theo tính toán tương Hình 3.30: Cấu trúc hóa học ứng với píc 330,13360 [M + H]+). Hơp của HL22 chất HL22 có cấu trúc hóa học gần tương tự với HLB9 (tazettine). Phổ 1H NMR đo trong CDCl3 xác nhận sự có mặt của 1 nhóm methyl gắn với nguyên tử nitơ và 1 nhóm methoxy [δH 2,59 ppm (3H, s), 3,42 ppm (3H, s)]; các tín hiệu phổ của proton vòng thơm H-7 và H-10 được cho là các singlet ở δH 6,88 ppm (s) và δH 6,45 ppm (s); các hydro olefinic H-1 [δH 5,97 ppm (1H, d)] và H-2 [δH 5,61 ppm (1H, d)] thể hiện đặc trưng hệ AB với các hằng số tương tác J = 10,5 Hz tương ứng với cấu hình cis của H1 và H-2. Phổ 13C NMR, phổ DEPT cùng với phổ HSQC cũng khẳng định sự xuất hiện tín hiệu của 18 cacbon. Trong đó có 6 cacbon bậc bốn gồm 4 cacbon vòng thơm C-9 ở δC 146,6 ppm, C-8 ở 146,5 ppm, C-6a ở 123,2 ppm, C-10a ở 125,6 ppm, 2 cacbon no C-11 ở δC 101,5 ppm và C-10b ở 48,0 ppm; 7 cacbon nhóm methine trong đó có 2 cacbon olefinic C-1 ở δC 129,5 ppm và C-2 ở 127,6 ppm, 2 cacbon thơm C-10 ở δC 109,6 và C-7 ở δC 103,8 ppm, 3 cacbon no C-12 ở δC 93,1, C-3 ở δC 72,7 ppm và C-4a ở δC 67,4 ppm; 3 cacbon nhóm methylene δC 100,9 ppm tương ứng với nhóm methylenedioxy, C-6 ở 62,1 ppm, C-4 ở 25,7 ppm; 2 cacbon nhóm methyl δC 56,0 ppm tương ứng với nhóm methoxy và δC 38,8 ppm tương ứng với nhóm methyl gắn với nguyên tử nitơ (N). 17 Phổ HSQC cho phép gán được các giá trị độ dịch chuyển hóa học của H-C. Trên cơ sở các dự đoán cấu trúc nêu trên, cùng với các nghiên cứu về hóa học alkaloid của họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) có thể dự đoán cấu trúc của HL22 thuộc về khung benzopyrano[3,4c]indol với công thức phân tử của hợp chất này là C18H19NO5 và có cấu trúc tương tự tazettine (HLB9). Tuy nhiên, có một số khác biệt rõ nét tại vị trí 11 và 12 so với cấu trúc của tazettine (HLB9). Cụ thể C-11 và H-11 không có sự thay đổi nhiều vì vẫn liên kết với oxy nhưng tại vị trí C-12 ta không còn thấy tín hiệu C-12 ở δC 65,1 ppm thay vào đó xuất hiện tín hiệu CH ở δC 93,1 ppm (phổ DEPT). Tín hiệu C-12 chuyển dịch sang trường yếu hơn hẳn do ảnh hưởng âm điện của oxy vòng oxyran. Sự tạo thành vòng oxyran (cấu trúc 11,12epoxy) của HL22 cũng được khẳng định trên phổ 1H NMR. Đó là sự biến mất của 2 tín hiệu doublet của 2 proton H-12 trên phổ chất tazettine (δH 2,54ppm và 3,11ppm- bảng 4.1), thay vào đó xuất hiện tín hiệu singlet của 1 proton tại trường yếu do ảnh hưởng của liên kết với oxy và nitơ (δH 4,39s). Phổ HMBC của hợp chất HL22 hoàn toàn tương tự như phổ HMBC của hợp chất HLB9, thể hiện ở tương tác HMBC giữa proton của nhóm methyl gắn với nguyên tử nitơ N-CH3 (δH 2,59 ppm) với cacbon C-12 (δC 93,1 ppm) và C-4a (δC 67,4 ppm) đã khẳng định được nhóm methyl gắn với nguyên tử nitơ nằm giữa C-12 và C-4a; của proton nhóm methoxy (δH 3,42 ppm) với cacbon C-3 (δC 72,7 ppm) khẳng định được nhóm methoxy gắn với nguyên tử C-3); của proton H-1 (δH 5,97 ppm) với C-2 (δC 127,6 ppm) và proton H-2 (δH 5,61 ppm) với C-1 (δC 129,5 ppm) khẳng định sự có mặt nối đôi tại C-1 và C-2. Sự khác biệt giữa cấu trúc của hợp chất HL22 và HLB9 cũng được khẳng định trên các tương tác của các phổ HMBC cụ thể: đối với hợp chất HLB9 có sự tương tác giữa proton của nhóm 11OH (δH 6,56 ppm) với C-11 (δC 101,0 ppm) trong khi đó với hợp chất HL22 thì không còn sự tương tác đó nữa, điều đó khẳng định sự epoxy hóa nhóm OH tại vị trí C-11 của hợp chất HLB9 với C-12, tạo thành cầu epoxy giữa C-11 và C-12. Từ các kết quả của phổ 1H NMR, 13C NMR, HSQC, HMBC, FT-ICR-MS, cũng như so sánh các giá trị phổ của hợp chất tazettine (HLB9), hợp chất HL22 được đặt tên là pseudotazettine do có cấu trúc tương tự tazettine. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất