Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sinh thái nhân văn một số xã thuộc vùng đệm vườn quốc gia kon ka kinh...

Tài liệu Nghiên cứu sinh thái nhân văn một số xã thuộc vùng đệm vườn quốc gia kon ka kinh, tỉnh gia lai

.PDF
28
286
110

Mô tả:

Nghiên cứu sinh thái nhân văn một số xã thuộc vùng đệm vườn quốc gia kon ka kinh, tỉnh gia lai
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU SINH THÁI NHÂN VĂN MỘT SỐ XÃ THUỘC VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62.42.01.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2014 2 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng ĐHSP Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí Phản biện 1: GS.TS. Lê Trọng Cúc, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Thanh Hải, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Phản biện 3: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi ….. giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Có thể tìm luận án tại: - Thƣ viện trƣờng ĐHSP Hà Nội; - Thƣ viện Quốc gia 3 MỞ ĐẦU Vùng đệm VQG KKK có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ vùng lõi, duy trì hiệu quả bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các HST rừng, bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm. Dân cư vùng đệm chủ yếu là đồng bào DTTS gắn bó lâu đời với rừng, sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn TNTN, đã tạo áp lực lớn đối với VQG. Trong những năm 0gần đây, VQG đã và đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút cả về diện tích và ĐDSH. Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tài nguyên rừng làm cơ sở để tìm ra các giải pháp hợp lý cho sự phát triển hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên rừng và cải thiện đời sống người dân vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sinh thái nhân văn một số xã thuộc vùng đệm vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những cơ sở lí luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong điều kiện vùng đệm vườn quốc gia có cư dân bản địa là đồng bào dân tộc thiểu số, cư dân mới đến đa dạng về thành phần dân tộc và nguồn gốc sinh sống, tỷ lệ đói nghèo cao và dân trí thấp, từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp về chính sách và cơ chế để nâng cao hiệu quả bảo tồn và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu - Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu bao gồm: hệ tự nhiên, hệ xã hội, những tác động qua lại giữa hai hệ trong vùng đệm, cũng như tác động của hệ xã hội (người dân) vùng đệm với tài nguyên rừng VQG KKK - Thời gian: Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013 - Địa điểm: 13 thôn, làng thuộc 4 xã của 3 huyện vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề cập đến việc phân tích, làm rõ các thành phần thuộc hệ tự nhiên và hệ xã hội, tương tác giữa các thành phần trong hệ thống và giữa hai hệ thống với nhau của hệ STNV nhằm tìm ra mối quan hệ hài hòa giữa con người (người dân vùng đệm) và thiên nhiên (tài nguyên rừng) vùng VQG KKK, tỉnh Gia Lai. 4. Câu hỏi nghiên cứu và điểm mới của luận án 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Công trình nghiên cứu thực chất là đi tìm những bằng chứng (lí luận cũng như thực tế) để trả lời cho các câu hỏi chính sau đây: (1) Thành phần và các mối quan hệ trong hệ sinh thái nhân văn vùng đệm VQG KKK được thể hiện như thế nào? (2) Trong các mối quan hệ đó thì quan hệ nào là cơ bản nhất, khi có tác động sẽ có sự thay đổi nhiều nhất? (3) Trong mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, TTBĐ của người dân địa phương đóng vai trò như thế nào? Quan trọng ra sao? 4 (4) Các chủ trương chính sách đã và đang thực thi có góp phần tạo nên sự hài hòa giữa bảo tồn rừng và cải thiện sinh kế cho người dân? (5) Có thể đề xuất một số giải pháp sử dụng tài nguyên rừng bền vững dựa trên tiếp cận STNV? 4.2. Những điểm mới của luận án (1) Cung cấp được những số liệu mới về thành phần hệ STNV vùng đệm VQG KKK để xác định vùng đệm VQG như một hệ thống gồm hệ tự nhiên và hệ xã hội tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nâng cao hiệu quả bảo tồn cho vùng lõi của VQG. (2) Xác định được mối quan hệ cơ bản giữa các thành phần STNV, đồng thời lượng hóa được mối quan hệ đó thông qua xây dựng 5 phương trình hồi qui tuyến tính bội. (3) Xác định được 2 nhóm tri thức bản địa thể hiện mối quan hệ giữa người dân vùng đệm và tài nguyên rừng VQG KKK. (4) Phân tích, đánh giá được hiệu quả 3 chính sách chính liên quan đến đời sống người dân vùng đệm và quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng. (5) Đề xuất được 8 nhóm giải pháp nhằm góp phần quản lý tài nguyên rừng đồng thời nâng cao đời sống người dân vùng đệm dựa trên kết quả nghiên cứu STNV. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về STNV vùng đệm VQG nói chung và VQG KKK nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng trong việc phân tích cơ chế, chính sách hiện hành và đề xuất những chính sách mới phù hợp trên cơ sở khoa học STNV và thực tiễn của địa phương. 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 120 trang, được chia làm các phần: Mở đầu (4 tr), Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (9 tr), Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (8 tr), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (97 tr), Kết luận và đề nghị (2 tr). Luận án có 35 bảng; 25 biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, ảnh; 8 phụ lục; 137 tài liệu tham khảo, trong đó có 86 tài liệu tiếng Việt, 51 tài liệu tiếng Anh). Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu sinh thái nhân văn trên thế giới Các công trình nghiên cứu STNV trên thế giới tập trung làm sáng tỏ cơ sở, nội dung, phương pháp, vai trò của STNV, cách tiếp cận, sự khác nhau giữa STNV và sinh thái học. Từ các công trình nghiên cứu đó ta thấy: Mặc dù sinh thái nhân văn ra đời từ sự khởi xướng của các nhà khoa học Xã hội nhưng đã nhanh chóng được thừa nhận là một bộ phận của sinh thái học. 5 1.2. Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu STNV trong nước đã tập trung nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản: (1) Các dòng năng lượng, vật chất và thông tin chuyển từ hệ tự nhiên đến hệ xã hội và từ hệ xã hội đến hệ tự nhiên như thế nào? (2) Hệ xã hội thích nghi và phản ứng như thế nào trước những thay đổi trong hệ tự nhiên ? (3) Những hoạt động của con người đã gây nên những tác động gì đối với hệ tự nhiên? Đồng thời khẳng định hoạt động sinh kế, tri thức bản địa, phân tích chính sách là các nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu STNV. Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu i) Phân tích cấu trúc, thành phần hệ tự nhiên, thành phần hệ xã hội. ii) Mối quan hệ giữa TNR đối với người dân vùng đệm. iii) Mối quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ (nghèo, thoát nghèo) và nhóm dân cư (bản địa, mới đến) đối với TNR iv) TTBĐ người dân vùng đệm và vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý TNR. v) Phân tích một số chính sách tác động đến quản lý, bảo tồn TNR và cải thiện đời sống người dân vùng đệm. vi) Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức độ khai thác TNR. vii) Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững vùng đệm VQG KKK. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận trong nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm STNV, tiếp cận hệ thống và phát triển bền vững. Hệ STNV không phải là một hệ thống kín mà luôn có mối quan hệ với các hệ thống kế cận. Vì vậy, nghiên cứu STNV vùng đệm VQG KKK không những đi sâu nghiên cứu cấu trúc, sự vận động của từng hệ thống, mối tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau mà còn nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa người dân vùng đệm với tài nguyên rừng VQG KKK. 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp 2.2.2.2. Phương pháp điều tra trên thực địa (i) Cỡ mẫu: 380 hộ thuộc 13 thôn làng của 4 xã, 3 huyện vùng đệm. (ii) Chọn mẫu: Dựa trên những đặc điểm cụ thể của địa phương về điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế hộ. (iii) Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). - Phỏng vấn bán cấu trúc đối với 380 hộ gia đình về thông tin hộ, hoạt động sinh kế, thu nhập, TTBĐ, nhận thức về chính sách thông qua bảng hỏi. 6 - Phỏng vấn sâu 11 già làng, 29 cán bộ cấp xã, 8 cán bộ cấp huyện, 18 cán bộ của VQG về các thông tin cơ sở hạ tầng, hoạt động khai thác, quản lý, tình hình vi phạm pháp luật về BV và PTR… thông qua bảng hỏi. - Phỏng vấn 36 chuyên gia về TTBĐ trong khai thác và sử dụng gỗ, LSNG, động vật, cây thuốc, canh tác nương rẫy, nuôi ong rừng … thông qua bảng hỏi. (iv) Khảo sát và phân tích TTBĐ theo phương pháp của tác giả Hoàng Xuân Tý (2001). (v) Phương pháp thu thập mẫu vật: Cùng với các chuyên gia và người dân bản địa chúng tôi đã tiến hành thu thập 525 mẫu vật vào 13 đợt thực địa: tháng 5, 10/2010; tháng 3, 5, 7, 10/2011; tháng 3, 5, 8, 11/2012; tháng 3, 5, 8/2013. Xử lý và bảo quản mẫu vật thu được theo phương pháp của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). 2.2.2.3. Phương pháp định danh các loài động, thực vật - Các tiêu bản thực vật được phân tích dựa trên phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong các tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Thực vật chí Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Từ điển Thực vật thông dụng (Võ Văn Chi, 2003, 2004), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) để định danh các loài cây gỗ, cây làm thuốc, lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật, cây gỗ được đục tổ nuôi ong. - Thu thập thông tin về các loài động vật thông qua quan sát và phỏng vấn người dân về mẫu động vật. Xác định tên khoa học của các loài động vật quan sát và thu thập thông qua bảng hỏi trong điều tra, khảo sát. - Giám định lại tên khoa học các loài chưa chắc chắn: Sau khi định loại sơ bộ, các kết quả được gửi đến các chuyên gia chuyên ngành nhằm khẳng định và giám định lại tên khoa học của các loài (nếu cần thiết). 2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tổng hợp và phân tích dựa trên phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0. Cụ thể: - Mã hóa, khai báo biến số và nhập dữ liệu: + Đối với biến định lượng: Sử dụng thang đo Scale, nhập số liệu điều tra thực tế. + Đối với biến định tính: sử dụng thang đo Nominal để chuyển dữ liệu “chữ” thành dữ liệu “số”, có sự phân cấp trong cột “values”. - Sử dụng tiêu chuẩn t, mức ý nghĩa thông kê <0,05 để so sánh các giá trị trung bình mẫu về các chỉ tiêu: Diện tích đất canh tác, các loại cây trồng, số lượng vật nuôi, lượng sản phẩm rừng khai thác, thu nhập giữa hai nhóm kinh tế hộ và hai nhóm dân cư. + Nếu sig.<0,05 thì có sự khác nhau có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng về chỉ tiêu so sánh. + Nếu sig.>0,05 thì không có sự khác nhau có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa hia nhóm đối tượng về chỉ tiêu so sánh. - Lập phương trình hồi quy tuyến tính bội: 7 + Tiêu chuẩn để áp dụng thống kê xác xuất phân tích quan hệ đa biến là: kiểm tra sự tồn tại của các biến số bằng tiêu chuẩn t với mức ý nghĩa <0,05. Kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan R bằng tiêu chuẩn F với mức ý nghĩa < 0,05. Mô hình được xây dựng, lựa chọn là mô hình tuyến tính dựa vào sự độc lập tương đối của các biến số. + Sử dụng phương pháp loại trừ dần (backward elimination) để xác định mức độ quan hệ, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội. Đầu tiên tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình, biến có hệ số tương quan nhỏ nhất sẽ được kiểm tra đầu tiên, nếu không thỏa mãn điều kiện sẽ bị loại ra. Lúc này mô hình sẽ được tính toán lại mà không có biến độc lập vừa loại. Tiếp theo SPSS sẽ lặp lại các thủ tục trên cho đến khi giá trị F của biến có hệ số tương quan nhỏ nhất lớn hơn điều kiện thống kê thì quá trình này sẽ dừng lại. Quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là tuyến tính nếu không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến (VIF<10). Giữa chúng có quan hệ tương đối chặt, nếu R2 hiệu chỉnh >0,25. Mức ý nghĩa sig. <0,05 hay độ tin cậy >95%. Kết quả phân tích được xây dựng thành mô hình có dạng: yi = ß0 + ßi xi , trong đó: yi là biến phụ thuộc; ß0 là tham số tự do; ßi là độ dốc; xi là biến độc lập. Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Cấu trúc thành phần sinh thái nhân văn Thành phần hệ STNV vùng đệm VQG KKK bao gồm các thành phần hệ tự nhiên và các thành phần hệ xã hội được trình bày trong hình 3.1. Thành phần tự nhiên Địa hình Khí hậu Thủy văn Địa chất Thổ nhưỡng Cơ cấu sử dụng đất Thảm thực vật rừng Khu hệ thực vật Khu hệ động vật Thành phần xã hội Dân số, dân tộc Nguồn gốc dân cư Thế giới quan bản địa Thiết chế xã hội cổ truyền Thiết chế xã hội hiện đại Lao động, phân bố lao động Tỷ lệ nghèo đói Cơ sở hạ tầng cơ bản Tín dụng Thị trường Hoạt động sinh kế Chủ hộ và yếu tố giới Hình 3.1: Sơ đồ thành phần hệ sinh thái nhân văn vùng đệm VQG KKK 8 3.1.1. Thành phần hệ tự nhiên VQG KKK nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50 km có tọa độ địa lý từ 14009’ đến 14030’ vĩ độ Bắc và 108016’ đến 108028’ kinh độ Đông. VQG KKK nằm trong vùng phân thủy của sông Ba, Đăk Pne và Ayun. Địa hình phức tạp, khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa tương đối rõ rệt với 6 loại đất chính được hình thành từ 4 nhóm đá mẹ. 72,93% diện tích đất vùng đệm được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, 16,43% sử dụng vào mục đích nông nghiệp, còn lại sử dụng vào mục đích khác. Kết quả điều tra của Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên công bố VQG KKK có 5 kiểu thảm thực vật (2011), 158 họ, 568 chi, 1.022 loài thực vật có mạch với 22 loài quý hiếm (2010). Hệ động vật gồm 556 loài (351 loài động vật có xương sống và 205 loài động vật không xương sống) thuộc 91 họ, 30 bộ Trong đó có 15 loài đặc hữu, 47 loài quý hiếm (2011). 3.1.2. Thành phần hệ xã hội Vùng đệm VQG KKK có 11 dân tộc cùng sinh sống, trong đó cư dân bản địa là dân tộc Bahnar chiếm tỷ lệ lớn (81,14%), dân cư mới đến gồm các dân tộc Kinh chiếm 16,5%, dân tộc Thái, Tày, Mường, Nùng… chiếm 2,36%. Người dân bản địa có mặt ở đây từ thời đồ đá, đồ đồng. Người Kinh định cư ở vùng đệm từ thời Pháp thuộc và vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Người Tày, Thái, Nùng, Mường có mặt ở vùng đệm chủ yếu là di dân tự do vào những năm 1980. Dân cư mới đến, dù khác nhau về thành phần dân tộc, nguồn gốc nhưng đều có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân cao hơn so với dân cư bản địa. Người dân bản địa quan niệm “vạn vật hữu linh”, “đa thần” là nét văn hóa tâm linh cần được tôn trọng và sử dụng hợp lý cho công tác quản lý TNR. Lễ hội truyền thống của cư dân bản địa gồm 2 loại chính: Lễ hội theo vòng đời người và lễ hội theo chu kỳ canh tác nương rẫy. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, quy mô hộ lớn, hộ nghèo, dân cư bản địa có trung bình nhân khẩu/hộ lớn hơn so với hộ thoát nghèo, dân cư mới đến. Lao động qua đào tạo trong vùng đệm rất thấp, hiệu quả lao động không cao. Hơn 90% lao động phân bố vào lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, thị trường trao đổi hàng hóa hẹp. Hoạt động sinh kế người dân vùng đệm VQG KKK bao gồm canh tác nương rẫy, ruộng nước, chăn nuôi, khai thác sản phẩm rừng, tham gia quản lý, bảo vệ rừng, làm việc nhà nước và buôn bán. Ở vùng đệm, 83,7% chủ hộ vùng đệm là nam giới. Các chủ hộ này thường có khả năng quyết định phát triển kinh tế hộ gia đình tốt hơn chủ hộ nữ. Thu nhập trung bình năm của chủ hộ là nam (34.820.000 đồng) cao hơn chủ hộ là nữ (27.420.000 đồng). 3.2. Quan hệ giữa các thành phần sinh thái nhân văn vùng đệm VQG KKK 3.2.1. Tài nguyên rừng và sinh kế ngƣời dân vùng đệm 3.2.1.1. Thực vật lấy gỗ Người dân vùng đệm đã lựa chọn 18 loài thực vật khai thác lấy gỗ (Bảng 3.18). 9 Bảng 3.18: Một số loài thực vật lấy gỗ trƣớc đây ngƣời dân khai thác và sử dụng TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mục đích sử dụng DÙNG BÁN 1. Afzelia xylocarpa (Kurz.) Craib. Gõ đỏ Cột cái 2. Dalbergia cochinchinensis Pierre Trắc Cột cái X 3. Fokienia hodginsii A.Henry & H.H.Thomas. Pơ mu Ván X 4. Hopea ferrea Pierre Sao xanh Cột, kèo 5. Hopea odorata Roxb. Sao đen Cột, kèo 6. Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng nước Cột, kèo 7. Melia azedarach L. Xoan Quan tài 8. Michelia mediocris Dandy. Giổi xanh Cột, kèo 9. Neonauclea sessilifolia (Roxb.) Merr. Gáo vàng Ván 10. Parashorea chinensis Wang Chò chỉ Cột, kèo 11. Parashorea poilanei Tardieu Chò đen Cột, kèo 12. Parashorea stellata Kurz Chò chai Cột, kèo 13. Pelthophorum dasyrachis (Miq.) Kurz Lim xẹt Cột cái 14. Podocarpus imbricatus Blume Thông nàng Ván X 15. Podocarpus neriifolius D.Don. Thông tre Ván X 16. Prunus arborae (Blume) Kalkm. Xoan đào Quan tài 17. Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương Cột cái 18. Shorea roxburghii G.Don Sến mủ Cột, kèo X X Theo đó, có 4 loài thực vật được người dân chọn khai thác, sử dụng làm cột cái, là loại gỗ quý, bền, chắc, không mối mọt. 8 loài được khai thác, sử dụng làm cột phụ, kèo là những loài phổ biến trong vùng. 4 loài được khai thác, xẻ ván làm sàn, dựng vách là những loài gỗ có vân đẹp, dẻo, nhẹ và không mối mọt. 2 loài được ưa chuộng, sử dụng làm quan tài là loại có đặc tính mềm, xốp, nhẹ và dễ đẻo gọt. Ngoài mục đích làm nhà rông, nhà ở, người dân còn sử dụng 6 loài để bán, tăng thêm thu nhập. Đây là những loài được người dân nơi khác ưa thích, mua với giá cao, thậm chí cân theo kg cả gốc, rễ như Trắc, Pơ mu. Để khai thác gỗ, người dân đi theo nhóm 5 đến 7 người có kinh nghiệm, khỏe mạnh và ở các độ tuổi khác nhau. Họ mang theo dụng cụ (cưa tay, rìu, rựa, xà gạc…), chuẩn bị lễ vật, lương thực ở lại hàng tuần trong rừng để tìm cây gỗ vừa ý. Đó là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, đường kính ngang ngực khoảng 25-40 cm, tùy theo dự định làm nhà nhỏ hay lớn. Trước khi chặt cây, họ tiến hành nghi lễ xin phép thần rừng, thần cây. Lễ vật là ghè rượu, con gà và tấm lòng thành kính. Gỗ chặt hạ xong có thể kéo về để ở vườn hoặc bỏ lại trong rừng. Một năm sau gỗ được đem về sử dụng. Người dân cho rằng, đây là cách để cho gỗ trãi qua mưa nắng, chống mối mọt sau này. Trong quá trình tương tác, người dân đã hình thành được hệ thống TTBĐ về khai thác, sử dụng và quản lý thực vật lấy gỗ phù hợp với điều kiện địa phương. Đối với người dân 10 bản địa có 23,5% đã từng sử dụng tri thức này vào thực tế, 19,2% chỉ được biết thông qua sự truyền dạy của già làng và những người lớn tuổi, chưa có điều kiện để thực hành. Đối với dân cư mới đến, tỷ lệ người biết chỉ đạt 11,1%. Điều này phản ánh, hiện nay, kiến thức về nhận biết, chọn cây, khai thác và sử dụng gỗ truyền thống không còn điều kiện để thực hành, tiếp biến, đang có nguy cơ xói mòn, suy giảm. 3.2.1.2. Thực vật làm thuốc Chúng tôi đã thu thập và định loại được 102 loài thực vật được người dân khai thác, sử dụng làm dược liệu (Bảng 3.19). Bảng 3.19: Tên loài và tác dụng của cây thuốc mà ngƣời dân khai thác và sử dụng TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. Drynaria fortunei (Kuntz. Ex Mett) Smith. Pteris ensiformis Burm. f. Cycas micholitzii Dyer Gnetum montanum Markgr. Ageratum conyzoides L. Artemisia vulgaris L. Chromolaena odorata (L.) R.King et H. Rob. Eclipta prostrate (L.) Hassk. Gynura crepidioides Benth. Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Pisonia aculeate L. Talinum crassifolium Willd. Ipomoea cairica (L.) Sweet Eryngium foetidum L. Centella asiatica (L.) Urb. Trevesia palmate (Roxb. ex Lindl.) Visan Lonicera macrantha (D. Don) Spreng. Chrysophyllum cainito L. Symplocos annamensis Noot. Symplocos laurina (Retz.) Wall. Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Flueggea virosa (Roxb. ex Willd.) Baill. Sauropus androgynus (L.) Merr. Caesalpinia mimosoides Lamk. Cassia alata L. Cassia tora L. Aeschynomene indica L. Dunbaria podocarpa Kurz Euchresta horsfieldii (Lesch.) Benn. Indigofera dosua Buch. – Ham. ex D. Don Pueraria montana (Lour.) Merr. Mimosa pudica L. Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woodson Parameria laevigata (Juss.) Moldenke Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit. Strophanthus caudatus Kurz. Tabernaemontana corymbosa Roxb. ex Wall Streptocaulon griffthii Hook. f. Cốt bổ toái Ráng Sẹo gà hình gươm Tuế lá xẻ Gắm núi Cứt lợn Ngải cứu Cỏ lào Nhọ nồi Rau tàu bay Sâm leo Bì sơn nhọn Thổ sâm Bìm đẹp Mùi tàu Rau má Đu đủ rừng Kim ngân hoa to Vú sữa Dung trung bộ Dung lá trà Bồ cu vẽ Nổ quả trắng Bồ ngót Móc mèo Muồng trâu Thảo quyết minh Điên điển hương Đậu ma Sơn đậu căn Chàm cua Sắn dây núi Trinh nữ Thần linh lá quế Song tiết Ba gạc lá to Sừng trâu Lài trâu tán Hà thủ ô trắng Bộ phận sử dụng Rễ Cả cây Thân Cả cây Lá, ngọn Cành, lá Lá Cả cây Lá Rễ Nhựa Củ Cả cây Cả cây Cả thân Lá Hoa, lá Rễ, lá Vỏ, rễ Rễ, vỏ Rễ, lá Cành lá Rễ Rễ Lá Lá, quả Cả cây Cả cây Rễ Rễ Vỏ thân Rễ Rễ, thân Thân Vỏ rễ Thân Lá Rễ, củ Tác dụng chữa bệnh Cầm máu, bổ thận Đau lưng bổ mát Sản hậu, rắn cắn Rong huyết sau sinh Kinh nguyệt không đều Cầm máu Sốt cao Rắn, rết cắn Tiêu hóa, ho, bổ máu Viêm phổi Thuốc bổ Phù thủng Rối loạn tiêu hóa Cầm máu Phụ nữ sau khi sinh Thanh nhiệt, giải độc Dạ dày Vết thương, đòn ngã Tan máu bầm, ỉa chảy Tan máu bầm Trị vết thương Đường tiết niệu Đau lưng táo bón Giải nhiệt Đường tiết niệu, dạ dày Bổ Đau bụng Đòn ngã Trị cảm Suy nhược thần kinh Phụ nữ sau khi sinh Xương, khớp Huyết áp, trị ghẻ Đau lưng Vết thương, cầm máu Đen tóc, bổ máu 11 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. 73. 74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. Aidia cochinchinensis Lour. Borreria pusilla (Wall.) DC. Hydnophytum formicarum Jack Ixora coccinea L. Ixora henryi Lesvl. Morinda tomentosa Heyn Morinda officinalis How Acrocephalus indicus (Burm.f.) Kuntze Elsholtzia winitiana Craib Pogostemon parviflorus Benth. Callicarpa rubella Lindl. Clerodendrum cyrtophyllum Turcz. Lantana camara L. Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai Illigera parviflora Dunn Melodorum fruticosum Lour. Sida rhombifolia L. Lagerstroemia calyculata Kurz Psidium guajava L. Ardisia maculosa Kurz Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Cyclea bicristata (Griff.) Diesl. Fibraurea tinctoria Lour. Ziziphus oenoplia (L.) Mill. Rubus niveus Thunb. Euodia meliaefolia (Hance) Benth. Brucea javanica (L.) Merr. Eurycoma longifolia W. Jack. Cardiospermum halicacabum L. Sapindus mukorossi Gaertno Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Ness Adenosma coerulea R.Br. Nicotiana tabacum L. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Ficus variolosa Lindl.ex Benth. Streblus ilicifolius (Vidal) Corn. Gonostegia hirta (Blume.) Miq. Carica papaya L. Passiflora foetida L. Acorus calamus L. Aglaonema costatum (Nutt.) N.E.Brown. Alocasia longiloba Miq. Homalomena occulta (Lour.) Schott Mariscus umbellatus Vahl. Cyperus rotundus L. Ophiopogon chingii Wang et Tang Ophiopogon dracaenoides (Baker) Hook.f. Ophiopogon latifolius Rodr. Curculigo orchicides Gaertn. Calathea clossoni Hort. Smilax glabra Wall. ex Roxb. Chè rừng Rau chiên Bí kỳ nam Mẫu đơn đỏ Trang henry Nhàu lông Ba kích Nhân trần Kinh giới lụng trắng Hoắc hương hoa nhỏ Tu hú quả tím Đại thanh Ngũ sắc Sói rừng Liên đằng hoa nhỏ Dủ dẻ trâu Ké hoa vàng Bằng lăng ổi Ổi rừng Trân châu tán Vàng đắng Dây sâm hai sóng Hoằng đắng Táo rừng Ngấy tuyết Ba chạc lá xoan Sầu đâu cứt chuột Bá bệnh, mật nhân Dây tầm phỏng Bồ hòn Xuyên tâm liên Nhân trần Việt Nam Thuốc lá Trầm hương Sung rỗ Ô rô núi Bọ mắm lông Đu đủ Dây lạc tiên Thủy xương bồ Vằn niên thanh Ráy lá mũi tên Sơn thục Cói tương hoa tán Cỏ gấu Cao cẳng lá nhỏ Cao cẳng lá mác Cao cẳng lá rộng Sâm cau Huỳnh tinh rằn Thổ phục linh Vỏ Cả cây Thân củ Rễ Cả cây Rễ Củ Cả cây Cả cây Lá Rễ Lá Rễ, lá, hoa Lá, rễ Rễ Lá, hoa, rễ Cả cây Vỏ Lá, đọt non Cả cây Thân, rễ Thân Thân, rễ Rễ Rễ Rễ Cả cây Rễ Cả cây Vỏ cây,Quả Cả cây Cả cây Lá Thân Lá Vỏ Lá Quả non Lá Thân, rễ Cả cây Củ Rễ Cả cây Cả cây Cả cây Rễ củ Rễ củ Thân, rễ Rễ Rễ Sốt rét Vết thương Thấp khớp, gan Đái đục Ho ra máu Đau lưng, nhức mỏi Bổ dưỡng Phụ nữ sau khi sinh Cảm cúm, tê thấp Rắn cắn Bệnh khớp Phụ nữ sau khi sinh Vết thương, đau xương Rắn cắn Xương, gân Phụ nữ sau khi sinh Kiết lỵ Ỉa chảy Đau bụng Gãy xương Ỉa chảy Ỉa chảy, sốt rét Đau mắt, sốt rét Giải độc Viêm phổi, cảm sốt Đau dạ dày Kiết lỵ, sốt rét Giun sán, kiết lỵ, sốt rét Phù thủng, tê thấp Trị ghẻ,Rắn cắn Phụ nữ sau khi sinh Phụ nữ sau khi sinh Rắn cắn Đau bụng, nôn mửa Tan máu bầm Tiêu độc, mụn nhọt Cầm máu Đau đầu Mất ngủ Giải nhiệt, tiêu hóa Đường hô hấp Rắn cắn Gân, xương Trị giun Đau bụng kinh Trị bỏng Phong thấp, tim Trị ho Liệt dương Vết thương Đau bụng ở phụ nữ 12 90. 91. 92. 93. 94. 95. 96. 97. 98. 99. 100. 101. 102. Anoectochilus roxburghii (Wall.) Wall. exhindl. Bulbophyllum odoratissimum (J.E.Sm.) Lindl. Phajus tankervilleae (Banks ex L’.Hér.) Blume Pandanus urophyllus Hance Cymbopogon nardus (L.) Rendle Imperata cylundrica (L.) Beauv. Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Amomum villosum Lour. Amomum xanthioides Wall. Alpinia chinensis (Koenig) Rosc. Curcuma sp. Kaempferia galanga L. Zingiber officinale Rose. Lan kim tuyến Cầu diệp thơm Lan hạc đỉnh Dứa dại Sả Cỏ tranh Đót Sa nhân Sa nhân gai Riềng tàu Nghệ rừng Địa liền Gừng Cả cây Cả cây Thân Thân Củ, rễ Rễ Thân non Quả, hạt Quả, hạt Thân, rễ Củ Rễ Củ Ho, sốt cao, rắn cắn Trị ho ra máu Trị ho Phong thấp, đau xương Cảm cúm Lợi tiểu Chữa lành vết thương Đau bụng, băng huyết Đau bụng, động thai Xương khớp Bổ máu Đau bụng, khó tiêu Cảm lạnh Thực vật làm thuốc bao gồm 4 dạng sống, thân thảo (47,06%), cây bụi (26,47%), dây leo (13,73%) và cây gỗ (12,74%). Phân bố ở môi trường rừng (53,91%); vườn, nương rẫy, ven đường; đồi cỏ, trảng bụi (26,47%), ven suối (7,84%). Các bộ phận của cây đều được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc, rễ, củ (43,14%), cả cây (22,55%), lá, (21,57%), thân (17,65%), hoa quả (7,84%) và nhựa (0,98%). Có thể chữa trị được 11 nhóm bệnh khác nhau, bệnh đường tiêu hóa (20,59%), gân, xương, khớp (15,69%), vết thương, đòn ngã (14,71%), bổ máu, giải nhiệt (14,71%), bệnh phụ nữ (13,73%), ho, viêm phổi (8,82%), rắn cắn (7,84%) và một số bệnh cảm sốt, đường tiết niệu, sốt rét…. Đây là những bệnh thường gặp trong điều kiện sinh sống của người dân trong vùng. Người dân có 3 lựa chọn cơ bản để chữa trị khi bị bệnh. Trong đó, 47,11% người dân chỉ sử dụng cây thuốc, 24,47% sử dụng thuốc tây và 28,42% đến trung tâm y tế xã để chữa trị khi bị bệnh. Chứng tỏ cây thuốc và kiến thức về sử dụng cây thuốc là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng đệm. Ở đây có 6 loài cây thuốc quý hiếm (4 loài nguy cấp, 2 loài sẽ nguy cấp), chiếm 8,82% tổng số loài thu được. Đó là những loài số lượng cá thể còn lại ít, có nguy cơ biến mất cần được ưu tiên bảo vệ (Bảng 3.21). Bảng 3.21: Những loài cây thuốc quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) TT Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ nguy cấp 1. Drynaria fortunei (Kuntz. Ex Mett) Smith. Cốt bổ toái EN 2. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương EN 3. Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woodson Thần linh lá quế VU 4. Hydnophytum formicarum Jack Bí kỳ nam EN 5. Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Sâm leo VU 6. Anoectochilus roxburghii (Wall.) Wall. exhindl. Lan kim tuyến EN Cùng với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, vùng đệm đã có sự phân hóa về tri thức khai thác và sử dụng cây thuốc. Đối với dân cư bản địa có 54,8% biết nhiều, 9,3% biết ít và 35,9% không biết về cây thuốc. Dân cư mới đến có 14,2% biết nhiều, 71,6% không biết về cây thuốc. 13 3.2.1.3. Động vật làm thực phẩm Người dân đã khai thác 15 loài động vật rừng, 10 loài động vật thủy sinh và một số loài khác để làm thực phẩm (Bảng 3.22). Bảng 3.22: Một số loài động vật ngƣời dân khai thác làm thực phẩm TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. Tên khoa học Ophiocephalus striatus Bloch Clarias batrachus Linnaeus Cyprinus carpio Linnaeus Crassius auratus Linnaeus Oreochromis niloticus Linnaeus Flata alba Zuiew Macrognathus aculeatus Bloch Hoplobatrachus rugulosus Wiegmann Hylarana guentheri Boulenger Fejervarya limnocharis Gravenhorst Gekko gecko Linnaeus Varanus salvator Laurenti Streptopelia chinensis Gallus gallus Jabouillei Gurrulax konkakinhensis Cervus unicolor Kerr Muntiacus truongsonensis Capricornis sumatraensis Bechstein Callosciurus finlaysoni Horsfield Lepus sinensis Gray Cynopterus brachyotis Miiller Sus crofa Linnaeus Atherurus macrourus Linnaeus Bandicota indica Bechstein Rattus koratensis Kloss Hystrix cristata Linnaeus Tên Việt Nam Cá lóc Cá trê Cá chép Cá diếc Cá rô phi Lươn Chạch Ếch đồng Chẫu chuộc Ngóe Tắc kè Kì đà hoa Cu đất Gà rừng Khướu kkk Nai Mang trường sơn Sơn dương Sóc đỏ Thỏ rừng Dơi chó Lợn rừng Dúi Chuột đất lớn Chuột rừng Nhím Mật ong Mục đích sử dụng DÙNG BÁN X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Người dân hiểu rõ tập tính của các loài động vật là đối tượng săn bắt về cách tìm mồi, tìm nước uống và làm tổ. Việc săn bắt động vật hoang dã đã bị cấm cùng với sự giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chủng loại các loài thú lớn. Đi săn tập thể không còn được thực hiện trừ khi có người trong làng phát hiện dấu vết của loài thú lớn. Vì vậy, tri thức về săn bắt động vật rừng cũng có nhiều biến đổi. Dân cư bản địa vùng đệm biết nhiều (46,62%) về kinh nghiệm săn bắt động vật hơn dân cư mới đến (13,13%). 14 3.2.1.4. Các loại lâm sản khác Điều tra đã phát hiện 55 loại có nguồn gốc thực vật được người dân sử dụng phổ biến (Bảng 3.23). Bảng 3.23: Các loại lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật Tên khoa học TT Tên Việt Nam Bộ phận sử dụng Mục đích sử dụng DÙNG BÁN Elaeagnus conferta Roxb. Nhót dại Quả Ăn Phyllanthus emblica L. Me rừng Quả Ăn Pueraria Sắn dây núi Củ Ăn Garcinia merguensis Wight Cà ná Quả Ăn Dioscorea glabra Roxb. Khoai rạng Củ Ăn Musa Chuối rừng Quả Ăn Dialium cochinchinensis Pierre Xoay Quả Ăn X Canarium littorale Blume Trám nâu Quả Ăn X Nephelium lappaceum L. Chôm chôm Quả Ăn X 10. Măng các loại Thân non Ăn X 11. Nấm các loại 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. cumina (Lour.) Merr. cuminate Colla Ăn 12. Argostemma verticillata Wall. ex Roxb. Nhược hùng luân sinh Cả cây Cảnh X 13. Ficus altissima Blume Đa tía Cả cây Cảnh X 14. Ficus auriculata Lour. Vả Cả cây Cảnh X 15. Ficus benjamina L. Si, sanh Cả cây Cảnh X 16. Irvingia malavana Oliv.ex Benn. Kơ nia Cành, thân Củi 17. Lithocarpus silvicolarum (Hance) Chun Dẻ rừng Cành, thân Củi 18. Quercus helferiana A.DC. Dẻ cau Cành, thân Củi 19. Cratoxylon pruniflorum (Kurz) Kurz Thành ngạnh Cành, thân Củi 20. Wendlandia glabrata DC. Hoắc quang Cành, thân Củi 21. Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Rob. Bời lời nhớt Vỏ Nguyên liệu X 22. Litsea verticillata Hance. Bời lời vòng Vỏ Nguyên liệu X 23. Machilus odoratissimus Ness. Bời lời đẹc Vỏ Nguyên liệu X 24. Neolitsea zeylanica (Nees et T. Ness) Merr. Bời lời Xri Lanca Vỏ Nguyên liệu X 25. Calamus poilanei Conrard Song bột Thân Nguyên liệu 26. Calamus rudentum Lour. Song đá Thân Nguyên liệu 27. Calamus tetradactylus Hance. Mây nếp Thân Nguyên liệu 28. Calamus tonkinensis Becc. Mây đắng Thân Nguyên liệu 29. Bambusa blumeana Schult.f. Tre gai Thân Nguyên liệu 30. Bambusa procera A. Chev. Et A. Camus Lồ ô Thân Nguyên liệu 31. Dendrocalamus patellaris Gamble Giang Thân Nguyên liệu 32. Schizostachyum zollingeri Steud. Tre lồ ô Thân Nguyên liệu 33. Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Đót Hoa Nguyên liệu 34. Dioscorea cirrhosa Lour. Củ nâu Củ Nguyên liệu 35. Diplazium donianum (Mett.) Tardieu Rau dớn Lá Rau ăn X X X 15 36. Cycas micholitzii Dyer Tuế lá xẻ Thân Rau ăn 37. Gnetum gnemon L. Rau bép Lá non Rau ăn 38. Gnaphalium luteoalbum L. Rau khúc vàng Lá non Rau ăn 39. Gynura crepidioides Benth. Rau tàu bay Ngọn non Rau ăn 40. Pluchea indica (L.) Less. Cúc tần Ngọn non Rau ăn 41. Rorippa indica (L.) Hiern Cải hoang Ngọn non Rau ăn 42. Amaranthus hybridus L. Rau dền Ngọn non Rau ăn 43. Amaranthus lividus L. Dền cơm Ngọn non Rau ăn 44. Centella asiatica (L.) Urb. Rau má Cả cây Rau ăn 45. Hydrocotyle chinensis (Dunn) Craib Rau má rừng Lá Rau ăn 46. Hydrocotyle nepanlense Hook. Rau má lá to Lá Rau ăn 47. Oenanthe javanica (Blume) DC. Rau cần cơm Lá non Rau ăn 48. Trevesia palmate (Roxb. ex Lindl.) Visan Đu đủ rừng Lá non Rau ăn 49. Cardiospermum halicacabum L. Dây tầm phỏng Lá non Rau ăn 50. Garcinia oblongifolia Champ. Bứa Lá Rau ăn 51. Aglaonema costatum (Nutt.) N.E.Brown. Vằn niên thanh Bẹ lá Rau ăn 52. Colocasia esculenta (L.) Schott Môn nước Bẹ lá Rau ăn 53. Homalomena occulta (Lour.) Schott Sơn thục Bẹ lá Rau ăn 54. Caryota urens L. Đùng đình ngứa Đọt non Rau ăn 55. Eryngium foetidum L. Mùi tàu Lá non Rau thơm Bảng 3.23 cho thấy, người dân vùng đệm đã khai thác 7 loài thực vật lấy quả, 3 loài lấy củ, 22 loài thực vật, các loại măng, nấm lấy thân, bẹ, lá để ăn là phần quan trọng trong sinh kế, cứu đói, đặc biệt vào mùa giáp hạt. 14 loài làm nguyên liệu sản xuất vật dụng, dụng cụ lao động, 4 loài làm cảnh và 5 loài lấy củi. Trong khai thác, người dân tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc nhất định đối với từng loại LSNG. Khi chặt tre gai, tre lồ ô, giang người dân chọn cây đủ tiêu chuẩn, chặt cách gốc 80 – 100 cm, phần còn lại làm chỗ dựa cho măng khỏi bị gió làm gãy hoặc động vật phá hại. Họ không thu hái lứa măng mọc đầu mùa, bởi măng lúc này còn nhiều vị chát, đắng. Thực chất là tạo điều kiện để chúng phát triển thành cây trưởng thành. Các loài song mây, họ chọn khai thác những cây dài hơn 5m. Các loài rau, củ chỉ khai thác một phần mà không nhổ hết cả bụi, đám. Ở vùng đệm VQG KKK, nhiên liệu đun nấu của người dân chủ yếu là củi. Củi được thu lượm từ rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn hộ. Cành, nhánh khô của đa số các loài thực vật đều được người dân sử dụng để đun nấu. Tuy nhiên ở một số làng như Pơ Ngal, Tăng, Kon Lốc 1, Kon Bông 2, người dân chọn 4 loài Dẻ rừng, Dẻ cau, Kơ nia và Thành ngạnh để làm củi. Đây là những loài cây có nhựa, đun nấu rất đượm và tỏa nhiều năng lượng. 4 loài Bời lời mọc tự nhiên trong VQG vẫn còn phổ biến ở gần làng Pơ Ngal và một số ở làng Dekjiêng, Kon Nat được người dân thu hái để bán cho thương lái vào đầu mùa khô hoặc khi thiếu đói. 4 loài được khai thác cả cây để bán làm cảnh. 7 loài được khai thác lấy sản phẩm dùng hoặc bán. 16 Dụng cụ khai thác chủ yếu bằng tay, dao, rựa và cuốc. Sản phẩm thu được đa số dùng ngay, một số được chế biến đơn giản, phơi khô, cất trữ, dùng dần. Tất cả các sản phẩm đem bán chủ yếu ở dạng thô hoặc chỉ qua sơ chế, giá bán thấp là thiệt thòi đối với người dân vùng đệm. 3.2.2. Quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ, nhóm dân cƣ với tài nguyên rừng 3.2.2.1. Quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ, nhóm dân cư trong sử dụng đất canh tác nông nghiệp Kết quả khảo sát cơ cấu đất canh tác thu được tỷ lệ bình quân về diện tích đất các loại theo nhóm kinh tế hộ và nhóm dân cư như hình 3.13: Tỷ lệ % diện tích canh tác trung bình vùng đệm theo nhóm kinh tế hộ, dân cư 100 90 80 70 Nghèo 60 50 Thoát nghèo 40 Bản địa 30 Mới đến 20 10 0 Vườn hộ Ruộng nước Rẫy Hình 3.13: Diện tích đất canh tác theo nhóm kinh tế hộ và nhóm dân cư Canh tác của người dân vùng đệm chủ yếu tập trung ở đất rẫy, chiếm 97,89%, còn lại là ruộng nước (1,9%) và vườn hộ (0,21%). Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t, mức ý nghĩa <0,05 cho thấy, nhóm hộ thoát nghèo, dân cư mới đến sở hữu nhiều diện tích ruộng nước, vườn hộ hơn nhóm hộ nghèo, dân cư bản địa và không có sự sai khác trong tổng diện tích đất sử dụng giữa hai nhóm kinh tế hộ ở tất cả các địa phương. Điều này phản ánh, hộ nghèo ở các xã vùng đệm vẫn có khả năng tiếp cận với tài nguyên đất bình đẳng như hộ thoát nghèo. Vì vậy, diện tích đất không phải là nguyên nhân quan trọng gây nên đói nghèo mà loại đất, khả năng đầu tư, tổ chức sản xuất, tiếp cận kỹ thuật, đa dạng nguồn thu mới là nhân tố quyết định. Phần lớn diện tích rẫy của người dân bản địa được canh tác theo hình thức luân khoảnh khép kín. Trước năm 1996 có 18,62% số hộ canh tác 2-3 vụ rồi bỏ hóa 6-8 năm, 81,38% số hộ canh tác 2-3 vụ rồi bỏ hóa 8-10 năm. Đây là thời gian nghỉ ngơi, phục hồi độ phì của đất. Hiện nay thời gian bỏ hóa chỉ còn 2-3 năm, làm giảm khả năng phục hồi độ phì, năng suất sản xuất thấp. 17 Hình 3.15: Diện tích đất sử dụng sai mục đích Hình 3.15 cho thấy, trung bình mỗi hộ khảo sát canh tác nông nghiệp trên 22.300 m2 đất lâm nghiệp, trong đó diện tích thuộc VQG là 8.500 m2. Phần lớn diện tích đất này được người dân khai thác để sản xuất nông nghiệp trước khi VQG được thành lập, hiện nay vẫn chưa thể thu hồi mà còn có xu hướng tăng lên. Đất canh tác thuộc các tiểu khu phục hồi sinh thái, một số tiểu khu bảo vệ nghiêm ngặt đã gây khó khăn trong việc quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên VQG. Canh tác nương rẫy trong VQG là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích, phá vỡ sinh cảnh, phân mảnh môi trường sống của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là động vật hoang dã. 3.2.2.2. Quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ, nhóm dân cư với cơ cấu cây trồng Cơ cấu canh tác của các nhóm kinh tế hộ tập trung chủ yếu vào cây trồng hàng năm, chiếm từ 63,3% ở hộ thoát nghèo đến 92,6% ở hộ nghèo. Cây lâu năm chiếm từ 5,9% ở hộ nghèo đến 30,4% ở hộ thoát nghèo. Lúa nước được trồng chủ yếu đối với nhóm hộ thoát nghèo ở đa số các địa phương. Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t, mức ý nghĩa <0,05 cho thấy: Hộ thoát nghèo, dân cư mới đến có nhiều diện tich lúa nước và cây lâu năm hơn hộ nghèo, dân cư bản địa. Trong khi cây trồng hàng năm chưa có sự sai khác giữa các nhóm kinh tế hộ ở các địa phương. Điều này chứng tỏ, trồng lúa nước và cây lâu năm có thể cải thiện sinh kế của người dân vùng đệm. Dân cư bản địa chú trọng vào cây hàng năm (86,1%), tiếp đến là cây lâu năm (13,2%), lúa nước (0,7%). Trong khi đó dân cư mới đến đã chú trọng vào cây lâu năm (30,4%), lúa nước (16,3%). 3.2.2.3. Quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ, nhóm dân cư với cơ cấu vật nuôi Vật nuôi phổ biến ở vùng đệm là trâu, bò, heo, dê và các loại gia cầm. Hộ thoát nghèo, dân cư mới đến nuôi nhiều trâu, bò hơn hộ nghèo, dân cư bản địa. Không có sự khác biệt về số lượng gia cầm được nuôi giữa hai nhóm kinh tế hộ. Dân cư bản địa chủ yếu chăn nuôi theo lối thả rông (99,3%), dân cư mới đến chủ yếu chăn nuôi theo hình thức chăn dắt (97%). Số vật nuôi thả rông tự tìm đến những loài cây dưới tán rừng tự nhiên, những cây con rừng trồng để ăn lá, ăn phần ngọn, thậm chí đào bới 18 cả gốc. Hậu quả, làm gãy cây, giảm tỷ lệ sống sót của rừng trồng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tái sinh rừng tự nhiên. Mặt khác, mật độ gia súc và tần suất thả rông vào rừng cao đã làm tầng đất mặt bị nén chặt, ít thấm nước trong mùa mưa. 3.2.2.4. Quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ, nhóm dân cư với sản lượng khai thác sản phẩm rừng Kết quả nghiên cứu cho thấy có 13 nhóm lâm sản được người dân khai thác, đóng góp một phần quan trọng trong sinh kế (Bảng 3.25). Bảng 3.25: Sản lƣợng khai thác sản phẩm rừng theo nhóm kinh tế hộ và nhóm dân cƣ Nhóm kinh tế hộ Nhóm dân cƣ Nhóm sản phẩm Nghèo Thoát nghèo Bản địa Mới đến Gỗ (m3/hộ/năm) Củi (ster/hộ/năm) Dƣợc liệu (kg/hộ/năm) Lƣơng thực (kg/hộ/năm) Trái cây (kg/hộ/năm) Rau (kg/hộ/năm) Nguyên liệu (cây/hộ/năm) Mật ong (lít/hộ/năm) Cây nuôi ong (cây/hộ/năm) Cây men rƣợu (kg/hộ/năm) Động vật lớn (con/hộ/năm) Động vật vừa (con/hộ/năm) Cá, tôm… (kg/hộ/năm) 0,9 8,46 10,14 30,07 4,44 56,12 116,18 5,5 5,66 13,76 0,36 44,33 9,97 1,17 7,45 6,60 7,23 2,19 29,47 141,37 3,17 2,57 8,87 0,49 32,71 14,75 0,84 8,61 9,95 26,02 4,21 56,5 124,22 5,47 5,69 13,92 0,38 43,96 10,54 1,56 6,23 4,29 8,41 1,03 6,86 138,9 1,38 0 4,46 0,54 24,35 17,01 Nhóm hộ thoát nghèo, dân cư mới đến khai thác, sử dụng nhiều gỗ, động vật lớn và cây nguyên liệu hơn nhóm hộ nghèo, dân cư bản địa. Hộ nghèo, dân cư bản địa sử dụng nhiều củi, dược liệu, lâm sản làm lương thực, trái cây, rau rừng, mật ong, lan rừng, động vật nhỏ hơn hộ thoát nghèo, dân cư mới đến. Sản lượng khai thác nhiều, sản phẩm khai thác tập trung vào một số loài thuộc cùng bậc dinh dưỡng trong chuỗi, lưới thức ăn đã làm cạn kiệt tài nguyên, phá hủy môi trường sinh thái. Tính toàn vẹn của hệ sinh thái bị phá vỡ, chu trình vật chất, dòng năng lượng bị gián đoạn. 3.2.2.5. Quan hệ giữa nhóm kinh tế hộ, nhóm dân cư với cơ cấu thu nhập Bảng 3.26: Thu nhập trung bình hộ theo nhóm kinh tế hộ và nhóm dân cƣ Đơn vị: nghìn VND Nhóm kinh tế hộ Nhóm dân cƣ Nguồn thu nhập Nghèo Thoát nghèo Bản địa Mới đến Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 0,12 1,20 Vườn hộ 29 505 1,13 129 0,46 603 2,16 7,44 Ruộng nước 519 1896 4,26 261 0,94 3741 52,98 Cây hàng năm 12687 18513 41,63 13488 48,61 20948 41,67 5,22 Cây lâu năm 1250 8919 20,06 3534 12,74 8633 17,17 7,02 6,76 Chăn nuôi 1680 2974 6,69 1899 6,84 3399 21,33 Sản phẩm rừng 5109 5597 12,59 5405 19,48 5151 10,25 5,39 0 Khoán QLBVR 1290 620 1,39 1317 4,75 0 5,79 Lương, phụ cấp 1386 5445 12,25 1714 6,18 7794 15,50 Tổng thu 23.950 100 44.469 100 27.747 100 50.270 100 19 Bảng 3.26 cho thấy, tổng thu nhập ròng của hộ/năm biến động từ 23,95 triệu đồng ở hộ nghèo đến 44,469 triệu ở hộ thoát nghèo, từ 27,747 triệu ở nhóm dân cư bản địa đến 50,27 triệu ở nhóm dân cư mới đến. Nguồn thu từ cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn thu đứng thứ hai là khai thác sản phẩm rừng đối với hộ nghèo và cây lâu năm đối với hộ thoát nghèo. Điều này phản ánh mức thu nhập thấp của các cộng đồng cư dân vùng đệm VQG so với các vùng phát triển hơn, thu nhập thường được tạo ra từ phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, ngành nghề. Bình quân thu nhập từ sản phẩm rừng được tính bao gồm cả phần bán và sử dụng của hộ trong năm, biến động từ 4,374 triệu ở hộ nghèo xã Hà Đông đến 6,309 triệu ở hộ thoát nghèo ở xã Ayun, từ 3,501 triệu ở nhóm dân cư mới đến xã Đăk Rông đến 6,093 triệu ở nhóm dân cư mới đến xã Ayun. Điều đó cho thấy dù hộ nghèo hay thoát nghèo, cư dân bản địa hay cư dân mới đến thì khoản thu từ khai thác sản phẩm rừng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Phản ánh đời sống của người dân vùng đệm phụ thuộc cao vào tài nguyên rừng, là nguy cơ gây giảm sút về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học VQG. Việc khai thác và sử dụng một số sản phẩm rừng ở VQG là trái phép tuy nhiên vẫn diễn ra không thể ngăn cản, gây khó khăn cho quản lý. Trên thực tế việc “bảo tồn nghiêm ngặt” vẫn còn là lý thuyết. Do đó cần có giải pháp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ này, cũng như chia sẻ lợi ích để rừng được quản lý thực sự, nhu cầu người dân được đáp ứng. Các địa phương vùng đệm đều nhận khoán QLBVR từ VQG và các chủ rừng trên địa bàn. Nguồn thu này đóng góp từ 1,35% ở hộ thoát nghèo đến 5,39% ở hộ nghèo, thấp hơn so với nguồn thu từ khai thác sản phẩm rừng. Vì vậy, nguồn thu từ khoán QLBVR chưa thể thay thế hay giúp giảm bớt nguồn thu từ sản phẩm rừng. 3.2.3. Tri thức bản địa ngƣời dân vùng đệm với tài nguyên rừng 3.2.3.1. Tri thức về canh tác nương rẫy Người Bahnar canh tác nương rẫy theo hình thức luân khoảnh khép kín với một loạt các biện pháp kỹ thuật liên hoàn: chọn đất, phát cây, phơi, làm đường ranh cản lửa, đốt, dọn đất, trồng trỉa, chăm sóc, thu hoạch. Đây là phương thức sử dụng đất linh hoạt, hợp lý và hiệu quả để đối phó với thực tế sinh thái của địa phương, được xây dựng dựa trên những kiến thức sâu sắc của người dân bản địa về môi trường rừng vào các quá trình tự nhiên. Kỹ thuật canh tác, công cụ lao động đơn giản, không đòi hỏi mức đầu tư cao, phù hợp với khả năng của cư dân bản địa. Trong chu kỳ canh tác, người dân thường tiến hành các lễ, bao gồm: Lễ khấn trồng trỉa lúa, lễ ăn cốm mới, lễ đóng cửa kho và một số lễ liên quan về lúa khác. 20 3.2.3.2. Tri thức về “nuôi” ong rừng tự nhiên Qua thực địa 13 làng nghiên cứu, chúng tôi phát hiện điểm khác biệt, rất riêng của đồng bào Bahnar làng Pơ Ngal, xã Kroong, huyện KBang là đục lỗ thân cây để “nuôi” ong rừng tự nhiên. Khảo sát 183 cây của 12 hộ gia đình, 9 loài thực vật được chọn làm tổ ong được xác định trong bảng 3.28. Bảng 3.28: Loài thực vật rừng ngƣời dân đục lỗ “nuôi” ong đến năm 2012 TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Tên Việt Nam Caesalpinia mimosoides Lamk. Móc mèo Cassia seamea Lamk. Muồng đen Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa Cinnamomum sp. Re Cryptocarya metcalfiana Allen Mò lưng bạc Litsea monopetala (Roxb.) Pers. Mò giấy Schima superba Gardn. Et Champ. Ex Benth. Chò sót Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương Ficus racemosa L. Sung Tên khoa học Số cây 35 27 32 16 19 22 18 8 6 Ong về làm tổ Có Không 33 2 26 1 29 3 15 1 19 0 10 2 18 0 8 0 0 6 Tổ ong thường được tạo cách gốc từ 50 – 120 cm, là độ cao thuận lợi cho người cầm đục. Trung bình tổ cao 55 cm, rộng 14 cm, sâu 30 cm. Công việc “nuôi” ong được thực hiện theo chu kỳ (Bảng 3.29). Bảng 3.29: Chu kỳ “nuôi” ong của ngƣời dân địa phƣơng Công việc Đục tổ mới Làm vệ sinh tổ Ong về làm tổ Mùa ong lấy mật Thu hoạch mật ong Làm vệ sinh tổ sau thu hoạch mật ong Dƣơng lịch Tháng 12 Đầu tháng 3 Giữa tháng 3 3,4,5 6 7 Lịch Bahnar Tháng 10 Đầu tháng 1 Tháng 1 Tháng 1,2,3 Tháng 4 Tháng 5 Trung bình mỗi hộ gia đình có 58 tổ ong đục trên 58 cây gần rẫy của mình. Hàng năm thu từ 7 - 100 lít mật, mỗi lít giá từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng. Đây là khoản thu nhập tiền mặt lớn nhất của các hộ dân trong làng. Tổ ong được xem như là tài sản, tư liệu sản xuất của mỗi gia đình, là món quà cưới cho con khi dựng vợ, gả chồng. Kết quả thực địa kết hợp phỏng vấn người dân cho thấy, việc đục thân cây để nuôi ong không gây hiện tượng đổ cây. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn để định hướng người dân chọn loài thực vật, sinh cảnh thích hợp, khoảng cách giữa các cây để đục lỗ, dụ ong về làm tổ nhằm góp phần bảo tồn loài ong và tăng thu nhập cho người dân vùng đệm. 3.2.3.3. Sử dụng lao động theo thời gian của người dân vùng đệm Lao động sử dụng quanh năm đối với sản xuất lúa nước, cà phê, ngô, sắn. Lao động sử dụng theo thời gian ngắn trong năm để sản xuất mía, đậu, tre lấy măng, cây ăn quả. Diện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất