Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quản lý nhà nước về thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh thái bình...

Tài liệu Nghiên cứu quản lý nhà nước về thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh thái bình

.PDF
231
941
130

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ NGỌC LAN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở TỈNH THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ NGỌC LAN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỊ TRƢỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 62 31 01 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN HỮU CƢỜNG 2. PGS.TS. NGUYỄN PHƢỢNG LÊ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận án Trần Thị Ngọc Lan i LỜI CẢM ƠN Luận án này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo cô giáo, sự giúp đỡ động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Hữu Cƣờng và PGS.TS. Nguyễn Phƣợng Lê, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và định hƣớng giúp tôi trƣởng thành trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Luận án này đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, các sở ban ngành và đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý thị trƣờng, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV cùng các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV ở tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này! Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp của Khoa Kinh tế Trƣờng Đại học Thái Bình đã luôn động viên khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè: bố, mẹ, anh, chị em, đặc biệt là chồng, con tôi luôn luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng nhƣ thời gian để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn tới tất cả các tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2016 Nghiên cứu sinh Trần Thị Ngọc Lan ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục sơ đồ x Danh mục biểu đồ xi Danh mục hộp xii Trích yếu luận án xiii Thesis abstract xv Phần 1 Mở đầu 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4 Những đóng góp mới của luận án 5 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 Phần 2 Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 7 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 7 2.1.1 Cơ sở lý luận về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 7 2.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 13 2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 33 2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới 2.2.2 2.2.3 33 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 43 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 48 PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình 52 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52 iii 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 53 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 56 3.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 56 3.2.2 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 59 3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 59 3.2.4 Phƣơng pháp thu thập thông tin 61 3.2.5 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu 63 3.2.6 Phƣơng pháp phân tích 64 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 67 4.1 Thực trạng thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 67 4.1.1 Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây trồng ở tỉnh Thái Bình 67 4.1.2 Nguồn cung thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 69 4.1.3 Cấu trúc thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 73 4.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 75 4.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 75 4.2.2 Thực trạng ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 4.2.3 Thực trạng thực thi pháp luật của các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 4.2.4 88 Thực trạng hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 4.2.5 101 Thực trạng công tác tập huấn, thông tin và tuyên truyền pháp luật quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 4.3 82 113 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 117 4.3.1 Năng lực của cán bộ quản lý 117 4.3.2 Nguồn lực dành cho công tác quản lý thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 122 4.3.3 Nhận thức và ứng xử của chủ các các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn 4.3.4 bán thuốc bảo vệ thực vật 124 Nhận thức và ứng xử của ngƣời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 127 iv 4.3.5 Công tác phối hợp thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc 129 PHẦN 5 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỊ TRƢỜNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở TỈNH THÁI BÌNH 5.1 Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 5.1.1 133 133 Quan điểm chỉ đạo tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 133 5.1.2 Định hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 133 5.1.3 Mục tiêu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 134 5.2 Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 135 5.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 135 5.2.2 Hoàn thiện cơ chế thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 5.2.3 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 5.2.4 136 140 Tăng cƣờng công tác phối hợp thanh tra kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 142 5.2.5 Tăng cƣờng công tác tập huấn, thông tin và tuyên truyền văn bản pháp luật 144 5.2.6 Tăng cƣờng nguồn lực cho công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 5.2.7 144 Quy hoạch thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích phát triển mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật 145 PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148 6.1 Kết luận 148 6.2 Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố 151 Tài liệu tham khảo 152 Phụ lục 162 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CCHN Chứng chỉ hành nghề CPAM Giám sát hoạt động thuốc trừ sâu dựa vào cộng đồng FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) HTX DVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp IPM Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management) Luật BV&KDTV Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PAN Mạng lƣới hành động về thuốc trừ sâu (Pesticide Action Network) PAN AP Mạng lƣới hàng động về thuốc trừ sâu châu Á - Thái Bình Dƣơng (Pesticide Action Network Asia Pacific) QLNN Quản lý nhà nƣớc QLTT Quản lý thị trƣờng QPPL Quy phạm pháp luật RAT Rau an toàn SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices) VTNN Vật tƣ nông nghiệp WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization) vi DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Phân loại thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ 10 2.2 Nội dung thanh tra, kiểm tra cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật 28 2.3 Số lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam qua các thời kỳ 45 3.1 Diện tích một số loại cây trồng chính của tỉnh Thái Bình qua các năm 2013 - 2015 54 3.2 Diện tích, sản lƣợng rau của tỉnh Thái Bình qua các năm 2013 - 2015 54 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 60 3.4 Số mẫu khảo sát phân bổ tại địa bàn nghiên cứu 62 4.1 Khối lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng ở tỉnh Thái Bình giai đoạn (2013-2015) 4.2 68 Kết quả sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình giai đoạn (2013 - 2015) 4.3 Kết quả kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật của các công ty thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 4.4 70 71 Một số công ty thuốc bảo vệ thực vật nhỏ và siêu nhỏ cung ứng ở tỉnh Thái Bình 72 4.5 Số lƣợng cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 72 4.6 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật của Trung ƣơng tính đến năm 2015 4.7 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mới về giảm thiểu các khâu thủ tục hành chính 4.8 84 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 4.9 87 Kết quả kiểm tra, đánh giá điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Chi cục Bảo vệ thực vật Thái Bình 4.11 86 Đánh giá của cán bộ quản lý về Quyết định số 1645/QĐ-UBND năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình 4.10 83 89 Kết quả điều tra về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 90 vii 4.12 Tỷ lệ các cơ sở vi phạm về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 91 4.13 Mức xử phạt vi phạm điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật 92 4.14 Số lƣợng và cơ cấu nhóm thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 93 4.15 Một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật thông dụng sử dụng ở tỉnh Thái Bình năm 2015 94 4.16 Tên thƣơng mại gần giống nhau của một số hoạt chất 95 4.17 Cùng tên thƣơng mại đăng ký nhiều nồng độ hoạt chất khác nhau 95 4.18 Kết quả điều tra thực trạng niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết của các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.19 Kết quả điều tra thực trạng giá mua và giá bán một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có cùng hoạt chất ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.20 96 97 Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình năm 2015 98 4.21 Các hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 99 4.22 Kết quả điều tra tình trạng xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.23 Tần suất hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.24 106 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ quan Quản lý thị trƣờng giai đoạn (2013 - 2015) 4.28 104 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật năm 2015 4.27 103 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2015 4.26 102 Các đơn vị phối hợp thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.25 100 107 Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bảo vệ thực vật về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của ngƣời nông dân ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2015 4.29 109 Thực trạng công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình qua các năm (2013 - 2015) viii 113 4.30 Tỷ lệ cửa hàng, đại lý nhận đƣợc văn bản pháp luật hƣớng dẫn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 4.31 Tỷ lệ cửa hàng, đại lý nhận đƣợc thông báo hƣớng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của cơ quan quản lý nhà nƣớc năm 2015 4.32 117 Số lƣợng và trình độ cán bộ quản lý chuyên ngành bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.35 118 Số lƣợng và trình độ các bộ thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình năm 2015 4.36 116 Kết quả công tác tập huấn, tuyên truyền cho ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình năm 2015 4.34 115 Các hình thức tập huấn, thông tin và tuyên truyền về thuốc bảo vệ thực vật cho ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình 4.33 115 119 Số lƣợng và trình độ các bộ thanh tra chuyên ngành quản lý thị trƣờng ở tỉnh Thái Bình năm 2015 119 4.37 Trình độ của các chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật 125 4.38 Thực trạng hƣớng dẫn nông dân sử dụng kết hợp và tỷ lệ kết hợp thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 126 4.39 Thực trạng hƣớng dẫn liều dùng trong quá trình sử dụng năm 2015 126 4.40 Tiêu chí để lựa chọn thuốc và đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật của các cơ sở kinh doanh, buôn bán tại điểm nghiên cứu 127 4.41 Nhận thức và ứng xử của ngƣời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 128 4.42 Sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thanh tra, kiểm tra thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật Thái Bình 129 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ TT 2.1 Tên sơ đồ Trang Mối liên hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 17 2.2 Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 21 2.3 Hoạt động thực thi pháp luật của các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 2.4 23 Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở Trung Quốc 36 2.5 Kênh phân phối thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 44 3.1 Khung phân tích quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 58 4.1 Dòng lƣu chuyển thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 73 4.2 Kênh phân phối thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 74 4.3 Cấu trúc thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 75 4.4 Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 77 4.5 Nhiệm vụ quản lý của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Bình 79 4.6 Nhiệm vụ quản lý của Chi cục Quản lý thị trƣờng Thái Bình 80 4.7 Thành phần đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh 101 4.8 Thành phần đoàn thanh tra liên ngành cấp huyện 101 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 2.1 Tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới trong thời kỳ 2006 - 2013 2.2 Tỷ trọng ƣớc tính về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật phân theo khu vực năm 2013 33 34 xi DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1 Phát hiện bệnh muộn, ngƣời dân phải phun thuốc nhiều lần 69 4.2 Những bất cập về chính sách trong quản lý thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 86 4.3 Các cửa hàng bán theo thời vụ không có chứng chỉ hành nghề 89 4.4 Nên thắt chặt việc đăng ký hoạt chất, tên sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật 94 4.5 Tâm lý ngƣời nông dân “thuốc càng đắt càng hiệu quả cao” 97 4.6 Dễ dàng thành lập một doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật 98 4.7 Ý kiến của của các chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật về tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra 4.8 Ý kiến đánh giá của chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật về hoạt động quản lý nhà nƣớc 4.9 106 Ý kiến của cán bộ địa phƣơng về việc chứng nhận địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho các cơ sở tại điểm nghiên cứu 4.10 112 Số lƣợng cán bộ quản lý ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật 4.11 104 120 Kinh phí dành cho công tác thanh tra kiểm tra, giám sát thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 123 4.12 Chƣa có phòng phân tích hóa chất là một vấn đề 124 4.13 Ý kiến của ngƣời nông dân về công tác thanh tra, kiểm tra thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình 4.14 128 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc quản lý thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình xii 131 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Thị Ngọc Lan Tên luận án: Nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Thái Bình Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA). Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc BVTV. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV ở tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV ở tỉnh Thái Bình. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp tiếp cận đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm: tiếp cận theo cấp quản lý, tiếp cận theo đối tƣợng và tiếp cận theo vùng sinh thái đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ các nguồn khác nhau đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ những tranh luận lý thuyết về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc BVTV. Theo đó, nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 62 cán bộ chuyên môn BVTV, cán bộ quản lý thị trƣờng và các đơn vị phối hợp: 4 cơ sở sản xuất; 30 cửa hàng bán buôn và 90 cửa hàng bán lẻ cùng 360 hộ nông dân ở 3 huyện đại diện cho 3 vùng sản xuất khác nhau của tỉnh Thái Bình. Phƣơng pháp phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận án là phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp phân tích so sánh. Kết quả chính và kết luận Quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV là sự tác động có chủ đích của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc BVTV bằng quyền lực của nhà nƣớc thông qua công cụ văn bản quy phạm pháp luật tác động lên tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và buôn bán thuốc BVTV nhằm bảo đảm tính minh bạch và hạn chế mặt trái của cơ chế thị trƣờng. Về lý luận, nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc BVTV bao gồm các vấn đề: (1) Bộ máy quản lý nhà nƣớc; (2) Ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; (3) Tổ chức hoạt động thực thi pháp luật quản lý nhà nƣớc; (4) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và (5) Công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền văn bản pháp luật cho các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc BVTV. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về thị xiii trƣờng thuốc BVTV xét theo khía cạnh lý luận bao gồm: (i) Năng lực cán bộ quản lý (số lƣợng, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra); (ii) Nguồn lực dành cho công tác quản lý (tập huấn, chế độ đãi ngộ cho cán bộ quản lý, công tác phí đi lại thanh tra, kiểm tra và đầu tƣ máy móc trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra); (iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và (iv) Nhận thức và ứng xử của các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc BVTV. Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV ở tỉnh Thái Bình cho thấy: i) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, chƣa đồng bộ và triển khai còn chậm gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật; ii) Bộ máy quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV ở địa phƣơng còn thiếu (bình quân mỗi cán bộ phải quản lý 100 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV) và chƣa phù hợp chuyên môn (chỉ có 16,67% cán bộ đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành); iii) Việc chấp hành các quy định quản lý nhà nƣớc của các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV về chủng loại thuốc, niêm yết giá, vị trí cửa hàng, phƣơng tiện phòng chống cháy nổ (PCCN), bảo hộ lao động và hƣớng dẫn sử dụng thuốc BVTV còn thấp (20% số cửa hàng có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV); iv) Tổ chức thanh tra kiểm tra, giám sát chƣa sát sao còn buông lỏng (đặc biệt là ở chính quyền cấp xã) và v) Công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền còn hạn chế do nguồn tài chính eo hẹp, chủ yếu là hoạt động phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn BVTV với các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV để giới thiệu sản phẩm thuốc BVTV. Để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp: (1) Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý; (2) Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nƣớc; (3) Nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng cho các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc BVTV; (4) Tăng cƣờng phối hợp thanh tra kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc; (5) Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; (6) Tăng cƣờng nguồn lực cho công tác quản lý nhà nƣớc và (7) Quy hoạch thị trƣờng thuốc BVTV, khuyến khích phát triển mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật. Các giải pháp này, dù liên quan đến lĩnh vực nào cũng cần bảo đảm mục tiêu: i) phải nằm trong khuân khổ pháp luật của Nhà nƣớc; ii) thúc đẩy đƣợc tinh thần tự chủ, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của các bên và iii) nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc BVTV. Luận án là nguồn cung cấp thông tin khoa học về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng thuốc BVTV cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các nhà hoạch định chính sách ở Trung ƣơng và điạ phƣơng, các cơ quan thực thi chính sách và các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV trên cả nƣớc nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. xiv THESIS ABSTRACT PhD candidate: Tran, Thi Ngoc Lan Thesis title: State Management of Pesticide Market in Thai Binh Province Major: Development Economics Code: 62 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives This research to systemize, clarify and develop theoretical and practical backgrounds on state management of pesticide market. Base on the evaluation of real situation and influential factors, this research draws policy implications in order to to increase effectiveness of state management of pesticide market in Thai Binh province. Materials and Methods This research considered research problems from manegement levels, from actors who involving in pesticide market, and from ecological region. and Secondary and primary data have been collected from different sources in order to demonstrate theoretical arguments on state management of pesticide market. Particularly, 62 staff specializing in plant protection, market management and coordinating units; 4 pesticide production enterprises; 30 wholesalers and 90 retailers and 360 farm households were selected to survey and interview in 3 districts which represents for 3 different production areas in Thai Binh province. Analysis methods which were mainly used in this dissertation were descriptive statistics, comparative analysis and SWOT matrix. Main findings and conclusions State management of pesticide market is an active and oriented intervention of the State in pesticide market based on political power, policy instruments in order to assure transparency and limit market failures. Contents of state management on pesticide market include: (1) State organizations of pesticide market management; (2) Establishing legal framework for market management; (3) Implementing policy instruments on pesticide market; (4) Inspecting and monitoring production units, wholesalers and retailers; (5) Training and communicating policies and regulations to actors who are doing business and using pesticide. Factors which affect on state management of pesticide market in terms of theoretical aspects include: (i) Competence of management staff (quantity and professional qualifications of management staff and inspectors); (ii) Financial capability for management affairs (training, remuneration, xv work expenses for inspecting, checking and investing in machines and equipment supporting inspection and check); (iii) Coordination among State management agencies and (iv) Awareness and behavior of agents entering pesticide market. Doing research on state management of pesticides market in Thai Binh province showed that: i) System of legal documents was overlapped, unsynchronous and performing slowly making affairs of legal execution difficult; ii) state management mechanism of pesticide market in local areas was short of quantity and weak at professional qualification (One staff had to manage 100 stores selling pesticides in average) and not appropriate expertise (only 16.67% of staff was trained majors properly); iii) implementation of state management regulations of places doing business and producing, selling pesticide relating to types of pesticide, price list, shop location, fire protection system, labor protection and introductions to use pesticide was weak (20% of the stores had certificates of enough conditions to sell pesticide; iv) affairs of inspection and check are unclose and relaxed (especially authority at commune level); and v) affairs of training, informing and propagating were limited due to tight financial sources, mainly were activities of coordinating among organizations specializing in plant protection and businesses selling pesticide to introduce products of pesticide. In order to increase of state management of pesticide market, it was essential to perform synchronouly and effectively solutions: (1) Complete apparatus of management organization; (2) Complete policies of state management; (3) Enhance consciousness and public reponsibility of agents entering pesticide market; (4) Increase coordination of inspection and check among management organizations; (5) Increase affairs of information and propagation and publicize legal documents; (6) Increase expenses, facilities for state management and (7) Reorder business system, encourage to develop model of service group of plant protection; and These solutions, although relating to any sectors still need to ensure objectives: i) having to follow state legal regulations; ii) promote autonomy, voluntary and self-responsibility from parties and iii) increasing ability of agents entering pesticide market. xvi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên thế giới, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, phòng ngừa sâu bệnh và bảo đảm an ninh lƣơng thực thực phẩm. Theo thống kê của Tổ chức Nông - Lƣơng Liên Hiệp Quốc (FAO), trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV đã góp phần tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ yếu nhƣ lúa, rau màu và hoa quả (VCCI, 2014). Tuy nhiên, thuốc BVTV là những chất độc hại đối với thiên địch, các sinh vật có ích khác kể cả con ngƣời và một khi bị phát tán vào trong môi trƣờng thuốc BVTV gây ra những tác hại cho con ngƣời, cây trồng, vật nuôi và môi trƣờng khác (Ohkawa et al., 2007). Quản lý thị trƣờng thuốc BVTV là biện pháp sử dụng hiệu quả, an toàn thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp (SXNN), bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, bảo vệ sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Thuốc BVTV đƣợc bắt đầu sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào những năm 1955, thuốc BVTV là hàng hóa đặc thù, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện chỉ đƣợc phép nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và sử dụng sau khi đƣợc đăng ký tại Việt Nam. Từ khi thực hiện đổi mới SXNN phát triển theo hƣớng hàng hóa và thâm canh cao, Việt Nam trở thành thị trƣờng tiêu thụ thuốc BVTV lớn của khu vực châu Á. Số liệu thống kê của Cục BVTV năm 2015 cho thấy mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 70.000 - 100.000 tấn thuốc BVTV và nguyên liệu ƣớc tính tổng giá trị nhập khẩu khoảng từ 0,8 - 1 tỷ USD tăng gấp 10 lần so với năm 1981 (Vipa, 2015). Danh mục thuốc BVTV tăng nhanh, trƣớc năm 2000 chỉ có 77 hoạt chất và 96 tên thƣơng mại, đến năm 2015 danh mục thuốc BVTV đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam đã tăng lên 1.700 hoạt chất và gần 4.100 tên thƣơng mại thuốc đƣợc phép lƣu hành trên thị trƣờng (Bộ NN&PTNT, 2015a). Cùng với sự gia tăng về số lƣợng và chủng loại thuốc đƣợc tiêu thụ, mạng lƣới các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV ở Việt Nam cũng tăng nhanh và khó kiểm soát. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, năm 2014 Việt Nam hiện có 230 doanh nghiệp kinh doanh, 129 cơ sở sản xuất, sang chai đóng gói và 32.649 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV (Bộ NN&PTNT, 2014b). Trƣớc tình trạng đó, Chính phủ, Bộ NN&PTNT và chính quyền các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chính sách nhằm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc BVTV. Mặc dù vậy, việc các tác nhân tham gia thị trƣờng vi phạm pháp luật 1 trong kinh doanh thuốc BVTV còn khá phổ biến và nguyên nhân của các vi phạm trong kinh doanh thuốc BVTV chủ yếu là do lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động sản xuất kinh doanh này cộng với hệ thống các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV dày đặc, đƣợc thiết lập tới tận thôn, xóm trong khi phần lớn chủ cửa hàng buôn bán chƣa đƣợc đào tạo về thuốc BVTV (Hoàng Anh, 2013a). Tình trạng ngƣời nông dân tự do mua và sử dụng thuốc BVTV không theo hƣớng dẫn, không tuân thủ nguyên tắc “4 đúng" và không bảo đảm thời gian cách ly đối với hầu hết các loại thuốc BVTV trên các đối tƣợng cây trồng thực sự là hồi chuông báo động đến với toàn thể cộng đồng và xã hội (Phƣơng Duy, 2012). Theo các chuyên gia nông nghiệp, có tới 80% lƣợng thuốc BVTV tại Việt Nam đang đƣợc sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí (Phan Hậu, 2014). Hệ quả là, rất nhiều nơi môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất, hệ sinh thái cùng các loài vật thủy sinh bị hủy diệt, đồng thời việc lạm dụng quá vào thuốc BVTV còn gây ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nông sản cũng nhƣ cuộc sống của chính ngƣời nông dân. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt chƣa đủ sức răn đe nên hành vi vi phạm của các tác nhân tham gia thị trƣờng thuốc BVTV vẫn chƣa thay đổi. Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (Luật BV&KDTV) năm 2013 chƣa có chế tài xử phạt tội “tiếp tay”, còn mức xử phạt đối với những ngƣời có nguy cơ “giết nhiều ngƣời” rất thấp chỉ từ 200 - 500 nghìn đồng đối với ngƣời sử dụng thuốc BVTV dƣới dạng ống tiêm thủy tinh không có tên trong danh mục thuốc BVTV đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam (Chính phủ, 2013a). Hơn nữa, điều đáng nói là từ khi Luật BV&KDTV năm 2013 ra đời đến nay, các cơ quan quản lý nhà nƣớc khi tiến hành kiểm tra ngƣời sử dụng thuốc BVTV phát hiện sai phạm chủ yếu mới dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chƣa có trƣờng hợp ngƣời vi phạm nào bị xử phạt (Cục BVTV, 2015). Trong bối cảnh đó, lực lƣợng cán bộ thanh tra chuyên ngành BVTV vừa thiếu về số lƣợng và chƣa phù hợp về chuyên môn, trung bình 1 cán bộ quản lý trên 70 cửa hàng thuốc BVTV. Việc phân định nhiệm vụ của lực lƣợng thanh tra chuyên ngành BVTV còn chồng chéo, chƣa thực sự rõ ràng giữa thanh tra Sở và thanh tra Chi cục (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2012). Đồng thời, việc xác định chất lƣợng thuốc BVTV và hình thức xử lý vẫn còn nhiều khó khăn đối với cơ quan chức năng do kinh phí, máy móc trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra kiểm tra còn thiếu và thô sơ nên hoạt động quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng thuốc BVTV dƣờng nhƣ đã vƣợt quá tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Thậm chí, khi phát hiện sai phạm hoặc nghi ngờ có sai phạm thì đoàn kiểm tra không 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất