Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầ...

Tài liệu Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ việt nam

.PDF
216
115
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÂN THANH SƠN NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÂN THANH SƠN NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 62.58.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Phạm Văn Vạng 2. PGS.TS Nguyễn Hồng Thái Hà Nội - 2015 2| i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan. NGHIÊN CỨU SINH Thân Thanh Sơn ii LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Bộ môn Kinh tế xây dựng, Khoa Vận tải – Kinh tế, Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Vạng và PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái. NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Vạng và PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn NCS hoàn thành nội dung luận án ngày hôm nay. NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Vận tải - Kinh tế, các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải đã giúp đỡ và tạo điều kiện để NCS hoàn thành luận án. NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài trường đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội dung luận án. NCS xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. NCS xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ........................................................................ viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu. ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................. 2 4. Câu hỏi nghiên cứu. ........................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án. ............... 3 6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu của luận án. ............................................... 5 7. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 7 1.1. Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới ............... 7 1.2. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước .......................................................................................................... 25 1.3. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................................................................................. 29 (i) Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên ....................................................................29 (ii) Vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu ...................................................................30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ............................................................... 31 2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ............................. 31 2.1.1. Khái niệm .........................................................................................................31 2.1.2. Phân loại ...........................................................................................................31 2.2 Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .................................................................................................. 33 2.2.1 Khái niệm, đặc trưng và các hình thức PPP ......................................................33 2.2.2 Động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia .......................................39 2.2.3 Các nhân tố tác động đến thành công của hình thức PPP .................................42 2.2.4 Hình thức PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia trên thế giới..................................................................................................44 iv 2.3. Rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ......................................................... 49 2.3.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại.........................................................................49 2.3.2 Xác định các yếu tố rủi ro .................................................................................51 2.3.3 Phân bổ các yếu tố rủi ro ...................................................................................54 2.4. Mô hình nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP ... 57 Tóm tắt chương ................................................................................................. 59 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM .................................. 60 3.1. Hiện trạng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................................................................................. 60 3.1.1. Hiện trạng .........................................................................................................60 3.1.2 Vốn đầu tư phát triển.........................................................................................63 3.2. Thực trạng triển khai hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................... 67 3.2.1 Các hình thức hợp đồng PPP.............................................................................67 3.2.2 Phân tích các nhân tố tác động ..........................................................................68 3.3 Thực trạng rủi ro và phân bổ rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam hiện nay. ................................................. 76 Tóm tắt chương ................................................................................................. 95 CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH, PHÂN BỔ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM................................................................................. 96 4.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (chính thức) ...................................... 96 4.1.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................96 4.1.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................99 4.2. Phiếu khảo sát, mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ........................................................................................................ 101 4.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát ..................................................................................101 4.2.2. Lựa chọn mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng....................................101 4.2.3. Thu thập dữ liệu .............................................................................................103 4.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam ..... 104 4.3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng xác định các yếu tố rủi ro ...........................104 4.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng phân bổ các yếu tố rủi ro ............................106 v 4.4. Nghiên cứu định lượng xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam ......................................... 107 4.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................107 4.4.2. Kiểm định kết quả xác định các yếu tố rủi ro ................................................110 4.4.3. Kiểm định giả thuyết H1 và thiết lập phương trình hồi quy ...........................113 4.5. Nghiên cứu định lượng phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam ......................................... 114 4.5.1. Phân bổ các yếu tố rủi ro ................................................................................115 4.5.2. Kiểm định giả thuyết H2.................................................................................119 Tóm tắt chương ............................................................................................... 120 CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT KIỂM SOÁT MỘT SỐ YẾU TỐ RỦI RO CƠ BẢN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ................................... 121 5.1. Phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứuxác định và phân bổ các yếu tố rủi ro ................................................................................................................... ........................................................................................................................... 121 5.1.1. Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro...............................................121 5.1.2. Kết quả nghiên cứu phân bổ rủi ro .................................................................127 5.2. Một số đề xuất giúp các bên đối tác trong kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiên cứu ......................................................................... 135 5.2.1. Đối với nhóm yếu tố rủi ro pháp lý ................................................................135 5.2.2. Đối với nhóm yếu tố rủi ro kinh tế, tài chính .................................................136 5.2.3. Đối với yếu tố rủi ro bất khả kháng ...............................................................138 5.2.4. Đối với nhóm yếu tố rủi ro trong phát triển dự án .........................................139 5.2.5. Đối với nhóm yếu tố rủi ro trong hoàn thành (thực hiện) dự án ....................143 5.2.6. Đối với nhóm yếu tố rủi ro trong vận hành dự án..........................................145 5.2.7. Một số đề xuất khác .......................................................................................145 Tóm tắt chương ............................................................................................... 147 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 152 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 157 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BOO Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BT Xây dựng - Chuyển giao CP Chính phủ CSHT Cơ sở hạ tầng CIENCO Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản NĐ Nghị định NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức ODF Vốn tài trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PFI Sáng kiến tài chính tư nhân PFMA Luật quản lý tài chính công PPP Hợp tác công - tư QLĐB Quản lý đường bộ QĐ Quyết định QL Quốc lộ SPC Ủy ban Kế hoạch Nhà nước TCT Tổng công ty TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố TTg Thủ tướng chính phủ UK Vương quốc Anh vii UNIDO Tổ chức phát triển Liên hợp quốc USAID Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ UBND Ủy ban nhân dân VEC Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VEF Diễn đàn kinh tế Thế giới WB Ngân hàng Thế giới viii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Danh mục bảng Bảng số 1.1 Tên bảng Trang Danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP 14 3.1 Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình 61 3.2 So sánh chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. 62 3.3 Vốn đầu tư nâng cấp quốc lộ (không bao gồm đường Hồ Chí Minh và 65 Quốc lộ 1) 3.4 Vốn nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh 65 3.5 Vốn đầu tư phát triển đường cao tốc 66 3.6 Số lượng và vốn đầu tư theo hình thức hợp đồng dự án GTĐB 67 3.7 Thực trạng thực hiện phân bổ rủi ro ở Việt Nam hiện nay 94 4.1 Đối tượng khảo sát theo hình thức hợp đồng PPP giao thông đường bộ ở Việt Nam 102 4.2 Đối tượng khảo sát theo hình thức tham gia của tổ chức/công ty 102 4.3 Kết quả thu thập phiếu điều tra 108 4.4 Kết quả sàng lọc phiếu điều tra 108 4.5 Đối tượng khảo sát theo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm 109 4.6 Hệ số hồi quy của mô hình – Xác định các yếu tố rủi ro của các dự án đường bộ Việt Nam trong hình thức PPP 114 4.7 Thực tế phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam 115 4.8 Kết quả phân bổ các yếu tố rủi ro theo chuẩn trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam 117 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu xác định (nhận diện) mức rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ Việt Nam theo hình thức PPP 121 5.2 Tổng hợp kết quả phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB Việt Nam 127 5.3 So sánh kết quả thực tế phân bổ với kết quả phân bổ chuẩn các yếu tố rủi ro 128 ix Danh mục hình Hình số 0.1 Tên hình Quy trình nghiên cứu của luận án Trang 4 2.1 Các hình thức PPP trong phát triển CSHT, CSHT GTĐB 34 2.2 So sánh đầu tư phát triển theo hình thức truyền thống và theo hình thức PPP 40 2.3 Rủi ro trong các giai đoạn khác nhau của dự án GTĐB theo hình thức PPP 51 2.4 Quá trình phân bổ rủi ro trong các dự án theo hình thức PPP/PFI 55 2.5 Mô hình nghiên cứu sơ bộ về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP 58 3.1 Chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ ở một số quốc gia 62 3.2 Tỷ trọng số dự án PPP đường bộ theo hình thức hợp đồng 67 3.3 Tỷ trọng vốn đầu tư của các dự án PPP đường bộ theo hình thức hợp đồng. 68 3.4 Tổng đầu tư vào giao thông của các quốc gia 74 3.5 Đầu tư tư nhân vào GTĐB của một số nước từ 1990-2013 75 3.6 Tổng đầu tư tư nhân vào GTĐB (1990-2012) so với tổng sản phẩm quốc nội GDP (2012) của một số nước ASEAN. 75 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. 100 4.2 Tỉ lệ các hình thức hợp đồng dự án khảo sát 108 4.3 Tỉ lệ đối tượng khảo sát theo hình thức tham gia 109 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu xác định (nhận diện) rủi ro của các dự án giao thông đường bộ Việt Nam theo hình thức PPP. 121 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong hạ tầng kinh tế xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng, do vậy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam còn lạc hậu, nhất là giao thông đường bộ, làm giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia [60]. Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư khoảng 3,1% GDP/năm cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (CSHT GTVT), trong đó, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT GTĐB) đạt trên 70%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm qua. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng mức đầu tư lên 3,5 đến 4,5% GDP/năm [7] nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn lực tài chính của Nhà nước mới đáp ứng được 61% [6]. Do đó, hình thức PPP trở thành một xu hướng tất yếu, thông qua hình thức này đối tác tư nhân và Nhà nước cùng tham gia đầu tư phát triển CSHT GTĐB, giúp giảm áp lực ngân sách đầu tư công và tối ưu hoá hiệu quả đầu tư. Để hấp dẫn đối tác tư nhân tham gia đầu tư phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP, hầu hết nghiên cứu về lý thuyết [25], [27], [45], [49], [62], [66] cũng như nghiên cứu thực nghiệm [40], [47] đều đi đến thống nhất nhân tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB, phải xây dựng chính xác, đầy đủ các yếu tố rủi ro và phân bổ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của mình. Thực tiễn phân bổ rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam cho thấy những dự án (ví dụ như dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết) với rủi ro được dự tính trước và quy định phân bổ trách nhiệm ngay từ đầu nên đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu là rất hiếm. Phần lớn các dự án (BOT Cầu Phú Mỹ, BOT Cầu và Đường Bình Triệu 2, BOT Đường tránh Thanh Hóa, …) các (2) yếu tố rủi ro chỉ được xác định và phân bổ khi có vấn đề, và rủi ro xuất hiện ở giai đoạn do bên nào đang quản lý thì bên đó chịu trách nhiệm, do đó, phần lớn các dự án này đều không đạt được mục tiêu đặt ra về chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Do đó, về mặt thực tiễn cần có một nghiên cứu đầy đủ về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB. Bên cạnh đó về mặt lý luận, ở Việt Nam trong thời gian qua các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hình thức PPP, và chưa có một luận án nghiên cứu về xác định các yếu tố rủi ro từ đó thực hiện việc phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB. Vì vậy, nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay là cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống cơ sở lý luận về hình thức PPP, xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB và thực trạng xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nhằm xác định chính xác và đầy đủ và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số đề xuất giúp các bên đối tác kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP. + Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến 2013 đối với hình thức PPP, xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao (3) thông đường bộ theo hình thức PPP và khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. 4. Câu hỏi nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của luận án phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam có những yếu tố rủi ro nào? (ii) Các yếu tố rủi ro được phân bổ như thế nào cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam? (iii) Kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản phân bổ cho các bên trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam như thế nào? 5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án. 5.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, so sánh, luận án sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định kết quả nghiên cứu. (i) Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách nhận diện, mô tả và phân tích đặc điểm của các vấn đề nghiên cứu từ quan niệm được lựa chọn. Trong phạm vi luận án, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu, số liệu, tình huống nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để khám phá kiến thức, tìm hiểu cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp chuyên gia (phỏng vấn sâu với dàn bài soạn sẵn) để khai thác các nội dung xung quanh vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu định tính với tình huống nghiên cứu và phỏng vấn sâu với dàn bài soạn sẵn, kích thước mẫu nghiên cứu thường <30 đơn vị. Kết quả của quá trình nghiên cứu giúp tác giả hoàn chỉnh mô hình, thang đo và khám phá những vấn đề mới. (ii) Nghiên cứu định lượng là phương pháp xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được trên các đối tượng nghiên cứu, bằng việc sử dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu như bảng hỏi có cấu trúc, quan sát, … Nghiên cứu định lượng với (4) kích thước mẫu nghiên cứu >30 đơn vị. Những phát hiện trong nghiên cứu định lượng được trình bày theo ngôn ngữ thống kê. 5.2. Quy trình nghiên cứu Hoạt động Công cụ Kết quả (1) Nghiên cứu định tính Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu sơ bộ, và đánh giá thực trạng (2) Nghiên cứu định tính (Xác định rủi ro) n = 10 Các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam (3) Nghiên cứu định lượng (Xác định rủi ro) n = 100 (4) Nghiên cứu định lượng (Phân bổ rủi ro) n = 100 Hệ số tin cậy, EFA, Xác suất thống kê EFA, Thống kê (5) Đề xuất từ kết quả nghiên cứu Xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Kiểm định giả thuyết H1 Các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam được phân bổ. Kiểm định giả thuyết H2 Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu của luận án Bước 1. Nghiên cứu định tính trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, tình huống nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để khám phá kiến thức, tìm hiểu cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ. Đồng thời, tác giả kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm đánh giá thực trạng rủi ro và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. (5) Bước 2. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn dự kiến 10 chuyên gia (n =10) nhằm điều chỉnh, bổ sung danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Bước 3. Nghiên cứu định lượng xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Bước này đo lường các yếu tố rủi ro và mức rủi ro của từng yếu tố bằng cách sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi với kích thước mẫu là 100 đơn vị (n =100). Trên cơ sở sử dụng hệ số tin cậy (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và xác xuất thống kê thực hiện việc định lượng các yếu tố rủi ro và mức rủi ro của từng yếu tố rủi ro. Bước 4. Nghiên cứu định lượng phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB Việt Nam theo hình thức PPP. Bước này đo lường các yếu tố rủi ro được phân bổ đến các bên tham gia bằng cách sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi với kích thước mẫu là 100 đơn vị (n =100). Trên cơ sở phân tích nhân tố khám phá (EFA) và công cụ thống kê, tác giả thực hiện lượng hóa kết quả phân bổ các yếu tố rủi ro cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Bước 5. Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiên cứu. 6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu của luận án. - Về mặt lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức PPP, lựa chọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP. Xác định danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp – kinh tế xã hội ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó, tác giả thực hiện phân bổ các yếu tố rủi ro đến các bên đối tác. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. (6) Chương 2. Cơ sở lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 3. Phân tích thực trạng rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Chương 4. Nghiên cứu xác định, phân bổ rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam. Chương 5. Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. (7) CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới Hình thức hợp tác công tư (PPP) đã được áp dụng phổ biến trên thế giới từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kể từ năm 1992, khi Chính phủ Vương quốc Anh đưa ra Sáng kiến tài chính tư nhân (PFI) nhằm khuyến khích hình thức PPP trong việc cung ứng dịch vụ công, nhiều mô hình tương tự đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển và sau đó là các nước đang phát triển. Đến nay PPP đã thể hiện là một hình thức có triển vọng trong cung CSHT và dịch vụ công, vì vậy được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý ở các quốc gia. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB nói riêng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu đã làm rõ được các vấn đề về hình thức PPP, hình thức PPP trong phát CSHT GTĐB, về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức này. 1.1.1. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Các nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ khái niệm của hình thức PPP, các đặc trưng của hình thức PPP [21], [36], [37], [43], ... và phát triển CSHT GTĐB trong hình thức PPP [21], [22], [26], đặc điểm cơ bản, ưu điểm và nhược điểm của một số hình thức hợp đồng PPP. Các nghiên cứu xác định được động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia phát triển CSHT nói chung cũng như CSHT GTĐB nói riêng trong hình thức PPP. Động cơ thúc đẩy Chính phủ tham gia trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB là: (i) lợi ích về kinh tế [31], (ii) giảm căng thẳng về ngân sách thông qua việc tư nhân tài trợ cho CSHT [44], [63], và (iii) thúc đẩy quá trình tư nhân hóa trong lĩnh vực đầu tư phát triển CSHT GTĐB [61]. Đồng thời, các nghiên cứu cũng xác định được động cơ thúc đẩy sự tham gia của tư nhân trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB đó là: lợi nhuận và cơ hội đầu tư [25]. Thông qua nghiên cứu các động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia trong hình thức PPP có thể khẳng định đây là hình thức phù hợp với sự đầu tư phát triển CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng. (8) Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng bằng hình thức PPP cần xác định được các nhân tố tác động đến thành công của hình thức này. Các nghiên cứu nhìn chung đã xác lập được bốn nhân tố chính: (i) Vai trò của Chính phủ: [29], [30], [43], [56]; (ii) Năng lực của đối tác tư nhân [56]; (iii) Cơ cấu tài trợ cho các dự án giao thông đường bộ hình thức PPP [47] và (iv) Phân bổ các yếu tố rủi ro cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP: [41], [45], [57], [62], … Trong đó, việc phân bổ các yếu tố rủi ro cho các bên đối tác là hết sức cần thiết nhằm đạt được hiệu quả đầu tư của hình thức PPP [41], [42], [45], [47]. Bởi vì, các dự án GTĐB rủi ro cao do chủ yếu sử dụng vốn lớn và chủ yếu là vốn vay dài hạn, thời gian thực hiện dự án dài với nhiều bên tham gia. Do đó, các yếu tố rủi ro cần chuyển giao đến bên có khả năng quản lý rủi ro với chi phí thấp nhất. Các nghiên cứu cũng khẳng định các nước phát triển quan tâm nhiều đến phân bổ rủi ro và cấu trúc tài trợ [24], nhưng đối với các nước đang phát triển cần tập trung cả bốn nhân tố nêu trên [30]. Đồng thời, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của hình thức PPP đã kết luận được rằng không có sự khác biệt về các nhân tố này giữa các nước phát triển và đang phát triển [24], [30], [56], [57]. Hình thức PPP trong phát triển CSHT, CSHT GTĐB ở Vương quốc Anh [63], Úc [37], Nam phi [50], Trung Quốc [39], [65], và hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB ở các quốc gia/vùng lãnh thổ khác đã cung cấp được cái nhìn về hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB. Thông qua đó một số bài học kinh nghiệm có thể được rút ra. 1.1.2. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về rủi ro Các nghiên cứu đã tập trung làm rõ khái niệm về rủi ro, tuy nhiên, không có một khái niệm thống nhất về rủi ro, một số nhà nghiên cứu mô tả rủi ro như là các sự kiện với những hậu quả tiêu cực và không chắc chắn [24], [26]. Trong khi, các nhà nghiên cứu khác mô tả khái niệm này là các sự kiện hoặc yếu tố nếu xảy ra có tác động tiêu cực hoặc cơ hội tới mục tiêu của dự án [40], [46], [52], ... - Quan niệm rủi ro là tiêu cực và không chắc chắn (9) Akintoye and Macleod (1997) [24] đã tiến hành cuộc khảo sát về thực tế quản lý rủi ro trong các dự án phát triển CSHT theo hình thức PFI/PPP ở Anh đã cho thấy nhận thức chung về rủi ro trong hình thức PFI/PPP “Khả năng các yếu tố không lường trước được xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoàn thành dự án về thời gian, chi phí và chất lượng”. Đồng quan điểm đó, ESCAP (2011) [26], Michel Barnier (2003) [48], OECD (2008) [51], Philippe Burger (2009) [55] xác định “Rủi ro là vốn có trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP. Chúng phát sinh do sự không chắc chắn về kết quả trong tương lai, điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc cung cấp dịch vụ của dự án, hoặc tính khả thi về lợi nhuận của dự án”. Các quan niệm trên đều đề cập đến khả năng không lường trước được của các yếu tố rủi ro và khi xảy ra thì dẫn đến hậu quả tiêu cực. Quan niệm này không đề cao vai trò của hoạt động quản trị trong kiểm soát rủi ro, kiểm soát rủi ro ở đây chỉ là triệt tiêu các yếu tố rủi ro và/hoặc khi các yếu tố rủi ro xảy ra thì tìm các biện pháp giảm thiểu rủi ro. - Quan niệm rủi ro là kết hợp cả tiêu cực và cơ hội. Li và cộng sự (2001, 2003, 2005), Ke và Wang (2010a) [40], Padiyar (2004) [52], Philippe Burger và cộng sự (2009) [55], Zou và cộng sự (2008) [66] nghiên cứu về rủi ro trong các dự án phát triển CSHT, CSHT GTĐB theo hình thức PPP phân loại rủi ro theo yếu tố là nguồn phát sinh rủi ro và cho rằng rủi ro có cả hai mặt tiêu cực và cơ hội, đồng thời có thể đo lường được mức rủi ro của mỗi yếu tố rủi ro bằng cách nhân xác suất xảy ra với mức độ tác động của yếu tố rủi ro đó. Quan niệm trên đề cao vai trò của của hoạt động quản trị trong kiểm soát rủi ro, kiểm soát rủi ro ở đây không chỉ là triệt tiêu rủi ro, giảm thiểu rủi ro, mà còn là chuyển giao yếu tố rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời, với quan niệm trên có thể đo lường được mức rủi ro. Chính vì lý do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng quan niệm rủi ro là kết hợp cả tiêu cực và cơ hội và đo lường mức rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP bằng cách nhân xác suất xuất hiện yếu tố rủi ro với mức độ tác động của yếu tố rủi ro đó. Tiếp đến, các nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm đều thực hiện việc phân loại rủi ro trong các dự án phát triển CSHT, CSHT GTĐB theo hình thức PPP.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất