Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nguyên nhân gây suy thoái các giếng khoan khai thác nước ngầm trong v...

Tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân gây suy thoái các giếng khoan khai thác nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ phục vụ cấp nước sinh hoạt địa bàn tỉnh bình phước và đề xuất các giải pháp phục hồi

.PDF
97
57
67

Mô tả:

Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các thông tin, hình ảnh, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Các số liệu đo chất lượng nước và lưu lượng của giếng khoan sử dụng trong luận văn tác giả đã tham khảo trong đề tài “Nghiên cứu công nghệ và giải pháp kỹ thuật để xử lý các giếng khoan có hiệu suất thấp và mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sạch bền vững cho các vùng khan hiếm nước khu vực Nam bộ” do thầy hướng dẫn (PGS.TS Lương Văn Thanh) làm chủ nhiệm và được thầy cho phép sử dụng để xây dựng luận văn này. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Cao Văn Hiếu Học viên: Cao Văn Hiếu 1 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lương Văn Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn “Nghiên cứu nguyên nhân gây suy thoái các giếng khoan khai thác nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ phục vụ cấp nước sinh hoạt địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp phục hồi”. Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cô trong trường đại học Thủy Lợi đã tham gia giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng khóa 24 và truyền đạt nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích trong thời gian tác giả theo học tại trường. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và dành cho tác giả nhiều tình cảm, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tác giả tham gia và hoàn thành khóa học. TP. Hồ Chí Minh, ngày . . . tháng . . . năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN CAO VĂN HIẾU Học viên: Cao Văn Hiếu 2 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 6 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 11 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƢỚC ............................................... 11 1.1. Khái quát chung về tỉnh Bình Phƣớc ................................................................ 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................11 1.1.2. Điều kiện xã hội ..............................................................................................15 1.2. Khái quát chung về huyện Lộc Ninh ................................................................. 17 1.2.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................17 1.2.2. Điều kiện xã hội ..............................................................................................18 1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng nguồn nƣớc ................................................. 19 1.2.1. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước .........................................................................19 1.3.2. Trên địa bàn huyện Lộc Ninh .........................................................................22 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................. 24 CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN PHỤC HỒI, NÂNG CAO HIỆU SUẤT GIẾNG KHOAN TRONG THÀNH HỆ ĐÁ MÓNG NỨT NẺ ............................................ 24 2.1. Các nguyên nhân gây suy thoái giếng khoan trong thành hệ đá móng nứt nẻ ............................................................................................................................... 24 2.1.1. Tổng quan và nguyên nhân gây suy thoái giếng trong thành hệ móng nứt nẻ. .. ........................................................................................................................24 2.1.2. Nguyên nhân do thiết kế và thi công giếng không phù hợp ...........................25 2.1.3. Nguyên nhân do quá trình làm sạch giếng không hoàn toàn ..........................27 2.1.4. Nguyên nhân do thành lỗ khoan không ổn định .............................................30 2.1.5. Nguyên nhân do bơm lên cát ..........................................................................30 2.1.6. Nguyên nhân do lớp vỏ cứng bám trên giếng khoan ......................................31 2.1.7. Mảng bám hóa học (Canxi, Sắt, Mangan) ......................................................31 2.1.8. Mảng bám vi sinh vật .....................................................................................32 2.1.9. Sự lấp nhét của lưới lọc và các thành tạo địa chất xung quanh ......................33 2.1.10. Sự ăn mòn ...................................................................................................34 2.1.11. Nguyên nhân do bản thân tầng chứa nước ..................................................36 2.2. Tổng quan hệ phƣơng pháp phục hồi, nâng cao hiệu suất giếng khoan trong phức hệ chứa nƣớc móng nứt nẻ ............................................................................... 37 2.2.1. Hệ phương pháp thông dụng ..........................................................................37 2.2.2. Hệ phương pháp tiên tiến................................................................................37 CHƢƠNG 3 ................................................................................................................. 39 ĐỀ XUẤT CÁC PHƢƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT GIẾNG KHOAN TRONG VÙNG ĐÁ CỨNG NỨT NẺ ............................ 39 3.1. Đề xuất các phƣơng án ....................................................................................... 39 3.1.1. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất .....................................................................39 3.1.2. Xử lý bằng khí hóa lỏng CO2 lạnh..................................................................43 3.1.3. Nhóm phương pháp súc rửa ............................................................................45 3.1.4. Phương pháp nứt vỉa thủy lực .........................................................................52 3.1.5. Phương pháp nổ mìn tạo xung lượng .............................................................55 Học viên: Cao Văn Hiếu 3 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 3.1.6. Khoan mở rộng đường kính giếng ..................................................................57 3.2. Lựa chọn giải pháp cho mô hình thực tế .......................................................... 58 3.2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình xử lý ...................................................58 3.2.2. Lựa chọn giải pháp xử lý giếng ......................................................................60 3.3. Xây dựng đồ án thiết kế kỹ thuật cho mô hình thực tế ................................... 61 3.3.1. Nhu cầu cấp nước của giếng khoan ................................................................61 3.3.2. Hiện trạng của hệ thống cấp nước ..................................................................62 3.3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước .................................................................66 3.3.4. Thiết kế công nghệ xử lý giếng khoan............................................................67 3.3.5. Quy trình thực hiện .........................................................................................67 3.4. Kết quả xử lý giếng ............................................................................................. 75 3.4.1. Kết quả bơm thử nghiệm ................................................................................75 3.4.2. Chất lượng nước sau xử lý ..............................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 82 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 83 Học viên: Cao Văn Hiếu 4 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.................................................................11 Hình 2: Mặt cắt hoàn tất giếng điển hình trong móng nứt nẻ .......................................24 Hình 3:Lớp sạn sỏi lọc của giếng trước và sau khi được khơi thông ...........................29 Hình 4: Hình ảnh vi khuẩn sắt dưới kính hiển vi ..........................................................32 Hình 5: Hình ảnh mảng bám vi sinh vật dưới kính hiển vi ...........................................33 Hình 6: Sự ăn mòn ống chống, ống lọc của giếng khoan ..............................................35 Hình 7: Sự ăn mòn, phá hủy của ống lọc giếng khoan ..................................................36 Hình 8: Cấu trúc nhà máy bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất tại Dösebacka, vùng Göteborg, Thụy Điển .....................................................................................................39 Hình 9: Minh hoa quá trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất........................................41 Hình 10: Các phương pháp bổ sung nước dưới đất .......................................................41 Hình 11: Hai giai đoạn bơm ép: (a) khí CO2 và (b) Khí CO2 hóa lỏng lạnh .................44 Hình 12: Chổi quét làm sạch long trong ống chống ống lọc .........................................45 Hình 13: Phương pháp dùng piston gây áp lực xung ....................................................46 Hình 14: Cấu tạo của piston gây áp lực xung ................................................................46 Hình 15: Sơ đồ nguyên lý bơm hút nước tăng cường ...................................................48 Hình 16: Chi tiết cấu kiện bơm hút nước tăng cường ...................................................48 Hình 17: Sơ đồ tính toán lượng chất tẩy rửa cần thiết...................................................51 Hình 18: Sơ đồ công nghệ nứt vỉa thủy lực ...................................................................53 Hình 19: Sơ đồ thiết bị nứt vỉa thủy lực (Walt và Decker 1981) ..................................54 Hình 20: Minh họa phương pháp dùng chất nổ tạo xung ..............................................55 Hình 21: Quy trình thực hiện nổ mìn tạo xung .............................................................56 Hình 22: So sánh khoan thông thường và khoan doa mở rộng .....................................58 Hình 23: Kết cấu giếng khoan khai thác nước điển hình tỉnh huyện Lộc Ninh ............59 Hình 24: Giếng khoan tập trung ấp Vườn Bưởi, xã Lộc Thiện .....................................62 Hình 25: Kết cấu giếng khoan hiện tại của giếng ấp Vườn Bưởi .................................63 Hình 26: Lượng nước bơm được khi mới khởi động máy bơm ....................................64 Hình 27: Lượng nước bơm được sau thời gian 10 phút ................................................64 Hình 28: Bồn chứa nước inox ấp Vườn Bưởi ...............................................................65 Hình 29: Bể chứa nước đang hư hỏng của ấp Vườn Bưởi ............................................66 Hình 30: Quy trình công nghệ xử lý giếng khoan .........................................................67 Hình 31: Thi công kết cấu giếng trên địa bàn tỉnh Bình Phước ....................................70 Hình 32: Sơ đồ súc rửa giếng bằng máy nén khí...........................................................73 Hình 33: Sơ đồ hướng dòng chảy của nước và cát hạt mịn 1 chiều ..............................74 Hình 34: Sơ đồ hướng dòng chảy của nước và cát hạt mịn 2 chiều ..............................74 Hình 35: Bơm thử nghiệm đánh giá hiệu quả giải pháp................................................75 Hình 36: Sử dụng đồng hồ đo lưu lượng xác định lưu lượng khai thác ........................76 Học viên: Cao Văn Hiếu 5 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp số lượng công trình sử dụng giếng khoan tỉnh Bình Phước ............20 Bảng 2: Mật độ công trình khai thác nước theo các huyện tỉnh Bình Phước ................21 Bảng 3: Mật độ khai thác nước theo các huyện tỉnh Bình Phước .................................22 Bảng 4: Thống kê số lượng và công suất giếng theo xã, huyện Lộc Ninh....................22 Bảng 5: Lưu lượng khai thác giếng khoan trước khi xử lý ...........................................64 Bảng 6: Bảng kết quả phân tích chất lượng nước giếng ấp Vườn Bưởi .......................66 Bảng 7: Kết quả bơm thử nghiệm giếng sau khi xử lý ..................................................76 Bảng 8: Chất lượng nước giếng khoan sau khi xử lý ....................................................77 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NDĐ: Nước dưới đất BSNTNDĐ: Bổ sung nhân tạo nước dưới đất Học viên: Cao Văn Hiếu 6 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Hiện nay ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nguồn nước để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình bao gồm nước mưa, nước mặt: sông, suối và nguồn nước ngầm. Hầu như mỗi gia đình đều có một công trình khai thác nước ngầm (giếng đào hoặc giếng khoan) để phục vụ sinh hoạt. Đặc biệt trên địa bàn một số nơi ở tỉnh Bình Phước, nhu cầu nước cho phục vụ sản xuất cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê là rất lớn đặc biệt là trong mùa khô. Một số hộ dân do nhu cầu đã khoan nhiều giếng khoan trên một đơn vị diện tích để tưới cho cây trồng vào mùa khô khi nguồn nước ngầm bị suy kiệt. Bên cạnh đó, với tâm lý cho rằng nguồn nước ngầm là vô tận đã dẫn đến không ít người có thói quen sử dụng nguồn nước này một cách lãng phí và thiếu kiểm soát. Do vậy đã tạo ra một áp lực về nước sinh hoạt trong mùa khô. Các giếng khoan khi bị hư hỏng, xuống cấp thường được thay thế bằng một giếng khoan mới dẫn đến sự lãng phí và nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nếu như không được trám lấp cẩn thận. - Để khắc phục tình trạng này và sử dụng tầng nước ngầm hiệu quả, bền vững, các nhà khoa học đã kiến nghị các tỉnh khu vực Nam Bộ cần tiến hành ngay việc khảo sát, đánh giá có hệ thống hiện trạng nước ngầm toàn vùng và đưa ra chính sách quản lý hợp lý. Phải tính toán giữa lượng nước bổ sung vào và lượng nước khai thác để có đáp án cho bài toán cân bằng sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm. Đồng thời, phải ngăn chặn ngay tình khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm, lún mặt đất và tình trạng gây ô nhiễm tại các giếng nước ngầm. Phải đưa ra được danh sách những vùng được phép khai thác nước dưới đất, những khu vực hạn chế khai thác và những khu vực không được phép khai thác nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường nước ngầm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân. - Ngoài ra, cần phải công bố rộng rãi hiện trạng khai thác nước ngầm ở từng cấp địa phương. Việc làm này phải được thực hiện một cách đồng bộ và cụ thể. Hiện nay, bộ số liệu và thông tin về nước ngầm được các bộ ngành trung ương quản lý nhưng các địa phương thì thiếu thông tin trầm trọng dẫn đến việc quản lý khai thác chưa thực sự hiệu quả. Hơn thế nữa cần cải thiện năng lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa Học viên: Cao Văn Hiếu 7 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ phương để quản lý tài nguyên nước ngầm; nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ tầng nước ngầm hiệu quả. Cần tập trung nghiên cứu hiện trạng suy thoái cũng như xác định được các nguyên nhân gây suy thoái năng suất các giếng khoan có nguồn gốc từ địa tầng khai thác trong các tầng đá cứng nứt nẻ nhằm đưa ra được các giải pháp kỹ thuật đối với các giếng khoan để hồi phục và thậm chí nâng cao năng suất khai thác, đem lại hiệu quả cao nhất cả về mặt lưu lượng khai thác và lợi ích kinh tế cho người sử dụng. - Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa chất thủy văn của các giếng khoan trong vùng đá cứng nứt nẻ nên việc suy thoái năng suất khai thác nước là một hiện tượng rất phổ biến. Trước hết, sụt giảm nguồn nước ngầm hay còn được gọi là suy thoái trữ lượng nước ngầm là một nguyên nhân khá phổ biến được biểu hiện bởi việc giảm năng suất khai thác, hạ thấp mực nước, làm tăng chi phí khai thác và sụt lún nền đất xung quanh giếng. Xét về các nguyên nhân có thể gây ra suy thoái năng suất các giếng khoan có nguồn gốc từ địa tầng khai thác trong đá cứng nứt nẻ, có thể chia ra các nguyên nhân do nội tại tầng chứa nước như suy giảm trữ lượng do khai thác quá mức trong khi lượng nước bổ cập không có hoặc có mà lượng bổ cập không đủ để bù lại lượng nước đã hao hụt; hoặc các nguyên nhân có liên quan đến sự suy thoái các kết cấu của giếng khai thác bao gồm sự đóng cặn do mảng bám, sự ăn mòn các kết cấu bơm, mảng bám vi sinh vật. - Để phục hồi và nâng cao hiệu suất giếng khoan có nguồn gốc từ địa tầng khai thác trong đá cứng nứt nẻ, hiện nay có một số giải pháp chính đang được thực hiện như: bổ sung nhân tạo nước dưới đất, xúc rửa giếng khoan, nổ mìn định hướng tạo xung lượng, sử dụng sóng siêu âm và giải pháp sử dụng khí CO2 lạnh… Từng giải pháp sẽ có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào việc lựa chọn giải pháp sao cho phù hợp với nguyên nhân gây suy thoái giếng khoan, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, chất lượng máy móc và trình độ kỹ thuật thi công xử lý. - Nhìn chung có rất nhiều giải pháp có thể xử lý các giếng khoan có hiệu suất thấp trong vùng đá cứng nứt nẻ. Điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gây ra sự suy giảm bằng cách khảo sát hiện trạng thành giếng khoan, xác định các thông số của tầng địa chất và địa chất thủy văn, từ đó có thể đưa ra phương pháp xử lý một cách phù Học viên: Cao Văn Hiếu 8 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ hợp, cho hiệu quả khôi phục và cải thiện năng suất khai thác nước dưới đất của các giếng khoan trong vùng đá cứng nứt nẻ. - Từ những thực trạng nêu trên, nhằm nâng cao và tăng tỷ lệ người dân tiếp cận nguồn nước, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai… Việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân gây suy thoái các giếng khoan khai thác nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ phục vụ cấp nước sinh hoạt địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp phục hồi” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được nguyên nhân chính gây suy thoái giếng khoan khai thác nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ và đề xuất các giải pháp xử lý phục hồi. - Đề xuất ứng dụng cho một mô hình xử lý phục hồi lưu lượng cho 1 giếng khoan bị suy thoái đại diện cho vùng nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xử lý, phục hồi giếng khoan khai thác nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ bị suy thoái phục vụ cấp nước sinh hoạt. - Phạm vi nghiên cứu: Huyện Lộc Ninh – Tỉnh Bình Phước. 4. Cách tiếp cận - Tiếp cận lý thuyết: Tổng hợp nghiên cứu về phương pháp xử lý phục hồi lưu lượng cho 1 giếng khoan trong vùng đá cứng nứt nẻ bị suy thoái. - Tiếp cận thực tế: Khảo sát, thu thập, điều tra trong phòng và ngoài hiện trường các số liệu. 5. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát, tổng hợp hiện trạng các giếng khoan khai thác nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ khu vực Bình Phước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt của vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu xác định nguyên nhân chính gây suy thoái giếng khoan khai thác và đề xuất các giải pháp xử lý phục hồi. Học viên: Cao Văn Hiếu 9 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Đề xuất ứng dụng cho một mô hình xử lý phục hồi lưu lượng cho 1 giếng khoan bị suy thoái đại diện cho vùng nghiên cứu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phân tích, thống kê, đánh giá, so sánh. - Phương pháp thí nghiệm hiện trường. - Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. 7. Dự kiến kết quả đạt đƣợc - Thông qua kết quả khảo sát, đánh giá tình hình khai thác nguồn nước ngầm trong vùng đá cứng nứt nẻ khu vực Bình Phước đã bị suy thoái không cung cấp đủ lượng nước theo như thiết kế ban đầu gây nhiều khó khăn cho các cụm cấp nước tập trung. - Để xác định các giải pháp phục hồi khả năng khai thác của các giếng khoan này cần phải có các khảo sát, nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân chính gây suy thoái làm giảm lưu lượng khai thác. - Giúp nhà quản lý nhằm từng bước khai thác hiệu quả và bảo vệ được nguồn tài nguyên nước ngầm quý hiếm của những vùng có khó khăn về nguồn nước để nâng cao mức sống cho người dân. - Đề xuất kiến nghị. Học viên: Cao Văn Hiếu 10 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƢỚC 1.1. Khái quát chung về tỉnh Bình Phƣớc 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý - Tỉnh Bình Phước nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2; dân số tính đến ngày 31/12/2015 là 950.416 người với mật độ trung bình là 138 người/km2. Tọa độ địa lý của tỉnh Bình Phước nằm trong khoảng: từ 1117’ đến 1219’ vĩ độ Bắc, từ 10624’ đến 10725’ kinh độ Đông. - Tỉnh có ranh giới hành chính như sau: phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông và biên giới Campuchia. Chi tiết trên Hình 1. Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước. Học viên: Cao Văn Hiếu 11 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính bao gồm: thị xã Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long, huyện Bù Gia Mập, huyện Phú Riềng, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Bù Đăng, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đốp, huyện Chơn Thành với tổng cộng 111 xã, phường và thị trấn. 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình - Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính sau: - Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300–600 m, tạo thành chủ yếu từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh. - Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100–300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải. Đây là kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ. - Địa hình bằng trũng: địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các vùng bằng phẳng giữa đồi núi ở độ cao < 100 m và nơi đây vật liệu hình thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần thục hơn. - Về độ dốc địa hình: thống kê diện tích đất theo độ dốc địa hình cho thấy, địa hình có độ dốc <150 (cấp I, II, III), thuận lợi cho sử dụng đất và sản suất nông nghiệp chiếm 70% diện tích lãnh thổ, trong đó địa hình rất thuận lợi 50,9%; thuận lợi 19,01%. Địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 16,4% diện tích lãnh thổ (cấp IV, V). Học viên: Cao Văn Hiếu 12 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau: - Chế độ mưa: lượng mưa bình quân các năm gần nhất từ 2011 - 2014 có sự biến động từ 2.504 – 3.219 mm. Riêng trong năm 2015, lượng mưa đột ngột giảm với lượng mưa bình quân năm chỉ đạt 1.797 mm. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu đang tác động trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8 và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa. Riêng năm 2015 thì lượng mưa tháng cao nhất cũng chỉ bằng một nửa so với năm trước đó. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng 6, 7, 8, 9. - Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 22C. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 32,2C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong năm không lớn, khoảng 0,7 - 3C. - Nắng: Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình quân trong năm từ 9.288 – 9.360C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. - Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 75,5 - 79,5%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là 90,0%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%. - Bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 - 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3, 4. Học viên: Cao Văn Hiếu 13 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông - Bắc và Tây - Nam theo 2 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ bình quân 3,5 m/s. Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình quân 3,2 m/s. - Nhìn chung, chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp, một mặt khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô và phát huy được hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa được quá trình xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất đai, nhất là về mùa mưa. 1.1.1.4. Đặc điểm địa chất - Phần lớn tỉnh Bình Phước có nền địa chất là phun trào bazan thuộc các thời kỳ khác nhau, phần còn lại là nền trầm tích cổ sa phiến thạch kỷ Jura và trầm tích kỷ Đệ Tứ, trầm tích hiện đại. Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ cho thấy trong vùng nghiên cứu có các đá mẹ và các mẫu chất sau: - Đá bazan: Đá bazan bao phủ phần lớn diện tích lãnh thổ (khoảng 58% bề mặt lãnh thổ). Phân bố ở hầu hết các huyện, tập trung nhiều nhất ở các thị xã Phước Long, Bình Long, huyện Bù Đăng, Lộc Ninh. - Đá granit: Đây là đá cổ hơn hết, lộ ra ở núi Bà Rá ở phía Bắc tỉnh nhưng chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ khoảng 0,15% bề mặt lãnh thổ. - Đá phiến sét: Đá phiến sét bao trùm khoảng 12% bề mặt lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở các huyện Đồng Phú, Bù Đăng và một ít ở Lộc Ninh và Phước Long. Đá này có tuổi Mezozoi, là nền móng của lãnh thổ nhưng một phần lớn diện tích bị Aluvi Neogen và Bazan phủ lấp lên. - Mẫu chất phù sa cổ: Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ khoảng 12% bề mặt lãnh thổ. Tầng dày của phù sa cổ từ 2-3 m đến 5-7 m, vật liệu của nó màu nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình). Học viên: Cao Văn Hiếu 14 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 1.1.1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn - Từ kết quả nghiên cứu các điều kiện địa chất thuỷ văn đã thực hiện, trên địa bàn tỉnh Bình Phước tồn tại 8 tầng chứa nước và 4 thành tạo địa chất rất nghèo nước, trong đó cả 8 tầng chứa nước đều có ý nghĩa sử dụng đó là: tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1), tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen giữa (n22), tầng chứa nước khe nứt các thành tạo phun trào bazan Pliocen giữa - trên (βn22-3), tầng chứa nước khe nứt các thành tạo phun trào bazan Miocen trên (βn13), tầng chứa nước khe nứt Jura trên Creta dưới (j3-k1), tầng chứa nước khe nứt Jura dưới - giữa (j1-2), tầng chứa nước khe nứt Trias giữa (t2), tầng chứa nước khe nứt Pecmi trên - Trias dưới (p3-t1). - Trong các tầng chứa nước trên thì có ý nghĩa hơn cả là các tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1), Pliocen giữa (n22), tầng chứa nước khe nứt các thành tạo phun trào bazan Pliocen giữa - trên (βn22-3) và tầng chứa nước khe nứt các đá trầm tích Jura (j1-2). Với nước lỗ hổng các khu vực có mức độ giàu nước trung bình tập trung ở phía nam, tây nam như khu vực Chơn Thành, Bình Long và Đồng Phú, với nước khe nứt các khu vực có mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu tập trung ở khu vực Bù Đốp, Lộc Ninh, phía Tây Nam Phước Long, thị xã Bình Long, Chơn Thành, thị xã Đồng Xoài và phía Tây Đồng Phú. 1.1.2. Điều kiện xã hội 1.1.2.1. Dân số - Tính đến ngày 31/12/2015, dân số của tỉnh Bình Phước là 950.416 người trong đó dân số nông thôn chiếm đa số khoảng 83,9%, dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 16,1%. Mật độ dân số trung bình là 138 người/km2. Bình Phước có 41 dân tộc đang sinh sống, chủ yếu là người Việt, Stiêng, Khmer, Nùng, Tày…, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có mặt bằng dân trí tương đối thấp, di dân hàng năm cao, nhất là di dân tự do. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều (5,58%), cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. Dân cư tập trung cao nhất ở thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long với mật độ lần lượt là 363 người/km2, 185 người/km2, dân cư huyện Bù Đăng thưa thớt nhất 73 người/km2. Học viên: Cao Văn Hiếu 15 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Bình Phước hiện có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao là lợi thế về nguồn nhân lực để phát triển. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm 81%, nhưng đa số là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, chỉ 11% trong số này có trình độ từ sơ cấp trở lên. 1.1.2.2. Tiềm năng kinh tế - Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với tổng diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391.174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp (diện tích hơn 5.211 ha), tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài và một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh) với tổng diện tích hơn 28.300ha. - Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tư. - Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đo đáng lưu ý là mỏ đá vôi Tà Thiết cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tỉnh. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng này. Học viên: Cao Văn Hiếu 16 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ - Bình Phước có vị trí địa lý, có điều kiện kết cấu hạ tầng tuy mới bước đầu hình thành (viễn thông, điện, giao thông…) nhưng tương đối thuận lợi cho phát triển. Về điện có đường điện 500 kV đi qua, có thuỷ điện Thác Mơ công suất 150 MW và thuỷ điện Cần Đơn công suất 72 MW đã được xây dựng. Về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, còn hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong cả nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển vững chắc kinh tế xã hội. 1.2. Khái quát chung về huyện Lộc Ninh 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý - Lộc Ninh là một huyện miền núi biên giới phí Tây Bắc của tỉnh Bình Phước. Phía Bắc và Tây huyện giáp Vương quốc Campuchia; Phía Nam giáp huyện Bình Long; Phía Đông giáp huyện Phước Long và huyện Bù Đốp; Một phần nhỏ diện tích của huyện phía Tây - Nam giáp tỉnh Tây Ninh. - Huyện Lộc Ninh có đường biên giới dài hơn 100 km tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư - cửa ngõ thông thương của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với không chỉ Campuchia mà còn với các nước trong khu vực ASEAN. - Huyện Lộc Ninh có 16 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 15 xã, trong đó có 7/16 đơn vị hành chính có biên giới với Vương quốc Campuchia, đây là một trong những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, thuận lợi cho giao thương kinh tế với nước bạn Campuchia trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. 1.2.1.2. Địa hình, khí hậu - Lộc Ninh có địa hình cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Học viên: Cao Văn Hiếu 17 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 1.2.1.3. Tài nguyên - Lộc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52ha, trong đó đất rừng chiếm 68.714 ha, còn lại là đất nông nghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. 1.2.2. Điều kiện xã hội 1.1.2.1. Dân số - Dân số của huyện Lộc Ninh vòa khoảng 114.982 người, với trên 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số nông thôn có 104.162 người chiếm 90,6%. Dân số thành thị có 10.820 người chiếm 9,4% dân số toàn huyện. Mật độ dân số khoảng 133,6 người/km2. 1.2.2.2. Tiềm năng kinh tế - Nền kinh tế của Lộc Ninh dựa chủ yếu vào nông nghiệp và phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, tiêu và các loại cây ăn quả lâu năm. - Trong những năm qua kinh tế của huyện đạt tăng trưởng cao, quy mô kinh tế ngày càng lớn. Giai đoạn 2010 – 2015: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm tăng từ 13,5% trở lên. Đến năm 2015, tổng GDP đạt 2.050 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 1,96 lần so với năm 2010 ước khoảng 3.960 tỷ đồng (giá thực tế). Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 300 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng khoảng 12%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 17.500.000 đồng (giá so sánh 1994), giá thực tế 33.000.000đ. Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 65%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 17%; thương mại, dịch vụ chiếm 18%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8% trong đó tỷ lệ này đối với đồng bào dân tộc thiểu số là dưới 11% (theo tiêu chí mới). - Huyện Lộc Ninh đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động theo hướng tích cực; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh của địa phương để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công – thương nghiệp một cách hợp lý. Từ đó, đưa nền kinh tế huyện ngày càng phát triển đúng hướng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong huyện. Học viên: Cao Văn Hiếu 18 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ 1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng nguồn nƣớc 1.2.1. Trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc - Theo kết quả tính toán, trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ của tỉnh Bình Phước là vào khoảng: 2.286.600 m3/mgày. Trong đó: trữ lượng tĩnh là: 491.900 m3/ngày, trữ lượng động tự nhiên là: 1.794.700 m3/ngày. Trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất của tỉnh Bình Phước lấy 60% trữ lượng động là: 1.371.960 m3/ngày. - Tại tỉnh Bình Phước, nước dưới đất được khai thác cho nhu cầu dân sinh (giếng khoan, giếng đào) và công - nông nghiệp (giếng công nghiệp) có lưu lượng khai thác trung bình Q < 10l/s. - Để khai thác nước dưới đất phục vụ cho hoạt động công nghiệp và sản xuất kinh doanh, theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh hiện đang có 58 cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp phép khai thác sử dụng nước dưới đất với tổng công suất lên đến 19.456,8m3/ngày đêm. Số doanh nghiệp, cơ sở được cấp phép thăm dò nước dưới đất là 08 cơ sở; cấp phép hành nghề khai thác nước dưới đất là 03 doanh nghiệp. - Ngoài ra, hiện đang có 01 dự án đầu tư khai thác nước dưới đất quy mô lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại KCN Minh Hưng III, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bình Phước. Dự án nhà máy nước dưới đất Minh Hưng III: tổng công suất Q = 2.990 m3/ngày với 13 giếng khoan Q = 228m3/ngày ở độ sâu từ 23 - 50m trung bình 43m (tầng chứa nước Pleistocen có chiều dày trung bình là 17m). - Với mục đích cấp nước sinh hoạt, trên địa bàn tỉnh Bình Phước tính đến năm 2012 có 20.177 giếng khoan khai thác nước dưới đất tuy nhiên các công trình phân bố không đồng đều trên diện tích toàn tỉnh cũng như ở các huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn thể hiện trên Bảng 1. Số lượng công trình khai thác phụ thuộc vào dân số cũng như mức độ phát triển kinh tế xã hội, loại hình sản xuất và mức độ bao phủ của các hệ thống cung cấp nước của từng địa phương. Học viên: Cao Văn Hiếu 19 Lớp: 24CTN11 - CS2 Trường Đại Học Thủy Lợi Luận văn Thạc sĩ Bảng 1: Tổng hợp số lượng công trình sử dụng giếng khoan tỉnh Bình Phước STT Huyện/thị xã Giếng khoan Công trình CN tập trung 1 Huyện Bù Đăng 2.174 70 2 Huyện Bù Đốp 487 3 Huyện Bù Gia Mập 443 4 Huyện Chơn Thành 10.537 14 5 Huyện Đồng Phú 100 6 6 Huyện Hớn Quản 3.277 5 7 Huyện Lộc Ninh 1.140 4 8 TX. Bình Long 448 4 9 TX. Phước Long 127 10 TX. Đồng Xoài 355 12 11 Huyện Phú Riềng 17.167 3 20.177 118 Tổng toàn tỉnh - Trong giai đoạn 2006 – 2012, Chương trình về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 14 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã Thọ Sơn, Đức Liễu, Phước Sơn của huyện Bù Đăng; Hưng Phước, Tân Tiến của huyện Bù Đốp; Bình Thắng, Bù Gia Mập của huyện Bù Gia Mập; Lộc Thiện huyện Lộc Ninh; Thanh Phú của TX.Bình Long; Tân Phước huyện Đồng Phú; Nha Bích, Minh Lập của huyện Chơn Thành; Minh Đức của huyện Hớn Quản. - Các công trình hiện khai thác sử dụng nước dưới đất phân bố không đồng đều trên diện tích toàn tỉnh cũng như ở các huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Số lượng công trình khai thác phụ thuộc vào dân số cũng như mức độ phát triển kinh tế xã hội, loại hình sản xuất và mức độ bao phủ của các hệ thống cung cấp nước của từng địa phương. Mật độ công trình khai thác so với diện tích của toàn tỉnh là 23,1 công trình/km2. Mật độ công trình khai thác so với số hộ dân của toàn tỉnh là 0,52 công trình/hộ. - Kết quả điều tra cho thấy toàn bộ 97 xã, phường của tỉnh Bình Phước có sử dụng NDĐ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. TX Phước Long có số các công trình khai Học viên: Cao Văn Hiếu 20 Lớp: 24CTN11 - CS2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất