Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lũ cho đập đất ở tỉnh...

Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lũ cho đập đất ở tỉnh saravanh, cộng hòa dân chủ nhân dân lào áp dụng cho hồ chứa nước sexet2

.PDF
124
22
91

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Bounyang SYVANKHAM Học viên: Lớp 24C21 Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Thìn & NDND.GS.TS. Phạm Ngọc Qúy. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Hà nội, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Bounyang SYVANKHAM i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thủy lợi, sự giúp đỡ tận tình của bạn bè trong lớp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lũ cho đập đất ở tỉnh salavanh CHDCND Lào, áp dụng cho hồ chứa nước Sexet2”. Để có được thành quả này, trước tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Thìn & NDND.GS.TS. Phạm Ngọc Qúy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin khoa học cần thiết trong thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Ngoài ra, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo tại các bộ môn trong Trường Đại học Thủy lợi đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ. Bên cạnh đó tác giả gửi lời cảm ơn tới gia đình và tập thể đồng nghiệp tại Sở Năng lượng & Mỏ tỉnh Saravanh CHDCND Lào đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở Việt Nam Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng nhưng do còn hạn chế nhiều về trình độ chuyên môn của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC Tổng quan về đập đất trên thế giới và ở Lào .......................................................... 4 Tổng quan về tình hình xây dựng đập đất trên thế giới ................................... 4 Tổng quan về tình hình xây dưng đập đất ở Lào ........................................... 10 Những khả năng mất an toàn đập đất .................................................................... 15 Lũ tràn qua định đập ........................................................................................ 15 Sạt trượt mái đập ở phía thượng lưu và hạ lưu............................................... 16 Thấm mạnh gây ra mất an toàn đập ................................................................ 18 Thấm vượt quá giới hạn, sủi nước làm hư hại đập đất. ........................................ 20 Thấm vượt quá giới hạn làm hư hại đập ......................................................... 20 Thấm vượt quá giới hạn làm cống lấy nước bị hư hỏng................................ 22 Thấm vượt quá do mối gây ra ......................................................................... 22 Khái quát chung vấn đề an toàn lũ của đập đất .................................................... 22 Thực trạng an toàn lũ hiện nay ........................................................................ 22 Lũ vượt thiết kế trong thực tế .......................................................................... 23 Nguyên nhân lũ vượt thiết kế .......................................................................... 25 Những tồn tại và hướng nghiên cứu đảm bảo an toàn lũ của đập đất ................. 26 Những tồn tại an toàn lũ của hồ đập ............................................................... 26 Những kết quả nghiên cứu về an toàn lũ trên thế giới ................................... 27 Những kết quả nghiên cứu về an toàn lũ ở Việt Nam ................................... 31 Những kết quả nghiên cứu về an toàn lũ ở Lào ............................................. 34 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 34 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào[6] ..................................................... 35 Điều kiện tự nhiên, xã hội của Lào ................................................................. 35 iii Các công trình thủy lợi ở tỉnh Saravanh ......................................................... 38 Hiện trạng đập đất và an toàn lũ của đập đất ở Lào ............................................. 41 Các hồ chứa đã được xây dựng ....................................................................... 41 Hiện trạng đập đất ............................................................................................ 42 Hiện trạng an toàn lũ ở Lào ............................................................................. 43 Nguyên nhân dẫn đến mất an toàn về lũ của đập đất ........................................... 44 Lũ thực tế đến với tần suất nhỏ hơn tần suất thiết kế .................................... 44 Do hoạt động dân sinh kinh tế của con người ................................................ 44 Do ảnh hưởng của biến đối khí hậu ................................................................ 45 Do liệt thủy văn còn ít, khi tính toán lũ thiết kế ban đầu............................... 45 Do năng lực của người tư vấn thiết kế ............................................................ 46 Do công tác quản lý, vận hành hồ chứa nước không chuẩn .......................... 46 Do sự cố làm giảm khả năng tháo của các công trình xả lũ .......................... 46 Do cỏ mọc, rác vướng, bèo nở làm giảm bề rộng tràn xả lũ ......................... 47 Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn lũ cho đập đất ........................................ 47 Nhóm các giải pháp phi công trình. ................................................................ 47 Nhóm các giải pháp công trình ....................................................................... 52 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 72 Giới thiệu chung về hồ chứa nước Sexet2 ............................................................ 73 Vị trí địa lý của công trình ............................................................................... 74 Nhiệm vụ công trình và các thông số chính ................................................... 74 Điều kiện tự nhiên của hồ chứa nước ............................................................. 75 Hiện trạng an toàn lũ cho công trình ..................................................................... 77 Đập đất .............................................................................................................. 77 Tràn xả lũ .......................................................................................................... 80 Các giải pháp an toàn lũ cho hồ chứa nước SEXET2 .......................................... 88 Phương án 1: Hạ thấp ngưỡng tràn và làm thêm cửa van ............................. 89 Phương án 2: Mở rộng tràn ............................................................................. 89 Phương án 3: Làm them tràn sự cố ................................................................. 89 iv Phương án 4: Nâng cao cao trình đỉnh đập .................................................... 90 Tính toán phân tích lựa chọn phương án phù hợp ................................................ 91 Tính toán đối với trường hợp tăng bề rộng bằng thêm khoang tràn ............. 91 Tính toán trường hợp làm tràn sự cố .............................................................. 99 Phân tích, lựa chọn các phương án ...................................................................... 106 Tổng hợp kỹ thuật các phương án ................................................................. 106 Đánh giá về kinh tế ........................................................................................ 106 Lựa chọn giải pháp công trình hợp lý ........................................................... 107 Kết luận chương 3. ............................................................................................... 107 v DANH MỤC HÌNH ẢNH vi vii viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ix x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Tỉnh Saravanh là tỉnh thuộc miền nam của Lào, có diện tích tự nhiên 10.691 km2, dân số năm 2016 là 405.466 người, mật độ trung bình 37.93 người/km2, GDP bình quân đầu người 1.130 US/năm, có 1 thị xã và 7 huyện. Đặc điểm cơ bản nổi bật về khí hậu của khu vực tỉnh được hình thành dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và vị chí địa lý hình thành một vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa rõ rẹt: mùa khô và mùa mưa. Chính vì vậy công tác phát triển hệ thống thủy lợi được đặc biệt quan tâm. Hiện nay nhiều công trình thủy lợi đã và đang được đầu tư xây dựng. [6] Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 242 công trình thủy lợi lớn nhỏ cung cấp nước tưới cho 13.690 ha canh tác. Trong đó có 27 hồ thủy lợi nhỏ cấp nước tưới cho 310 ha, mỗi hồ có dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3 nước và 5 hồ chứa thủy điện có thể phát điện được đến 164 MW như: Hồ Houaypor, Houaykapher, Hồ Sexet1, Sexet2 và Sexet3. [6] Hiện nay, tình hình khí tượng, thủy văn, ngày càng diễn biến phức tạp do biến đổi của khí hậu toàn cầu gây ra theo hướng tăng thêm lũ bất lợi cho hồ chứa; với số lượng hồ chứa trên địa bàn tỉnh Saravanh xây dựng ngày càng nhiều, nhiều hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Saravanh xây dựng rất lâu từ những năm 1980, điều kiện nghiên cứu địa hình, địa chất, thủy văn cũng như biện pháp thi công còn chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Một số hồ chứa đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có giải pháp nâng cấp hoặc nâng cấp chưa thật phù hợp. Vì vậy, một số công trình đã xảy ra sự cố như: Hiện tượng trượt lỡ mái thượng, hạ lưu, hiện tượng lún nứt nẻ thân đập, hiện tượng thấm xói ngầm, ... Điều này làm mất ổn định đập đất, gây ra nguy cơ vỡ đập ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó nhận thức của cán bộ quản lý và nhân dân trong công tác quản lý vận hành hồ chứa còn chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn nhân lực cho công tác quản lý chưa được chú trọng đào tạo. Thiết bị quan trắc ở nhiều hồ chứa chưa được quan tâm lắp đặt hoặc có nhưng hư hỏng không quan trắc được, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế xây dựng, tu sửa nâng cấp, quản lý vận hành chưa được nghiên cứu áp dụng phù hợp. Công tác quản lý, vận hành, quan trắc hầu hết bằng thủ công. Tất cả 1 các hồ chứa chưa được đánh giá về an toàn đập theo đúng quy định. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an toàn đập, an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Để có cơ sở khoa học phục vụ công tác dự báo, đánh giá, đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Saravanhtrước mắt cũng như lâu dài, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lũ cho đập đất ở tỉnh Saravanh, CHDCND Lào. Áp dụng cho hồ chứa nước SEXET2” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu của Đề tài - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá tổng quan về tình hình an toàn lũ của đập đất trên địa bàn tỉnh Saravanh. - Nghiên cứu cơ sở khoa học để lựa chọn giải pháp hợp lý đảm bảo an toàn lũ của đập đất trên địa bàn tỉnh Saravanh. - Áp dụng cho hồ chứa nước SEXET2 trên địa bàn tỉnh Saravanh. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Điều tra thu thập, tổng hợp và phân tích hiện trạng đập đất ở tỉnh Saravanh, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay trong lĩnh vực hồ chứa nước. - Nghiên cứu tổng hợp các giải pháp phi công trình và công trình đảm bảo an toàn đập đất vào mùa mưa lũ, vận dụng hợp lý cho hồ chứa nước ở tỉnh Saravanh. - Tính toán giải pháp điển hình với 1 hồ chứa - Hồ SEXET2. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chủ yếu đi sâu nghiên cứu tính toán các giải pháp an toàn lũ cho hồ chứa nước và áp dụng cho một hồ cụ thể. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các Hồ chứa trên địa bàn tỉnh Saravanh và tính điển hình cho hồ chứa nước SEXET2. 2 5. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Saravanh, đặc biệt ảnh hưởng của các Hồ chứa nước đến vấn đề kinh tế và phát triển của tỉnh. - Điều tra, đánh giá hiện trạng, khảo sát tính toán sự phù hợp để đảm bảo an toàn hồ chứa nước vào mùa mưa lũ trên địa bàn, đặc biệt trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. - Đưa ra giải pháp và phương án để lựa chọn, so sánh sự phù hợp và ưu nhược điểm của từng phương pháp để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. - Vận dụng giải pháp để tính toán vào một công trình cụ thể. 6. Các kết quả đạt được - Đánh giá được tác động ảnh hưởng của lũ đến sự an toàn của đập đất. - Phân tích những nguy cơ có thể xảy ra đối với đập đất khi lũ lụt và đề xuất giải pháp công trình phù hợp. Từ đó tính toán cho hồ chứa nước SEXET2. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẬP ĐẤT VÀ AN TOÀN LŨ CHO ĐẬP ĐẤT Tổng quan về đập đất trên thế giới và ở Lào Tổng quan về tình hình xây dựng đập đất trên thế giới Hồ chứa nước trên thế giới Hồ chứa nước trên thế giới được xây dựng và phát triển rất đa dạng, phong phú. Đến nay thế giới đã xây dựng hơn 1.400 hồ có dung tích mỗi hồ trên 100 triệu m3 nước, với tổng dung tích 4.200 tỷ m3. Theo tiêu chí phân loại của Ủy ban Quốc tế về đập lớn (ICOLD) [2], hồ có dung tích từ 3 triệu m3 nước trở lên hoặc chiều cao đập trên 15m, thuộc loại hồ đập lớn có số lượng hơn 45.000 hồ. Trong đó Đứng đầu danh sách các nước có nhiều hồ là Trung Quốc (22.000 hồ), Mỹ (6.575 hồ), Ấn Độ (4.291 hồ), Nhật Bản (2.675 hồ), Tây Ban Nha (1.196 hồ). Số lượng đập trong các nước này chiếm khoảng 80% tổng số các đập lớn trên thế giới. Đặc biệt là Trung Quốc tốc độ phát triển đập mạnh trong thể kỷ XX và tập trung vào khoảng thời gian sau năm 1949 (Trước năm 1949 Trung Quốc chỉ có 22 đập lớn) Nước Nga có hơn 150 hồ lớn với tổng dung tích trên 200 tỷ m3 nước. Các hồ lớn nhất thế giới là hồ Boulder trên sông Colorado (Mỹ) dung tích 38 tỷ m3 nước, hồ Grand Coulle trên sông Columbia (Mỹ) dung tích 24 tỷ m3 nước, hồ Bơrat trên sông Angera (Nga) có dung tích gần 20 tỷ m3 nước. NhËt 6% C¸c n-íc kh¸c 23% Mü 14% Ên §é 9% T©y Ban Nha 2% Trung Quèc 46% Tốc độ xây dựng đập trên thế giới trong thế kỷ 20 Tỷ lệ phân bố đập trên thế giới Hồ chứa mang đến nhiều lợi ích khác nhau, nhưng cũng có những hạn chế. 4 - Mặt tích cực: Hồ chứa là những công trình sử dụng tổng hợp nguồn nước và mang tính đa chức năng. Hồ cấp nước cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt; Hồ điều tiết dòng chảy, phòng chống lũ lụt, chống hạn; Hồ tạo nguồn thuỷ năng cho phát điện; Hồ nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch, thể dục thể thao, y tế; Hồ cải tạo cảnh quan môi trường, sinh thái. Khi một hồ chứa nước được xây dựng, sẽ tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho cả một khu vực; Tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp, phân bổ lao động, lập các trung tâm dân cư mới; Mặt khác, trong một số trường hợp còn góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. - Mặt hạn chế khi xây dựng hồ chứa nước là: Nếu có sơ xuất trong thiết kế, xây dựng, vận hành khai thác hoặc trình độ kỹ thuật quản lý sử dụng chưa cao sẽ không đáp ứng đòi hỏi của thực tế thì có thể gây ra sự cố dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu thất thoát nước nhiều, gây thiếu nước ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng vật nuôi, giảm điện năng và gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Nước trong hồ dâng cao có thể gây ra trượt lở đất ở thượng lưu, xói lở hạ lưu, gia tăng các hoạt động địa chất trong vùng, sình lầy vùng ven, làm ô nhiễm một số vùng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người, thảm thực vật và sự phát triển các loài thuỷ sản. Ngập lụt làm mất đi một lượng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, khoáng sản, di tích lịch sử, văn hoá. Nếu con người sử dụng nước hồ không đúng đắn có thể dẫn tới mất an toàn về vệ sinh và lao động. Xây dựng và sử dụng hồ chứa nước trên thế giới đã trải qua lịch sử phát triển lâu đời. Cách đây hơn 6.000 năm người Trung Quốc và Ai Cập đã biết sử dụng vật liệu tại chỗ để đắp đập ngăn sông suối tạo thành hồ chứa. Thời kỳ cổ đại có hồ Vicinity tại Menphis thuộc thung lũng sông Nin (Ai Cập) có xây đập đá đổ cao 15m, dài 45m. Trong khoảng 4.000 năm trước Công nguyên, cùng với sự phát triển rực rỡ của các nền văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ... kỹ thuật xây dựng hồ đập trên thế giới cũng không ngừng phát triển. Người Nam Tư xây dựng đập Mardook ở thung lũng sông Tigris. Người Saba xây đập đá đổ Marib cao 32,5m dài 3.200m. Đến nay sự phát triển của các hồ chứa lớn trên thế giới đã được khẳng định 5 qua thực tế với các mục đích và yêu cầu sử dụng của mỗi hồ trong từng khu vực đối với từng quốc gia là khác nhau. Đập đất trên thế giới Đập đất là một loại đập xây dựng bằng vật liệu chủ yếu là các loại đất hiện có ở vùng xây dựng như: Sét, á sét, á cát, cát, sỏi, cuội… Đập đất có cấu tạo đơn giản, vững chắc, thi công đơn giản có khả năng cơ giới hóa cao và có giá thành hạ, nên là loại đập được ứng dụng rộng rãi nhất ở nhiều nước trên thế giới. Đập đất thường là loại đập không tràn có nhiệm vụ dâng nước và giữ nước trong các hồ chứa hoặc cùng với các loại đập và công trình khác tham gia nhiệm vụ dâng nước trong các hệ thống thủy lợi hay xây dựng nhằm mục đích chỉnh trị dòng sông. Những thành tựu nghiên cứu về tràn nước qua đập đất cho đến nay chưa hoàn chỉnh nên chưa ứng dụng được. Ngày nay, nhờ sự phát triển của nhiều ngành khoa học như cơ học đất, lý luận thấm, địa chất thủy văn và địa chất công trình … Cũng như việc ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa và thủy cơ hóa trong thi công cho nên đập đất càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, các nước đã xây dựng hàng nghìn đập đất. Bảng 1.1: Một số đập đất điển hình trên thế giới [2] Tên đập STT Tên nước Loại đập Chiều cao Năm hoàn (m) thành 1 Rogun Tajikistan Đất 335 2013 2 Nurek Tajikistan Đất 310 1980 3 Tehri Ấn độ Đất/đá đổ 261 2006 4 Mica Canada Đất/đá đổ 243 1972 5 Mihoesti Rumani Đất 242 1983 6 Oroville Mỹ Đất 235 1968 7 Chivor Côlômbia Đất/đá đổ 237 1975 6 Tên đập STT Tên nước Loại đập Chiều cao Năm hoàn (m) thành 8 Keban Thổ nhĩ kỳ Đất/đá đổ 207 1974 9 Altinkaya Thổ nhĩ kỳ Đất 195 1986 10 Swift Mỹ Đất 186 1958 Tốc độ xây dựng đập trên thế giới tăng nhanh vào những năm 1950 đến 1980, thời kỳ này có khoảng 5.000 đập lớn được xây dựng trên toàn thế giới. Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu, nơi có nền khoa học kỹ thuật tương đối phát triển. Hiệu quả của hồ chứa nước là to lớn trên nhiều lĩnh vực nhưng nếu gặp rủi ro vỡ đập, thiệt hại cũng sẽ thật khủng khiếp. Hiện tượng vỡ đập không phải chỉ trên lý thuyết mà thực tế đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và trong nước. Trên thế giới: Theo số liệu thống kê (Lemperiere-2000) số đập lớn bị vỡ đã lên đến 204/17200 đập và số nạn nhân là 17000 người. Đập Oroville –Hoa Kỳ Phân loại đập đất a) Phân loại theo chiều cao cột nước lớn nhất: Đập được phân thành các cấp (Theo QCVN 04-05:2012) [3] 7 Bảng 1.2: Phân cấp công trình - theo chiều cao đập Loại đất Cấp thiết kế nền Đặc biệt I II III IV A >100 >70÷100 >25÷70 >10÷25 ≤10 B >75 >35÷75 >15÷35 >8÷15 ≤8 C >50 >25÷50 >15÷25 >8÷15 ≤8 b) Phân loại theo phương pháp thi công + Đập đất thi công bằng phương pháp đắp và đầm nén. + Đập đất thi công bằng phương pháp đổ đất trong nước. + Đập đất thi công bằng phương pháp bồi thủy lực. + Đập đất thi công bằng phương pháp hỗn hợp đắp và bồi thủy lực. + Đập đất thi công bằng nổ mìn định hướng. c) Phân loại theo cấu tạo mặt cắt ngang đập: Đập đất có thể phân thành bốn loại + Đập đồng chất: Đập được xây dựng bằng một loại đất + Đập hỗn hợp: Đập được xây dựng bằng nhiều loại đất có tính chất cơ lý khác nhau theo mặt cắt ngang. Cấu tạo nên đập hỗn hợp có thể bố trí theo các loại sau: - Đập có tính chống thấm tốt đặt ở phía thượng lưu - Đập có tính chống thấm tốt đặt ở giữa thân đập - Đập đất hỗn hợp có thể là loại hỗn hợp đất đã + Đập có tường nghiêng: Đập có màng chống thấm nằm nghiêng theo mái dốc thượng lưu. Màng chống thấm có thể làm bằng vật liệu dẻo như sét, á sét, vải chống thấm hoặc vật liệu cứng như bê tông… 8 + Đập có lõi giữa: Vật chống thấm nằm giữa thân đập, có thể cấu tạo bằng đất có tính chống thấm cao, bê tông, vải chống thấm, hào bitumnit... : Phân loại đập đất theo mặt cắt ngang điển hình [4] d) Phân loại theo thiết bị chống thấm ở nền đập + Đập có tường răng: Trường hợp tầng nền có tính chống thấm cao không sau lắm thì có thể làm tường rang làm vật chống thấm trong nền đập (hình 1.3). Thân đập là đồng chất (hình 1.3a, 1.3b) hoặc tường nghiêng (hình 1.3c) hay lõi lõi giữa (hình 1.3d) đều có thể dùng tường răng để chống thấm cho nền đập. + Đập có bản cọc: (hình 1.3e, 1.3g) đối với các trường hợp nền đất không phải là đá có thể dùng cọc cừ để ngăng nước, làm giảm gradient thấm, tăng chiều dài đường viền thấm… - Đóng cọc cừ đến tầng không thấm (hình 1.3e). - Đóng cọc cừ đến tầng độ sâu thấm nhất định (hình 1.3g). - Đập có màng chống thấm (hinh 1.3h, 1.3i) với các đập đặt trên nền đá bị nứt nẻ nhiều, có các mạch thấm ngầm, nền đá vôi có hiện tượng đá castơ, nền có tầng cuội sỏi tương đối dày có thể dùng biện pháp khoan phụt tạo vách chống thấm bằng bữa xi măng, sét bi tum… Hiện nay với công nghệ hiện đại co thể cho phép khoan phụt ở độ sâu trên một trăm mét. 9 + Đập có sân trước: (hình 1.3k) với đập có chiều cao không lớn chiều dày tầng thấm khá lớn có thể làm biện pháp sân phụ để tăng chiều dài đường viền thấm. Phân loại đập đất theo vật chống thấm và kết cấu đập [4] Tổng quan về tình hình xây dưng đập đất ở Lào Hồ chứa nước ở Lào Theo thời gian, trước ngày giải phóng năm 1975 việc xây dựng hồ chứa diễn ra rất chậm, có ít hồ chứa được xây dựng trong giai đoạn này như: Hồ Nam Ngưm1 xây dựng vào năm 1968 là hồ lớn nhất Lào với dung tích 7,030 triệu m3 nước thuộc tỉnh Viêng Chăn, làm nhiệm vụ chính phát điện với công suất lắp máy 155 MW, chống lũ cho các vùng hạ du và phục vụ du lịch, hồ Xelabam ở Tỉnh Champasak với nhiệm vụ phát điện là một hồ đầu tiên được xây dựng ở Lào vào năm 1969 và hồ Nam Đông ở tỉnh Loang Pha Bang xây dựng vào năm 1970. Sau giải phóng đất nước năm 1975, việc xây dựng hồ chứa nước phát triển mạnh. Từ 1976 đến nay Lào đã xây dựng các hồ chứa lớn nhỏ phân bố đều ở 17/18 tinh từ miền bắc đến nam. Không những độ phát 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất