Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công công trình t...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công công trình thủy điện bản mồng, tỉnh nghệ an

.PDF
103
38
106

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công công trình thủy điện bản mồng, tỉnh Nghệ An” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Trần Văn Oanh i LỜI CẢM ƠN Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công công trình thủy điện bản mồng, tỉnh Nghệ An” được hoàn thành tại trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS Nguyễn Trung Anh và Thầy TS Trần Văn Hiển đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Dù đã rất cố gắng nhưng với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực tế có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những lời chỉ dẫn, góp ý của quý thầy giáo,cô giáo và bạn đọc để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô giáo ! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN....................................................................................................................4 1.1 Tổng quan về công tác giám sát chất lượng công trình ........................................4 1.1.1 Quản lý nhà nước về CLCTXD ................................................................. 4 1.1.2 QLCLCTXD của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng công trình ...... 6 1.2 Khái quát chung về công tác giám sát công trình thủy điện .................................9 1.3 Đánh giá chung về công tác giám sát công trình thủy điện ở Việt Nam ............11 1.3.1 Giám sát công tác Vật liệu xây dựng ....................................................... 12 1.3.2 Giám sát công tác thi công các hạng mục phụ trợ ................................... 12 1.3.3 Giám sát công tác thi công các hạng mục chính ...................................... 13 1.3.4 Giám sát công tác lắp đặt thiết bị ............................................................. 15 1.3.5 Giám sát công tác ATLĐ ......................................................................... 17 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giám sát thi công của Đơn vị Tư vấn giám sát .............................................................................................................................. 18 1.1.1Yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước .............................................. 18 1.4.1 Yếu tố về năng lực của thiết kế ................................................................ 19 1.4.2 Yếu tố về pháp luật trong xây dựng ......................................................... 19 1.4.3 Yếu tố năng lực của tổ chức thi công ....................................................... 19 1.4.4 Yếu tố năng lực của Chủ đầu tư ............................................................... 20 Kết luận chượng 1 .....................................................................................................20 CHƯƠNG 2 SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN............................................................................21 2.1 Quy định của pháp luật về công tác giám sát thi công ........................................21 iii 2.1.1 Quy định về năng lực của cá nhân tham gia giám sát .............................. 21 2.1.2 Quy định về năng lực của tổ chức TVGS ................................................ 22 2.1.3 Quy định về năng lực của nhà thầu thi công ............................................ 22 2.1.4 Quy định về chất lượng công trình .......................................................... 23 2.1.5 Quy định về thiết bị thủy điện.................................................................. 24 2.1.6 Quy định về hồ sơ hoàn công................................................................... 26 2.2 Quy định về nhiệm vụ QLCL công trình của các thành phần tham gia ............. 26 2.2.1 Quản lý chất lượng đối với đơn vị khảo sát ............................................. 26 2.2.2 Quản lý chất lượng đối với đơn vị thiết kế .............................................. 27 2.2.3 Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình .............. 28 2.2.4 Quản lý chất lượng của Chủ đầu tư ......................................................... 29 2.2.5 Quản lý chất lượng của đơn vị Tư vấn giám sát ...................................... 31 2.3 Nội dung và nhiệm vụ của công tác giám sát thi công ....................................... 32 2.3.1 Nội dung của công tác giám sát thi công ................................................. 32 2.3.2 Nhiệm vụ cụ thể đối với công tác giám sát thi công ................................ 33 2.3.3 Công tác bê tông ...................................................................................... 34 2.3.4 Công tác cốt thép ..................................................................................... 34 2.3.5 Công tác lắp đặt thiết bị ........................................................................... 35 2.4 Các yêu cầu kỹ thuật thi công các công trình Thủy điện .................................... 36 2.4.1 Đập đất đầm nén .................................................................................... 36 2.4.2 Đập bê tông .............................................................................................. 48 2.4.3 Đập tràn .................................................................................................... 53 2.4.4 Tuyến năng lượng .................................................................................... 53 2.4.5 Đường trên công trường ........................................................................... 56 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BẢN MỒNG ................ 63 3.1 Giới thiệu chung về Công trình thủy điện Bản Mồng ........................................ 63 3.2 Đặc thù của DA thủy điện Bản mồng và những thách thức ............................... 68 3.3 Các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu và quy định nghiệm thu .................................. 69 3.3.1 Về công tác đất ......................................................................................... 69 iv 3.3.2 Về công tác bê tông .................................................................................. 70 3.4 Thực trạng về công tác giám sát thi công công trình thủy điện tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 2 ............................................................................73 3.4.1 Giám sát công tác VLXD ......................................................................... 73 3.4.2 Giám sát công tác thi công các hạng mục phụ trợ ................................... 74 3.4.3 Giám sát công tác thi công công trình chính ............................................ 75 3.4.4 Giám sát công tác lắp đặt thiết bị ............................................................. 75 3.4.5 Giám sát công tác ATLĐ ......................................................................... 76 3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công công trình Thủy điện Bản Mồng Nghệ An .................................................................................76 3.5.1 Nâng cao chất lượng công tác giám sát VLXD ....................................... 76 3.5.2 Nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công các hạng mục phụ trợ .. 78 3.5.3 Nâng cao chất lượng công tác GS thi công công trình chính ................... 81 3.5.4 Nâng cao chất lượng công tác GS lắp đặt thiết bị .................................... 84 3.5.5 Nâng cao chất lượng công tác giám sát ATLĐ ........................................ 87 Kết luận chương 3 .....................................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 93 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1 Phối cảnh DA Hồ chứa nước Bản Mồng – Nghệ An ..................................... 63 Hình 3.2 Vị trí xây dựng DA thủy điện Bản Mồng, Nghệ An ...................................... 64 Hình 3.3 Quy trình giám sát thi công các hạng mục phụ trợ ........................................ 79 Hình 3.4 Quy trình giám sát thi công công trình chính ................................................. 82 Hình 3.5 Quy trình giám sát lắp đặt thiết bị .................................................................. 85 Hình 3.6 Quy trình giám sát công tác ATLĐ ................................................................ 88 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật được duyệt trong DAĐT điều chỉnh giai đoạn 1 .............65 Bảng 3.2 Quy định về số lượng mẫu kiểm tra ............................................................... 69 Bảng 3.3 Cường độ tiêu chuẩn của các nhóm thép ....................................................... 70 Bảng 3.4 Cơ tính của vật liệu ống ren ...........................................................................70 Bảng 3.5 Yêu cầu chất lượng đầu ren ...........................................................................70 Bảng 3.6 Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công ................................................70 Bảng 3.7 Sai lệch cho phép đối với mối hàn .................................................................71 Bảng 3.8 Nối chồng cốt thép đối với bêtông có mác khác nhau ...................................71 Bảng 3.9 Cường độ chịu nén và chịu kéo dọc trục của bê tông ....................................72 Bảng 3.10 Mác chống thấm của bê tông thường ........................................................... 72 Bảng 3.11 Thành phần cấp phối đá dăm .......................................................................73 Bảng 3.12 Thời gian trộn hỗn hợp bê tông....................................................................73 Bảng 3.13 Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo dỡ cốp pha ............................... 73 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ – An toàn lao động BPTCTC – Biện pháp tổ chức thi công BVTC – Bản vẽ thi công CĐT – Chủ đầu tư CO - Giấy chứng nhận xuất xứ CQ –Giấy chứng nhận chất lượng CDKT – Chỉ dẫn kỹ thuật CVXD – Công việc xây dựng DAĐT – Dự án đầu tư DA – Dự án N/X – Nước/ Ximăng QLCL – Quản lý chất lượng TVGS – Tư vấn giám sát TKKT – Thiết kế kỹ thuật TCVN – Tiêu chuẩn việt nam TN&MT – Tài nguyên và môi trường TVTK – Tư vấn thiết kế VLXD – Vật liệu xây dựng VLĐV – Vật liệu đầu vào viii LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cho sự phát triển toàn diện của đất nước, là công cụ đắc lực thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau vào các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhìn chung hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn lực cũng như kỳ vọng đầu tư đặc biệt chất lượng các công trình sau khi đưa vào vận hành khai thác thường xuyên sảy ra sự cố, gây mất an toàn như: thấm, sụt, lún…Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là công tác giám sát chất lượng của các đơn vị còn yếu, kém, hạn chế, bất cập. Giám chất lượng là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nhiệm vụ của giám sát thi công xây dựng công trình, đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến một công trình có vận hành an toàn hay không, có đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng hay không, có tiết kiệm chi phí xây dựng và đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện hay không. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám sát chất lượng công trình, đặc biệt là các công trình Thủy lợi, thủy điện lớn thì công tác giám sát chất lượng mang ý nghĩa quyết định đến việc vận hành an toàn của công trình từ đó mang lai hiệu quả đầu tư của dự án cho vùng hưởng lợi là cao nhất và đảm bảo an toàn tính mạng của người dân vùng hạ du. Qua quá trình công tác tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng thủy lợi 2 (Hec2), vận dụng những kiến thức đã được học tại trường Đại học Thủy lợi, học viên đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công công trình Thủy điện Bản Mồng, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý xây dựng. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chất lượng công tác giám sát thi công công trình Thủy điện Bản Mồng, tỉnh Nghệ An tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng thủy lợi 2 (Hec2). 1 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a) Cách tiếp cận: - Tìm hiểu về hệ thống các văn bản, quy định của pháp luật, các cơ sở lý luận khoa học liên quan đến chất lượng công trình giai đoạn thi công; - Thu thập tài liệu liên quan đến công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác giám sát chất lượng thi công các công trình do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng thủy lợi 2 (Hec2) thực hiện. b) Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; - Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng các công trình Thủy điện. b) Phạm vi nghiên cứu: Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng các công trình Thủy điện do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng thủy lợi 2 (Hec2) đang thực hiện giai đoạn từ năm 2015 đến nay. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học: Hệ thống được các văn bản pháp quy, các cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về công tác giám sát chất lượng thi công công trình Thủy điện, cũng như làm rõ được vai trò, trách nhiệm và yêu cầu của các chủ thể tham gia đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công. b)Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2 Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công xây dựng công trình Thủy điện Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Từ đó có thể mở rộng áp dụng cho các công trình tương tự khác. 6. Kết quả đạt được - Đánh giá thực trạng về công tác giám sát thi công các công trình Thủy điện do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 2 (Hec2) thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát chất lượng thi công công trình Thủy điện Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 1.1 Tổng quan về công tác giám sát chất lượng công trình Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Trong thời gian qua, công tác QLCLCTXD là yếu tố quan trọng quyết định đến CLCTXD đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân các ngành nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác QLCLCTXD, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi v.v… góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, xây dựng hàng triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hóa, thể thao v.v… thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. 1.1.1 Quản lý nhà nước về CLCTXD CLCTXD là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở nước ta vốn đầu tư từ NSNN, DN và của nhân dân chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập quốc dân của cả nước để xây dựng công trình. Vì vậy, để tăng cường quản lý dự án, CLCTXD thì các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương đã ban hành các văn bản pháp 4 quy như luật, nghị định, thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện QLCLCTXD. Đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất vật liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ, công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và QLCLCTXD nói riêng. Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên môn về chất lượng tại các hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định. Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượng cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành. Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để QLCLCTXD. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, CĐT, ban quản lý dự án, các nhà thầu khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp thực hiện đầy đủ chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy phạm nghiệm thu công trình xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn nhiều vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công tác QLCLCTXD như: Những quy định về việc đảm bảo CLCTXD trong Luật Đấu thầu còn thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa chất lượng và giá dự thầu. Đó là những quy định có liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu, quy định về CLCTXD trong hồ sơ mời thầu. Đặc biệt là quy định lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại căn cứ vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất lượng, đến hiệu quả đầu tư cả vòng đời dự án. Những quy định chế tài xử lý, phân rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý chất lượng còn thiếu cụ thể, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe phòng ngừa cụ thể: Đối với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát đó là những quy định chế tài đối với CĐT khi vi phạm trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng; đối với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thẩm định là những quy định chế tài khi họ vi phạm các quy định về QLCLCTXD. Đối với giai đoạn xây dựng đó là những điều quy định chế tài đối với các chủ thể về QLCL trong quá trình đấu thầu, xây dựng, bảo hành, bảo trì. Cần có chế tài cụ thể vi phạm điều nào, điểm nào thì xử lý thế nào, phạt bao nhiêu tiền, bao nhiêu % giá trị hợp đồng, đưa vào danh sách “đen”, cấm có thời hạn, vi phạm thế nào thì thu hồi giấy phép kinh doanh, gây hậu quả mức nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hoạt động về xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường, tài sản. Các DN hoạt động 5 xây dựng phải là các DN kinh doanh có điều kiện. Vì vậy cần phải ban hành các quy định về năng lực của tổ chức này với các quy định trong giấy phép kinh doanh phù hợp với từng cấp công trình ví dụ như ở Trung Quốc DN xây lắp chia thành 4 cấp, tư vấn 3 cấp do Nhà nước cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng. Về công tác đào tạo còn mất cân đối giữa thầy và thợ, đặc biệt đội ngũ đốc công, thợ cả. Công tác đào tạo cán bộ QLDA, CĐT chưa được coi trọng, nhiều CĐT, BQLDA làm trái ngành, trái nghề, không đủ trình độ năng lực lại không được đào tạo kiến thức QLDA. Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, QLCLXD còn chưa được coi trọng, đúng mức và hoạt động còn hạn chế, thiếu một mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong quy phạm cả nước, đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này còn hạn chế. Còn lẫn lộn chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, còn thiếu tập trung kinh phí và kế hoạch cho việc xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cho việc thi công công nghệ mới. 1.1.2 QLCLCTXD của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng công trình CĐT, tổ chức tư vấn gồm: Tư vấn giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định và nhà thầu xây lắp là 3 chủ thể trực tiếp QLCLCTXD. Thực tế đã chứng minh rằng dự án, công trình nào mà 3 chủ thể này có đủ năng lực quản lý, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về QLCL trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt các tổ chức này độc lập, chuyên nghiệp thì tại đó công tác QLCL tốt và hiệu quả. 1.1.2.1 Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án CĐT là người chủ đồng vốn bỏ ra để đặt hàng công trình xây dựng, họ là người chủ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các nhà thầu trong lập dự án, khảo sát, thiết kế đến giai đoạn thi công xây lắp, vận hành, bảo trì, vì vậy họ là chủ thể quan trọng nhất quyết định CLCTXD. Đối với CĐT là vốn của tư nhân, của nước ngoài đồng tiền bỏ ra từ túi tiền riêng của họ nên việc QLDA nói chung cũng như QLCL nói riêng của cả quá trình được hết sức quan tâm, từ quá trình thẩm định, duyệt hồ sơ thiết kế đến cả giai đoạn thi công xây lắp, bảo trì. Trừ công trình nhỏ lẻ họ tự quản lý, còn đa số các dự án họ đều thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện QLCLCT thông qua các hình thức: Tổ chức tư vấn quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát độc lập để kiểm tra chất lượng công trình suốt vòng đời của dự án. Trường hợp vốn đầu tư từ NSNN thì CĐT là ai? Các CĐT hiện nay không phải là chủ đồng tiền vốn đầu tư, thực 6 chất CĐT được nhà nước ủy nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải là chủ thực sự, mà được thành lập thông qua quyết định hành chính. Thực trạng hiện nay nhiều CĐT không có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểu biết về chuyên môn xây dưng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác QLCLCTXD còn rất hạn chế. Vì vậy nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu việc tách chức năng CĐT là ông chủ đồng vốn nhà nước, đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng công trình với tư vấn QLDA (là đơn vị làm thuê) thông qua hợp đồng kinh tế. Tổ chức tư vấn QLDA, tư vấn giám sát là tổ chức chuyên nghiệp, độc lập trừ các dự án có quy mô nhỏ, đơn giản. 1.1.2.2 Tổ chức tư vấn dự án, khảo sát, thiết kế Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn của Nhà nước, và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, giám sát, thiết kế tăng rất nhanh lên đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạch một số đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế truyền thống, lâu năm, có đủ năng lực, trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế năng lực còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất lượng nội bộ. Mặt khác, kinh phí cho công việc này còn thấp, dẫn đến chất lượng của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưa cao, còn nhiều sai sót. Đối với giai đoạn lập dự án: Khảo sát chưa kỹ, lập dự án theo sự chỉ đạo chủ quan của CĐT. Khâu thẩm định dự án chưa được coi trọng, các ngành tham gia còn hình thưc, trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế. Đối với lĩnh vực khảo sát, thiết kế: Khảo sát phục vụ thiết kế còn sơ sài, thiếu độ tin cây. Hệ thống kiểm tra nội bộ của tổ chức khảo sát, thiết kế chưa đủ, chưa tốt còn tình trạng khoán trắng cho cá nhân, tổ đội. Công tác thẩm định còn sơ sài, hình thức. 1.1.2.3 Tổ chức tư vấn giám sát Là người thay mặt cho CĐT trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc trong suốt quá trình xây dựng, thông qua việc kiểm tra công việc hàng ngày, ký các biên bản nghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới thường sử dụng tổ chức tư vấn giám sát chuyên nghiệp, độc lập. Các cán bộ làm việc trong tổ chức tư vấn giám sát này thường là những cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp, lương khá cao. Do vây việc thực hiện việc giám sát chất lượng rất chặt chẽ, bài bản. Đối với công trình trong nước là công trình trọng điểm, quan trọng có đơn vị tư vấn giám sát độc lập, có đủ năng lực và uy tín thì ở đó việc QLCL chắc chắn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển xây dựng rất 7 nhanh, lớn mạnh trong khi chưa có các công ty tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tình trạng chung là các công ty tư vấn thiết kế mới bổ sung thêm nhiệm vụ này, đã thế lực lượng cán bộ tư vấn giám sát thiếu và yếu, trình độ năng lực, kinh nghiệm thi công còn rất hạn chế, ít được bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ về kỹ năng giám sát, về công nghệ mới, chế độ đãi nghộ hạn chế, do phí quản lý giám sát còn thấp nên hạn chế đến công tác quản lý tổ chức tư vấn giám sát. 1.1.2.4 Nhà thầu thi công xây lắp Đây là chủ thể quan trọng quyết định đến việc quản lý và đảm bảo CLTCXDCT. Thời gian qua các nhà thầu trong nước đã phát triển rất mạnh cả số lượng và chất lượng. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác QLCL là thương hiệu, là uy tín của đơn vị mình, là vấn đề sống còn trong cơ chế thị trường, nên nhiều Tổng công ty, Công ty đã xây dựng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thời gian qua lại có không ít công trình thi công không đảm bảo chất lượng gây lún sụt, sập đổ, nhiều công trình thấm, dột, bong rộp, nứt, vỡ, xuống cấp rất nhanh mà nguyên nhân của nó là còn khá nhiều nhà thầu không thực hiện nghiêm những quy định hiện hành của Nhà nước là phải có hệ thống QLCL theo yêu cầu, tính chất quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đồng thời mọi công việc phải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản. Trong thực tế, nhiều đơn vị không thực hiện các quy định này. Không bố trí đủ các bộ giám sát nội bộ, thậm chí còn khoán trắng cho các đội thi công và phó mặc cho giám sát của CĐT. Một điều rất quan trọng đối với các nhà thầu là việc lập biện pháp tổ chức thi công công trình, đặc biệt đối với các công trình lớn, trọng điểm, nhiều công việc có khối lượng lớn, phức tạp, ứng dụng nhiều công nghệ mới, nếu làm tốt công việc này thì đã đảm bảo phần rất quan trọng để QLCLCT. Rất tiếc rằng thời gian qua công việc này chưa được các nhà thầu quan tâm đúng mức dẫn đến các sai phạm, sự cố công trình như việc lập biện pháp thi công cầu Cần Thơ, thi công đầm lăng thủy điện Sơn La, hầm Thủ Thiêm v.v... Nhiều đơn vị đã xây dựng và được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nhưng khi triển khai vẫn còn hình thức, chủ yếu là văn phòng công ty mà thiếu lực lượng cũng như tổ chức thực hiện tại hiện trường xây dựng. Đội ngũ cán bộ, công nhân của nhà thầu tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn chưa đáp ứng, thiếu cán bộ giỏi có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu các đốc công giỏi, thợ đầu đàn. Nhiều đơn vị sử dụng công nhân không qua đào tạo, công nhân tự do, công nhân thời vụ, đã thế việc tổ chức hướng dẫn, huấn luyện công nhân tại chỗ lại rất sơ sài. Việc tổ chức đào tạo nâng 8 cao tay nghề cho cán bộ và công nhân còn rất nhiều hạn chế. Một số nhà thầu, do những nguyên nhân khác nhau đã hạ giá thầu một cách thiếu căn cứ để có công trình hoặc do phải “chi” nhiều khoản ngoài chế độ (tiêu cực) cho đối tác hoặc bản thân dính tiêu cực, tư túi cá nhân… nên đã tìm cách “hạ chất lượng sản phẩm” để bù đắp. 1.1.2.5 Công tác QLCLCT trong giai đoạn bảo trì Công tác bảo trì công trình thông qua các công đoạn duy tu, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và lớn nhằm đảm bảo CLCT trong giai đoạn sử dụng đến hết niên hạn hoặc kéo dài niên hạn sử dụng. Đó là công việc có ý nghĩa rất lớn. Hiện nay công tác này được thực hiện chủ yếu ở các công trình giao thông, đê đập lớn, một số công trình công nghiệp, do đó đã kịp thời sửa chữa các khuyết tật. Công việc duy tu, sửa chữa định kỳ đã được thực hiện bởi các lực lượng chuyên nghiệp nhằm bảo vệ gìn giữ công trình có được chất lượng sử dụng tốt nhất đảm bảo sử dụng công trình đúng niên hạn, tuổi thọ theo thiết kế. Nhiều nhà khoa học đã tổng kết, đầu tư một đồng vốn cho bảo trì, kết quả bằng 5 đồng vốn cho đầu tư mới. Vì vậy việc bố trí kế hoạch, vốn cho công tác bảo trì có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên công tác bảo trì còn chưa được coi trọng đúng mức, nhiều công trình không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đúng thời hạn làm cho công trình xuống cấp nhanh chóng (thép làm cầu bị rỉ, dầm bê tông nứt vỡ, lớp bảo vệ bị phá hỏng dẫn đến ăn mòn cốt thép, đê đập bị sụt lỡ, nhà cửa bị thấm dột, hư hại thép chịu lực) thậm chí nhiều công trình không có kế hoạch, nguồn vốn để thực hiện duy tu, bảo trì, điển hình là các nhà chung cư, công trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viên, nhà hát v.v… dẫn đến công trình xuống cấp, tuổi thọ rất ngắn, hỏng trước thời hạn gây lãng phí tiền của rất lớn mà chẳng ai chịu tráh nhiệm. 1.2 Khái quát chung về công tác giám sát công trình thủy điện Giám sát thi công là một hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật áp dụng cho công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng, sự cố trong quá trình xây dựng công trình [1]. 9 Giám sát thi công xây dựng công trình đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình thi công nhằm mục đích để đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng công trình và an toàn khi thi công trên công trường. Trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn ngoài một nhà thầu có năng lực chuyên môn giỏi thì phải kể đến cá nhân, tổ chức giám sát có kinh nghiệm trong công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng. Vai trò của giám sát thi công được thể hiện ở việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo nhà thầu thực hiện công việc thi công đúng như bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Hỗ trợ nhà thầu xây dựng, Chủ đầu tư các giải pháp xử lý sai sót tại công trường. Giám sát chặt chẽ chất lượng thi công, nắm bắt chính xác các công việc tiến hành trên công trường xây dựng. Giám sát tiến độ thực hiện của nhà thầu, kiểm tra các phương pháp thi công và đảm bảo an toàn lao động. Đề ra những giải pháp hiệu quả kịp thời đối với những điểm bất hợp lý trong bản vẽ thiết kế, kiểm tra và giám sát chất lượng nguyên vật liệu xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng và xác nhận bản vẽ hoàn công công trình [2]. Do vai trò của công tác giám sát thi công xây dựng công trình là rất quan trọng nên đòi hỏi người làm công tác tư vấn phải có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát các công trình lớn. Người thực hiện nhiệm vụ giám sát phải có tính khách quan, tinh thần trách nhiệm cao với công việc và phải thật liêm chính để mang lại lợi ích lớn nhất cho chủ đầu tư. Tổ chức, cá nhân tham gia giám sát phải thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, các quy định khác. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng, tiến độ thi công chi tiết của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Xem xét và chấp thuận các nội dung theo yêu cầu nhà thầu thi công và yêu cầu chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định 10 của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên. Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình. Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động. Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế. Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố. Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu, kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định. Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định. Kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành, tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng [3]. 1.3 Đánh giá chung về công tác giám sát công trình thủy điện ở Việt Nam Trong các năm gần đây nhìn chung các dự án thủy điện đã cung cấp hàng trăm tỷ kwh điện năng cho các nhà máy, khu công nghiệp lớn và cung cấp điện chiếu sáng cho nhân dân cả nước, góp phần lớn vào thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam và đời sống của nhân dân. Để được thành quả này thì không thể không kể đến các cán bộ, kỹ sư v.v… ngày đêm thi công trên công trường và vận hành các nhà máy thủy điện trên cả nước trong đó có cán bộ TVGS. Việc đánh giá công tác giám sát thi công công trình thủy điện cần đánh giá qua rất nhiều các phương diện, tuy nhiên có thể đánh giá tổng 11 quát qua năm phương diện chính như: Vật liệu xây dựng, công trình phụ trợ, công trình chính, lắp đặt thiết bị và An toàn lao động. 1.3.1 Giám sát công tác Vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng là bộ phận cấu thành, góp phần xây dựng các công trình phục vụ cho các mục đích cư trú, trụ sở làm việc, văn hóa, y tế, giáo dục v.v…, đồng thời kiến tạo mỹ quan đô thị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn liền với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo sự ổn định và bền vững của công trình. Ngoài ra việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng còn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu vật liệu xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước hiểu rõ và thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của đơn vị mình cho phù hợp với các quy định hiện hành. Để đảm bảo vật liệu xây dựng đạt chất lượng theo các yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với thiết kế của công trình thì việc quản lý chất lượng vật liệu phải được kiểm tra, kiểm soát từ khâu sản xuất như quy trình quản lý chất lượng của nhà máy, chứng chỉ xuất xưởng. Kiểm tra trước khi nhập vào công trường để lưu kho và sử dụng như kiểm tra kẹp trì, lấy mẫu kiểm tra đối chứng và các tài liệu liên quan đến vật liệu nhập. Hiện nay công tác giám sát vật liệu xây dựng được Nhà thầu giám sát thực hiện tương đối chặt chẽ, thường xuyên bố trí cán bộ giám sát chuyên ngành VLXD để kiểm tra, nghiệm thu VLĐV trước khi đưa vào sử dụng cho công trình và đã góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng của công trình. Tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát vật liệu hiện nay vẫn cồn tồn tại nhiều vấn đề như: Vật liệu trước khi đưa vào sử dụng không đúng chủng loại, vật liệu không được kiểm tra thường xuyên về nguồn gốc, vật liệu có chất lượng kém nhưng là công ty của các Lãnh đạo, người thân cung cấp v.v… Để tình trạng này xảy ra chủ yếu do một bộ phận cán bộ giám sát thiếu kinh nghiệm hoặc do sự thông đồng với Nhà thầu, nhà cung cấp để trích phần trăm để nhập VLXD không đảm bảo vào công trường. 1.3.2 Giám sát công tác thi công các hạng mục phụ trợ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất