Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống tưới trạm ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống tưới trạm bơm sơn đà, huyện ba vì, thành phố hà nội

.PDF
87
26
89

Mô tả:

BẢN CAM KẾT Tên tác giả : Đào Trọng Hiếu Học viên cao học : 24Q11 Người hướng dẫn 1 : TS.Trần Hậu Ngọc Người hướng dẫn 2 : PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh Tên đề tài Luận văn: “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống tưới trạm bơm Sơn Đà, Huyện Ba Vì, Tp Hà Nội ” Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước…để tính toán ra các kết quả, từ đó đánh giá và đưa ra một số nhận xét. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017 Tác giả Đào Trọng Hiếu i LỜI CẢM ƠN Sau hơn 6 tháng thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.Trần Hậu Ngọc, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước đúng thời hạn và nhiệm vụ với đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống tưới trạm bơm Sơn Đà, Huyện Ba Vì, Tp Hà Nội” Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của luận văn là không thể tránh khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp. Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Trần Hậu Ngọc, PGS, TS Nguyễn Tuấn Anh, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kỹ thuật Tài Nguyên Nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017 Tác Giả Đào Trọng Hiếu ii MỤC LỤC BẢN CAM KẾT ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... V MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................4 1.1 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả hệ thống tưới .....................................................4 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả hệ thống tưới trên thế giới ..............................4 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả hệ thống tưới ở Việt Nam .............................15 1.2 Giới thiệu khu vực nghiên cứu ...........................................................................19 1.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................19 1.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội .................................................................................25 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, HIỆU QUẢ HỆ THỐNG TƯỚI ..............28 2.1 Hiện trạng các công trình trên hệ thống Trạm bơm Sơn Đà ...............................28 2.1.1 Hiện trạng các công trình trên vùng tưới .........................................................28 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khai thác hệ thống tưới ......................31 2.1.3 Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống tưới Trạm bơm Sơn Đà......................................................................................................38 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỆ THỐNG TƯỚI TRẠM BƠM SƠN ĐÀ .................................................................56 3.1 Giải pháp công trình ...........................................................................................56 3.2 Giải pháp phi công trình .....................................................................................59 3.2.1 Các giải pháp về kỹ thuật, quản lý vận hành: ..................................................59 3.2.2 Các giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hệ thống: .......................................61 3.2.3 Giải pháp tài chính: ..........................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69 PHỤ LỤC ......................................................................................................................70 iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống tưới trạm bơm Sơn Đà.......................................................... 28 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông ở một số nước trong khu vực........................................................................10 Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng năm trạm Suối Hai. .............................................22 Bảng 13 Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng trạm Suối Hai .........................22 Bảng 1.4 Tổng lượng bốc hơi TB năm, và TB tháng max, min nhiều năm (ống Pich) 23 Bảng 1.5 Lượng mưa trung bình của khu vực ...............................................................24 Bảng 1.6 Tốc độ gió trung bình tháng trạm Suối Hai Đơn vị: km/ngày ....................24 Bảng 1.7 Số giờ nắng trong tháng ................................................................................24 Bảng 1.8. Diện tích tự nhiên – dân số - mật độ dân số các đơn vị hành chính huyện (đến 31/12/2014)............................................................................................................25 Bảng 1.9. Bảng thống kê dân số huyện Ba Vì ...............................................................26 Bảng 1.10: Bảng thống kê hiện trạng đất sử dụng và diện tích canh tác hợp đồng với công ty thủy lợi sông tích trung bình các năm 2012 đến 2014......................................26 Bảng 1.11 Cơ cấu cây trồng ..........................................................................................26 Bảng 1.12 Hệ số cây trồng Kc ......................................................................................27 Bảng 1.13 Các chỉ tiêu cơ lý của đất ............................................................................27 Bảng 2.1 Bảng thống kê hiện trạng công trình đang quản lý ........................................29 Bảng 2.2 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Chiêm 2012 .......45 Bảng 2.3 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Mùa 2012...........45 Bảng 2.4 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Đông 2012 .........46 Bảng 2.5 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Chiêm 2013 .......46 Bảng 2.6 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Mùa 2013...........47 Bảng 2.7 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Đông 2013 .........47 Bảng 2.8 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Chiêm 2014 ......47 Bảng 2.9 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Mùa 2014...........47 Bảng 2.10 Tổng lượng nước cấp đầu hệ thống trạm bơm Sơn Đà Vụ Đông 2014 .......48 Bảng 2.11 Thống kê nước cấp và sử dụng năm 2012 theo vụ của hệ thống .................48 Bảng 2.12 Thống kê nước cấp và sử dụng năm 2013 theo vụ của hệ thống .................49 Bảng 2.13 Thống kê nước cấp và sử dụng năm 2014 theo vụ của hệ thống .................49 v MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm. Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện. Trạm bơm Sơn Đà xây dựng năm 1991, lắp 10 tổ máy x 1.000 m3/h, lưu lượng thiết kế 2,5 m3/s. Theo thiết kế, trạm bơm phục vụ tưới 1.097 ha. Hiện tại trạm bơm Sơn Đà do điều kiện sử dụng lâu nên hiệu suất của máy bơm không đảm bảo theo thiết kế, mặt khác trong những năm gần đây, mực nước sông Đà xuống thấp, trạm bơm Sơn Đà không thể vận hành được toàn bộ 10 máy của trạm mà chỉ vận hành được tối đa 4 đến 1 5 máy, diện tích thực tưới của trạm bơm Sơn Đà chỉ đảm nhận được là 220 ha diện tích đất nông nghiệp của 2 xã Thuần Mỹ và Sơn Đà. - Vùng tưới Cẩm Đà được tưới bởi Trạm bơm Sơn Đà, hồ chứa nước Cẩm Quỳ và hồ Mèo Gù. Vùng tưới này có diện tích là 1.097 ha đất canh tác của các xã: Thuần Mỹ, Tòng Bạt, Sơn Đà và Cẩm Lĩnh. - Vùng tưới này có diện tích là 1.067 ha, được cấp nước bởi trạm bơm Sơn Đà, hồ Cẩm Quỳ và hồ Mèo Gù. - Hồ Cẩm Quỳ: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 174 ha, hiện trạng đập đất vẫn đảm bảo an toàn, mái hạ lưu không sạt lở, mái thượng lưu có sụt nhiều đoạn, tràn đủ thoát nước, cống kiểu van nút chai được sửa chữa năm 1995 nhưng nay có rò rỉ trong cống. Kênh tưới hồ Cẩm Quỳ hiện đã xuống cấp, mới kiên cố được khoảng 10% và chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu dùng nước. - Hồ Mèo Gù: Có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 180 ha, hiện tại công trình đã xuống cấp, bồi lắng nhiều, khả năng sinh thủy thấp, nhiều năm không đảm bảo cấp nước. Mặt khác, trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết khí tượng thuỷ văn rất phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như tình hình phát triển kinh tế của khu vực có nhiều biến động mạnh như: Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp và dân cư mới được hình thành. Diện tích đất nông nghiệp có nhiều thay đổi; cơ cấu cây trồng thay đổi, thâm canh tăng vụ và khai thác tổng hợp nguồn nước tạo sức ép về yêu cầu dùng nước thay đổi... Chính vì vậy việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các hệ thống tưới đó là rất cần thiết. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá được hiện trạng, hiệu quả của hệ thống tưới Trạm Bơm Sơn Đà, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội. 2 - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống tưới Trạm Bơm Sơn Đà, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: hệ thống tưới Trạm Bơm Sơn Đà, Huyện Ba Vì, TP Hà Nội. III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Cách tiếp cận: - Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu quy hoạch, thiết kế của hệ thống tưới; - Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy đủ và hệ thống. - Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới về tiêu nước trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước, các tài liệu địa hình, thủy văn, tài liệu về hệ thống đê biển... trên địa bàn Huyện Ba Vì. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các dự án quy hoạch, các đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên địa bàn Huyện Ba Vì. - Phương pháp phân tích, thống kê: dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số để tìm hiểu bản chất và tính quy luật trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể trên địa bàn Huyện Ba Vì. - Phương pháp mô hình toán: Ứng dụng các mô hình, công cụ tiên tiến phục vụ tính toán. 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả hệ thống tưới 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả hệ thống tưới trên thế giới Để đánh giá hiệu quả sử dụng nước trong công tác tưới cho cây trồng, đến nay có nhiều phương pháp luận, kỹ thuật và công cụ cũng như phương thức đánh giá. Các phương pháp này khá hữu dụng trong đánh giá sự hoạt động của các hệ thống tưới. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế khi áp dụng những phương pháp này. Oad va Podmore (1989) đã định nghia một đại lượng, gọi là " Cấp nước tương đối". Đại lượng này là tỷ số giữa lượng nước cấp (gồm lượng nước tưới cộng với lượng mưa) và yêu cầu (gồm bốc thoát hơi nước cộng với lượng nước rò rỉ và thấm sâu) để đánh giá xem mức độ nước tưới được quản lý tốt như thế nào dưới các mức cấp khác nhau. Molden và Gates (1990) đã định nghĩa các mục tiêu hệ thống phân nước tưới gồm: độ chính xác, hiệu quả, độ tin cậy và sự công bằng của việc phân nước và đã phát triển các phương pháp đo sự hoạt động bằng các thuật ngữ cho phép phân tích hiệu quả của các hệ thống phân nước tưới phục vụ các mục đích đánh giá, quy hoạch và thiết kế. Các phương pháp này cung cấp một sự đánh giá định lượng không chỉ hoạt động của toàn hệ thống mà còn đáng giá xem sự hoạt động này có thể bị hạn chế bởi sự kém cỏi của công trình hoặc của quản lý. Sakthivadivel và đồng nghiệp (1993) đã thảo luận sự hữu ích và việc sử dụng khái niệm " Cấp nước tương đối - RWS" để đánh giá sự hoạt động của các hệ thống tưới với sự đề cập đặc biệt đến các hệ thông tưới lúa. Về mặt khái niệm, khái niệm này được định nghĩa là tỷ số giữa nước cấp với yêu cầu nước liên quan với các cây trồng thực tế, thời kỳ sinh trưởng với các biện pháp canh tác thực tế được dùng và cho một khu tưới thực tế. Mặc dù những thuận lợi của khái niệm là tiện lợi cho phân tích và sáng tỏ các khoảng cách thời gian và vị trí khác nhau, nhưng các giá trị RWS đối với các khoảng thời gian 4 dài hơn lại biểu lộ một vài sự mâu thuẫn. Đó là bởi vì khái niệm này không xem xét sự trữ trên ruộng lúa trong mùa sinh trưởng của cây trồng. Để khắc phục hạn chế này, khái niệm " cấp nước tương đối lũy tích - CRWS" yêu cầu được tính toán trong các khoảng thời gian ngắn (ví dụ tuần hoặc là ngày) bắt đầu từ một thời gian cụ thể trong mùa. Thuận lợi chính của CRWS so với RWS là nó có thể được dùng để miêu tả sinh động tỷ lệ nước cấp với yêu cần nước đầy ý nghĩa cho cả mùa, trong khi đó RWS chỉ hữu dụng cho việc đánh giá tỷ lệ này cho một giai đoạn cụ thể trong mùa. Mặc dù có những thuận lợi như đã nói ở trên, nhưng những khái niệm này chỉ có thể được dùng để đánh giá sự hoạt động của hệ thống tưới trong đó chỉ xem xét đến nông nhiệp được tưới. Trong những trường hợp mà có nhiều loại hình sử dụng nước khác như nước sinh hoạt và cây mọc hoang thì nhưng khái niệm này bị hạn chế. Murray - Rust và Snellen (1993) đã định nghĩa sự hoạt động , mục đích , mục tiêu và các chỉ số hoạt động của một hệ thống tưới và gợi ý một khung đánh giá sự hoạt động và phán đoán dựa trên các định nghĩa này. Bos và đồng nghiệp (1993) đã cung cấp một khung mà những nhà quản lý tưới có thể sử dụng để đánh giá hoạt động tưới dựa trên khung đánh giá do Murray - Rust và Snellen (1930) đã gợi ý. Có thể thấy rằng khung đánh giá và các chỉ số được gợi ý ở trên nhằm vào các mục tiêu dự kiến đề ra và mức độ đạt được chúng trong quá trình hoạt động thực tế của hệ thống tưới. Các chỉ số được nhận ra trong các loại hình khác nhau để chỉ ra các khía cạnh đạt được từ sự hoạt động của hệ thống tưới theo một cách thực chi tiết hơn. Phương thức này hữu ích cho việc đánh giá sự hoạt động ở mức độ hệ thống . Tuy nhiên, có một số khó khăn. Chẳng hạn, những mục tiêu nào sẽ được lựa chọn trong các quá trình đánh giá sự hoạt động của hệ thống cũng như những sự thay đổi trong các mục tiêu sẽ dẫn tới việc cần phải xem xét lại. Hơn nữa, sự tiêu thụ nưới thực tế trong các hệ thống tưới không được chỉ ra một cách rõ ràng. Một số loại hình sử dụng khác (từ thực vật tự nhiên trong khu tưới, từ các khu vườn, từ sinh hoạt, công nghiệp,v.v...) 5 không được kể đến trong các đánh giá này. Vì vậy hiệu quả được sử dụng nước trong hệ thống tưới vẫn chưa được đánh giá đầy đủ hơn. Bos(1997) tóm tắt các chỉ số hoạt động được dùng trong chương trình nghiên cứu về sự hoạt động tưới, trong đó có khoảng 40 chỉ số hoạt động đa nguyên tắc được định lượng và khảo sát , dựa trên tập chỉ số hoạt động được Bos và đồng nghiệp (1993) miên tả. Các chỉ số này rất phù hợp cho sử dụng trong đánh giá sự hoạt động tưới tiêu. Các nghiên cứu trước đây và các chỉ số hiệu quả sử dụng nước được định nghĩa vẫn quan tâm đến hiệu quả sử dụng nước liên quan đến các yếu tố dòng chảy, đất và năng suất, sản lượng cây trồng (trong đó chủ yếu là đề cập đến khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra). Các chỉ số này khá có ý nghĩa đối với các người quản lý hệ thống tưới - những người quan tâm đến việc vận hành hệ thống hàng ngày. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây chưa chú trọng vào mối liên quan giữa nước, đất và giá trị đầu ra. Thực chất mà nói, đối với một hệ thống tưới, hiệu quả sử dụng nước của nó phải được đánh giá ở khía cạnh giá trị kinh tế cho một đơn vị nước và vấn đề này đã được R.Sakthivadived và đồng nghiệp (1999) nghiên cứu. Tháng 5/1994 hội thảo vùng Châu Á - Thái Bình Dương về " Đánh giá hiệu quả tưới trong nền nông nghiệp bền vững" tại Bangkok (Thái Lan) các chuyên gia đã nhất trí về các thông số đánh giá hiệu quả tưới. Tuy rằng, mỗi nước có các mục tiêu khác nhau tùy theo điều kiện của hệ thống tưới khác nhau. Các thông số để đánh giá hiểu quả tưới gồm: 1. Hệ thống phân phối nước (bao gồm công trình trên kênh) - Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh; - Hiệu quả phân phối nước; - Bồi lắng và cỏ rác. 2. Hiệu quả tưới mặt ruộng - Hệ số quay vòng đất; 6 - Hiệu ích tưới; - Hiệu quả sử dụng nước. 3. Hiệu quả môi trường trong hệ thống tưới - Mức độ nhiễm mặn, kiềm hóa; - Ngập úng; - Cỏ dại trong kênh nước có đọng. 4. Hiệu quả xã hội - Lao động ; - Sở hữu ruộng đất; - Giới trong hoạt động tưới; - Sự thỏa mãn của nông dân. 5. Hiệu quả đa mục tiêu 6.Hiệu quả về kinh tế Tuy nhiên, việc xác định một số thông số chưa rõ ràng (giới, sở hữu ruộng đất,...), chưa có quy dịnh cụ thể nào cho việc xác định các thông số này vì vậy đây là một hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới. 1. Tại Pakistan và Srilanca Năm 1993, IWMI đã có nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả phân phối nước của dự án tưới tại Pakistan và Srilanca. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới được chuyên gia IWMI và Srilanca đưa ra là: + Chỉ tiêu lượng nước dùng trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác; + Năng suất cây trồng; + Thu thập trên 1 ha đất canh tác; 7 + Sản lượng trên 1m3 nước tưới; + Sự công bằng trong phân phối nước ở đầu và cuối nguồn nước. 2. Tại Ấn Độ Năm 1989, Ấn Độ đã xuất bản 2 tác phẩm " Tiêu chuẩn đo đạc quản lý vận hành hệ thống tưới" và " Giám sát đánh giá hệ thống tưới". Tiếp sau đó các chuyên gia Ấn Độ và IWMI đã đánh giá hệ thống tưới Sisa có sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và các mô hình thủy lực, đánh giá hệ thống tưới Bhakra với sự giúp của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Để nâng cao hiệu quả tưới nói chung và cụ thể là đảm bảo đọ tin cậy trong việc phân phối nước cho người sử dụng, nhiều hệ thống tưới ở Ấn Độ, cả các hệ thống đang hoạt động và hệ thống mới xây dựng đã tiến hành nâng cao quản lý nước bằng các cách quan trắc và điều hành các công trình và các thông số từ xa. Ở hầu hết các hệ thống đều chọn một đoạn kênh đang hoạt động làm mẫu để nghiên cứu và phân tích lợi ích do cải thiện hệ thống quản lý nước và sau đó mở rộng cho vùng rộng hơn (mô hình điểm). 3. Tại Trung quốc Trong các năm 1993-1994, Trung Quốc đã tiến hành đánh giá 195 hệ thống tưới lớn với 3 mức đánh giá: + Mức 1: Đánh giá kết cấu công trình hoặc kênh mương; + Mức 2: Đánh giá toàn bộ hệ thống ; + Mức 3: Đánh giá cải tạo hệ thống. Kết quả đánh giá cho thấy : 70% công trình đầu mối bị xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm, 16% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang, chỉ có có 4% làm việc bình thường. Đối với kênh mương: 60% chuyển nước tốt, 21% xuống cấp nghiêm trọng, 9% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang. Đối với các trạm bơm: 36% mất khả năng làm việc, 32% xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm. 8 4.Tại Malaysia Từ những năm 1990, đã bắt đầu đánh giá ở 8 vùng trọng điểm lúa với nội dung chính là đánh giá hiệu quả sử dụng nước. Trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu đã được sử dụng như: Tỷ lệ cấp nước tương đối, hiệu quả tưới, chỉ tiêu sử dụng nước, hệ số quay vòng đất,... IWMI đã có nghiên cứu ở Kerian năm 1991 cho thấy chỉ số hiệu quả dùng nước từ 0,035I0,271 kg/m3, trung bình 0,12 kg/m3 , trong khi đó theo tài liệu của FAO với hệ thống tưới lúa cho việc sử dụng nước có hiệu quả chỉ số này nằm trong khoảng từ 0,7 I1,1kg/m3. 5. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thủy nông ở một số nước trong khu vực Để giúp chọn các thông số giám sát đánh giá, ở một số nước đã đưa ra các thông số và mức độ quan trọng của các thông số được sử dụng như sau: Với "x" là quan trọng và "xx" là rất quan trọng. Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của cùng một thông số về hiệu quả trong hệ thống không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia. Điều này có thể dễ dàng nhận biết bởi sự đề ra nhiệm vụ của mỗi hệ thống có thể được đặc biệt chú trọng ở quốc gia này, nhưng lại là thứ yếu trong hệ thống của quốc gia khác. Đây là một trong những khó khăn trở ngại khi dùng các thông số của bảng đánh giá và nhất là khi cần so sánh hiệu quả của các công trình khác nhau trong mỗi quốc gia hoặc giữa các quốc gia. 9 Bảng 1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông ở một số nước trong khu vực TT Thông Thái Việt số Lan Nam xx Trung Lào Philipin x xx xx xx x xx xx x xx xx x xx xx xx xx xx x x xx xx xx x xx xx xx xx x xx xx Quốc Indonesia Ấn Malaysia Độ Myanmar Nepal Pakistan Hàn Quốc Banlades Bhutan Srilanca Sự tích hợp 1 của hệ xx xx xx thống tưới Tính công xx xx x xx x xx xx xx bằng Hiệu suất xx x x xx xx xx xx x xx xx x x xx x xx x xx xx xx x Mức độ tin cậy Hiệu quả 2 các x xx x công trình Hiệu quả sử 3 dụng xx nước mặt 10 xx xx x Bảng 1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông ở một số nước trong khu vực TT Thông Thái Việt số Lan Nam xx Trung Philipin x xx x xx x xx xx xx x xx x x x x x xx x xx x x xx x xx Quốc Indonesia Malaysia xx x Ấn Lào Độ Myanmar Nepal Pakistan x xx Hàn Banlades Bhutan Srilanca x xx x x Quốc ruộng Hiệu ích xx xx tưới Hệ số quay vòng xx xx x xx xx x xx x x xx xx x x x xx xx x x đất Sản phẩm 4 Môi trường Úng xx xx x x xx x x xx xx xx xx x x xx xx x xx xx xx xx x xx x xx x xx Thoái hoá xx x x đất Nước ngầm Tiêu nước x x x x x x x x xx x xx xx xx x x x x x x x xx xx Cỏ dại xx Sức xx xx xx 11 x xx xx x x x xx xx x xx x x x x xx x x x Bảng 1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông ở một số nước trong khu vực TT Thông Thái Việt số Lan Nam Lào Philipin x xx Trung Quốc Indonesia Ấn Malaysia Độ Myanmar Nepal Pakistan Hàn Quốc Banlades Bhutan Srilanca khoẻ cộng đồng 5 Xã hội Sở hữu đất Sự xx x xx x xx xx x x x xx xx x x x xx xx xx x xx x x xx xx x x xx xx xx xx x x x x x xx xx x x xx x xx x x xx x xx x xx xx xx xx xx x xx xx xx x xx x di chuyển chỗ ở của nông dân Sự thoả mãn của nông dân Hội dùng nước 6 Sử dụng x xx 12 Bảng 1.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông ở một số nước trong khu vực TT Thông Thái Việt số Lan Nam x Trung Lào Philipin xx x xx x xx x x x xx x x x x xx xx Quốc Indonesia Ấn Malaysia Độ Myanmar Nepal Pakistan xx xx Hàn Banlades Bhutan xx x x x x x x x x x xx xx xx xx xx xx xx xx x xx xx xx x x Quốc Srilanca tổng hợp nguồn nước Thuỷ sản x Nước trong thành xx xx x x phố Vận tải 7 Kinh tế xx x xx x Tự túc tài xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx xx x xx x xx chính Tỷ số B/C 13 Đối với hệ thống thủy lợi, nếu chỉ đánh giá hiệu quả hệ thống bằng một chỉ tiêu như tổng sản phẩm nông nghiệp thu được khi có tưới hoặc không có tưới, hoặc thêm vài chỉ chiêu khác nữa thì cũng không thể đánh giá đầy đủ được công tác quản lý khai thác của hệ thống. Cùng nghiên cứu đánh giá, chuyên gia về môi trường có thể qua tâm đến dòng chảy trên sông, kênh và ngăn chặn sự suy giảm khối lượng và chất lượng nước; chuyên gia về xã hội có thể quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội; chuyên gia kinh tế có thể quan tâm nhiều đến hiệu quả đầu tư, trong khi các chuyên gia nông nghiệp lại tập trung vào sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng trên mỗi hecta... Vậy hiệu quả hoạt động là gì? và hiểu như thế nào cho đúng? Khi chúng ta nói một hệ thống hoạt động yếu kém, không đạt yêu cầu hay hoạt động hiệu quả là có hàm ý như thế nào? Theo định nghĩa của IWMI thì: “Hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra đối với hệ thống đó”. Đánh giá hiệu quả tưới giúp cung cấp thông tin cần thiết về vận hành hệ thống tới người quản lý và người hưởng lợi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống. Đánh giá hiệu quả tưới cũng là cơ sở quan trọng để quyết định phương án đầu tư nâng cao hiệu quả công trình. Ngoài đánh giá hiệu quả tưới còn giúp cho việc so sánh hiệu quả tưới của các hệ thống với nhau xem hệ thống nào có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Đánh giá hiệu quả tưới đã được nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau và thảo luận ở nhiều hội thảo quốc tế... Việc đánh giá hiệu tưới một cách chính xác là rất khó khăn vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau. Cho đến hội thảo vùng Châu Á - Thái Bình Dương tại Bangkok - Thái Lan tháng 5/1994, các chuyên gia đã nhất trí về các thông số đánh giá hiệu quả tưới, tuy rằng mỗi nước có những mục tiêu đánh giá khác nhau tuỳ theo điều kiện của hệ thống tưới đó. Các thông số để đánh giá hiệu quả tưới được chia thành nhóm như sau: - Hệ thống phân phối nước (bao gồm công trình trên kênh): 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất