Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đầu tư phát triển doanh nghiệp...

Tài liệu Nghiên cứu đầu tư phát triển doanh nghiệp

.PDF
261
727
118

Mô tả:

B TR GIÁO D C VĨ ĐĨO T O NG Đ I H C M THĨNH PH Lể VĔN H NGHIểN C U Đ U T H CHệ MINH NG C A DOANH NGHI P LU N ÁN TI N Sƾ QU N TR KINH DOANH TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 B TR GIÁO D C VĨ ĐĨO T O NG Đ I H C M THĨNH PH Lể VĔN H NGHIểN C U Đ U T Chuyên ngành H CHệ MINH NG C A DOANH NGHI P : Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02 LU N ÁN TI N Sƾ QU N TR KINH DOANH Người hướng d n khoa h c: 1. PGS. TS. Lể B O LÂM 2. PGS. TS. NGUY N MINH HĨ TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 i L I CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Nghiên cứu đầu tư của doanh nghi p” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố, sử dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, hoặc bất cứ nơi nào khác. TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 Người thực hiện Lê Văn Hưởng ii L IC M N Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô; các Sở, Ngành cùng các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tôi đã hoàn thành luận án tốt nghiệp Tiến sĩ với đề tài: “Nghiên cứu đầu tư của doanh nghi p”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Lê Bảo Lâm và PGS.TS. Nguyễn Minh Hà đã hết lòng giảng dạy, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Xin gởi lời cám ơn đến các Chuyên viên, Ban lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng các doanh nghiệp trên địa bàn đã đóng góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Xin cảm ơn các anh, chị học viên nghiên cứu sinh của trường đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Nhân đây, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên Tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này. Trân trọng! Tiền Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Lê Văn Hưởng iii TịM T T Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang phát triển khá nhanh và hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy mà việc ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp tăng quy mô và tăng hiệu quả hoạt động, cũng như đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất để bắt nhịp với dòng chảy của sự phát triển chung là hết sức quan trọng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (i) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của DN vùng ĐBSCL; (ii) Nghiên cứu sự khác biệt về đầu tư theo hình thức sở hữu DN (Nhà nước, và ngoài Nhà nước); và (iii) Khám phá đặc tính của Giám đốc đối với quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của DN vùng ĐBSCL. Luận án này sử dụng 28.738 quan sát thu thập từ cuộc điều tra DN của Tổng cục thống kê đối với 13 tỉnh vùng ĐBSCL trong năm 2011 và 2012, sau khi loại bỏ các quan sát dị biệt còn 27.472 quan sát để tiến hành kiểm định, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, bình quân các DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn các DN nhà nước, trong khi DN thuộc sở hữu tư nhân đầu tư ít hơn DN sở hữu Nhà nước. Bên cạnh đó, những DN có xuất khẩu đầu tư nhiều hơn các DN không xuất khẩu và các DN có nhập khẩu đầu tư ít hơn các DN khác. Hệ số hồi quy của các biến tài sản, tài sản cố định, doanh thu, độ trễ đầu tư, nợ phải trả, quy mô lao động và hiệu quả hoạt động của DN đều có ý nghĩa về mặt thống kê nên các yếu tố này đều có tác động đáng kể đối với đầu tư của DN. Bên cạnh đó, để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai, kĩ thuật phân rã Oaxaca - Blinder được áp dụng cho cùng mô hình ước lượng nhưng phân biệt hai nhóm DN riêng biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về đầu tư giữa các DN nhà nước hoạt động ở Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu so với ở Long An, nhưng đối với nhóm các DN ngoài nhà nước thì có tồn tại sự khác biệt về đầu tư của DN ở những tỉnh này. Có sự khác biệt về đầu tư do các đặc điểm của DN tạo ra như tình trạng xuất khẩu, quy mô lao động, tổng tài sản, tài sản cố định, doanh thu, độ trễ của doanh thu và ROA cùng với đặc điểm riêng của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang và Cà Mau đã làm tăng khoảng iv cách chênh lệch về đầu tư giữa 2 nhóm DN. Bên cạnh các đặc điểm kể trên đã góp phần làm tăng khoảng cách chênh lệch đầu tư giữa 2 nhóm DN thì các yếu tố phản ánh khu công nghiệp, đầu tư ở năm trước, nợ phải trả, tình trạng nhập khẩu, đặc điểm riêng của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long đã thu hẹp khoảng cách về đầu tư giữa DN nhà nước và DN ngoài nhà nước. Hơn nữa, hệ số hồi quy ước lượng được cũng đã cho thấy có sự ưu đãi đối với DN nhà nước hơn DN ngoài nhà nước về mặt đầu tư DN. Mặc dù có sự ưu đãi đối với DN nhà nước hơn DN ngoài nhà nước trong đầu tư, nhưng về tổng thể DN ngoài nhà nước đầu tư nhiều hơn DN nhà nước. Trên thực tế, để góp phần thực hiện một quyết định đầu tư hiệu quả thì luôn cần có sự đóng góp của rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt phải kể đến yếu tố con người. Chính vì vậy mà vấn đề trên đã thu hút được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đi sâu vào khám phá xem đặc tính của Giám đốc ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư và hiệu quả hoạt động của DN. Để phục vụ cho mục tiêu đó (mục tiêu nghiên cứu 3), luận án thu thập 211 phiếu khảo sát thông tin về đặc điểm cá nhân của Giám đốc năm 2015 tại 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Kết quả hồi quy Binary Logistic (Logit) cho thấy trình độ học vấn của Giám đốc sẽ có tác động âm với quyết định đầu tư của DN, những Giám đốc có chuyên môn về tài chính ngân hàng có khả năng đưa ra quyết định đầu tư cao hơn các Giám đốc khác. Những Giám đốc tự tin, có nhiều kinh nghiệm hay có người thân là Giám đốc DN khác sẽ có khả năng đầu tư cao hơn những DN có Giám đốc không có người thân là Giám đốc DN khác. Bằng chứng thực nghiệm bởi phương pháp hồi quy OLS cũng ủng hộ lập luận rằng tình trạng hôn nhân và các mối quan hệ của Giám đốc (có người thân là lãnh đạo ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN. Một điểm thú vị của câu hỏi nghiên cứu này là sự tự tin của Giám đốc giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư nhiều hơn, nhưng không làm cho DN hoạt động hiệu quả hơn (trong trường hợp hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA). v M CL C Trang bìa ...................................................................................................................... Lời cam đoan .......................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii Tóm tắt .................................................................................................................. iii Mục lục....................................................................................................................v Danh mục hình và đồ thị ..................................................................................... ix Danh mục bảng ......................................................................................................x Danh mục từ vi t tắt ........................................................................................... xii Chương 1 ................................................................................................................1 GI I THI U ..........................................................................................................1 1.1. Cơ sở hình thành luận án ...............................................................................1 1.2. Vấn đề nghiên cứu .........................................................................................5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................8 1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................9 1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................10 1.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................10 1.7. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................13 1.8. ụ nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................13 1.9. Điểm mới của đề tài ....................................................................................14 1.10. Kết cấu của luận án nghiên cứu.................................................................16 Chương 2 ..............................................................................................................18 C S Lụ THUY T...........................................................................................18 2.1. Thực trạng về phát triển doanh nghiệp; hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp vùng ĐBSCL thời gian gần đây .................................19 2.2. Tổng quan các lý thuyết có liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư trong doanh nghiệp ......................................................................................................27 2.2.1. Doanh nghiệp ........................................................................................27 2.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .................................................................27 2.2.1.2. Các loại hình doanh nghiệp ............................................................27 2.2.1.3. Người điều hành và quản trị doanh nghiệp ....................................28 vi 2.2.1.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..........32 2.2.2. Đầu tư trong doanh nghiệp ...................................................................33 2.2.2.1. Khái niệm đầu tư, đầu tư phát triển ................................................33 2.2.2.2. Mục đích của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp .......................34 2.2.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư của doanh nghiệp .....................................34 2.2.2.4. Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp .....................................................................................................................35 2.3. Tổng quan các lý thuyết liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp ...............35 2.3.1. Lý thuyết về đầu tư của doanh nghiệp ..................................................35 2.3.1.1. Mô hình cơ sở về đầu tư của doanh nghiệp ....................................35 2.3.1.2. Mở rộng mô hình cơ sở về đầu tư của doanh nghiệp .....................38 2.3.1.3. Mô hình đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường tài chính không hoàn hảo ..................................................................................39 2.3.1.4. Các yếu tố quyết định đầu tư của doanh nghiệp (yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp) ............................................................41 2.3.2. Lý thuyết về sự lựa chọn hình thức đầu tư doanh nghiệp .....................48 2.3.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................48 2.3.2.2. Lý thuyết đại diện ...........................................................................49 2.3.3. Lý thuyết về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...................................................................................50 2.3.3.1. Nền tảng khoa học hành vi .............................................................50 2.3.3.2. Lý thuyết triển vọng .......................................................................52 2.3.4. Lý thuyết vốn con người .......................................................................54 2.3.5. Đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của DN 55 2.3.5.1. Đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư doanh nghiệp .....................55 2.3.5.2. Đặc tính của Giám đốc đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..........................................................................................................58 2.4. Nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.........................................................59 2.4.1. Đặc điểm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ......................................................................................................60 2.4.2. Sự khác biệt về đầu tư của doanh nghiệp theo hình thức sở hữu .........69 2.4.3. Đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..............................................................................................................73 vii Chương 3 ..............................................................................................................86 PH NG PHÁP NGHIểN C U VĨ D LI U NGHIểN C U ..................86 3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................86 3.1.1. Mô hình về những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp .....86 3.1.2. Mô hình phân tích sự khác biệt về đầu tư DN theo hình thức sở hữu doanh nghiệp ...................................................................................................93 3.1.3. Mô hình về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...................................................................................98 3.1.3.1. Mô hình về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư của doanh nghiệp .....................................................................................................................98 3.1.3.2. Mô hình về đặc tính của Giám đốc đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp..............................................................................................104 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................110 3.2.1. Cách lấy dữ liệu nghiên cứu ...............................................................110 3.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê ..........................................110 3.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp từ khảo sát bảng câu hỏi .......................................110 3.2.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................111 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................111 Chương 4 ............................................................................................................113 PHÂN TệCH K T QU NGHIểN C U ........................................................113 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................113 4.1.1. Mẫu nghiên cứu từ dữ liệu của Tổng cục thống kê ............................113 4.1.2. Mẫu nghiên cứu từ kết quả khảo sát trực tiếp doanh nghiệp ..............116 4.1.2.1. Đặc trưng của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.....................116 4.1.2.2. Đặc trưng của Giám đốc trong mẫu nghiên cứu...........................118 4.2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến.....................................................123 4.3. Phân tích kết quả hồi quy ..........................................................................123 4.3.1. Các yếu tố tác động đến đầu tư của doanh nghiệp..............................123 4.3.2. Sự khác biệt về đầu tư DN theo hình thức sở hữu ..............................130 4.3.2.1. Kết quả hồi quy theo từng nhóm doanh nghiệp ...........................130 4.3.2.2. Phân rã Oaxaca – Blinder .............................................................138 4.3.3. Đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của DN .......................................................................................................................144 4.3.3.1. Đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư của doanh nghiệp.............144 viii 4.3.3.2. Đặc tính của Giám đốc đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................................151 Chương 5 ............................................................................................................158 K T LU N VĨ KHUY N NGH ....................................................................158 5.1. Kết luận .....................................................................................................158 5.2. Khuyến nghị ..............................................................................................160 5.2.1. Nhóm khuyến nghị liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp ..........................................................................................161 5.2.2. Nhóm khuyến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách trong đầu tư giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước.......................................165 5.2.3. Nhóm khuyến nghị liên quan đến đặc tính của Giám đốc doanh nghiệp .......................................................................................................................166 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................167 TĨI LI U THAM KH O .................................................................................170 Ti ng Vi t ........................................................................................................170 Ti ng Anh ........................................................................................................171 PH L C.................................................................................................................. Phụ lục 1. Phân loại doanh nghiệp ......................................................................... Phụ lục 2. Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2013 ......................................... Phụ lục 3. Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2013 .............. Phụ lục 4. Bảng câu hỏi khảo sát doanh nghiệp ..................................................... Phụ lục 5. Dữ liệu khảo sát .................................................................................... Phụ lục 6. Các phương pháp ước lượng sử dụng trong luận án ............................. Phụ lục 7. Ma trận hệ số tương quan các nhân tố tác động đến đầu tư .................. Phụ lục 8. Ma trận hệ số tương quan về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .................................................................... ix DANH M C HỊNH VĨ Đ TH Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................... 12 Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 13 Hình 2.1: Sơ đồ phân loại doanh nghiệp ................................................................... 28 Hình 2.2: Vai trò của CEO ........................................................................................ 32 Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư của DN ....................... 92 x DANH M C B NG Bảng 2.1: Số lượng, tỷ trọng DN hoạt động trên cả nước và từng vùng ........ 19 Bảng 2.2: Tỷ trọng DN vùng ĐBSCL theo tỉnh, TP và hình thức sở hữu ...... 20 Bảng 2.3: Vốn SXKD của các DN vùng ĐBSCL theo hình thức sở hữu....... 21 Bảng 2.4: TSCĐ của các DN vùng ĐBSCL theo hình thức sở hữu ............... 22 Bảng 2.5: TSCĐ bình quân một lao động ....................................................... 23 Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư vùng ĐBSCL ....................................................... 24 Bảng 2.7: Tổng vốn đầu tư vùng ĐBSCL phân theo nguồn vốn .................... 24 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ............................................... 25 Bảng 2.9: Chủ DN, nhà quản trị và nhà lãnh đạo ........................................... 30 Bảng 2.10: Tóm tắt các yếu tố có ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp .. 68 Bảng 2.11: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến đầu tư và hình thức sở hữu DN ............................................................................................................ 72 Bảng 2.12: Lược khảo các nghiên cứu có liên quan về đặc tính của Giám đốc đối với đầu tư và hiệu quả DN ........................................................................ 82 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến giải thích trong mô hình và dấu kỳ vọng ......... 93 Bảng 3.2: Tổng hợp các biến giải thích và dấu kỳ vọng trong mô hình quyết định đầu tư ..................................................................................................... 103 Bảng 3.3: Tổng hợp các biến giải thích và dấu kỳ vọng đối với mô hình hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ......................................................................... 109 Bảng 3.4: Các bước thực hiện ước lượng mô hình Tobit ............................. 112 Bảng 4.1: Số lượng DN của 2 nhóm phân theo tỉnh, TP trong vùng ............ 114 Bảng 4.2: Số DN của 2 nhóm phân theo xuất, nhập khẩu và KCN .............. 114 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình ...................... 115 Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến theo hình thức sở hữu DN .................... 116 Bảng 4.5: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo các tỉnh trong vùng ĐBSCL ........ 117 Bảng 4.6: Số lượng DN phân theo loại hình và xuất nhập khẩu .................. 117 Bảng 4.7: Thống kê các biến định lượng của DN trong mẫu ....................... 118 Bảng 4.8: Trình độ học vấn của Giám đốc trong mẫu nghiên cứu ............... 119 Bảng 4.9: Chênh lệch về số vốn đầu tư trong mẫu nghiên cứu .................... 120 Bảng 4.10: Chênh lệch về hiệu quả DN trong mẫu nghiên cứu ................... 121 xi Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình .................... 122 Bảng 4.12: Các yếu tố tác động đến đầu tư của DN ..................................... 124 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy Tobit các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của DNNN ........................................................................................................... 131 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy Tobit các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước .................................................................................. 134 Bảng 4.15: So sánh kết quả hồi quy Tobit của 2 nhóm DN ......................... 137 Bảng 4.16: ớc lượng giá trị đầu tư của nhóm DN nhà nước và DN ngoài nhà nước, và sự khác biệt giữa 2 nhóm sau khi hồi quy ...................................... 138 Bảng 4.17: Sự khác biệt do các đặc tính tạo ra ............................................. 140 Bảng 4.18: Khác biệt do hệ số hồi quy được ước lượng và sự phân biệt ..... 141 Bảng 4.19: Khả năng giải thích và dự báo của mô hình ............................... 144 Bảng 4.20: Khả năng dự báo của mô hình .................................................... 144 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy mô hình Logit................................................... 145 Bảng 4.22: Kết quả hồi quy về đặc tính của Giám đốc đối với ROA ........... 152 Bảng 4.23: Kết quả hồi quy về đặc tính của Giám đốc đối với ROS ........... 154 xii DANH M C T VI T T T CEO : Chief Executive Officer CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNNN : Doanh nghiệp ngoài nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GĐ : Giám đốc HĐQT : Hội đồng quản trị KCN : Khu, cụm công nghiệp ROA : Return On Assets - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROE : Return On Equity - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROS : Return On Sales - Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu SXKD : Sản xuất, kinh doanh TP : Thành phố TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ : Tài sản cố định 1 Chương 1 GI I THI U Chương một nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về luận án nghiên cứu. Cụ thể, chương này sẽ trình bày cơ sở để hình thành luận án, vấn đề nghiên cứu mà luận án nhắm đến, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án, giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu của luận án cũng như ý nghĩa mang lại từ kết quả nghiên cứu của luận án. 1.1. Cơ sở hình thành lu n án Đầu tư của DN đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động,... Đặc biệt, trong tình hình khó khăn hiện nay thì đầu tư của DN càng thể hiện nổi bật vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trên thế giới, trong giai đoạn 2000 - 2012 tăng bình quân 6,6%/năm (giai đoạn 2000 - 2007 tăng 7% và giai đoạn 2008 - 2012 tăng 5,6%). Từ khi Luật DN ra đời vào năm 2005, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng đã tạo ra một làn sóng mới trong phát triển DN. Số lượng, quy mô, đầu tư, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DN,… đều tăng rất nhanh và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, năm 2012 cộng đồng DN đóng góp khoảng 61,8% trong tổng GDP của cả nước (Tổng cục thống kê, 2013). Theo VCCI (2012), tổng số DN Việt Nam tăng bình quân 13,9%/năm giai đoạn 2002 - 2011, từ 62.908 DN năm 2002 tăng lên 312.642 DN vào cuối năm 2011; DN Việt Nam ngày càng ít thâm dụng lao động nhưng tăng thâm dụng về vốn (năm 2002, bình quân 74 lao động/DN và 23 tỷ đồng/DN nhưng đến năm 2011 bình quân 34 lao động/DN và 47 tỷ đồng/DN). Xu hướng đầu tư của DN đã cho thấy: sự lên ngôi của mô hình quản trị DN hiện đại (tỷ trọng số DNNN giảm mạnh từ 8,53% năm 2002 xuống 0,99%; DN tư nhân giảm từ 39,4% xuống 14,3%; công ty trách nhiệm hữu hạn tăng từ 37,3% lên 57,2%; công ty cổ phần tăng từ 4,5% lên 20,8%;...) và nguồn lực ngày càng hướng vào khu vực phi sản xuất (tỷ trọng vốn khu vực sản xuất từ 40,7% năm 2002 giảm còn 31,7% năm 2010),... Bên cạnh đó, 2 DN vẫn còn những khó khăn, tồn tại như: có quá ít các DN quy mô vừa (năm 2011 DN siêu nhỏ chiếm 65,6%, DN nhỏ chiếm 29,9%, DN vừa chiếm 2,1% và DN lớn chiếm 2,4%); hiệu suất sử dụng lao động (Doanh thu bình quân 1 lao động/Thu nhập bình quân của lao động) không được cải thiện; DN chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay bên ngoài; khả năng trả lãi vay của DN giảm; tỷ lệ DN báo giảm hiệu quả kinh doanh tăng (năm 2007 có 81,1% DN lãi nhưng đến 2013 tỷ lệ là 64,3%),… Ngoài ra, Nguyễn Đình Cung (2012) cho biết quy mô vốn đầu tư của mỗi DN tuy có tăng lên nhưng vẫn còn rất thấp; tuy vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) bình quân và giá trị tài sản cố định (TSCĐ) của DN tăng khá nhanh nhưng kể từ 2008, hai chỉ số này bắt đầu giảm và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi; điều này đã phản ánh một thực tế rằng các DN hiện không còn mạnh dạn đầu tư, mở rộng SXKD như trước. Các DN cũng gặp khó khăn rất nhiều trong việc tiếp cận nguồn vốn, thu mua nguyên liệu đầu vào và những biểu hiện bất ổn đến từ kinh tế vĩ mô,... Sự gia tăng về TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn cũng như số vốn SXKD hàng năm của DN có thể được xem như là giá trị đại diện cho việc đầu tư, mở rộng SXKD của DN bởi căn cứ theo phiếu điều tra thông tin DN thì vốn đầu tư thực hiện hàng năm được chia thành các khoản như: xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, bổ sung vốn lưu động,... Về số lượng DN, vào năm 2013 thì trên toàn vùng ĐBSCL có 28.732 DN chiếm 7,7% số DN cả nước, trong khi giai đoạn ngay sau khi Luật DN năm 1999 ra đời, số DN ĐBSCL chiếm đến 23% số DN cả nước (Võ Hùng Dũng, 2012). Qua đó cho thấy việc thu hút DN đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của DN vẫn còn hạn chế. DN cả nước nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng chủ yếu là DN vừa và nhỏ, chưa mạnh dạn đầu tư vốn phát triển DN, chính sách thu hút đầu tư, phát triển DN chưa thật sự đáp ứng nhu cầu phát triển,… Trong khi nền kinh tế nước ta hiện đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, nếu quy mô vốn của các DN thấp thì không những ảnh hưởng tiêu cực đến việc đổi mới công nghệ của DN mà còn làm giảm khả năng tận dụng cơ hội kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN. Thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó nội dung quan trọng là cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tiết giảm cho phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế thì yêu cầu khai thông, thu hút ngày càng 3 nhiều vốn đầu tư từ những thành phần kinh tế khác, nhất là DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Tuy nhiên, với con số lên đến gần 70% DN tư nhân hiện đang hoạt động SXKD không có lãi (DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm 96%) được công bố tại Diễn đàn DN năm 2015 đã phần nào cho thấy tình hình hoạt động, phát triển của DN hiện nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, cả vùng ĐBSCL có 1.284 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (giảm 21% so với cùng kỳ năm 2015), 600 DN đăng ký giải thể (giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2015), 1.469 DN quay trở lại hoạt động (tăng 135% so với cùng kỳ năm 2015). Tuy rằng số lượng DN tạm ngừng hoạt động, giải thể có giảm và số lượng DN hoạt động trở lại có tăng lên nhưng những khó khăn của cộng đồng DN hiện nay vẫn còn nhiều tồn đọng; trong số đó thì một số hạn chế điển hình của DN có thể kể đến như năng lực quản trị còn yếu, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thấp, năng lực tiếp cận thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao,... Để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức này, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân cộng đồng DN thì còn đòi hỏi sự vào cuộc, hỗ trợ thiết thực và mạnh mẽ hơn nữa từ phía các nhà hoạch định chính sách. Về mặt lý thuyết, xét trên góc độ vĩ mô thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận việc tích lũy vốn để đầu tư và đầu tư sẽ là yếu tố hết sức quan trọng có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chẳng hạn như theo Smith (1976) thì việc tăng vốn đầu tư sẽ góp phần làm tăng tổng sản lượng quốc gia cũng như sản lượng bình quân trên mỗi lao động. Hay trong mô hình tăng trưởng Harrod – Domar thì cho rằng việc tăng đầu tư sẽ có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, trên góc độ vi mô thì đầu tư lại có thể được xem là yếu tố quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển những cơ sở SXKD, thậm chí là cả các tổ chức, đơn vị phi lợi nhuận. Các chủ đề về đầu tư của DN đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trong một thời gian dài. Trong nước, nhìn chung có ít các nghiên cứu toàn diện về đầu tư DN của cả nước cũng như vùng ĐBSCL, thời gian điều tra, nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2004 - 2007, giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt nhất. Lê Khương Ninh và ctg (2008) đã nghiên cứu, phân tích các yếu tố 4 ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN ngoài quốc doanh ở ĐBSCL, đặc biệt tập trung vào Kiên Giang với mẫu điều tra khoảng 294 DN ở Kiên Giang và 606 DN thuộc vùng ĐBSCL trong 1 hoặc 2 năm, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đưa vào mô hình nhiều yếu tố nội sinh tác động đến đầu tư như: tăng trưởng doanh thu, vốn tự có, trình độ văn hóa và chuyên môn, vốn vay, quy mô DN, ngành nghề, mặt bằng. Ngoài ra, Nguyễn Thị Cành (2004) sử dụng phương pháp phân tích định tính, khảo sát các yếu tố ngoại sinh tác động đến đầu tư DN dựa trên việc khảo sát 140 DN ở Tiền Giang (26 DN), Bình Dương (40 DN), TP.HCM (74 DN), trong đó có 14 yếu tố chính như vấn đề ưu đãi tín dụng, cung nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,… được đưa ra lấy ý kiến DN để đánh giá theo thang đo Likert,… Về nghiên cứu ngoài nước, nhiều học giả, nhà khoa học đã bị cuốn hút vào điều tra về DN nói chung và nghiên cứu đầu tư của DN nói riêng như: Blanchard và Fischer (1989), Harris và ctg (1994), Besley (1995), Bernanke và ctg (1996), Budina và ctg (2000), Das (2012), Jangili và Kumar (2010) và Badertscher và ctg (2013),… đã quan sát nhiều khía cạnh khác nhau đối với đầu tư của DN, các nghiên cứu này rất đa dạng do sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy rằng chủ đề nghiên cứu về đầu tư của DN đã được nghiên cứu ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy sự nhất quán ở một số yếu tố. Cùng một biến số nhưng khi nghiên cứu các DN ở những khu vực khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau hoặc không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN. Điều này cho thấy đặc thù riêng của từng khu vực, quốc gia có khả năng sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của DN nhưng đa phần các nghiên cứu chưa xem xét đến yếu tố này. Bên cạnh đó thì các nghiên cứu phần lớn tập trung vào khám phá mối quan hệ giữa dòng tiền và lượng vốn đầu tư của DN, ít quan tâm đến các đặc điểm khác của DN, trong khi những yếu tố này cũng có thể có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của DN. Mặc dù sử dụng nhiều phương pháp định lượng khác nhau để nghiên cứu về chủ đề này nhưng các nghiên cứu gần đây đã cho thấy biến số đại diện cho đầu tư của DN nhiều khả năng sẽ bị chặn ở giá trị 0 (DN không đầu tư) nên việc sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho trường hợp biến phụ thuộc bị chặn sẽ phù hợp hơn khi nghiên cứu về đầu tư của DN. Hơn nữa, mặc dù các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng rất quan tâm đến chủ đề nghiên cứu về sự 5 khác biệt trong đầu tư của các DN với hình thức sở hữu khác nhau, nhưng kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định sự chênh lệch chung trong đầu tư chứ chưa phân tích sâu về sự chênh lệch này. Mặt khác, chủ đề nghiên cứu về hành vi, thái độ của Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành DN cũng đang là xu hướng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bởi kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy mặc dù được chi phối bởi tập thể (hội đồng quản trị) nhưng Giám đốc DN vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của DN. Tuy rằng chủ đề này cũng đã được các nhà nghiên cứu xem xét nhưng việc kết hợp khám phá các hành vi lẫn đặc tính (tuổi, giới tính, học vấn,…) của Giám đốc đối với quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động SXKD của DN, đặc biệt là phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng vẫn đang còn là một khoảng trống trong nghiên cứu. Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn cùng với những khoảng trống nghiên cứu đã được chỉ ra trong quá trình lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước cho thấy việc chọn đề tài Nghiên cứu đầu tư của doanh nghi p để làm đề tài nghiên cứu là cần thiết về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Đề tài này hy vọng sẽ tổng kết và bổ sung thêm cho khung phân tích về đầu tư phát triển DN, góp phần đưa ra các căn cứ khoa học để khuyến nghị những chính sách khả thi, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy DN mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Do đặc điểm lịch sử nên tình hình phát triển DN và đầu tư của DN ở Việt Nam nói chung có nhiều giai đoạn phát triển rất khác nhau. Từ sau công cuộc Đổi mới (1986), vấn đề kinh tế nhiều thành phần mới được đặt ra và khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì DN lại ra đời với những quy định riêng đối với DN nhà nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,... nên có thể nói môi trường phát triển DN chưa thể gọi là bình đẳng. Đến khi Luật DN (2005) được ban hành thì đã điều chỉnh chung cho tất cả loại hình DN, các cơ chế chính sách quy định đối với DN dần được hoàn thiện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát 6 triển. Chính vì vậy nên số lượng DN ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đa dạng về loại hình, ngành nghề, hình thức đầu tư,... góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó đầu tư của DN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Theo Tổng cục thống kê (2013), tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành) tăng bình quân 19,2%/năm trong khoảng thời gian 2000 đến 2008; trong đó, đầu tư từ khu vực Nhà nước tăng thấp nhất, bình quân 11,2%/năm, kế đến là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 25,8%/năm và tăng cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bình quân 27,6%/năm. Điều này đã góp phần khiến cho đầu tư của các DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, từ 22,9% năm 2000 tăng lên 35,2% năm 2008; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng tăng từ 18,0% (2000) lên 30,9% (2008); và khu vực kinh tế Nhà nước, tỷ trọng ngày càng giảm, từ 59,1% (2000) giảm xuống còn 33,9% (2008). Điều này cho thấy loại hình DN ngoài quốc doanh và FDI đầu tư ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước. Lực lượng DN này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giải quyết việc làm,… Tuy nhiên, kể từ sau năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước nên hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN có nhiều biến động, khó khăn. Nhiều DN đã phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh, thậm chí giải thể, phá sản nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút vốn đầu tư của các DN cũng như của toàn xã hội. Giai đoạn 2008 - 2013, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,1%/năm, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Trong đó, việc huy động vốn từ DN, nhà đầu tư trở nên rất khó khăn nên Chính phủ đã phải thực hiện rất nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời cũng tăng cường vốn đầu tư từ khu vực công khiến cho vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn giai đoạn trước và tăng cao nhất với tốc độ tăng bình quân là 16,1%/năm; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng thấp, bình quân 13,6% - chủ yếu do lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, thị trường tiêu thụ,... dẫn đến thu hẹp đầu tư, hoặc đầu tư mới không nhiều; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn này tăng thấp nhất 4,7%/năm. Do tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỷ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan