Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tt...

Tài liệu Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tt

.PDF
27
560
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ---------- PHẠM HOÀI CHUNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: 62.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Lý Huy Tuấn - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT 2. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh -Trường Đại học GTVT Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi ....... giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện trường Đại học Giao thông vận tải 2. Thư viện Quốc gia 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Trong những năm qua, các đô thị trên toàn quốc đã chú trọng tập trung đầu tư phát triển CSHT GTĐB mặc dù nguồn vốn bố trí cho phát triển CSHT GTĐB đô thị bị thiếu hụt trầm trọng. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn giải pháp huy động vốn hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong phát triển CSHT GTĐB đô thị Việt Nam. Hiện nay, chưa có bất kỳ một cơ sở cụ thể nào đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị dựa trên thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. Trên cơ sở các thực trạng đã được nghiên cứu và phân tích cần đưa ra những đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các đô thị và tìm ra những giải pháp thiết thực đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. Do vậy việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị” có ý nghĩa quan trọng và cần thiết về lý luận và thực tiễn cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị; Phân tích hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam tại một số thành phố điển hình; Đề xuất mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị để đánh giá độ trễ trong đầu tư, tính toán cho 2 thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh; Xây dựng chỉ tiêu đo lường mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị bền vững để đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và Đề xuất thành lập Quỹ đầu tư phát triển PPP để đảm bảo vốn cho hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và hoạt động vận tải; Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển bền vững (PTBV) CSHT GTĐB đô thị.  Phạm vi nghiên cứu của luận án: nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 đô thị lớn tiêu biểu là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy áp dụng tính toán cho Hà Nội và Hồ Chí Minh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2 a. Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và sự tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (KTXH), tập trung phân tích chỉ tiêu VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị và chỉ tiêu PTBV GTĐB đô thị. b. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đề cập đến đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị cũng như sự tác động của đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 05 thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đến sự tăng trưởng KTXH. 5. Phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án a. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, Phương pháp nghiên cứu thảo luận chuyên gia (nghiên cứu định tính), Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. b. Những đóng góp mới của luận án: Luận án đã hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Phân tích và đánh giá hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ giai đoạn từ 2003-2015; Xây dựng được mô hình mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Xác định độ trễ của hiệu quả đầu tư công trình GTĐB đô thị cho 02 thành phố thông qua sử dụng mô hình hồi quy và Xây dựng được Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB đô thị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan và kết luận kiến nghị, nội dung luận án bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam; Chương 3: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu Hiện nay Việt Nam đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu thực tế và mang lại thay đổi lớn cho diện mạo ngành GTVT. 1.2. Những luận án có liên quan Là các nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước về một số khía cạnh về VĐT phát triển CSHT ngành GTVT, chế độ đấu thầu, các cơ 3 chế chính sách thu hút VĐT có liên quan đến luận án. 2. Các nghiên cứu ở nước ngoài Việc phát triển CSHT GTĐB tại các đô thị đã được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới từ rất lâu như tại Nhật Bản, Mỹ, Đức… 3. Những tồn tại, khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước đây  Những tồn tại trong các công trình nghiên cứu trước đây: Số liệu của các nghiên cứu trước đây cũ hoặc đã thay đổi; Chưa có nghiên cứu sâu, toàn diện về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu phát triển KTXH của đô thị và một số công trình chưa mang tính toàn diện và hệ thống.  Những khoảng trống chưa được nghiên cứu: Việc huy động vốn nhằm đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị chưa được quan tâm; Chưa có nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu phát triển KTXH của đô thị; Chưa có các tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra để đánh giá mức độ PTBV CSHT GTĐB đô thị tại các tỉnh và thành phố và Chưa có những nghiên cứu chi tiết và cụ thể về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ 1.1. Khái quát về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.1.1. Đô thị và đô thị hóa a) Đô thị: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, người dân sống và làm việc theo lối sống thành thị, là trung tâm tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của cả nước, tỉnh hoặc huyện. b) Đô thị hóa: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi các lãnh thổ trở thành đô thị. Nó là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. 1.1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị CSHT GTĐB đô thị là hệ thống CSHT GTĐB được thiết lập tại các đô thị nhằm mục đích phục vụ cho việc đi lại của người dân cũng như phục vụ cho việc giao lưu kinh tế bằng đường bộ tại đô thị đó. 1.1.2.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị CSHT GTĐB đô thị thực hiện chức năng giao thông, vận chuyển trong đô thị. 4 1.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.1.3.1. Khái niệm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Phát triển CSHT GTĐB đô thị là sự biến đổi tích cực về quy mô, số lượng và chất lượng của hệ thống CSHT GTĐB đô thị thông qua hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải đô thị, tạo động lực phát triển KTXH đô thị. 1.1.3.2. Nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Dựa trên chiến lược, quy hoạch dài hạn của đô thị Đi trước một bước Đồng bộ Hình 1.1. Nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.1.4. Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị là sự phát triển của CSHT GTĐB đô thị đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.4.2. Đánh giá phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Hiện nay chưa bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV CSHT GTĐB đô thị một cách cụ thể và rõ ràng. 1.1.5. Nguyên tắc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị PTBV về kinh tế; PTBV về xã hội và PTBV về môi trường. 1.1.6. Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.1.6.1. Khái niệm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là việc bỏ ra một lượng vốn nhất định để đầu tư để xây dựng, nâng cấp, mở rộng và duy trì hệ thống CSHT GTĐB tại các đô thị nhằm hình thành hệ thống CSHT GTĐB đô thị đồng bộ, hiện đại đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và phát triển KTXH. 1.1.6.2. Phân loại hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao 5 thông đường bộ đô thị Phân loại theo nhà đầu tư Phân loại theo góc độ tái sản xuất CSHT GTĐB đô thị Phân loại theo nguồn vốn Phân loại theo kỳ kế hoạch Hình 1.2. Hoạt động đầu tư phát triển n CSHT GTĐB đô thị th 1.1.7. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị lớn, n, khác biệt bi theo từng công trình và thời gian thu hồi vốn kéo dài; Thờii gian thực th hiện dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị dài; Các dự án đầầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị có tính đơn chiếc và được sản n xuất xu ở nơi thực hiện giá trị sử dụng của nó; Đầu tư phát triển n CSHT GTĐB đô thị th mang tính hệ thống và đồng bộ và Hoạt động đầu u tư phát triển tri CSHT GTĐB đô thị mang tính định hướng. 1.1.8. Phân loại các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị - Nguồn vốn trong nước. - Nguồn vốn ngoài nước. 1.1.9. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Hoàn thiện CSHT GTĐB đô thị; Thúc đẩy nền n kinh tế t phát triển; Đảm bảo nhu cầu vận chuyển n hàng hóa và hành khách và nâng cao đời sống người dân. 1.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầ ầng giao thông đường bộ đô thị 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển n cơ sở s hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 1.2.1.1. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển tri cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị a) Hệ số ICOR: Hệ số ICOR được tính bằng ng công thức th sau: / = (1-1) ố độ ă ưở ế Trong đó: I/GDP: là tỷ lệ VĐT so với GDP b) Các chỉ tiêu tổng hợp khác: Doanh thu từ hoạạt động GTVT đường bộ đô thị và chi phí cho hoạt động GTĐB đô thị. 1.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của các dự d án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ a) Nhóm chỉ tiêu tĩnh: Tác giả tổng hợp nội dung những nhóm chỉ tiêu tĩnh ĩnh sau: Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm; Chỉ tiêu thời hạn thu hồi h vốn; Chỉ 6 tiêu mức doanh lợi của đồng vốn. b) Nhóm chỉ tiêu động: Tác giả tổng hợp nội dung những nhóm chỉ tiêu động sau: Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận hiện tại ròng (NPV); Chỉ tiêu tỷ suất su thu lợi nội tại (IRR); Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí (B/C). 1.2.2. Quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ng giao thông đường bộ đô thị với phát triển kinh tế xã hội đô thị và các loại lo hình giao thông khác 1.2.2.1. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư phát triển n cơ sở s hạ tầng giao thông đường bộ đô thị và phát triển kinh tế xã hộii đô đ thị KT-XH đô thị phát triển CSHT GTĐB đô thị phát triển tri Hình 1. 3. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển n CSHT GTĐB đô thị th và phát triển KTXH 1.2.2.2. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầ ầng giao thông đường bộ đô thị với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ngoài đô thị th Hệ thống CSHT GTĐB đô thị có mối quan hệ chặt ch chẽ với hệ thống CSHT GTĐB ngoài đô thị. 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầ ầng giao thông đường bộ đô thị với các loại hình giao thông khác Trong hệ thống CSHT giao thông đô thị thì CSHT GTĐB đô thị là bộ phận gần như cấu thành cơ bản và quan trọng nhấtt của c đô thị. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị Điều kiện tự nhiên Vốn đầu tư Khoa học công nghệ Khai thác và sử dụng Cơ chế chính sách Điều kiện xã hội Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu u tư phát triển tri CSHT GTĐB đô thị 1.4. Đánh giá tác động của đầu tư phát triển cơ sở ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đến phát triển kinh tế - xã hội 1.4.1. Các tiêu chí, chỉ tiêu tác động của đầu u tư phát triển tri cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đến phát triển kinh tếế xã hội 1.4.1.1. Tác động vào hoạt động kinh tế Tác động vào hoạt động kinh tế và tăng trưởng ng kinh tế; t Tác động đến cán cân thanh toán đối ngoại; Tác động vào thu - chi ngân sách nhà nước và Tác động đến giá trị đất đai. 7 1.4.1.2. Tác động đến sự phát triển xã hội Tác động đến xã hội; đến cơ cấu xã hội và đến yếu tố chính trị. 1.4.1.3. Tác động đến môi trường Tác động đến môi trường không khí và Tác động đến môi trường do tiếng ồn. 1.4.1.4. Tác động vào hoạt động giao thông vận tải Tác động vào chi phí vận chuyển; Tác động vào cự ly vận chuyển và Tác động vào thời gian di chuyển. 1.4.2. Phương pháp đánh giá tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đến các chỉ tiêu kinh tế xã hội Có 06 phương pháp đang được áp dụng để đánh giá tác động của đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị đến sự phát triển KTXH là: phương pháp mô hình hồi quy; Phương pháp mô hình cân bằng chung; Phương pháp khảo sát dân cư đô thị; Phương pháp mô phỏng mạng lưới; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp mô hình đầu vào - đầu ra. Trong khuôn khổ của Luận án, tác giả tập trung sử dụng Phương pháp mô hình hồi quy. 1.5. Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Các quốc gia tác giả lựa chọn để đúc rút kinh nghiệm dựa trên sự tương đồng với Việt Nam về các yếu tố như: kinh tế, vị trí, điều kiện tự nhiên hoặc là những hình mẫu tiến bộ mà Việt Nam có thể học tập. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tóm lại: Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận và phương pháp luận liên quan đến đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. Đặc biệt việc phân tích, làm rõ từ cơ sở lý luận, khái niệm của việc phát triển CSHT GTĐB đô thị và PTBV CSHT GTĐB đô thị (chú trọng đến các nguyên tắc giải quyết mang tính bền vững cho đô thị) làm nền tảng để giải quyết các vấn đề tại các chương tiếp theo. Chương 1 cũng trình bày các Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu kinh tế xã hội, trên cơ sở đó, đưa ra phương pháp xác định và đánh giá mức độ tác động của đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. Đồng thời tác giả đã trình bày kinh nghiệm quốc tế về phát triển CSHT GTĐB đô thị tại: Trung Quốc, Hàn Quốc… từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các 8 thành phố trực thuộc Trung ương 2.1.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 2.1.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thành phố Hà Nội Mạng lưới đường bộ của Tp.Hà Nội được cấu thành bởi các quốc lộ hướng tâm, các đường VĐ, trục chính đô thị và đường phố. Mạng lưới bao gồm giao thông đối ngoại và GTĐB đô thị. 2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội Mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội được cấu thành từ các tuyến nội đô và tuyến kế cận, được phân bổ theo các trục chính, hướng tâm, các tuyến đường giao thông cửa ngõ ra vào Thành phố. Mạng lưới tuyến nhìn chung không ổn định, thường xuyên phải thay đổi, điều chỉnh lộ trình trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống GTVT của Tp. Hồ Chí Minh có đủ các loại hình đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không. Mạng lưới GTĐB thành phố bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố và các quận huyện quản lý. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, mạng lưới tuyến buýt của thành phố có 149 tuyến, trong đó có 108 tuyến xe buýt có trợ giá, 41 tuyến xe buýt không trợ giá và nhiều tuyến phục vụ học sinh, sinh viên… 2.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Đà Nẵng 2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Đà Nẵng Mạng lưới đường bộ tại thành phố Đà Nẵng (gồm các quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị) chỉ tập trung ở nội thành, khu vực ngoại thành mạng lưới đường còn thấp. Hiện nay vẫn chưa triển khai các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị khu vực ven nội thành. 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng thành phố Đà Nẵng Quy hoạch phát triển giao thông và hạ tầng đô thị chưa hợp lý, phân bố không đều. Mật độ đường giao thông đô thị trên 1km2 diện tích thấp, các tuyến từ trung tâm thành phố đến các huyện các điểm 9 dừng đón trả khách cho xe buýt chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống giao thông tĩnh: nhà ga, bến bãi còn chưa đáp ứng nhu cầu. 2.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hải Phòng 2.1.4.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Hải Phòng Mạng lưới đường bộ đô thị Tp.Hải Phòng bao gồm các quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị. Hiện nay các nút giao chưa đến mức ùn tắc nghiêm trọng, kể cả trong giờ cao điểm. Công tác giám sát chất lượng hệ thống đường đang khai thác của thành phố chưa chú trọng. 2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng thành phố Hải Phòng Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 12 tuyến buýt hoạt động, các tuyến hoạt động với tần suất 15÷20 phút/chuyến. 2.1.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị TP. Cần Thơ 2.1.5.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Cần Thơ Hiện có 05 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài khoảng 135,9 km. Hầu hết mới đạt cấp IV-V đồng bằng. Hệ thống cầu trên mạng lưới đường tỉnh còn nhiều cầu tạm. 2.1.5.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng thành phố Cần Thơ Các bến xe có vị trí gần các trung tâm dân cư để thuận lợi cho việc xuất bến và đóng bến; khoảng cách giữa các bến xe buýt từ 15÷30 km là cự ly hoạt động hiệu quả của xe buýt đô thị. 2.1.6. Đánh giá chung về thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương 2.1.6.1. Thành tựu đạt được Nhiều tuyến đường mới được xây dựng, các tuyến đường cũ được nâng cấp và cải tạo. Nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác nhằm kết nối với các đô thị trung ương và đô thị vùng. Thiết lập được các tuyến trục dọc, trục ngang và đường vành đai. Mật độ đường bộ các thành phố ở mức cao. 2.1.6.2. Hạn chế, tồn tại Chất lượng CSHT GTĐB đô thị còn thấp, công tác quy hoạch CSHT GTĐB đô thị còn nhiều bất cập,các nút giao thông tại các đô thị chủ yếu vẫn là các nút giao đồng mức. 2.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương 10 2.2.1. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại Việt Nam Hệ thống CSHT giao thông Việt Nam đã được đầu tư phát triển tương đối hoàn chỉnh trên tất cả các lĩnh vực chuyên ngành. Các dự án đần tư phát triển CSHT GTĐB đô thị hiện nay mới chỉ tập trung đánh giá về hiệu quả tài chính, chưa quan tâm đánh giá môi trường. Những hoạt động bảo trì công trình không được quan tâm đúng mức. 2.2.2. Vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải Việt Nam Cơ cấu VĐT theo nguồn vốn: ngân sách nhà nước 10,6%; ODA 26,7%; trái phiếu chính phủ 28,9% và nguồn khác 33,7%. 2.2.3. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn 2.2.3.1. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Hà Nội Nguồn VĐT phát triển CSHT giao thông đường bộ đô thị của Tp. Hà Nội đa dạng, tuy nhiên vốn chủ yếu là vốn NSNN. 2.2.3.2. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh Các nguồn VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị đa dạng gồm vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ, ODA và vốn huy động ngoài NSNN theo hình thức BT, BOT, PPP. 2.2.3.3. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Hải Phòng Tổng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2003-2015 đạt 53.664,57 tỷ đồng và rất đa dạng. 2.2.3.4. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB đô thị thành phố Đà Nẵng Tổng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị của Đà Nẵng chỉ bằng 1/6 Hà Nội và 1/9 Tp Hồ Chí Minh. Trong đó vốn NSNN là chủ đạo. 2.2.3.5. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại thành phố Cần Thơ VĐT từ NSTW chiếm 34,88% và giữ vai trò chủ đạo. VĐT bằng NSTP chiếm 25,74%, VĐT bằng nguồn ODA chiếm 10,4%. 2.2.4. Đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị và phát triển kinh tế xã hội bằng mô hình hồi quy kinh tế lượng a) Thành phố Hà Nội: Mô hình 1: Mối quan hệ giữa VĐT CSHT GTĐB đô thị và các chỉ tiêu VTHKCC của Hà Nội VDT = -1616,82+0,04 X1-4,995 X5+0,57 X6+0,3 X7+0,41 X8-0,02 X10 (2-1) 11 Trong đó: VDT: VĐT CSHT GTĐB đô thị Hà Nội theo giá so sánh 1994 X1: GDP Hà Nội theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng) X5: Khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ (triệu hành khách) X6: Khối lượng hành khách luân chuyển (triệu hành khách.km) X7: Khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ (triệu hành khách.km) X8: Dân số tổng (1000) X10: Tổng mức bán lẻ Hàng hóa dịch vụ (tỷ đồng) Mô hình 2: Mối quan hệ giữa VĐT CSHT GTĐB đô thị và GDP của Hà Nội (2-2) GDPHNn+9= -507,54 + 0,015. VĐTHNn Trong đó: GDPHNn+9: GDP năm thứ n+9 của Hà Nội theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng) VĐTHNn: VĐT CSHT GTĐB đô thị Hà Nội năm thứ n theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng) Diễn giải mô hình: Nếu trong năm thứ n, Hà Nội đầu tư thêm 1 đồng cho CSHT GTĐB đô thị thì đến năm thứ n +9, GDP của Hà Nội sẽ tăng lên 0,015 đồng. Tức là độ trễ của dự án đầu tư của Tp Hà Nội là 9 năm. b) Thành phố Hồ Chí Minh:  Mô hình 1: Mối quan hệ giữa VĐT CSHT GTĐB đô thị và chỉ tiêu VTHKCC của Tp. Hồ Chí Minh VDT = -856,65-0,11 X3+0,23 X6-6,47 X7+1,91 X8+0,05 X9 (2-3) Trong đó: VDT: VĐT cho CSHT GTĐB đô thị của Tp Hồ Chí Minh theo giá so sánh 1994 (tỷ) X3: Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường sông (nghìn tấn) X6: Khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ (triệu hành khách.km) X7: Khối lượng hành khách luân chuyển đường sông (triệu hành khách.km) X8: Khối lượng hành khách luân chuyển đường hàng không (triệu hành khách.km) X9: Tổng sản phẩm theo giá 1994 (tỷ)  Mô hình 2: Mối quan hệ giữa VĐT CSHT GTĐB đô thị và chỉ tiêu GDP của Tp. Hồ Chí Minh (2-4) GDPHCMn+9 =-8743,20+ 0,04 .VĐTHCMn 12 Trong đó: GDPHCMn+9: GDP năm thứ n+9 của Tp Hồ Chí Minh theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng). VĐTHCMn: VĐT cho CSHT GTĐB đô thị của Tp.Hồ Tp. Chí Minh vào năm thứ n theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng). Diễn giải mô hình: Nếu trong năm thứ n, Tp.Hồ Chí Minh đầu đ tư thêm 1 đồng cho CSHT GTĐB đô thị thì đến năm thứ n +9, GDP sẽ tăng lên 0,04 đồng. Tức là độ trễ của dự án đầu tư tạii Tp Hồ H Chí Minh là 9 năm. Dựa vào các mô hình xây dựng có thể thấy xuất hiệện độ trễ trong việc đánh giá hiệu quả VĐT xây dựng ng CSHT GTĐB đô thị th đối với chỉ tiêu GDP của 02 thành phố. Dự án xây dựng CSHT GTĐB đô thị có thời gian thực hiện dài Nguyên nhân có độ trễ trong đầu tư Thói quen đi lại của người dân Tính đồng bộ với các công trình khác Hình 2.1. Nguyên nhân độ trễ trong đầu u tư CSHT GTĐB đô thị th 2.3. Đánh giá chung về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầ ầng giao thông đường bộ đô thị 2.3.1. Đánh giá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ng giao thông đường đư bộ đô thị đối với ngành giao thông vận tải 2.3.1.1. Kết quả đạt được Nhà nước tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên đầu u tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Huy động vốn n ngoài ngân sách được đư chú trọng và công tác quản lý, khai thác CSHT GTĐB đô thị đã được đư tăng cường đã có nhiều chuyển biến tích cực. 2.3.1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Công tác lập, triển khai và quản lý các quy hoạạch phát triển CSHT GTĐB đô thị còn nhiều vấn đề cần giải quyết; Nguồn Ngu vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị bị thiếu hụtt nghiêm trọng; tr Hiệu quả sử dụng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị chưa đồng đ đều và nhiều tồn tại, nguyên nhân khác. 2.3.2. Đánh giá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ng giao thông đường đư bộ đô thị tại các đô thị lớn 2.3.2.1. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cơ sở ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 13 a) Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống CSHT GTĐB đô thị tại 2 thành phố này khá phát triển. b) Tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ Những đô thị này vẫn đang trong quá trình phát triển. 2.3.2.2. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Bảng 2.1. Tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP của các thành phố lớn Đơn vị: % Năm Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh Cần Thơ 9,89 18,57 3,30 8,14 2003 5,33 9,94 17,69 3,47 7,62 2004 5,01 9,84 16,20 3,55 7,50 2005 5,30 9,56 15,17 5,58 6,95 2006 5,61 9,00 13,70 7,11 6,32 2007 5,23 8,51 12,63 7,04 7,40 2008 5,98 8,91 11,39 6,30 5,97 2009 5,89 8,92 4,25 4,94 1,78 2010 4,98 2011 4,84 6,88 3,12 4,15 1,30 5,80 2,56 3,80 1,26 2012 4,80 5,62 2,48 3,43 1,29 2013 4,17 5,43 2,52 3,44 1,30 2014 3,65 5,14 2,02 3,37 1,05 2015 3,54 Để đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị một cách tổng hợp, tác giả sử dụng hệ số ICOR để đánh giá: Bảng 2.2. Kết quả tính toán hệ số ICOR 05 thành phố lớn Đơn vị: lần Thành phố 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Hà Nội 0,73 0,43 0,47 0,48 0,43 0,52 Hồ Chí Minh 0,29 0,30 0,29 0,46 0,56 0,66 Đà Nẵng 1,47 1,34 1,17 1,68 1,21 1,26 Hải Phòng 0,97 0,86 0,80 0,78 0,70 0,76 Cần Thơ 0,62 0,52 0,48 0,43 0,39 0,49 14 Thành phố 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Hà Nội 0,77 0,45 0,48 0,58 0,49 0,59 0,38 Hồ Chí Minh 0,73 0,42 0,40 0,41 0,37 0,36 0,34 Đà Nẵng 1,15 0,34 0,28 0,31 0,30 0,27 0,21 Hải Phòng 0,82 0,74 0,62 0,71 0,78 0,64 0,51 Cần Thơ 0,42 0,14 0,09 0,11 0,11 0,11 0,09 2.3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị a) Thuận lợi: Chủ trương của Chính phủ, của Bộ GTVT, UBND các thành phố lớn đang tích cực đa dạng hóa; Các cơ chế chính sách mới về PPP đã được ban hành và Hình thức hợp tác BOT cũng đã được triển khai. b) Khó khăn: Các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đô thị của Việt Nam ít có nghiên cứu khả thi đảm bảo độ tin cậy cao. Mức thu phí của Chính phủ cho phép đối với các dự án BOT đường bộ còn thấp nên không thu hút các nhà đầu tư. Các công trình CSHT GTĐB đô thị có chi phí đầu tư cao kéo dài. c) Những tồn tại, hạn chế: Hoạt động huy động vốn diễn ra không hiệu quả và Hiệu quả sử dụng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị chưa đồng đều. d) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: Hiệu quả sử dụng vốn NSNN còn chưa cao; đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung, trọng điểm; Khó khăn về cơ chế thí điểm thực hiện mô hình PPP trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, việc thu hút VĐT phát triển GTĐB thấp. Tóm lại: Chương 2 tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. Luận án đã thu thập, tìm hiểu và phân tích chi tiết các số liệu từ 5 thành phố cũng như chuỗi số liệu về mức tăng trưởng GDP qua các năm nhằm đánh giá cụ thể được mức độ tăng trưởng qua các năm. Với bức tranh hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị hiện nay, các thành phố cần nhiều thời gian và nguồn lực lớn đầu tư để đáp ứng được nhu cầu phát triển VTHKCC. Chương 2 cũng phân tích sâu các nguyên nhân đối với từng đô thị trong hoạt động đầu tư dưới góc độ nhìn nhận về khả năng thu hút vốn đầu tư. Trên cơ sở các kết quả phân tích và tính toán, tác giả đưa ra những đánh giá về hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị của ngành GTVT và các thành phố được nghiên cứu. Những đánh giá tập trung vào những thành tựu đạt được và những hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. Tác giả cũng chỉ ra 15 nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 3.1. Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn 3.1.1. Cơ sở xây dựng phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn 3.1.1.1. Đặc điểm của các thành phố lớn ảnh hưởng đến phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Tăng dân số cơ học ở mức thấp nhưng di dân tự do cao; phương tiện vãng lai lớn; Đô thị được mở rộng về diện tích; quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh; Ý thức pháp luật thấp khi tham gia giao thông. 3.1.1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn phải đáp ứng các yêu cầu sau Đáp ứng về mặt số lượng và chất lượng vận tải, tiến tới thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân; Bảo đảm giao thông thông suốt, tiện lợi. 3.1.1.3. Những khó khăn và thách thức khi xây dựng phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố lớn Đô thị hóa nhanh nên có thể phát triển không bền vững; Cơ giới hóa nhanh và bùng nổ của xe cơ giới; Yêu cầu về chất lượng cuộc sống của người dân đô thị ngày càng cao và Phân bổ lại các địa điểm sản xuất - tiêu thụ. 3.1.2. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Tp Hà Nội Phát triển theo Quy hoạch GTVT, theo đó các quốc lộ, đường vành đai và cao tốc hướng tâm sẽ được cải tạo, mở rộng… 3.1.3. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Tp Hồ Chí Minh Phát triển theo Quy hoạch GTVT, theo đó hoàn thiện các trục cao tốc và quốc lộ, xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đường trên cao… 3.1.4. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Tp Hải Phòng Phát triển theo Quy hoạch GTVT, hoàn thành các tuyến cao tốc và đường kết nối và Xây dựng mới thêm các bến xe khách liên tỉnh… 3.1.5. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Tp Đà Nẵng 16 Phát triển theo Quy hoạch GTVT, theo đó CSHT GTĐB đô thị sẽ phát triển mạng lưới giao thông đối ngoại và các tuyến quốc lộ… 3.1.6. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Tp Cần Thơ Phát triển theo Quy hoạch GTVT, xây dựng các tuyến cao tốc, nâng cấp, cải tạo 07 tuyến Quốc lộ, nâng cấp đường tỉnh lộ… 3.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu và bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 3.2.1. Đòi hỏi khách quan và các căn cứ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Cơ sở pháp lý để xây dựng Bộ chỉ tiêu là QĐ 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 ban hành hệ thống chỉ tiêu quốc gia và QĐ 2157/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 – 2020. 3.2.2. Nội dung Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị Bảng 3.1. Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị TT Chỉ tiêu I Nhóm chỉ tiêu kinh tế GDP bình quân đầu 1 người Tốc độ tăng trưởng 2 GDP trong năm gần đây Đvt USD % 3 Cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân % 4 Tỷ lệ lao động thất nghiệp/tổng số lao động % 5 Tỷ lệ thu/chi ngân sách 6 Kim ngạch xuất khẩu % USD Ý nghĩa của chỉ tiêu Đánh giá mức độ phát triển kinh tế của đô thị Đánh giá mức độ phát triển kinh tế của đô thị Đánh giá mức độ đầu tư vào ngành GTVT và ngành xây dựng nói chung Đánh giá tình hình phát triển kinh tế của đô thị dựa vào số lao động không có việc làm Đánh giá sự phát triển kinh tế thông qua mức độ thu chi ngân sách Đánh giá mức độ phát triển kinh tế thông qua xuất khẩu hàng hóa Phương pháp tính toán Số liệu công bố Số liệu công bố Số liệu công bố Số lao động thất nghiệp/Số lao động phổ thông Tổng thu ngân sách / Tổng chi ngân sách Số liệu công bố 17 TT Chỉ tiêu Tỷ trọng VĐT trực tiếp 7 nước ngoài của đô thị so cả nước Đvt % Ý nghĩa của chỉ tiêu của địa phương Đánh giá mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài của đô thị so với cả nước Phương pháp tính toán Tổng số VĐT trực tiếp nước ngoài của đô thị/ Tổng VĐT trực tiếp nước ngoài II Nhóm chỉ tiêu xã hội 8 Tổng dân số Tr.người 9 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 10 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % Tỷ lệ dân số tiếp cận 11 các phương tiện truyền thông hiện đại % 12 Tỷ lệ số người chết do TNGT/100.000 dân Người Đánh giá quy mô dân Số liệu công bố số của đô thị Đánh giá tốc độ tăng Số liệu công bố dân số của đô thị Đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực của Số liệu công bố đô thị Số lượng dân số tiếp Đánh giá khả năng cận phương tiện phát triển công nghệ truyền thông/ Tổng của xã hội dân số Đánh giá mức độ an Số người chết do toàn của người dân khi TNGT/ 100.000 dân tham gia giao thông III Nhóm chỉ tiêu về môi trường Số lượng phương Đánh giá mức độ phát tiện đáp ứng tiêu % thải ra môi trường của chuẩn mới nhất về phương tiện phát thải / Tổng phương tiện Số lượng phương Tỷ lệ phương tiện đáp Đánh giá mức độ gây tiện đáp ứng tiêu ứng tiêu chuẩn mới nhất % ra tiếng ồn của phương chuẩn mới nhất về về tiếng ồn/tổng số tiện tiếng ồn/ Tổng số phương tiện phương tiện Đánh giá mức độ ô Nồng độ bụi trong μg/m3 nhiễm không khí của Số liệu công bố không khí đô thị Chênh lệch nhiệt độ Đánh giá mức tăng Mức tăng nhiệt độ trung trung bình đô thị của o C nhiệt độ trung bình của bình của đô thị 2 năm liên tiếp gần khu vực đô thị nhất Nhóm chỉ tiêu đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị Tỷ lệ phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn mới nhất 13 về phát thải/tổng phương tiện 14 15 16 IV 18 TT Chỉ tiêu Đvt Ý nghĩa của chỉ tiêu Đánh giá khả năng lưu Khối lượng vận chuyển, Tr HK, thông hàng hóa và HK 17 luân chuyển HH/HK Tr Tấn của CSHT GTĐB đô đường bộ thị km/ km2 Đánh giá mức độ phát Mật độ mạng lưới giao 18 km/1.000 triển CSHT GTĐB đô thông đường bộ người thị Đánh giá quy mô hệ Tổng chiều dài đường 19 km thống CSHT GTĐB bộ của đô thị đô thị 22 23 24 25 26 27 Số liệu công bố Tổng chiều dài đường / diện tích (dân số) Số liệu công bố Chiều dài đường đô Đánh giá chất lượng thị cấp đặc biệt/Tổng % CSHT GTĐB đô thị chiều dài đường bộ đô thị * 100% Đánh giá hiệu quả đầu Tỷ lệ % VĐT CSHT VĐT CSHT GTĐB % tư phát triển CSHT GTĐB đô thị /GDP đô thị / GDP * 100% GTĐB đô thị Số vụ TNGT đường Thiệt hại kinh tế- xã hội Đánh giá thiệt hại do bộ đô thị * thiệt hại do TNGT đường bộ Tr.đồng CSHT GTĐB đô thị kinh tế do 1 vụ hàng năm TNGT xảy ra VĐT cho CSHT GTĐB VĐT cho CSHT đô thị và tỷ trọng của nó Đánh giá mức độ đầu GTĐB đô thị / Tổng Tr.đồng trong tổng VĐT cho tư cho phát triển VĐT cho XDCB % XDCB và trong tổng CSHT GTĐB đô thị (trong tổng chi ngân chi ngân sách của TP sách của TP) *100% Tốc độ tăng trưởng Đánh giá sự phát triển Tỷ lệ % tốc độ tăng phương tiện cơ giới % phương tiện tham gia trưởng phương tiện đường bộ (ô tô, xe máy) lưu thông cơ giới đường bộ trên địa bàn Đánh giá quy mô lao Tổng số lao động trong động tham gia đầu tư lĩnh vực đầu tư xây người Số liệu công bố phát triển CSHT dựng CSHT đường bộ GTĐB đô thị GDP do lĩnh vực đầu tư GDP do lĩnh vực đầu Đánh giá hiệu quả đầu CSHT đường bộ tạo ra Tr.đồng tư CSHT đường bộ tư phát triển CSHT và tỷ trọng trong toàn % tạo ra / Tổng GDP GTĐB đô thị bộ GDP địa phương địa phương Tỷ lệ loại mặt đường đô % Đánh giá chất lượng Chiều dài từng loại Tỷ lệ % đường đô thị 20 cấp đặc biệt/tổng chiều dài đường bộ đô thị 21 Phương pháp tính toán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan