Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài úc tại tỉnh khánh hòa...

Tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài úc tại tỉnh khánh hòa

.PDF
129
776
137

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Võ Anh Tài, lớp cao học QTKD 2009 Trường Đại học Nha Trang. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sử dụng được công bố công khai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản luận văn này. Nha Trang, tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Võ Anh Tài ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, người đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban giám hiệu Trường đại học Nha Trang cùng Quý Thầy, Cô khoa Sau đại học và khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt, giúp tôi có kiến thức viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ kỹ thuật thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hoà, Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hoà, Công ty TNHH MTV EMU (Việt Nam), cùng các gia đình trồng, kinh doanh xoài Úc trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã cung cấp tài liệu, số liệu và trao đổi, góp ý nhiều nội dung bổ ích để tôi hoàn chỉnh luận văn này. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Quý Thầy, Cô, đồng môn và đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình, mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn công việc. Trân trọng cảm ơn./. Nha Trang, tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Võ Anh Tài iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết thực hiện đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu ............................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................. 7 6. Tính mới của đề tài ...................................................................................................... 9 7. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 9 Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 10 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ............................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh .......................................................................... 10 1.1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .......................................... 10 1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị........................................................................................ 13 1.2.1. Chuỗi (Filière) ................................................................................................ 13 1.2.2. Khái niệm chuỗi giá trị và hệ thống chuỗi giá trị ........................................... 13 1.2.3. Các cách tiếp cận hệ thống chuỗi giá trị ........................................................ 15 1.2.4. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng ..................................................................... 17 1.2.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị ................................................... 18 iv 1.2.6. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp chuỗi giá trị trong kết nối thị trường19 1.3. Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị ........................................................ 20 1.4. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP .................. 25 1.5. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 27 1.5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài............................. 27 1.5.2. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về chuỗi giá trị ...................... 29 1.5.3. Một số nghiên cứu trong nước về chuỗi giá trị ............................................... 32 Chương II. TỔNG QUAN NGÀNH XOÀI VIỆT NAM VÀ SẢN XUẤT XOÀI ÚC TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ............................................................................................. 34 2.1. Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới ................................... 34 2.2. Thực trạng ngành xoài tại Việt Nam và tại tỉnh Khánh Hoà .................................. 36 2.2.1. Thực trạng ngành xoài tại Việt Nam ............................................................... 36 2.2.2. Khái quát về tỉnh Khánh Hoà và thực trạng ngành xoài tại Khánh Hoà ....... 37 Chương III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI ÚC TỈNH KHÁNH HOÀ............................................................................................................................... 46 3.1. Phân tích cấu trúc thị trường .................................................................................. 46 3.1.1. Cấu trúc thị trường xoài Úc Khánh Hoà ........................................................ 46 3.1.2. Đặc điểm các tác nhân chính trong chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà ... 49 3.2. Tổ chức vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh trong ngành ........................ 68 3.2.1. Phương thức giao dịch mua bán và thanh toán trên thị trường ..................... 68 3.2.2. Quy trình xác lập giá mua bán........................................................................ 71 3.2.3. Tiếp cận thông tin thị trường ........................................................................... 73 3.2.4. Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc74 3.2.5. Phân tích thị trường của sản phẩm xoài Úc ................................................... 75 3.2.6. Tình hình cạnh tranh trong ngành .................................................................. 75 3.2.7. Tác động của các qui định và chính sách đến các tác nhân trong chuỗi ....... 78 3.3. Kết quả thực hiện thị trường ................................................................................... 81 3.3.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân ................................... 81 3.3.2. Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị ................................................................................................................................... 85 Chương IV. CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI ÚC TỈNH KHÁNH HOÀ .............................................................................................................. 89 v 4.1. Quan điểm nâng cấp chuỗi giá trị xoài Úc ............................................................. 89 4.2. Tầm nhìn chiến lược ............................................................................................... 89 4.3. Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi ........................................................................ 89 4.3.1. Mục tiêu chiến lược và mô hình phân tích ...................................................... 89 4.3.2. Phân tích SWOT ngành hàng xoài Úc ............................................................ 90 4.3.3. Những chiến lược nâng cấp cần được thực hiện ............................................ 91 4.4. Giải pháp nâng cấp, hướng đến phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài úc Khánh Hoà................................................................................................................................. 91 4.4.1. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất .................................................................... 94 4.4.2 Nhóm giải pháp nâng cấp công nghệ............................................................... 95 4.4.3. Nhóm giải pháp định vị thị trường và sản phẩm ............................................ 96 4.4.4. Nhóm giải pháp chính sách thương mại ......................................................... 96 4.4.5. Nhóm giải pháp vốn ........................................................................................ 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 98 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BQ : Bình quân CLB : Câu lạc bộ DTTN: Diện tích tự nhiên ĐVT : Đơn vị tính EU Liên minh Châu Âu : FAO : Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc GAP : Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTZ : Tổ hợp tác kỹ thuật Đức. HĐQT: Hội đồng quản trị Kg Kilogam : MTV : Một thành viên PTNT : Phát triển nông thôn TGĐ : Tổng giám đốc TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố : vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ........................................................................12 Hình 1.2. Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản ............................................14 Hình 1.3. Hệ thống chuỗi giá trị ..................................................................................15 Hình 1.4. Mô tả chuỗi giá trị sản phẩm .......................................................................16 Hình 1.5. Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ ..........................................17 Hình 1.6. Chuỗi cung ứng tổng quát ............................................................................18 Hình 1.7. Mô hình phân tích SWOT ............................................................................25 Hình 1.8. Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP .............................25 Hình 3.1. Chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà .........................................................48 Hình 3.2. Nông dân và các quan hệ trực tiếp ...............................................................49 Hình 3.3. Quy trình thu hoạch xoài ..............................................................................52 Hình 3.4. Người thu gom & các quan hệ trực tiếp ......................................................55 Hình 3.5. Thương lái và các quan hệ trực tiếp .............................................................57 Hình 3.6. Người bán sỉ và các quan hệ trực tiếp..........................................................60 Hình 3.7. Công ty chế biến & các quan hệ trực tiếp ....................................................62 Hình 3.8. Người bán lẻ và các quan hệ trực tiếp .........................................................64 Hình 3.9. Dây chuyền đóng gói xoài Úc của Công ty TNHH MTV EMU Việt Nam tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà ...............................................................................75 Hình 3.10. Tác nhân của chuỗi giá trị xoài Úc Khánh Hoà .........................................80 Hình 4.1 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị .................90 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố của mô hình SCP .....................................................................26 Bảng 1.2. Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị xoài Úc .......27 Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng xoài của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012 ....36 Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng xoài tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2008-2012 ...........40 Bảng 2.3. Định mức bón phân theo từng thời kỳ sinh trưởng .....................................44 Bảng 3.1. Năng suất của xoài Úc qua từng giai đoạn sinh trưởng ..............................50 Bảng 3.2. Chu trình xoài Úc hàng năm ........................................................................50 Bảng 3.3. Một số khó khăn và hướng khắc phục đối với hộ nông dân trồng xoài Úc 53 Bảng 3.4. Một số khó khăn và hướng khắc phục đối với người thu gom xoài Úc .....56 Bảng 3.5. Một số khó khăn và hướng khắc phục đối với thương lái kinh doanh xoài Úc..................................................................................................................................59 Bảng 3.6. Một số khó khăn và hướng khắc phục đối với công ty chế biến xuất khẩu xoài Úc..........................................................................................................................63 Bảng 3.7. Một số khó khăn và hướng khắc phục đối với người bán lẻ xoài Úc .........66 Bảng 3.8. Một số vấn đề và hướng khắc phục đối với người tiêu dùng xoài Úc ........68 Bảng 3.9. Một số đặc điểm khác biệt của hai loại hợp đồng như sau .........................70 Bảng 3.10. Phân loại và giá bán xoài trung bình các năm 2010- 2012 .......................72 Bảng 3.11. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của mỗi tác nhân .........................73 Bảng 3.12. Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho các tác nhân ............................73 Bảng 3.13. Chi phí và lợi nhuận biên của nông dân trồng xoài Úc.............................81 Bảng 3.14. Chi phí và lợi nhuận biên của người thu gom xoài Úc .............................82 Bảng 3.15. Chi phí và lợi nhuận biên của thương lái xoài Úc ....................................83 Bảng 3.16. Chi phí và lợi nhuận biên của người bán sỉ xoài Úc .................................84 Bảng 3.17. Chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ xoài Úc .................................84 Bảng 3.18. Chi phí và lợi nhuận biên của công ty chế biến, xuất khẩu xoài Úc ........85 Bảng 3.19. Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị từ nông dân dân đến người bán lẻ ....................................................................................86 Bảng 3.20. Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị từ nông dân dân đến công ty chế biến xuất khẩu .............................................................87 Bảng 4.1. Phân tích SWOT sản phẩm xoài Úc Khánh Hoà ........................................90 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết thực hiện đề tài Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2003-2012. Năm 2012 so với năm 2003 đã cao gấp 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 20,7%. Những năm gần đây nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam rất cao, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1%. Hai tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 119 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012. Đạt được kết quả trên do Việt Nam có lợi thế về thổ nhưỡng, thời tiết để phát triển và xuất khẩu rau quả với khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, phong phú, nhiều loại rau quả nổi tiếng như nhãn lồng, xoài, cam, bưởi, vải thiều, chuối ngự, thanh long và một số loại rau, hoa. Năm 2012, có 13 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với kim ngạch trên 10 triệu USD như Trung Quốc 218,1 triệu USD, Nhật Bản 54,6 triệu USD, Hoa Kỳ 39,9 triệu USD, Nga 28,4 triệu USD, Hàn Quốc 22,6 triệu USD, Thái Lan 20,4 triệu USD… Kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam cũng còn khá lớn: năm 2010 là 294 triệu USD, năm 2011 là 293,5 triệu USD, năm 2012 là 335 triệu USD, 2 tháng đầu năm 2013 là 51 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê). Hiện nay, ngành trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan và Trung Quốc. Ford và cộng sự (2003) đã chỉ ra những điểm yếu chính của ngành sản xuất trái cây Việt Nam: Chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, chưa có tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ canh tác và chế biến sau thu hoạch nghèo nàn lạc hậu, thiếu phối hợp trong sản xuất tiêu thụ, thiếu thông tin và hệ thống cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới. Năm 2012, sản lượng xoài của Việt Nam đạt trên 776 ngàn tấn trên diện tích khoảng 86.100 ha (Tổng cục thống kê). Xoài hiện nay được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Nam nhưng tập trung nhiều vào các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Khánh Hòa. 2 Khánh Hòa là một trong những tỉnh có diện tích xoài lớn nhất cả nước và tập trung chủ yếu ở huyện Cam Lâm, Khánh Vĩnh và thành phố Cam Ranh. Theo số liệu thống kê năm 2012, toàn tỉnh có 6.611 ha xoài, sản lượng đạt 45,23 ngàn tấn, góp phần rất lớn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Cục Thống kê Khánh Hoà). Xoài Úc đã xuất hiện vào Khánh Hòa từ năm 2003 do ông John Ed. Morton Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty nông sản EMU (Úc) đưa giống vào trồng thử nghiệm tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hòa. Qua thời gian trồng thử nghiệm đến nay, diện tích xoài Úc trên địa bàn tỉnh đã đạt khoảng 1.000 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 75 ha, sản lượng bình quân đạt khoảng 6,7 tấn/ha. Xoài Úc đang có ưu điểm vượt trội về mẫu mã, độ thơm ngon so với các giống xoài khác đã được trồng trên đất Khánh Hòa như xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát, xoài Thanh Ca, xoài Cát Chu, xoài Lai... Đặc biệt xoài Úc là mặt hàng trái cây duy nhất của tỉnh Khánh Hòa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, sản lượng xuất khẩu năm 2012 đạt 250 tấn (Công ty TNHH MTV EMU Việt Nam). Hiện nay, ngành sản xuất xoài nói chung và giống xoài Úc nói riêng ở Khánh Hòa đang gặp những khó khăn chung của ngành trái cây Việt Nam: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, quy trình sản xuất lạc hậu, còn sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng tiêu chuẩn, chưa áp dụng công nghệ hiện đại sau thu hoạch... Bên cạnh đó, ngành sản xuất xoài luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những vấn đề nổi cộm, thường xuyên đe dọa sự bền vững của lĩnh vực sản xuất này. Vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu làm rõ vai trò và mối quan hệ cũng như sự phân chia lợi ích, chi phí giữa các nhóm chủ thể trong toàn chuỗi để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở cho việc phát triển hợp lý ngành sản xuất xoài Úc Khánh Hoà nói riêng và trên cả nước nói chung. Đó cũng là lý do thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài Úc tại tỉnh Khánh Hòa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xem xét hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, thông qua đó phát hiện ra những lỗ hổng cần thiết được cải thiện nhằm để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, cũng như để nâng cao thu nhập cho người trồng và các tác nhân khác trong chuỗi,. 3 Mục tiêu cụ thể: Một là: Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm xoài Úc tại tỉnh Khánh Hoà. Hai là: Lập bản đồ chuỗi giá trị và phân tích kinh tế chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. Ba là: Phân tích ma trận SWOT của sản phẩm xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. Bốn là: Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra: (1) Tình trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm xoài Úc của tỉnh Khánh Hoà ra sao? (2) Đường đi của xoài Úc như thế nào? Tác nhân nào tham gia trên đường đi của sản phẩm? Và chức năng của họ ra sao? (3) Phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào? (4) Những lợi điểm của xoài Úc của tỉnh Khánh Hoà là gì? Những khó khăn hiện tại cho việc phát triển các sản phẩm này là gì? (5) Cần làm gì để phát triển chuỗi giá xoài Úc của Khánh Hoà đến 2015 và 2020? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị xoài Úc Khánh Hòa, như: Các hộ nông dân trồng xoài Úc, Người thu gom, Thương lái và Đại lý thu mua, Người bán lẻ/ siêu thị, Doanh nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, Người tiêu dùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: chủ yếu tập trung tại các huyện Cam Lâm và Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa – vùng trồng phổ biến xoài Úc. - Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2010 đến tháng 6 năm 2013. 4 - Nội dung: Nghiên cứu chỉ khảo sát chủ yếu các tác nhân từ Nhà sản xuất đến tác nhân phân phối cuối cùng trong chuỗi (không khảo sát người tiêu dùng). Ngoài ra, còn tham khảo ý kiến thêm một số Nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống). Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên chỉ áp dụng nghiên cứu mẫu, thay vì nghiên cứu tổng thể. Do nhà cung cấp đầu vào chưa tạo ra sản phẩm ban đầu và các khoản chi phí đầu vào này được phản ánh trong chi phí sản xuất của người trồng, do vậy giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần và phân phối lợi ích chi phí của những người cung cấp đầu vào cho việc trồng xoài Úc không phản ánh chung trong toàn chuỗi. - Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện do đối tượng phỏng vấn phân bố trên phạm vi quá rộng. Thêm vào đó, ngoại trừ tác nhân là người trồng thì các tác nhân còn lại tính sẵn lòng tham gia phỏng vấn rất thấp, do họ không có thời gian trong quá trình phỏng vấn. 4. Thiết kế nghiên cứu Để xác định và đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm xoài Úc tỉnh Khánh Hoà, đề tài sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị gồm các bước sau: - Tìm hiểu tình hình kinh tế tỉnh Khánh Hoà và về cây xoài Úc đang được trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. - Phân tích sơ bộ: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, đề tài sẽ phân tích sơ bộ dựa trên quan sát, tham khảo tài liệu, phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhanh tại địa bàn để có được hình dung sơ bộ về chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. - Xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị và xây dựng bản đồ chuỗi. Đề tài tiếp cận chuỗi giá trị theo 3 góc nhìn: + Góc nhìn sản phẩm (product flows): xác lập bản đồ chuỗi theo chiều vận động của sản phẩm từ đầu vào của nông hộ trồng xoài Úc (giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…) cho tới trung gian tiêu thụ (thương lái, người thu gom, chế biến,…) và tới người tiêu dùng (trong nước hoặc xuất khẩu). + Góc nhìn thông tin và quản trị chuỗi (information and governance flows): xác lập bản đồ chuỗi theo chiều vận động của thông tin quản trị (giá, chất lượng, kỹ thuật,…), cũng như xác định vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi trong chi phối sự vận động của chuỗi. 5 + Góc nhìn thể chế, chính sách (institutional and policy flows): xác lập bản đồ chuỗi theo sự vận hành của thông tin chính sách, thể chế và các tác động của môi trường xung quanh chuỗi. + Phân tích đặc trưng, đặc điểm của từng mắt xích, từng tác nhân trong chuỗi để tìm ra mặt mạnh và yếu của nó. Phân tích sẽ trả lời câu hỏi các tác nhân này hoạt động như thế nào, giao dịch với ai, phương thức ra sao. - Phân tích phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận dọc theo chuỗi (value added, margin and distribution). Trong nội dung này, đề tài làm rõ phần giá trị gia tăng được tạo ra trong mỗi mắt xích của chuỗi và phần lợi nhuận mà mỗi tác nhân được hưởng. Kết quả phân tích sẽ cho thấy ai là người đóng góp nhiều giá trị nhất cho chuỗi, ai là người hưởng nhiều nhất trong chuỗi và liệu có cách nào điều chỉnh để phần thu nhập của hộ nông dân trong chuỗi được nâng lên hay không? Từ phân tích chuỗi giá trị, đề tài phải chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong chuỗi và nguyên nhân của chúng. Từ đó, đề tài đề xuất các phương hướng và giải pháp can thiệp để tỉnh Khánh Hoà có thể thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị xoài Úc, giúp nông dân tiếp cận chuỗi giá trị có giá trị cao, góp phần phát triển sản phẩm xoài Úc tỉnh Khánh Hoà và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Các giải pháp can thiệp chuỗi có thể đi từ các giải pháp tạo lập môi trường chính sách như thuế, đất đai, qui hoạch; hoặc các giải pháp can thiệp cụ thể vào một mắt xích nào đó trong chuỗi như khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng nhà máy chế biến; hoặc các giải pháp liên kết các bộ phận trong chuỗi như liên kết nông dân thành tổ nhóm sản xuất, hợp tác xã, liên kết nông dân với doanh nghiệp,… hay các giải pháp về thúc đẩy thị trường… 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Nghiên cứu vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ và “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007) từ đó tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cho trường hợp mặt hàng xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. - Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance ) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. 6 - Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của Micheal Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) và nghiên cứu tại hiện trường (field study) với nhiều công cụ phân tích chuỗi giá trị phổ biến hiện nay. Cụ thể, đề tài sử dụng các phương pháp sau: 5.2.1. Nghiên cứu tại bàn Trong nghiên cứu tại bàn, đề tài sẽ khảo sát và tham khảo các nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị nói chung, các nghiên cứu liên quan đến cây xoài nói chung và xoài Úc ở Khánh Hoà nói riêng, các nghiên cứu về chuỗi giá trị xoài tại Việt Nam và thế giới. Đề tài thu thập thông tin và số liệu từ phòng Nông nghiệp các huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hoà, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hoà, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hoà, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các nghiên cứu khác. 5.2.2. Nghiên cứu tại hiện trường Nghiên cứu tại hiện trường là cốt lõi trong phân tích chuỗi giá trị. Đề tài sử dụng hai công cụ phổ biến trong phân tích chuỗi giá trị tại hiện trường là phỏng vấn và thảo luận nhóm: * Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được thực hiện ở giai đoạn phân tích sơ bộ và giai đoạn xác định chuỗi giá trị. Đại diện của các tác nhân trong chuỗi được lựa chọn ngẫu nhiên và được mời tham gia thảo luận nhóm, trong đó nhóm nêu ra các quan điểm về đường đi của quả xoài Úc trong chuỗi, vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi và quan hệ giữa chúng. * Phỏng vấn với các tác nhân trong chuỗi: Đề tài lựa chọn ngẫu nhiên một số nông dân trồng xoài Úc để tìm hiểu về đặc điểm nhân khẩu học, hoạt động trồng và kinh doanh xoài Úc, quan hệ giữa nông dân với nhà cung cấp, với thương lái, với khuyến nông... tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi họ gặp phải và thu nhập họ thu được từ cây xoài Úc. * Phỏng vấn chuyên gia: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đang làm việc tại Phòng Nông nghiệp các huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà, Sở Công Thương Khánh Hoà, Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tỉnh 7 Khánh Hoà, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung để tìm hiểu về cây xoài Úc, kinh doanh xoài Úc và chuỗi giá trị sản phẩm xoài Úc trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp Dựa vào nguồn thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hoà, Công ty chế biến xoài Úc xuất khẩu (Công ty TNHH MTV EMU Việt Nam), phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện để xác định vùng trồng xoài Úc, các hộ tham gia trồng xoài Úc. Các hộ trồng xoài Úc và Công ty chế biến cung cấp địa chỉ các chủ vựa, thương lái, người thu gom tại các huyện Cam Lâm và Khánh Vĩnh. Đối với thị trường nội địa, nghiên cứu bắt đầu từ người tiêu dùng để xác định những người bán lẻ tại các chợ bán lẻ, siêu thị sau đó xác định được người bán sỉ. 5.3.2. Thông tin dữ liệu Các bảng câu hỏi điều tra được thiết kế để phỏng vấn trực tiếp cho từng tác nhân trong chuỗi (xem Phụ lục). Số liệu nghiên cứu được thu thập cho năm 2010, 2011 và 2012. Năm 2010, dữ liệu thứ cấp được sử dụng với 20 mẫu phỏng vấn nông hộ trồng Xoài Úc có quy mô diện tích từ 0,3 ha trở lên, 3 chủ vựa, 5 người buôn bán sỉ, 5 người bán lẻ và 1 công ty chế biến xuất khẩu. Số liệu năm 2011 và 2012 điều tra bổ sung lại thông tin các mẫu đã điều tra năm 2010. Những thông tin quan trọng thu thập từ các tác nhân trong chuỗi bao gồm: - Hộ nông dân: các thông tin về đặc điểm nông hộ, tình hình sản xuất xoài (giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, năng suất, sản lượng, vận chuyển, tiêu thụ...), dữ liệu về chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha xoài Úc, các thông tin về đặc điểm hoạt động tiêu thụ đầu ra (nơi bán, người mua, giá bán; hình thức bán, phương thức giao dịch, trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường và phương thức thanh toán…), thông tin bảo quản chất lượng sản phẩm và các thông tin khác. - Chủ vựa/ thương lái, người bán sỉ và người bán lẻ: gồm thông tin về hoạt động thu mua (nơi mua và người bán, sản lượng mua và giá cả, phương thức giao dịch thu mua, định giá và thanh toán), thông tin hoạt động tiêu thụ (nơi bán, người 8 mua và cơ cấu người mua, sản lượng bán và giá bán, phương thức mua bán, giao hàng, định giá và thanh toán), dữ liệu về các chi phí tăng thêm, phương thức bảo quản, phân loại, đóng gói và vận chuyển, cách thức tiếp cận thông tin thị trường… - Công ty chế biến xuất khẩu: gồm các thông tin về sản lượng, giá cả thu mua nguyên liệu đầu vào, người bán và hình thức thu mua, phương thức giao dịch và thanh toán; các dạng sản phẩm được chế biến và định mức nguyên liệu; các khoản mục chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí nguyên liệu trong tổng giá thành toàn bộ; thông tin về tình hình tiêu thụ (sản lượng và cơ cấu sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá bán, phương thức giao dịch mua bán, định giá và thanh toán…), thông tin về hệ thống kiểm soát chất lượng trong công ty và thực hiện truy xuất nguồn gốc, nhận định về áp lực cạnh tranh trong ngành. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp ở trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu như các báo cáo của các tổ chức quốc tế (FAO, EU), của Chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê nhà nước và địa phương, các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý địa phương và những nghiên cứu trước. 5.3.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. - Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi. - Phân tích kinh tế và phân tích tài chính chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian, chi phí tăng thêm, lợi nhuận biên, lợi nhuận biên/ tổng chi phí, lợi nhuận biên/chi phí tăng thêm, giá trị gia tăng, phân bổ giá trị gia tăng của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi. - Phân tích ma trận SWOT được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ ngành hàng, là cơ sở đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị. 9 6. Tính mới của đề tài Phân tích và hoàn thiện chuỗi giá trị không còn mới đối với thế giới cũng như ở nước ta. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu sử dụng phân tích chuỗi giá trị để tìm ra hướng hoàn thiện chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Các nghiên cứu này chủ yếu là do các tổ chức quốc tế và phi chính phủ thực hiện hoặc tài trợ thực hiện. Điểm mới của đề tài là áp dụng phân tích chuỗi giá trị vào sản phẩm xoài Úc tỉnh Khánh Hoà. Mặc dù trước đây đã có nhiều nghiên cứu trong nước có liên quan đến cây xoài và trái xoài như về chọn giống, phòng chữa bệnh, về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, về thị trường, nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện toàn diện về chuỗi giá trị sản phẩm xoài Úc tại tỉnh Khánh Hoà. Vì thế, nghiên cứu này hi vọng đưa ra một cái nhìn toàn diện về chuỗi giá trị sản phẩm xoài Úc từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị nhằm phát triển cây xoài Úc tỉnh Khánh Hoà, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trồng xoài Úc tại địa phương. 7. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị còn có các chương chính như sau: Chương I. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương II. Tổng quan ngành xoài Việt Nam và sản xuất xoài Úc tại tỉnh Khánh Hòa Chương III. Kết quả phân tích chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà Chương IV. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị xoài Úc tỉnh Khánh Hoà 10 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh Porter (1980) cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần trên thị trường và bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà doanh nghiệp đang có. Nhưng để giành thắng lợi trên thị trường các chủ thể kinh doanh cần có lợi thế cạnh tranh (Porter, 1985). Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh là khả năng cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. 1.1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter còn gọi là mô hình “Năm lực lượng của Porter” là công cụ hữu dụng và hiệu quả để định vị sản phẩm trên thị trường và đồng thời mô hình này còn cung cấp thêm các thông tin về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và quyền lực thị trường của Nhà cung cấp, cũng như Người mua. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đối thủ cạnh tranh tiềm tàng) Theo Michael Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành như kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành) Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Những yếu tố sau đây sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên ngành: 1 Nội dung phần này tham khảo Michael Porter (1980) 11 - Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh. - Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán. Ngành phân tán là ngành có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung là ngành có một hoặc vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ngành. - Các rào cản rút lui: Rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (Năng lực thương lượng của người mua) Khách hàng ở đây được hiểu là người tiêu dùng trực tiếp hoặc những nhà phân phối sản phẩm. Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Khách hàng có sức mạnh lớn trong những trường hợp sau: - Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn. - Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. - Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp (Năng lực thương lượng của nhà cung cấp) Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp 12 lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm có độ co giãn càng cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được thể hiện ở Hình 1.1 như sau: Hình 1.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Nguồn: Michael Porter (1980)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất