Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh do...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (tt)

.PDF
24
327
94

Mô tả:

1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Nước ta đã từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Như vậy, hội nhập hay không hội nhập không còn là vấn đề bàn cãi của Việt Nam mà vấn đề là phải hội nhập như thế nào cho hiệu quả tránh được những tác động tiêu cực của tiến trình toàn cầu hoá. Trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp. Đắk Lắk là trung tâm của vùng Tây Nguyên, là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Do đó, việc nâng cao NLCT cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các cấp, các ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là vấn đề cực kỳ thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 1.2.1 Các Công trình nghiên cứu trong nước 1) Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. 2) Trần Sửu (2006) đã nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa”. 3) Vũ Trọng Lâm (2006) với nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. 4) Bùi Xuân Phong (2007) đã nghiên cứu “Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh – cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”. 5) Nguyễn Hữu Thắng (2008) với nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”. 6) Vũ Hùng Phương (2008) “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam qua một số chỉ số cơ bản”. 7) Đặng Đức Thành và tập thể tác giả (2010) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập”. 8) Nguyễn Minh Tuấn (2010) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”. 9) Nguyễn Hùng Anh, Chu Thị Kim Loan, Trần Hữu Cường, ctg (2011) “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. 10) Trần Ngọc Ca (2011) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam: Con đường công nghệ”. 11) Đỗ Thị Thúy Phương (2011) “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên”.13) Nguyễn Trần Trọng, Lê Huyền Trang (2012) “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Nông”.14) Đỗ Thị Nga (2012) “Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh 2 sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk”. 15) Nguyễn Văn Hóa (2014) Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, 1.2.2 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước 1) Josel Abrham (2015) các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cộng hòa Séc. 2) Ylvije Kraja & ctg (2013) Lợi thế cạnh tranh và tác động của nó tới doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu trường hợp ở ANBANIA. 3) M. Krishna Moorthy & Ctg (2012) Một nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Malaysia. 4) J. C. Guan & ctg (2006) với Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới công nghệ dựa trên mô hình phân tích gói dữ liệu. 6) Ajitabh Ambastha và K. Momaya (2004) Năng lực cạnh tranh của công ty: Tổng kết lý thuyết, khung phân tích và các mô hình nghiên cứu. 7) Nghiên cứu của các tác giả Wint. A. G (2003); Williams. D. A (2007) về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 8) P.N. Rastogi (2000) Năng lực cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp – câu trả lời có phải là nguồn lực con người ? 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu: (1) Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (2) Đo lường mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (3) Đề xuất các hàm ý quản trị góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu: (1)Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê được phản ánh thông qua những yếu tố chủ yếu nào? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk? (3) Hàm ý quản trị nào để các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk nâng cao năng lực cạnh tranh của mình? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (1) Đối tượng nghiên cứu của luận án: là các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. (2) Đối tượng khảo sát của luận án: Là các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (3) Phạm vi nghiên của luận án: căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, thì phạm vi của luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu của luận án này được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp: Kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 3 Nghiên cứu định tính: được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các khái niệm về năng lực cạnh tranh, các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, các quan điểm về năng lực cạnh tranh được tác giả tổng hợp, sắp xếp một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính đúng đắn của mô hình đề xuất, sau khi nghiên cứu tài liệu tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách thảo luận với các chuyên gia là các giảng viên ở trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Tây Nguyên, các nhà quản lý ở các Sở, Ban, Ngành, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột và Giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk để bổ sung, điều chỉnh thang đo đánh giá cho phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk. Nghiên cứu định lượng: Bao gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 19.0. 1.6 Điểm mới và đóng góp của luận án 1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được 9 yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk bao gồm: 1) yếu tố năng lực tài chính, 2) yếu tố năng lực quản trị, 3) yếu tố năng lực sản xuất và công nghệ, 4) yếu tố năng lực Marketing, 5) yếu tố văn hóa doanh nghiệp, 6) yếu tố năng lực cạnh tranh thương hiệu, 7) yếu tố xử lý tranh chấp thương mại, 8) yếu tố thể chế và chính sách, 9) yếu tố nguồn nhân lực địa phương. Thứ hai, luận án đã điều chỉnh, bổ sung, phát triển và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk. Kết quả cho thấy thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT đều đạt yêu cầu và có độ tin cậy cao. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đều đạt yêu cầu và đảm bảo độ tin cậy. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các hàm ý quản trị cho loại hình doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk nâng cao NLCT. 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu này, nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp cà phê của tỉnh Đắk Lắk có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn từ đó thấy được những tồn tại và nguyên nhân hạn chế của những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4 Kết quả nghiên cứu của Luận án đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tỉnh Đắk Lắk. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho các doanh nghiệp xác định mức độ ưu tiên trong chiến lược đầu tư cho sự phát triển bền vững. Các hàm ý quản trị của Luận án này cũng là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, từ Trung ương tới địa phương trong việc phát triển và nâng cao NLCT cho các doanh nghiệp cà phê của vùng Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Để từ đó đưa ra những chính sách mới cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay. 1.7 Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu thành 05 chương gồm: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu của luận án; Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu; Chương 3: Thiết kế nghiên cứu; Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu; Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục. Chƣơng 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc về NLCT của doanh nghiệp 2.1.1 Cạnh tranh Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này chúng ta chỉ xem xét khái niệm cạnh tranh dưới góc độ kinh tế. Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý thuyết về cạnh tranh trên thế giới và trong nước. Tiếp cận dưới góc độ chủ thể cạnh tranh, từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường, có lợi nhất”. Tiếp cận dưới góc độ hình thức cạnh tranh, từ điển kinh tế kinh doanh Anh –Việt cho rằng “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để dành được nhiều khách hàng, do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất” (Nguyễn Đức Dỵ, 2000). Tiếp cận dưới góc độ của mục đích cạnh tranh, giáo trình Kinh tế học chính trị Mác Lênin cho rằng “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế của các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm dành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” (Hội đồng lý luận Trung ương, 2002). 5 Cạnh tranh là vấn đề cơ bản nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh cũng xác định tính phù hợp của các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến kết quả sau cùng, chẳng hạn như cải tiến, liên kết văn hóa hoặc sự thực thi đúng đắn (Dương Ngọc Dũng, 2009). Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản. Chính vì lẽ đó mà lý thuyết về Chiến lược “Đại dương xanh” của W.Chain Kim và Renee Mauborgne đã làm thay đổi tư duy về cạnh tranh trong những năm gần đây. Quan điểm của lý thuyết này là cạnh tranh không phải là đối đầu, tiêu diệt lẫn nhau để kết cục dẫn đến một “Đại dương đỏ” mà là tìm đến những khoảng trống thị trường không có cạnh tranh hoặc cạnh tranh là không cần thiết vì luật chơi chưa được thiết lập gọi là những “Đại dương xanh” (W.Chan Kim and Rene'e Mauborgne). Như đã điểm lại ở trên, các quan niệm về cạnh tranh là rất nhiều và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nhất định, thống nhất về cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm đưa ra trên đây cũng góp một phần làm sáng tỏ cạnh tranh là gì. Tập hợp những quan điểm trên tác giả đề xuất một khái niệm về cạnh tranh trong kinh tế, đặc biệt là cạnh tranh giữa doanh nghiệp: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận. 2.1.2 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà một doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối thủ tiềm năng và hiện tại (Christensen, H.K, 2010). 2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1.3.1 Các lý thuyết về NLCT của doanh nghiệp: Theo D'Cruz J and A Rugman, (1992) thì năng lực cạnh tranh của một công ty được xem như khả năng thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm ra thị trường với giá cả và chất lượng vượt trội, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. 2.1.3.2 Tiếp cận dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp: Lý thuyết dựa trên nguồn lực được giới thiệu trong giai đoạn đầu tiên bởi các tác giả (Wernerfelt. B, 1984), (Grant. R. M, 1991), (Barney J, 6 1991) …vv cho đến giữa những năm 1990s. Cách tiếp cận dựa trên nguồn lực có hai mục tiêu là phân loại các hình thức khác nhau của nguồn lực và các nguồn lực sở hữu liên kết với nhau để hình thành và tạo ra lợi thế cạnh tranh từ lợi thế so sánh. 2.1.3.3 Tiếp cận dựa trên năng lực của doanh nghiệp: Quan điểm quản trị dựa trên năng lực của doanh nghiệp tập trung vào khả năng sử dụng kết hợp tài sản, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức. Nó được phát triển chủ đạo bởi các nghiên cứu của Barney J, (1991); Wernerfelt. B, (1984); Peteraf M , (1993); Sanchez. R; Heene. A, (2004). 2.1.3.4 Tiếp cận từ chuỗi giá trị: Chuỗi là giá trị là một tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng của mình. Chuỗi giá trị giải thích cách thức công ty tạo ra giá trị và tìm cách để gia tăng giá trị là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển một chiến lược cạnh tranh. Porter. M. E (1998) đề xuất chuỗi giá trị chung mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để kiểm tra tất cả các hoạt động của mình và xem cách chúng phối hợp với nhau. 2.1.3.5 Tiếp cận dựa trên định hướng thị trường: Theo Kohli. A.K, Jaworski.B.J, (1990), thì doanh nghiệp định hướng thị trường là có khả năng để tạo ra, phổ biến và đáp ứng thông tin về thị trường và điều kiện thị trường tốt hơn so với các đối thủ hướng tới nguồn lực nội tại. Do vậy, doanh nghiệp định hướng thị trường có một cơ sở quan trọng để xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững. 2.1.3.6 Tiếp cận theo trường phái kinh tế học: Mô hình kinh tế học tổ chức được (Porter. M. E, 1980,1988) khái quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hành hay chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure Conduct Performance). Điểm then chốt của mô hình này là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. 2.1.3.7 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê: Cho đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trên thế giới phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau. Sau đây là một số quan điểm khác ở trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh như sau: Một số quan điểm nghiên cứu ngoài nước. Một số quan điểm nghiên cứu ở trong nước. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê. Từ những lý thuyết, quan điểm, cách tiếp cận cũng như đặc điểm và yêu cầu trên nghiên cứu sinh xin đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê là sự thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi 7 thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm cà phê tốt nhất, hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 2.2 Cơ sở thực tiễn về NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội tỉnh Đắk Lắk . 2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk 2.2.1.2 Vị trí kinh tế xã hội của Đắk Lắk đối với khu vực Tây Nguyên 2.2.2 Thực trạng về hoạt động của các DN kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk trong thời gian qua 2.2.2.1 Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.2 Tình hình sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê 2.2.2.3 Tình hình tiêu thụ cà phê trong 5 năm qua của các DN kinh doanh cà phê tại Đắk Lắk 2.2.3 Vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại tỉnh Đắk Lắk 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3.1 Cơ sở đề xuất mô hình Trong thời gian vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được trình bày ở mục 2.1 và phần 1.1 tính cấp thiết của luận án, tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống để làm cơ sở đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu định tính từ thảo luận nhóm với các giám đốc, chuyên gia, phỏng vấn các giám đốc doanh nghiệp để làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu. Tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk như sau: Yếu tố năng lực tài chính Yếu tố năng lực quản trị Yếu tố năng lực sản xuất & Công nghệ H5 Yếu tố năng lực thương hiệu H6 Yếu tố năng lực xử lý tranh chấp thương mại H1 H2 H3 NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk H7 H8 Yếu tố năng lực Marketing H4 H9 Yếu tố VHDN Yếu tố thể chế và chính sách Yếu tố Năng lực nguồn nhân lực địa phương Hình 2.7: Các yếu tố ảnh hƣởng tới NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả 8 2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: yếu tố năng lực tài chính có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H2: yếu tố năng lực quản trị có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H3: yếu tố năng lực sản xuất và công nghệ có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H4: yếu tố năng lực Marketing có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H5: yếu tố năng lực thương hiệu có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Giả thuyết H6: yếu tố năng lực xử lý tranh chấp thương mại có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H7: yếu tố văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H8: yếu tố thể chế và chính sách có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giả thuyết H9: yếu tố năng lực nguồn nhân lực địa phương có ảnh hưởng dương (+) đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Căn cứ vào cơ sở lý thuyết để đánh giá NLCT tổng thể của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk thì các thành phần đánh giá chung được đề xuất bao gồm: 1) Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, 2) Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp, 3) Năng lực tổ chức dịch vụ của doanh nghiệp. Chƣơng 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Bƣớc 1 Vấn đề nghiên cứu Điều chỉnh thang đo và phiếu khảo sát sơ bộ Mục tiêu nghiên cứu Thảo luận với các chuyên gia về thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT của DN Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk – xây dựng thang đo Bƣớc 2 Điều tra sơ bộ N= 135 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Điều chỉnh mô hình, thang đo và phiếu khảo sát chính thức Bƣớc 3 Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích hồi quy Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha Kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Khảo sát chính thức N = 350 Đề xuất hàm ý quản trị Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả 9 3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính nhằm khám phá mô hình nghiên cứu và xây đựng thang đo trong nghiên cứu này cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Cách thức tiến hành thông qua cuộc hẹn gặp trực tiếp, các tài liệu và câu hỏi được gửi trước đến đối tượng phỏng vấn thông qua email và thư. Đối tượng phỏng vấn là các giám đốc tại các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn Đắk Lắk, các chuyên gia nghiên cứu về Cà phê, Doanh nghiệp cà phê tại trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các nhà quản lý ở các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu định tính : Thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia về sự ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk (Phụ lục 11). Từ đó tác giả đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng sau khi nghiên cứu định tính với kết quả được thể hiện tại Bảng 3.1. Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh sau khi nghiên cứu định tính MÃ HÓA BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NLTC1 DN có hoạt động tài chính lành mạnh (Lamarque. E, 2005; Kouser. R, Mehvish. H, Azeem. M, 2011) NLTC2 DN huy động vốn dễ dàng Feurer. R; Chaharbaghi, 1994; Nguyễn Minh Tuấn, 2010 Năng lực tài NLTC3 DN có lợi nhuận hàng năm luôn tăng Lamarque. E, 2005 ; Trần Thế Hoàng, 2011 ; Trần Hữu Ái, 2013 chính NLTC4 DN có khả năng thanh toán tốt Chinn.M.D& Ito.H, 2008; Trần Sửu, 2006 ; Vũ Trọng Lâm, 2006 NLTC5 DN có vòng quay vốn nhanh Doz & Prahalad 1987 ; Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 NLTC6 DN đủ vốn hoạt động Barlett & Ghoshal, 1989 ; Doz & Prahalad 1987; Trần Sửu, 2006 ; Vũ Trọng Lâm, 2006; Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NLQT1 NLQT2 Năng lực quản trị NLQT3 NLQT4 Lãnh đạo DN có kiến thức sâu, rộng Porter, 1996; Doz & Prahalad 1987; về lĩnh vực CM Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 Lãnh đạo DN anh/chị ngang tầm Porter, 1996; Trần Sửu, 2006; Nguyễn Hữu nhiệm vụ Thắng, 2008 DN anh/chị có mô hình tổ chức phù Porter, 1980; Nguyễn Hữu Thắng, 2008; hợp tổng hợp ý kiến chuyên gia DN anh/chị phân bổ nguồn lực hợp Porter, 1996; Bartlett A& S Ghoshan, lý 1989; Doz & Prahalad 1987 ; Nguyễn Vĩnh 10 Thanh, 2005; Trần Sửu, 2006 ; Nguyễn Hữu Thắng, 2008; Trần Ngọc Ca, 2011 NLQT5 DN anh/chị bố trí lao động hợp lý Porter, 1980; Trần Sửu, 2006 ; Nguyễn Hữu Thắng, 2008; Trần Hữu Ái, 2013 ; tổng hợp ý kiến chuyên gia NLQT6 NLQT7 NLQT8 NLQT9 DN anh/chị có tư duy chiến lược Porter, 1980; Trần Thế Hoàng, 2011; tổng kinh doanh tốt hợp ý kiến chuyên gia DN anh/chị có hệ thống kiểm soát Porter, 1980; Trần Thế Hoàng, 2011; Trần hữu hiệu Ngọc Ca, 2011; tổng hợp ý kiến chuyên gia DN anh/chị ra quyết định nhanh, Porter, 1996; Bartlett A& S Ghoshan, 1989 chính xác Trần Sửu, 2006; Nguyễn Hữu Thắng, 2008 DN anh/chị có chính sách nhân sự tốt Porter, 1996; Bartlett A& S Ghoshan, 1989; Trần Sửu, 2006; Trần Ngọc Ca, 2011 NĂNG LỰC SẢN XUẤT & CÔNG NGHỆ NLSCN1 DN có hệ thống bắn màu hiện đại Đề xuất của tác giả NLSCN2 Quy trình tổ chức sản xuất phù hợp Nguyễn Minh Tuấn, 2010; Trần Ngọc Ca, 2011; ArThur A.Thompson; A J Strickland Năng lực sản xuất và công nghệ & John Gamble, 2008 NLSCN3 DN chủ động nguồn nguyên liệu (Lospez. J & Garcia. R, 2005; Corbett C & L Wassennhove, 1983 NLSCN4 DN có công nghệ sản xuất chế biến Đề xuất của tác giả ướt hiện đại NLSCN5 Quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu Khalil TM, 2000; Grupp H, 1997; Bartlett A và S Ghoshal NĂNG LỰC MARKETING NLMK1 DN có chiến lược marketing tốt Keh và cộng sự, 2007; Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 NLMK2 DN có đội ngũ marketing tốt Sivastava. R. K, Fahey. L, Christensen.H.K, 2001; Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 Năng lực NLMK3 Marketing DN xác định thị trường mục tiêu phù Sivastava. R. K, Fahey. L, hợp Christensen.H.K, 2001; Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005; Nguyễn Hữu Thắng, 2008 NLMK4 DN luôn theo sát động thái của đối Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ thủ cạnh tranh và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Trần Sửu, 2006 NLMK5 DN hiểu rõ nhu cầu của khách hàng Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyen và cộng sự 2006; Nguyen, 2007 11 NLMK6 DN có hệ thống thông tin marketing Kotler & Waldermar Pfoertsch, 2006; tốt Nguyễn Hữu Thắng, 2008; Trần Thế Hoàng, 2011 NLMK7 DN có chương trình phát triển sản Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ phẩm tốt và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyen và cộng sự 2006; Nguyen, 2007 NLMK8 DN quảng cáo hiệu quả Sivastava. R. K, Fahey. L, Christensen.H.K, 2001; Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005; Nguyễn Hữu Thắng, 2008 NLMK9 DN có các chương trình khuyến mãi Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ hiệu quả và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011 NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƢƠNG HIỆU NLTH1 Khách hàng đánh giá DN có chất Rossister J.R & Percy L,1987; Koneccnik, lượng sản phẩm tốt 2006; Berry, Zeithaml và Parasuraman, 1990 NLTH2 Khách hàng đánh giá DN có giá cả Berry, Zeithaml và Parasuraman, 1990; tốt Dwyer và Kim, 2003; Bùi Xuân Phong, Năng lực cạnh tranh 2007; Nguyễn Minh Tuấn, 2010 NLTH3 thƣơng hiệu Khách hàng đánh giá DN tốt về thân Ballogu và McCleary, 1999 thiện với MT NLTH4 Khách hàng đánh giá DN đổi mới tốt Nguyễn Mạnh Quân, 2011; Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang, 2003; Barkema, 1993; Levin, 2000; Schweikhardt, 2000 NLTH5 Khách hàng đánh giá DN có uy tín Konecnik, 2006; Berry, Zeithaml và cao Parasuraman, 1990 NĂNG LỰC XỬ LÝ TRANH CHẤP T. MẠI NLTCTM1 Năng lực xử NLTCTM2 lý tranh chấp TM NLTCTM3 NLTCTM4 DN đủ khả năng tham gia các tranh ArThur A.Thompson; A J Strickland & chấp thương mại John Gamble, 2008 DN hiểu rõ luật pháp của các nước Trần Thế Hoàng 2011; Wacziang.R & đối tác Welch. K.H, 2003 DN thường xuyên được tư vấn pháp ArThur A.Thompson; A J Strickland, luật 1995; Trần Hữu Ái, 2013 DN hiểu rõ quy định của tổ chức Trần Thế Hoàng 2011; Wacziang.R & thương mại thế giới Welch. K.H, 2003; ArThur A.Thompson; A J Strickland, 1995; Trần Hữu Ái, 2013 Yếu tố văn YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH hóa doanh NGHIỆP nghiệp VHDN1 DN coi trọng PT con người, sự gắn Kroeber & Kluckholn, 1952; Nguyễn 12 VHDN2 VHDN3 kết và tinh thần LV Mạnh Quân, 2011 Các thành viên luôn gắn kết để DN có Hofstede. G, 1993; ArThur A.Thompson; lợi nhuận cao A J Strickland, 1995; Vũ Trọng Lâm, 2006 NV sẵn sàng chấp nhận thách thức để A.Thompson; A J Strickland, 1995; Vũ đạt mục tiêu DN Trọng Lâm, 2006, Nguyễn Hữu Thắng, 2008; Trần Thế Hoàng, 2011 VHDN4 Sự trung thành với DN của người Đề xuất của tác giả DTTS YẾU TỐ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH YTCS1 YTCS2 Chính sách thu mua tạm trữ của nhà Drabek.Z & Brada.J, 1998; tổng hợp ý kiến nước chậm chuyên gia Đăng ký kinh doanh còn khó khăn J Markham Collins & Michael L Troilo, 2015; tổng hợp ý kiến chuyên gia YTCS3 Yếu tố thể chế và chính YTCS4 sách Sự yếu kém trong quy hoạch và quản J Markham Collins & Michael L. Troilo, lý vùng NL 2015; tổng hợp ý kiến chuyên gia Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa Porter, 1980; Drabek.Z & Brada.J, 1998; J kịp thời Markham Collins & Michael L. Troilo, 2015tổng hợp ý kiến chuyên gia YTCS5 Chính sách hỗ trợ còn ít Drabek.Z & Brada.J, 1998; J Markham Collins & Michael L. Troilo, 2015; tổng hợp ý kiến chuyên gia YTCS6 Chưa có chính sách hỗ trợ DN để Drabek.Z & Brada.J, 1998; J Markham phát triển thị trường Collins & Michael L. Troilo, 2015; Kim và Lee, 2005 NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC ĐỊA PHƢƠNG NLDP1 Trình độ chuyên môn của người lao Porter, 1980; Narasimbrha, 2000; ArThur động A.Thompson; A J Strickland, 1995; ArThur A.Thompson; A J Strickland & John Gamble, 2008 Năng lực NLDP2 Khả năng làm việc theo nhóm nguồn nhân ArThur A.Thompson; A J Strickland, 1995; Corbett C & L Wassennhove, 1983; lực địa ArThur A.Thompson; A J Strickland & phƣơng John Gamble, 2008 NLDP3 Đạo đức và tác phong của người lao ArThur A.Thompson; A J Strickland, động 1995; Corbett C & L Wassennhove, 1983; tổng hợp ý kiến chuyên gia NLDP4 Khả năng đáp ứng công nghệ mới Narasimbrha, 2000; ArThur A.Thompson; A J Strickland, 1995; Corbett C & L Wassennhove, 1983 13 NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỔNG THỂ NLCT1 DN có định hướng kinh doanh tốt Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Năng lực Trang, 2009; Swann P & M Taghave, 1994 cạnh tranh tổng thể Phát triển từ tổng hợp ý kiến chuyên gia; NLCT2 DN có năng lực sáng tạo tốt Đề xuất của tác giả NLCT3 DN có năng lực tổ chức hoạt động Đề xuất của tác giả dịch vụ tốt (Nguồn: Kết quả tổng hợp và nghiên cứu của tác giả) 3.3 Nghiên cứu định lƣợng 3.3.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Để tính hệ số Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo đó phải có tối thiểu là 03 biến đo lường. Khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, cần chú ý là hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo chứ không tính được độ tin cậy của từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mặt khác các biến quan sát dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally JC và Burnstein IH , 1994). Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu. Thang đo trong nghiên cứu được đo lường bởi các biến quan sát. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ban đầu cho thấy hệ số α đạt yêu cầu >0,60 (nếu < 0,60 là loại) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan đều >0,30 (nếu < 0,30 là loại). Như vậy thang đo trong nghiên cứu đều đã đạt độ tin cậy cần thiết. Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 50%, thang đo đực chấp nhận. Hệ số KMO = 0,915 nằm trong khoảng 0,5≤KMO≤1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000 thể hiện mức ý nghĩa cao. Factor loading của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 các giá trị được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Kết quả cho thấy tổng phương sai trích = 71,370% (Phụ lục 05) điều này cho thấy các nhân tố trích lại sẽ giải thích được 71,370% cho mô hình, còn lại 28,63% sẽ được giải thích bởi các nhân tố khác, thang đo được chấp nhận. Vì vậy kết quả này được chấp nhận để đưa vào khảo sát chính thức. 14 Tác giả đã tiến hành phân tích cho 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê thuộc môi trường bên ngoài gồm 09 biến quan sát sau khi đã loại đi biến không đáp ứng độ tin cậy Cronbach’ Alpha (biến YTCS2). Kết quả phân tích được trích thành 2 nhóm với tổng phương sai trích là 75,800 % > 50%, thang đo đực chấp nhận. Hệ số KMO = 0,859 nằm trong khoảng 0,5≤KMO≤1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với Sig. = .000 thể hiện mức ý nghĩa cao. Factor loading của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 các giá trị được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Kết quả cho thấy tổng phương sai trích = 75,800% (Phụ lục 05) điều này cho thấy các nhân tố trích lại sẽ giải thích được 75,800% cho mô hình, còn lại 24,20% sẽ được giải thích bởi các nhân tố khác, thang đo được chấp nhận. Vì vậy kết quả này được chấp nhận để đưa vào khảo sát chính thức. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, dữ liệu đã được thu nhỏ và gom thành 9 yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. Bên cạnh đó các biến trong từng yếu tố có sự xáo trộn thành phần (không chạy sang các biến độc lập khác) do đó các yếu tố được giữ nguyên tên gọi. Mặt khác có có sự thay đổi thứ tự của các yếu tố ảnh hưởng khi phân tích nhân tố. Bảng 3.14: Tổng hợp thang đo chính thức cho nghiên cứu NĂNG LỰC TÀI CHÍNH Năng lực tài chính NLTC1 DN có hoạt động tài chính lành mạnh NLTC2 DN huy động vốn dễ dàng NLTC3 DN có lợi nhuận hàng năm luôn tăng NLTC4 DN có khả năng thanh toán tốt NLTC5 DN có vòng quay vốn nhanh NLTC6 DN đủ vốn hoạt động NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NLQT1 Lãnh đạo DN có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực CM NLQT2 Lãnh đạo DN anh/chị ngang tầm nhiệm vụ NLQT3 DN anh/chị có mô hình tổ chức phù hợp Năng lực quản NLQT4 DN anh/chị phân bổ nguồn lực hợp lý trị NLQT5 DN anh/chị bố trí lao động hợp lý NLQT6 DN anh/chị có tư duy chiến lược kinh doanh tốt NLQT7 DN anh/chị có hệ thống kiểm soát hữu hiệu NLQT8 DN anh/chị ra quyết định nhanh, chính xác NLQT9 DN anh/chị có chính sách nhân sự tốt NĂNG LỰC SẢN XUẤT & CÔNG NGHỆ Năng lực sản xuất và công NLSCN1 DN có hệ thống bắn màu hiện đại nghệ NLSCN2 Quy trình tổ chức sản xuất phù hợp 15 NLSCN3 DN chủ động nguồn nguyên liệu NLSCN4 DN có công nghệ sản xuất chế biến ướt hiện đại NLSCN5 Quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu NĂNG LỰC MARKETING NLMK1 DN có chiến lược marketing tốt NLMK2 DN có đội ngũ marketing tốt NLMK3 DN xác định thị trường mục tiêu phù hợp Năng lực NLMK4 DN luôn theo sát động thái của đối thủ cạnh tranh Marketing NLMK5 DN hiểu rõ nhu cầu của khách hàng NLMK6 DN có hệ thống thông tin marketing tốt NLMK7 DN có chương trình phát triển sản phẩm tốt NLMK8 DN quảng cáo hiệu quả NLMK9 DN có các chương trình khuyến mãi hiệu quả VHDN1 DN coi trọng PT con người, sự gắn kết và tinh thần LV VHDN2 Các thành viên luôn gắn kết để DN có lợi nhuận cao VHDN3 NV sẵn sàng chấp nhận thách thức để đạt mục tiêu DN VHDN4 Sự trung thành với DN của người DTTS NLTH1 Khách hàng đánh giá DN có chất lượng SP tốt NLTH2 Khách hàng đánh giá DN có giá cả tốt NLTH3 Khách hàng đánh giá DN tốt về thân thiện với MT NLTH4 Khách hàng đánh giá DN đổi mới tốt NLTH5 Khách hàng đánh giá DN có uy tín cao YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Yếu tố văn hóa doanh nghiệp NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƢƠNG HIỆU Năng lực cạnh tranh thƣơng hiệu NĂNG LỰC XỬ LÝ TRANH CHẤP T. MẠI Năng lực xử lý NLTCTM1 DN đủ khả năng tham gia các tranh chấp thương mại tranh chấp NLTCTM2 DN hiểu rõ luật pháp của các nước đối tác thƣơng mại NLTCTM3 DN thường xuyên được tư vấn pháp luật NLTCTM4 DN hiểu rõ quy định của tổ chức TM thế giới YẾU TỐ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH YTCS1 Chính sách thu mua tạm trữ của nhà nước chậm Yếu tố thể chế YTCS3 Sự yếu kém trong quy hoạch quản lý vùng nguyên liệu và chính sách YTCS4 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa kịp thời YTCS5 Chính sách hỗ trợ còn ít YTCS6 Chưa có chính sách hỗ trợ DN để phát triển thị trường NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC ĐỊA PHƢƠNG Năng lực NLDP1 Trình độ chuyên môn của người lao động nguồn nhân lực NLDP2 Khả năng làm việc theo nhóm địa phƣơng NLDP3 Đạo đức và tác phong của người lao động NLDP4 Khả năng đáp ứng công nghệ mới 16 NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỔNG THỂ NLCT tổng thể NLCT1 Định hướng kinh doanh của DN của DN cà phê NLCT2 Năng lực sáng tạo của DN NLCT3 Năng lực tổ chức dịch vụ của DN Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả cho luận án này 3.3.2 Nghiên cứu chính thức 3.3.2.1 Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu 3.3.2.2 Phương pháp kiểm định thang đo chính thức, mô hình và giả thuyết nghiên cứu Chƣơng 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu (1) Kết quả phân tích cho thấy các doanh nghiệp có loại hình là công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 25,6%; công ty TNHH chiếm tỷ lệ 53,3%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 19,3 % và loại hình doanh nghiệp khác chiếm 1,8%. (2) Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lao động từ 20 đến dưới 50 lao động là chủ yếu. (3) Đối tượng khảo sát có thời gian thâm niêm công tác dưới 5 năm chiếm 10,5%; từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 12,6%; từ 10 đến đến dưới 15 chiếm 50,9% và từ trên 15 năm chiếm 26%. (4) Tỷ lệ giám đốc là nữ chiếm chưa tới 1/3 tổng số các giám đốc doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cà phê ở Đắk Lắk. (5) Đa số các giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk có trình độ từ cao đẳng trở lên đến sau đại học (chiếm hơn 50%). (6) Phần lớn các giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk có độ tuổi trên 50 chiếm tới gần 60 %. 4.2 Phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ban đầu cho thấy hệ số α đạt từ 0,830 - 0,898 > 0,60 đều đảm bảo độ tin cậy cần thiết và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,482 đến 0,827 đều > 0,30. Tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cần thiết. 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp Kết quả cho thấy có 7 nhân tố được trích từ 42 biến đo lường các thuộc tính trong nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. Bảy nhân tố này trích được 70,611% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0,931 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett với Sig. = 000 thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả các giá trị Factor loading của từng nhóm đều lớn hơn 0,50 do đó đạt yêu cầu. 17 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp Kết quả cho thấy có 2 nhân tố được trích từ 9 biến đo lường các thuộc tính trong nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Hai nhân tố này trích được 77,498% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0,893 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett với Sig. = 000 thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả các giá trị Factor loading của từng nhóm đều lớn hơn 0,50 do đó đạt yêu cầu. 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk Kết quả cho thấy có 1 nhân tố được trích từ 3 biến đo lường các thuộc tính trong nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nhân tố này trích được 72,550% > 50%, thang đo được chấp nhận. Hệ số KMO = 0,692 nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett với Sig. = 000 thể hiện mức ý nghĩa cao. Tất cả các giá trị Factor loading của từng nhóm đều lớn hơn 0,50 do đó đạt yêu cầu. 4.4 Phân tích hồi quy 4.4.1 Phân tích trung bình và độ lệch chuẩn Theo kết quả phân tích cho thấy giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dao động từ 3,55 đến 4,55 với thang điểm từ 1 đến 5 mức độ, độ lệch chuẩn dao động từ 0,694 đến 0,990 dưới 1. 4.4.2 Phân tích tương quan Kết quả phân tích chỉ ra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk (Y) với 9 biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng có tồn tại tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập (các giá trị Sig. < .050) và mối quan hệ ở mức độ khá chặt chẽ thể hiện qua hệ số tương quan Person từ 0,1 đến 0,5. 4.4.3 Phân tích hồi quy bội Kết quả cho thấy tất cả các biến đều thõa mãn theo yêu cầu và mô hình phù hợp với thị trường nghiên cứu. Phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = 0,779+ 0,472X1 + 0,577X2 + 0,546X3 + 0,637X4 + 0,628X5 + 0,574X6 + 0,499X7 + 0,611X8 + 0,400X9 Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp Enter cũng cho thấy các giả định không bị vi phạm và không có hiện tượng đa cộng tuyến vì VIF nhỏ hơn 10 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 18 4.4.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và sự phù hợp mô hình hồi quy bội 4.4.4.1 Mức độ giải thích mô hình Theo số liệu được phân tích ở Bảng 4.23 cho thấy, kết quả chạy hồi quy bội có trị số R = 0,737 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị R2 = 0,644 (thõa mãn 0 ≤ R2≤ 1) điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 64,40%. Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu với hệ số xác định R2 hiệu chỉnh là 0,629 và kiểm định F với giá trị F là 36,427 tại mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ là .000. Kiểm định tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư). Bảng 4.23 : Mô hình tóm tắt sử dụng phƣơng pháp Enter Thống kê thay đổi Độ lệch Mức ý chuẩn Mô R2 hiệu của ước R2 thay F thay nghĩa F Durbin- hình R R chỉnh lượng đổi đổi df1 df2 thay đổi Watson 1 0,737a 0,644 0,629 0,600 0,644 36,427 9 276 0,000 1,948 2 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả) Đại lượng thống kê Durbin – Watson có thể dùng để kiểm định hiện tượng này. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. Giả định về tính độc lập của phần dư cũng không bị vi phạm thể hiện qua hệ số Durbin – Watson bằng 1.948 nằm trong khoảng từ 1 đến 3. Theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), nếu 1< d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan, nếu 0< d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương, nếu 3< d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm. Vì vậy, có thể kết luận tính độc lập của phần dư đã được đảm bảo. 4.4.4.2 Mức độ phù hợp mô hình 4.4.4.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình Giả định phương sai của phần dư không đổi cũng không vi phạm thể hiện qua biểu đồ phân tán. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư không đổi cũng không bị vi phạm thông qua biểu đồ tần số P-P Kết quả mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk được thể hiện ở Hình 4.3. 19 Yếu tố năng lực tài chính Yếu tố VHDN b1 0,48 b5 1 0,642 Yếu tố năng lực thương hiệu Yếu tố năng lực quản trị b6 b2 0,597 Yếu tố năng lực sản xuất & Công nghệ b3 Ảnh hưởng của các yếu tố tới NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk 0,582 Yếu tố năng lực xử lý tranh chấp thương mại b7 0,509 0,567 b8 Yếu tố thể chế và chính sách 0,631 Yếu tố năng lực Marketing Yếu tố năng lực nguồn nhân lực địa phương b4 0,68 b9 3 0,413 Hình 4.3: Mô hình kết quả các yếu tố ảnh hƣởng tới NLCT của DNKD cà phê ở Đắk Lắk Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả cho luận án này 4.5 Phân tích sự khác biệt mô hình ảnh hƣởng của các yếu tố tới NLCT của DNKD cà phê theo các biến định tính Kiểm định xem mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê theo giới tính, độ tuổi, chuyên môn và thâm niên có khác biệt không. Ở đây luận án kiểm định Chi – Square theo phương pháp Crosstabs. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho phép kết luận không có sự khác biệt giữa các biến định tính trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk. Khi nghiên cứu trong phần định lượng được dựa trên cơ sở lý thuyết của kết quả nghiên cứu định tính là 9 yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk. Sau khi nghiên cứu thì kết quả định lượng cho thấy có 9 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của kinh doanh cà phê ở đây cụ thể như sau: Năng lực Marketing (X4): Biến X4 có hệ số 0,683 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Năng lực Marketing tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 20 0,683 điểm tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0,683. Với mức đánh giá trung bình = 4,55 và độ lệch chuẩn là 0,694. Yếu tố Văn hóa doanh nghiệp (X5): Biến X5 có hệ số 0,642 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Văn hóa doanh nghiệp tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 0,642 điểm tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0,642. Với mức đánh giá trung bình = 4,33 và độ lệch chuẩn là 0,694. Yếu tố thể chế và chính sách (X8): Biến X8 có hệ số 0,631quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố thể chế và chính sách tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 0,631 điểm tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0,631. Với mức đánh giá trung bình = 4,09 và độ lệch chuẩn là 0,909. Năng lực quản trị (X2): Biến X2 có hệ số 0,597 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Năng lực Quản trị tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 0,597 điểm tương ứng với hệ số tương quan chuẩn hóa là 0,597. Với mức đánh giá trung bình = 3,98 và độ lệch chuẩn là 0,987. Năng lực cạnh tranh thương hiệu (X6): Biến X6 có hệ số 0,582 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Năng lực cạnh tranh thương hiệu tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 0,582 điểm tương ứng với hệ số tương quan chuẩn hóa là 0,582. Với mức đánh giá trung bình = 3,95 và độ lệch chuẩn là 0,846. Năng lực sản xuất và công nghệ (X3): Biến X3 có hệ số 0,567 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Năng lực sản xuất và công nghệ tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 0,567 điểm tương ứng với hệ số tương quan chuẩn hóa là 0,567. Với mức đánh giá trung bình = 3,91 và độ lệch chuẩn là 0,990. Năng lực xử lý tranh chấp thương mại (X7): Biến X7 có hệ số 0,509 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Năng lực xử lý tranh chấp thương mại tăng lên 1 điểm thì mức độ ảnh hưởng của nó tới NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê tăng thêm 0,509 điểm tương ứng với hệ số tương quan chuẩn hóa là 0,509. Với mức đánh giá trung bình = 3,90 và độ lệch chuẩn là 0,711. Năng lực tài chính (X1): Biến X1 có hệ số 0,481 quan hệ cùng chiều với biến Y (NLCT doanh nghiệp kinh doanh cà phê ). Khi các chuyên gia đánh giá yếu tố Năng lực tài chính tăng lên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất