Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên ...

Tài liệu Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh

.PDF
198
35
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM VỌNG THÀNH 2. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và các thầy, cô Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Bộ môn Hệ thống thông tin đất - Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: + PGS.TS. Phạm Vọng Thành - Trường Đại học Mỏ Địa Chất + PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, đã chỉ dạy cho tôi, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. + TS. Trần Quốc Vinh - Trưởng Bộ môn Hệ thống thông tin đất, TS Trần Trọng Phương - Trưởng Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài. + KS. Nguyễn Văn Long - Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý dữ liệu ảnh. + Tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án rừng Tiên Yên, Hạt Kiểm lâm Tiên Yên, đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu tại địa bàn. + Gia đình ông Hoàng Văn Tân - cán bộ địa chính xã Phong Dụ, ông Sển Văn Bảy - cán bộ địa chính thị trấn Tiên Yên đã tận tình giúp đỡ. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố, mẹ, chồng, các con, anh, chị và những người bạn đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ cái viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Những đóng góp mới của luận án 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất 5 1.1.2 Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất 7 1.1.3 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam 7 1.2 Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ 10 1.2.1 Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ 10 1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ 12 1.2.3 Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS 15 1.2.4 Hệ thống phân loại sử dụng đất và lớp phủ đối với tư liệu viễn thám 18 1.3 Sử dụng đất, biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 18 1.3.1 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới. 18 1.3.2 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam 23 1.4 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 27 1.4.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới 27 1.4.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam 32 iii 1.5 Nhận xét tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu 35 1.5.1 Nhận xét tổng quan tài liệu 35 1.5.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 36 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.1 Nội dung nghiên cứu 43 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. 43 2.1.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám và GIS 2.1.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 2.1.4 43 Đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 2.1.5 43 43 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 44 2.2 Dữ liệu nghiên cứu 44 2.2.1 Dữ liệu ảnh vệ tinh 44 2.2.2 Dữ liệu bản đồ 44 2.2.3 Dữ liệu khác 44 2.3 Phương pháp nghiên cứu 45 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 45 2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu viễn thám 47 2.3.3 Phương pháp phân tích không gian trong GIS 48 2.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến 48 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 52 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55 3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55 3.1.2 Các nguồn tài nguyên 60 3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 63 3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên 67 iv 3.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 3.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 68 bằng công nghệ viễn thám và GIS 70 3.2.1 Xử lý ảnh vệ tinh 70 3.2.2 Thành lập bản đồ sử dụng đất 78 3.2.3 Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 khu vực huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 84 3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất 92 3.3.1 Mã hóa các biến trong mô hình hồi quy logistic 92 3.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực Tiên Yên giai đoạn 2000 - 2005 3.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 - 2010 3.3.4 99 So sánh ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên 3.4 95 101 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên 103 3.4.1 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập và việc làm 103 3.4.2 Tác động của biến động sử dụng đất đến độ che phủ rừng và khả năng bảo vệ của lớp phủ đối với xói mòn 113 3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên 116 3.5.1 Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3.5.2 116 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120 1 Kết luận 120 2 Kiến nghị 121 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 122 Tài liệu tham khảo 123 Phụ lục 131 v DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ACTMANG: Tổ chức hành động vì sự phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (Japanese Organization Action for Mangrove reforestation) BĐ: Bản đồ C: Hệ số xói mòn do ảnh hưởng của lớp phủ thực vật DEM: Mô hình số độ cao DN: Giá trị số DTTN: Diện tích tự nhiên ICARGC: Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (International Center for Advanced Research on Global Change) KC: Khoảng cách FAO: Tổ chức Nông lương thế giới GIS: Hệ thống thông tin địa lý GPS: Hệ thống định vị toàn cầu GT: Giao thông LUCC: Biến động sử dụng đất và lớp phủ NDVI: Chỉ số khác biệt thực vật NN: Nông nghiệp PAM: Chương trình lương thực thế giới PNN: Phi nông nghiệp PCA: Phân tích thành phần chính QL: Quốc lộ SAM: Dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi TNMT: Tài nguyên môi trường UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc USGS: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (The United States Geological Survey) vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Hệ thống phân loại đất của USGS 19 1.2 Chu chuyển các loại đất toàn cầu 1990- 2005 (trung bình năm) 22 1.3 Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 24 1.4 Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 26 2.1 Số lượng phiếu điều tra tại điểm nghiên cứu 46 2.2 Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến 50 3.1 Một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Yên từ năm 2000 - 2010 57 3.2 Thống kê các loại đất huyện Tiên Yên 60 3.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên năm 2010 68 3.4 Mô tả các lớp phân loại 73 3.5 Mẫu phân loại ảnh 74 3.6 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2000 75 3.7 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2005 76 3.8 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2010 77 3.9 Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2000, 2005 và 2010 80 3.10 Biến động các loại đất giai đoạn 2000- 2005 85 3.11 Biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2010 90 3.12 Mã hóa một số biến độc lập trong mô hình hồi quy 93 3.13 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 95 3.14 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2000 - 2005 96 3.15 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2005 - 2010 99 3.16 Ảnh hưởng các biến độc lập đến biến động sử dụng đất 102 3.17 Các loại hình sử dụng đất của các hộ điều tra 104 3.18 Biến động sử dụng đất của các hộ điều tra 105 3.19 Nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2010 107 3.20 Lý do tăng thu nhập của hộ gia đình 108 vii 3.21 Cơ cấu thu nhập của hộ nhóm 2 111 3.22 Thay đổi về việc làm giai đoạn 2000-2010 112 3.23 Giá trị hệ số C năm 2000 và 2010 114 viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Đánh giá biến động sau phân loại 17 1.2 Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người 20 2.1 Sơ đồ nghiên cứu biến động sử dụng đất 53 2.2 Sơ đồ đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng 54 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Tiên Yên 55 3.2 Biểu đồ lượng mưa các tháng trong năm huyện Tiên Yên 58 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Yên năm 2010 63 3.4 Cơ cấu dân tộc huyện Tiên Yên năm 2010 65 3.5 Cơ cấu các loại đất chính năm 2010 huyện Tiên Yên 67 3.6 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2005 70 3.7 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2000 71 3.8 Một phần ảnh vệ tinh năm 2010 trước và sau phân tách ảnh 72 3.9 Mô hình số độ cao DEM khu vực huyện Tiên Yên 79 3.10 Bản đồ sử dụng đất năm 2000 huyện Tiên Yên 81 3.11 Bản đồ sử dụng đất năm 2005 huyện Tiên Yên 82 3.12 Bản đồ sử dụng đất năm 2010 huyện Tiên Yên 83 3.13 Biểu đồ diện tích các lớp sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 84 3.14 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 3.15 86 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 87 3.16 Biểu đồ tăng, giảm các loại đất giai đoạn 2000-2005 88 3.17 Biểu đồ tăng giảm các loại đất giai đoạn 2005-2010 91 3.18 Một số biến trong mô hình hồi quy 94 3.19 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đại Thành ix 109 3.20 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đông Ngũ 110 3.21 Độ che phủ rừng huyện Tiên Yên 114 3.22 Biểu đồ hệ số ảnh hưởng của lớp phủ đến xói mòn 115 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin, 2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở rộng đô thị...(Mas, 1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân, động lực cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng. Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ chức tại Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện các nghiên cứu về biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm 1992, nội dung này được nhắc lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển như Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada... (Qasim et al., 2011). Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi. Diện tích đất để phát triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là địa bàn cư trú của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nơi có địa hình chia cắt 1 mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn do diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do đó biến động trong sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư dường như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng thấp ở mức kỷ lục là 28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi. Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước biển. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn chia cắt các xã trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong phát triển kinh tế và sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển, Tiên Yên có một hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8% dân cư là người thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu...với lịch sử, văn hóa, tập quán canh tác riêng biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất... (UBND huyện Tiên Yên, 2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư nhưng do cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của huyện vẫn phá rừng làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất nuôi trồng thủy sản từ đất rừng ngập mặn. Vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những điều kiện khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân tố đến biến động sử dụng đất cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến động sử dụng đất và xác định được ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội 2 đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất. Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám, công nghệ GIS và phân tích hồi quy. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu theo thời gian và không gian giúp cho cơ quan quản lý đất đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện cụ thể ở huyện Tiên Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại đất, các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động biến động sử dụng đất. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của người dân được nghiên cứu trên 2 xã điểm. 3 - Phạm vi thời gian: Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Những đóng góp mới của luận án Bằng mô hình hồi quy logistic đa biến với các dữ liệu viễn thám và số liệu thống kê đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất 1.1.1.1. Khái niệm Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Theo học giả người Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Các nhà khoa học thổ nhưỡng khẳng định nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các loại đá mẹ trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của các yếu tố lý học, hóa học, sinh học (dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006). Về quan điểm sinh thái và môi trường của Lê Văn Khoa (2000) đất là một vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó. Đất là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như nước, thực vật,...). Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b). Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). 5 1.1.1.2. Vai trò của đất Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp bao gồm: - Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí. - Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác. Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật. - Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính. - Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người. - Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm. - Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ,...) - Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác. Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. Lịch sử nhân loại cho thấy, đất đai luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong luận điểm nổi tiếng của mình, nhà kinh tế học William Petty (1623-1687) cho rằng “Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải”. Cũng theo Phan Huy Chú “Của báu của một nước không có gì bằng đất đai. Nhân dân và của cải đều do đấy mà ra” (dẫn theo Nguyễn Dũng Tiến, 2009). 6 1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất 1.1.2.1. Sử dụng đất Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai. Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), có nhiều kiểu sử dụng đất bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và theo các chức năng đặc biệt như đường xá, dân cư, công nghiệp .. Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng thay đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững. 1.1.2.2. Quản lý sử dụng đất Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Terry (1988) coi quản lý thực chất là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng nhân lực và nguồn lực. Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại (Vancutsem, 2008). 1.1.3. Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là nơi sinh sống của đại đa số các dân tộc, đồng thời cũng là nơi đóng vai trò chính trong việc gìn giữ cân bằng sinh thái. Theo Nguyễn Văn Toàn (2010), Việt Nam có khoảng 24,1 triệu 7 ha đất đồi núi, trong đó có 10,37 triệu ha có độ dốc >250 chiếm 43% diện tích đất đồi núi. Đất có độ dốc từ 15 - 250 có 5,35 triệu ha thích hợp cho trồng cây lâu năm theo phương pháp nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc dưới 15o là 8,2 triệu ha, phần lớn đã được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình sử dụng. Theo Trần Đức Viên và Phạm Chí Thành (1996), khó khăn, hạn chế lớn nhất cho việc phát triển nông nghiệp trên vùng đất dốc là địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, suối sâu, đèo dốc hiểm trở, độ dốc lớn với nhiều tiểu vùng sinh thái khác biệt, gây ra nhiều trở ngại như xói mòn, thoái hóa, hạn hán… Nhóm nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã xác định được trong 24,8 triệu ha đất dốc thì không có đơn vị đất đai nào rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp (độ phì cấp 1), có 13,4% diện tích có độ phì nhiêu khá (cấp 2) thích hợp với sản xuất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ. Đất có độ phì nhiêu trung bình (cấp 3) chiếm 6,5%, đất có độ phì nhiêu kém do tầng đất mỏng (cấp 4) chiếm 3,7%, đất có độ phì nhiêu kém do độ dốc cao, nguy cơ xói mòn lớn (cấp 5) khoảng 8,3%. Còn lại là đất có độ phì nhiêu rất kém do độ dốc cao và nguy cơ xói mòn rất lớn, tầng đất rất mỏng và nhiều yếu tố hạn chế chiếm 68,1% diện tích đất dốc của 7 vùng sinh thái (Bùi Huy Hiền và cs., 2001). Vùng đồi núi Việt Nam có địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối dày đặc, sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn tập trung vào mùa hè do đó lượng đất mất do xói mòn rất lớn, ước tính khoảng 2 tỉ tấn/năm. Kết quả theo dõi của Hội Khoa học Đất Việt Nam trong 2 năm 2004, 2005 lượng mất đất do xói mòn, rửa trôi ở huyện Quỳnh Nhai là 839,918 nghìn tấn/năm (Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử, 2012). Đất đồi núi Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề suy thoái đất. Tập quán canh tác truyền thống du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương... làm cho diện tích đất bị thoái hóa tăng lên nhanh chóng. Theo Trần Kông Tấu (2009), đất đồi núi có xu hướng giảm độ phì tự nhiên, giảm diện tích che phủ rừng. Nguyễn Thế Đặng và cs. (2003) khẳng định đã có lúc diện tích đất trống, đồi núi trọc của Việt Nam lên đến 13 triệu ha. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất