Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế viên giải phóng có kiểm soát pseudoephedrin loratadin (tt)...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế viên giải phóng có kiểm soát pseudoephedrin loratadin (tt)

.PDF
27
89
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI Đinh Thị Hải Bình NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN GIẢI PHÓNG CÓ KIỂM SOÁT PSEUDOEPHEDRIN - LORATADIN Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc Mã số: 62720402 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học : - PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải - PGS. TS. Trịnh Văn Lẩu Phản biện 1: ………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………………….. Phản biện 3: ………………………………………...... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Dược Hà Nội vào hồi ….. giờ….. ngày….. tháng ….. năm ..... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường ĐH Dược HN ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, viêc̣ bào chế các dược chất dưới da ̣ng thuố c giải phóng có kiểm soát ngày càng trở nên phổ biế n vì các ưu điể m của nó như: tăng hiệu quả điều trị, cải thiê ̣n khả năng tuân thủ của người bê ̣nh, giảm tổ ng liề u điề u tri,̣ giảm thiể u tác du ̣ng không mong muốn của thuố c… Pseudoephedrin thường dùng dạng muối sulfat hoặc hydroclorid, dễ tan trong nước, có thời gian bán thải ngắn (khoảng 58 giờ). Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu bào chế pseudoephedrin dưới dạng thuốc tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, việc bào chế kết hợp pseudoephedin với loratadin (một dược chất rất ít tan trong nước, có thời gian bán thải dài) trong cùng một chế phẩm giải phóng có kiểm soát hầu như chưa được nghiên cứu. Vì vậy, để góp phần tạo ra một chế phẩm thuốc mới kết hợp hai dược chất pseudoephedrin và loratadin, có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả hơn đồng thời có khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, luận án thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin - Loratadin” với các mục tiêu sau: 1. Bào chế được viên giải phóng có kiểm soát chứa pseudoephedrin 120 mg và loratadin 5 mg có mô hình giải phóng dược chất tương đương với viên đối chiếu Clarinase Repetabs (Schering Plough). 2. Bước đầu đánh giá được sinh khả dụng của viên bào chế được trên chó thí nghiệm. * Những đóng góp mới của luận án: Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có các công bố nào về nghiên cứu bào chế và đánh giá SKD viên giải phóng có kiểm soát hai thành phần PSE và LOR ở Việt Nam, vì vậy kết quả nghiên cứu của luận án 1 có thể được xem là những đóng góp mới đối với ngành công nghệ bào chế dược phẩm trong nước, cụ thể như sau: - Xây dựng được công thức và qui trình bào chế viên giải phóng có kiểm soát PSE và LOR gồm hai phần giải phóng ngay và giải phóng kéo dài. Phần giải phóng ngay là lớp bao phim chứa hai dược chất PSE 60 mg và LOR 5 mg. Phần giải phóng kéo dài dược chất PSE 60 mg được bào chế bằng phương pháp bao màng khuếch tán với tá dược kiểm soát giải phóng là zein, một polyme có nguồn gốc tự nhiên được dùng phổ biến tại các nước phát triển nhưng hầu như chưa được sử dụng ở Việt Nam. Phương pháp bào chế đơn giản, sử dụng tá dược thông dụng nên qui trình có thể áp dụng được ở qui mô lớn hơn. Tiêu chuẩn cơ sở của viên Clatadin B đã được Viện kiểm nghiệm thuốc TW thẩm định. - Xây dựng và thẩm định được phương pháp định lượng đồng thời PSE và LOR trong huyết tương chó có giới hạn định lượng nhỏ, khoảng tuyến tính rộng, có độ nhạy và độ chính xác cao bằng kỹ thuật LC – MS/MS trên hệ thống UPLC với một chất chuẩn nội domperidol. Dữ liệu đánh giá SKD chứng minh viên nghiên cứu có SKD in vivo giống viên đối chiếu Clarinase trên chó thí nghiệm. * Giới thiệu chung về luận án: Bố cục và cấu trúc: Luận án có 150 trang, 63 bảng và 21 hình. Trong đó gồm các phần: Đặt vấn đề (2 trang); Chương 1. Tổng quan (32 trang); Chương 2. Nguyên liệu, trang thiết bị và phương pháp nghiên cứu (20 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu (72 trang); Chương 4. Bàn luận (22 trang); Kết luận và đề xuất (2 trang) và Phụ lục (gồm các bảng, hình và các tài liệu liên quan). Tài liệu tham khảo: Luận án tham khảo 134 tài liệu, trong đó có 15 tài liệu tiếng Việt và 119 tài liệu tiếng Anh. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về pseudoephedrin và loratadin 1.1.1. Pseudoephedrin Công thức hóa học; tính chất lý, hóa, dược động học; tác dụng dược lý, chỉ định, tương tác thuốc; phương pháp định lượng. 1.1.2. Loratadin Công thức hóa học; tính chất lý, hóa, dược động học; tác dụng dược lý, chỉ định, tương tác thuốc; phương pháp định lượng. 1.2. Một số nét về bào chế pseudoephedrin dưới dạng giải phóng kéo dài 1.2.1. Hệ màng bao khuếch tán dược chất có kiểm soát Các muối PSE dễ tan trong nước nên mô hình GPKD thích hợp nhất là hệ màng bao khuếch tán hay còn gọi là “bình chứa” (reservoir). Polyme tạo màng có nhiều loại, polyme tự nhiên như zein tốt cho sức khỏe và môi trường, có đặc tính hóa lý thuận lợi cho bao phim và kiểm soát giải phóng dược chất tốt. 1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu bào chế pseudoephedrin giải phóng kéo dài Các nghiên cứu bào chế PSE GPKD cơ chế màng bao sử dụng polyme tổng hợp hoặc hỗn hợp các polyme như EC, Eudragit RL, RS, NE... Zein có khả năng khắc phục hạn chế của các polyme khác, sử dụng phù hợp cho bào chế PSE dưới dạng thuốc TDKD. 1.3. Tổng quan về bào chế kết hợp pseudoephedrin và loratadin giải phóng có kiểm soát 1.3.1. Một số chế phẩm kết hợp hai dược chất psedoephedrin và loratadin lưu hành trên thị trường Thị trường thuốc Việt Nam ít lưu hành và hiện chưa có chế phẩm phối hợp PSE, LOR dưới dạng giải phóng có kiểm soát. 3 1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu bào chế kết hợp pseudoephedrin và loratadin giải phóng có kiểm soát Các nghiên cứu bào chế kết hợp PSE với LOR giải phóng dược chất có kiểm soát dạng cốt hoặc màng bao (pellet, viên bao, viên nén, viên nang…) gồm hai phần: LOR giải phóng ngay và PSE GPKD. 1.3.3. Định lượng đồng thời pseudoephedrin và loratadin trong chế phẩm bào chế Có nhiều phương pháp như quang phổ đạo hàm tỉ đối và quang phổ đạo hàm, LC kết hợp đo mật độ quang, HPLC. Trong đó, HPLC có nhiều ưu điểm để đánh giá độ hòa tan và giải phóng in vitro viên hai thành phần PSE và LOR, tuy nhiên quy trình phân tích phức tạp, nhất là với viên giải phóng có kiểm soát. 1.4. Nghiên cứu sinh khả dụng viên phối hợp hai dược chất pseudoephedrin và loratadin 1.4.1. Định lượng pseudoephedrin và loratadin trong dịch sinh học Nồng độ đỉnh của PSE và LOR trong huyết tương rất thấp và chênh lệch rất lớn (khoảng 4 ng/ml với LOR và 300 ng/ml với PSE). Phương pháp LC-MS/MS có độ đặc hiệu tốt, thời gian phân tích mẫu ngắn phù hợp để phân tích đống thời PSE và LOR trong mẫu huyết tương. Chất chuẩn nội diazepam (LOR), phenylproparolamin (PSE); xử lý mẫu huyết tương có thể áp dụng cả ba kỹ thuật cơ bản: tủa protein, chiết lỏng - lỏng, chiết pha rắn nhưng chủ yếu là chiết lỏng lỏng với dung môi ethyl ether. 1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu sinh khả dụng đường uống của pseudoephedrin và loratadin Các nghiên cứu trên thế giới tương đối đa dạng tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về định lượng đồng thời LOR và PSE trong dịch sinh học và SKD của dạng bào chế giải phóng có kiểm soát kết hợp hai thành phầ n này. 4 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, trang thiết bị và đối tượng nghiên cứu - Nguyên liệu: pseudoephedrin hydroclorid, loratadin, zein và các nguyên liệu bào chế, các hóa chất dùng trong kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn các Dược điển hoặc tinh khiết phân tích, tiêu chuẩn nhà sản xuất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. - Thiết bị: các trang thiết bị dùng trong bào chế và kiểm nghiệm thuốc chủ yếu là của ĐHDHN và một số là của Trung tâm Tương đương Sinh học - Viện Kiểm nghiệm thuốc TW. - Thuốc đối chiếu: Viên Clarinase Repetabs của hãng Schering Plough (Bỉ) một số lô khác nhau. - Động vật thí nghiệm: Chó ta, giống đực, khỏe mạnh, cân nặng 10 ± 1,0 kg, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bào chế Cấu trúc viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg gồm 2 phần: Viên PSE 60 mg GPKD theo cơ chế màng bao khuếch tán; Lớp bao giải phóng ngay có chứa hai dược chất PSE 60 mg và LOR 5 mg. Bào chế viên nghiên cứu theo 3 giai đoạn chính: - Bào chế viên nhân PSE 60 mg: phương pháp tạo hạt ướt với các tá dược độn, rã, trơn thường qui ít ảnh hưởng đến độ rã, độ hòa tan của viên. - Bào chế viên PSE 60 mg GPKD: bao màng khuếch tán GPKD cho viên nhân PSE 60 mg với polyme zein. Thành phần dịch bao: Zein: Thay đổi; Chất hóa dẻo (DBP/PEG): Thay đổi; Talc: 10% zein (kl/kl); Titan dioxyd: 20% zein (kl/kl); Isopropanol : nước (8:2): vừa đủ để được dịch bao 6% zein. 5 Tiến hành bao phim với thiết bị là máy bao phim Vanguard. - Bào chế viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg: bằng cách bao lớp màng giải phóng ngay chứa 2 dược chất lên viên PSE 60 mg GPKD đã bào chế được ở trên. Thành phần dịch bao: PSE hydroclorid 60 mg; LOR 5 mg; HPMC E6; PEG 4000; Aerosil; talc; ethanol 90%. Quá trình bao thực hiện khảo sát trên trên hai loại thiết bị bao là nồi bao truyền thống có cải tiến và máy bao phim Vanguard. 2.2.2. Phương pháp đánh giá các đặc tính hóa lý của viên - Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của viên: hình thức, định tính, độ cứng, độ mài mòn, đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng dược chất (LOR) theo qui định của DĐVN IV. - Định lượng dược chất trong bán thành phẩm và thành phẩm: định lượng PSE trong viên nhân và viên PSE 60 mg GPKD bằng quang phổ UV-VIS; định lượng đồng thời PSE và LOR trong chế phẩm bào chế bằng phương pháp quang phổ đạo hàm bậc nhất và HPLC. - Đánh giá giải phóng dược chất từ viên: theo hướng dẫn của các Dược điển và một số tài liệu thử hòa tan khảo sát quá trình giải phóng dược chất của viên đối chiếu và viên bào chế trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng độ hòa tan của viên GPCKS bào chế được ở môi trường pH 1,0 và pH 8,2. Đánh giá tương đương hòa tan giữa viên bào chế được và viên đối chiếu trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8. 2.2.3. Phương pháp đánh giá độ ổn định Đánh giá độ ổn định của viên bào chế được theo qui định của WHO và hướng dẫn của Asean ở 2 điều kiện bảo quản thực và lão hóa cấp tốc với các chỉ tiêu khảo sát gồm: hình thức, độ đồng đều hàm lượng, độ hòa tan, hàm lượng dược chất. 6 2.2.4. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo - Đánh giá SKD in vivo của viên bào chế được và so sánh với viên đối chiếu: tiến hành trên động vật thí nghiệm là chó; phương pháp bố trí thí nghiệm mù đôi, chéo 2 giai đoạn, đơn liều; lấy mẫu 14 thời điểm trước và sau khi cho chó uống thuốc - Định lượng dược chất trong huyết tương chó: xây dựng và thẩm định các chỉ tiêu của phương pháp định lượng HPLC kết nối hệ thống khối phổ theo hướng dẫn của FDA. 2.2.5. Công cụ tính toán số liệu, thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa - Thiết kế thí nghiệm, phân tích kết quả của thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức bào chế dựa trên mạng neuron nhân tạo với sự trợ giúp của phần mềm Inform 3.1. - Xử lý và biểu thị các kết quả nghiên cứu bằng công cụ thống kê thích hợp; được biểu thị dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD) và n là số lần lặp lại thí nghiệm. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả khảo sát xây dựng phương pháp định lượng dược chất trong chế phẩm bào chế 3.1.1. Kết quả khảo sát phương pháp định lượng đồng thời pseudoephedrin và loratadin bằng quang phổ đạo hàm bậc nhất Kết quả khảo sát LOR có giá trị quang phổ đạo hàm bậc nhất tuyến tính với nồng độ trong khoảng 5-50 µg/ml ở bước sóng 308,6 nm (R2 = 0,9996) và PSE hydroclorid có giá trị quang phổ đạo hàm bậc nhất tuyến tính với nồng độ trong khoảng 180-1000 µg/ml ở bước sóng 263 nm (R2 = 0,9994). Phương pháp có độ lặp lại cao với RSD = 1,32% (PSE hydroclorid) và RSD = 1,66% (với LOR); có độ 7 đúng cao (phần trăm tìm lại được của PSE hydroclorid từ 95,76% đến 103,54% và của LOR từ 97,27% đến 102,73%). Phương pháp được sử dụng để định lượng đồng thời PSE và LOR trong chế phẩm bào chế khi tiến hành nghiên cứu khảo sát xây dựng công thức bào chế viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg. 3.1.2. Kết quả khảo sát xây dựng phương pháp định lượng đồng thời pseudoephedrin và loratadin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao - Điều kiện sắc ký: Cột: Hypersil C18 BDS (250 x 4,6 mm, 5µm), nhiệt độ cột 250C; Pha động: ACN: MeOH: dung dịch Amoni dihydrophosphat 0,03M, pH 3,5 = 50:25:25; Thể tích tiêm mẫu: 20 µl ; Bước sóng phát hiện: λ= 210 nm. - Thẩm định phương pháp: tính thích hợp với hệ thống phân tích, có tính chọn lọc cao, khoảng tuyến tính rộng (6,28 µg/ml-167,42 µg/ml với PSE và 0,25 µg/ml-6,64 µg/ml với LOR), có độ đúng cao (tỷ lệ tìm lại từ 98 %-102 %) và độ chính xác cao (độ lặp lại cao với RSD ≤ 2,0% trong cùng ngày và khác ngày) . Phương pháp được sử dụng để đánh giá tiêu chuẩn chất lượng của của viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg bào chế được. 3.2. Kết quả khảo sát giải phóng dược chất của viên đối chiếu 3.2.1. Khảo sát quá trình giải phóng dược chất của viên đối chiếu và xây dựng mô hình bào chế cho viên nghiên cứu Khảo sát quá trình giải phóng dược chất của viên đối chiếu Clarinase trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8; xây dựng được mô hình bào chế cho viên nghiên cứu: bào chế viên PSE 60 mg GPKD 12 giờ theo cơ chế màng bao khuếch tán với tá dược kiểm soát giải phóng là zein; từ đó tiếp tục bào chế viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg bằng cách bao lớp màng giải phóng ngay chứa LOR 5 mg và PSE 60 mg lên viên PSE 60 mg GPKD. 8 3.2.2. Khảo sát quá trình giải phóng dược chất của phần lõi viên đối chiếu và xây dựng tiêu chuẩn hòa tan dự kiến cho viên pseudoephedrin 60 mg giải phóng kéo dài Tiến hành khảo sát quá trình giải phóng PSE từ phần lõi viên Clarinase (có chứa 60 mg PSE). Kết quả trên cho thấy phần lõi viên Clarinase có mô hình giải phóng dược chất PSE kéo dài. Dựa trên kết quả thử hòa tan của phần lõi viên Clarinase 60 mg PSE giải phóng kéo dài, dự kiến được tiêu chuẩn hòa tan cho viên PSE 60 mg GPKD. 3.3. Kết quả nghiên cứu bào chế viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin – Loratadin 3.3.1. Nghiên cứu bào chế viên pseudoephedrin 60 mg giải phóng kéo dài 3.3.1.1. Bào chế viên nhân pseudoephedrin 60 mg - Công thức (cho 1 viên): PSE hydroclorid: 60,0 mg; Lactose: 190,0 mg; Tinh bột mì: 30,0 mg; PVP K30/Ethanol 70% (10 mg/50 mg): vừa đủ; Magnesi stearat: 1,5 mg; Talc: 3,0 mg; Aerosil: 1,5 mg. - Đặc tính viên: hàm lượng PSE trung bình (%):101,34 ± 1,83 (so với yêu cầu 60 mg); Độ cứng (Kp) 9,34 ± 0,48; Độ mài mòn (%)0,09 ± 0,02; Đồng đều khối lượng (mg) 308,30 ± 2,5; Độ hòa tan sau 30 phút (% PSE) 87,13 ± 2,16. Viên nhân PSE 60 mg bào chế được đạt đầy đủ các chỉ tiêu yêu cầu chất lượng và thích hợp sử dụng làm viên nhân để bào chế viên bao PSE 60 mg GPKD 12 giờ. 3.3.1.2. Nghiên cứu màng bao giải phóng kéo dài Lựa chọn thành phần cơ bản màng bao: Polyme: zein; Chất hóa dẻo: PEG hoặc DBP; Chất tạo màu, chống dính, tăng độ dày cho màng bao: titan dioxyd, talc; Dung môi: hỗn hợp isopropanol : nước (8 : 2). 9 a. Khảo sát thành phần màng bao Viên M5 (công thức dịch bao CT5) có tỷ lệ zein (10% khối lượng viên nhân) và độ dày màng bao lớn nhất cho kết quả giải phóng dược chất tuyến tính với thời gian, đồ thị giải phóng dược chất của mẫu viên này tương đối hằng định. b. Khảo sát khoảng tỷ lệ polyme và chất hóa dẻo trong công thức dịch bao - Viên F2a (tỷ lệ zein 4%) có tốc độ và mức độ giải phóng dược chất nhanh, cao hơn so với viên Clarinase, khoảng tỷ lệ % (kl/kl) zein so với nhân được lựa chọn là 4 – 10%. - Công thức F2d sử dụng DBP làm chất hóa dẻo với tỷ lệ 12% cho bề mặt viên nhẵn, quá trình bao thuận tiện, khoảng tỷ lệ % (kl/kl) chất hóa dẻo so với zein được lựa chọn là 4 – 12%. c. Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức - Biến độc lập: tỷ lệ zein, loại chất hóa dẻo và tỷ lệ chất hóa dẻo. - Biến phụ thuộc: phần trăm PSE giải phóng từ viên tại các thời điểm lấy mẫu 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ. - Thiết kế thí nghiệm: theo mô hình hợp tử tại tâm bằng phần mềm MODDE 8.0 thiết lập được 20 công thức thí nghiệm. Bao màng theo 20 công thức, thử hòa tan các mẫu viên bào chế và tính các giá trị f2 tương ứng. - Tối ưu hóa công thức màng bao: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm Inform v3.1 cho công thức: Zein: 8,24% so với nhân (kl/kl); DBP: 4% zein (kl/kl); Talc: 10% zein (kl/kl); Titan dioxyd: 20% zein (kl/kl); Hỗn hợp dung môi isopropanol : nước (8:2) vừa đủ để pha dịch bao chứa 6% zein (kl/tt). 10 d. Khảo sát quá trình giải phóng dược chất từ viên pseudoephedrin 60 mg giải phóng kéo dài bào chế theo công thức tối ưu Bào chế viên PSE 60 mg GPKD bằng cách bao màng theo công thức màng bao tối ưu do phần mềm dự đoán (viên F3), kết quả thử hòa tan viên F3 so sánh với dự đoán của phần mềm và viên đối chiếu được trình bày tại bảng và hình sau: Bảng 3.25. Quá trình giải phóng PSE từ viên F3 (TB ± SD, n= 3) Công thức Dự đoán Tỷ lệ PSE giải phóng theo thời gian (%) 1 giờ 2 giờ 8,33 Viên (F3) 3 giờ 4 giờ 19,48 6 giờ 8 giờ 57,63 72,37 TB 9,89 13,13 17,91 33,21 59,59 76,29 SD 1,16 2,49 1,94 1,27 1,81 2,59 TB 10,86 17,52 21,84 31,59 50,71 72,51 SD 2,85 2,50 4,04 7,66 7,63 7,94 f2 70,64 59,30 % PSE giải phóng Lõi viên đối chiếu 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Viên đối chiếu Viên F3 0 1 2 3 Thời gian (giờ) 4 6 8 Hình 3.10. Đồ thị giải phóng dược chất theo thời gian của viên F3 và viên đối chiếu (± SD, n = 3) 11 Đồ thị giải phóng dược chất từ viên PSE 60 mg GPKD bào chế theo công thức tối ưu gần giống với phần lõi viên đối chiếu Clarinase (f2 = 59,30; quá trình giải phóng dược chất thu được từ thực nghiệm phù hợp với kết quả do phần mềm dự đoán (f2 = 70,64); công thức màng bao tối ưu dự đoán được chọn để bao viên PSE 60 mg GPKD. e. Đánh giá một số đặc tính của viên pseudoephedrin 60 mg giải phóng kéo dài bào chế được Độ cứng: 9,3 Kp ± 2,05); Độ mài mòn trung bình 0,67 ± 0,02 (< 1%); tỷ lệ chênh lệch khối lượng so với khối lượng trung bình (332,6 mg) nằm trong giới hạn cho phép (5%); đạt chỉ tiêu về độ đồng đều khối lượng; Hàm lượng trung bình viên F3 là 102,37±2,33 (so với yêu cầu 60 mg), nằm trong giới hạn cho phép (90 – 110%). Từ kết quả trên đề xuất được tiêu chuẩn viên PSE 60 mg GPKD. 3.3.2. Nghiên cứu bào chế viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin 120 mg - Loratadin 5 mg Viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg được bào chế từ viên nhân PSE 60 mg GPKD được bao lớp màng giải phóng ngay chứa hai dược chất PSE 60 mg và LOR 5 mg. - Lựa chọn thành phần lớp màng bao: Dược chất: PSE 60 mg; LOR 5 mg; Polyme: HPMC E6; Chất hóa dẻo: PEG 4000; Chất chống dính: Aerosil; talc; Dung môi: Ethanol 90%. - Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ HPMC E6 đến quá trình bao và khả năng rã của lớp màng bao: độ bền của màng và thời gian rã tăng tỷ lệ thuận theo tỷ lệ HPMC E6; tỷ lệ 22,8% HPMC E6/khối lượng màng cho kết quả màng bao mềm dẻo, có độ bền cơ học tốt, thời gian rã tương đối nhanh 5,5 phút được sử dụng cho các nghiên cứu sau. - Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất hóa dẻo PEG 4000: màng bao sử dụng 20% PEG 4000 có hình thức tốt, bề mặt mịn, độ bền tốt và 12 thời gian rã tương đối thấp (4,5 phút), tỷ lệ 20% PEG 4000 /khối lượng HPMC E6 được chọn sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo. - Đánh giá một số đặc tính của viên GPCKS PSE 120 mg - LOR 5 mg bào chế được: Khối lượng viên trung bình: TB ± SD = 465,5 ± 20,2 (mg); Hàm lượng viên trung bình: PSE hydroclorid (TB ± SD) = 121,25 ± 5,70 (mg), LOR (TB ± SD) = 5,50 ± 0,43 (mg); Kết quả so sánh độ hòa tan dược chất của hai chế phẩm như sau: % LOR giải phóng 110 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Viên bào chế Viên đối chiếu 0 Thời 30 gian (phút) 45 15 60 120 % PSE giải phóng Hình 3.13. Đồ thị giải phóng LOR theo thời gian viên bào chế và viên Clarinase 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Viên bào chế Viên đối chiếu 0 1 2 4 6 Thời gian (giờ) 8 10 12 Hình 3.14. Đồ thị giải phóng PSE theo thời gian của viên bào chế và viên Clarinase Kết quả cho thấy đồ thị giải phóng LOR và PSE của viên bào chế được tương tự viên đối chiếu với các giá trị của hệ số f2 = 53,9 (LOR) và f2 = 84,72 (PSE). 13 3.3.3. Công thức và qui trình bào chế viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin 120 mg – Loratadin 5 mg Công thức và qui trình bào chế viên gồm 3 giai đoạn chính được mô tả trong Sơ đồ các giai đoạn của qui trình bào chế viên GPCKS PSE 120 mg – LOR 5 mg (hình 3.15 của luận án): Bào chế viên nhân PSE 60 mg; Bao màng giải phóng kéo dài zein; Bao màng giải phóng ngay chứa 2 dược chất. 3.3.4. Xây dựng qui trình bào chế ở qui mô 4000 viên và đề xuất tiêu chuẩn chất lượng viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin 120 mg - Loratadin 5 mg 3.3.4.1. Kết quả nâng qui mô bào chế 4000 viên/lô Xây dựng công thức và qui trình bào chế qui mô 4000 viên/lô, khảo sát các thông số kỹ thuật và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng viên theo 3 giai đoạn: - Bào chế viên nhân PSE 60 mg: + Công thức 4000 viên: PSE hydroclorid: 240 g; Lactose: 760 g; Tinh bột mì: 120 g; PVP K30: 40 g; Ethanol 70%: 200 g; Magnesi stearat: 6 g; Tacl: 12 g; Aerosil: 6 g. + Thông số kỹ thuật: Giai đoạn trộn bột khô: thời gian trộn 9 phút với tốc độ đầu máy 350 vòng/phút; Giai đoạn tạo hạt: tốc độ xát hạt 100 vòng/phút; thời gian sấy hạt 15 phút; tốc độ dập viên 5 vòng/phút. - Đặc tính viên: hàm lượng PSE trung bình (%): 101,95 ± 4,13 (so với yêu cầu 60 mg); Độ cứng (Kp) 8,76 ± 0,65; Độ mài mòn (%) 0,16 ± 0,02; Đồng đều khối lượng (mg) 304,20 ± 3,52; Độ hòa tan sau 30 phút (% PSE) 89,26 ± 3,12. - Bao màng giải phóng kéo dài zein: + Công thức màng bao zein (cho 4000 viên): Zein: 98 g; DBP: 4 g; Talc: 10 g; Titan dioxyd: 4 g; Isopropanol : nước (8:2): 1600 ml. 14 + Thông số bao phim: nhiệt độ khí vào: 65 oC; tốc độ phun dịch: 6 ml/phút; nhiệt độ khí ra: 60 oC; tốc độ quay nồi bao: 9 vòng/phút; lưu lượng khí thổi vào: 10 m3/h; lưu lượng khí hút ra: 12 m3/h; áp suất vòi phun: 1,8 atm; đường kính vòi phun: 1,2 mm. + Đặc tính viên: Độ cứng (Kp) 8,76 ± 0,65; Độ mài mòn (%) 0,16 ± 0,02 ; Đồng đều khối lượng (mg) 362,80 ± 2,21; Hàm lượng PSE (%) 101,95 ± 4,13; Độ hòa tan (%) đạt tiêu chuẩn (sau 1 giờ: 10,22 ± 1,04; 3 giờ: 18,86 ± 2,94; 6 giờ: 50,17 ± 2,55; 8 giờ: 73,75 ± 0,93; 10 giờ: 82,41 ± 3,66) - Bao màng giải phóng ngay chứa 2 dược chất: + Công thức lớp màng bao giải phóng ngay (cho 4000 viên): PSE hydroclorid: 252,00 mg; LOR: 21,00 mg; HPMC E6: 90,00 mg; PEG 4000: 18,00 mg; Aerosil: 9,00 mg; Talc: 18,00 mg; Ethanol 90%: 1800,00 g. + Thông số bao phim: nhiệt độ khí vào: 60 oC; tốc độ phun dịch: 4,0 ml/phút; nhiệt độ khí ra: 50 oC; tốc độ quay nồi bao: 9 vòng/phút; lưu lượng khí thổi vào: 10 m3/h; lưu lượng khí hút ra: 12 m3/h; áp suất vòi phun: 1,8 atm; đường kính vòi phun: 1,2 mm. - Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng viên: Hình thức, định tính, đồng đều khối lượng: đạt yêu cầu; Định lượng: đạt yêu cầu về chỉ tiêu hàm lượng dược chất (LOR: 90% - 110%; PSE: 95% - 105%), chênh lệch không quá 5% so với hàm lượng ghi trên nhãn; Độ đồng đều hàm lượng (LOR): đạt yêu cầu (85% - 115%; chênh lệch với hàm lượng trung bình < 5%); Kết quả thử độ hòa tan cho thấy viên bào chế được có độ hòa tan đạt yêu cầu tại mọi thời điểm so với tiêu chuẩn cơ sở của viên đối chiếu Clarinase. Kết quả trình bày trong bảng sau: 15 Bảng 3.45. Kết quả thử độ hòa tan của chế phẩm Clatadin B (n= 6) Thời điểm 1 giờ % LOR % PSE giải phóng giải phóng Thời điểm 2 giờ % PSE giải phóng Thời điểm 5 giờ % PSE giải phóng Thời điểm 6 giờ % PSE giải phóng Lô 1 97,68±2,72 53,24±1,12 56,82±2,04 81,97±1,97 85,48±1,56 Lô 2 97,3 ± 2,16 53,31±1,22 57,79±1,15 81,72±2,25 86,36±2,13 Lô 3 96,18±1,69 53,44±0,81 57,03±0,94 81,99±2,18 85,96±1,19  65 %  80 % Lô Yêu cầu  80%  40%;  60%  65% 3.3.4.2. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng cho viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin 120 mg – Loratadin 5 mg Dựa trên tham khảo tài liệu Tiêu chuẩn cơ sở của viên Clarinase [63], căn cứ kết quả kiểm nghiệm chế phẩm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Phụ lục 3) và đề xuất tiêu chuẩn chất lượng chế phẩm, xây dựng Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của viên Clatadin B và được thẩm định tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. 3.3.5. Đánh giá độ ổn định viên giải phóng có kiểm soát Pseudoephedrin 120 mg – Loratadin 5 mg - Theo dõi sự thay đổi về tính chất: Hình thức, định tính và đồng đều hàm lượng (LOR) của viên Clatadin B bảo quản 12 tháng ở điều kiện thực và 6 tháng điều kiện lão hóa cấp tốc hầu như không thay đổi so với ban đầu và đạt yêu cầu chất lượng đã đề ra. - Theo dõi sự thay đổi hàm lượng dược chất: ở điều kiện bảo quản thực hàm lượng dược chất PSE và LOR giảm rất ít theo thời gian bảo quản và đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đề xuất. Ở điều kiện lão hóa cấp tốc, hàm lượng cả 2 dược chất giảm tương đối mạnh (khoảng xấp xỉ 10%), tuy nhiên hàm lượng LOR vẫn đạt yêu cầu chất lượng. Ngoại suy bằng phần mềm Minitab 17, kết quả dự đoán tuổi thọ của thuốc với chỉ tiêu này là hơn 26 tháng 16 - Theo dõi sự thay đổi độ hòa tan: Ở cả hai điều kiện bảo quản, viên đều đạt tiêu chuẩn về độ hòa tan. So sánh với yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng đã đề xuất, sơ bộ kết luận viên Clatadin B đạt chỉ tiêu về độ hòa tan trong thời gian theo dõi. Xử lý số liệu bằng phần mềm Minitab 17, dự đoán tuổi thọ của chế phẩm theo tiêu chuẩn này có thể là hơn 26 tháng. - Dự đoán tuổi thọ của thuốc: Tuổi thọ dự đoán của thuốc theo tiêu chuẩn hàm lượng và độ hòa tan dược chất là 26 tháng. Tuy nhiên do có sự thay đổi của hàm lượng dược chất đáng kể sau 6 tháng bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc, cho nên theo hướng dẫn của ASEAN chỉ có thể dự đoán được tuổi thọ của chế phẩm là 18 tháng. 3.4. Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng 3.4.1. Đánh giá sinh khả dụng in vitro Căn cứ vào kết quả về độ hòa tan in vitro của của chế phẩm thử (viên Clatadin B) và chế phẩm đối chiếu (viên Clarinase), để so sánh đồ thị giải phóng dược chất giữa hai chế phẩm tính hệ số f2, kết quả được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.49. Kết quả đánh giá hệ số tương đồng f2 Môi trường pH 1,2 f2 Môi trường pH 4,5 Môi trường pH 6,8 PSE LOR PSE LOR PSE LOR 61,40 70,46 56,38 55,20 52,68 - Trong cả 3 môi trường đều có sự tương đồng về giải phóng dược chất giữa chế phẩm thử và chế phẩm đối chiếu (f2 > 50). 3.4.2. Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng in vivo 3.4.2.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng dược chất trong huyết tương chó - Xây dựng phương pháp: Chất chuẩn nội: domperidol; Cột sắc ký Shimpark UPLC C18 (50mm x 3,0mm; 2,1µm); nhiệt độ cột 17 30ºC; pha động ACN:dung dịch acid formic 0,05% (70:30); lưu lượng dòng 200 µl/phút; thể tích tiêm mẫu 10 µl; kiểu khối phổ MS/MS, m/z ion mẹ/ion con LOR, PSE và DOM: 383,17/259,17; 166,04/117,06 và 426,17/175,08; Xử lý mẫu: chiết lỏng-lỏng bằng hỗn hợp diethyl ether:cloroform (8:2). - Thẩm định: Tính chọn lọc cao (m/z LOR, PSE và DOM: 383,17/259,17; 166,04/117,06 và 426,17/175,08); Khoảng nồng độ tuyến tính rộng (LOR 0,2-50 ng/ml, r = 0,9983), PSE 10-2550 ng/ml, r = 0,9995); Giới hạn định lượng dưới nhỏ (LOR và PSE là 0,2 ng/ml và 10 ng/ml); độ đúng cao (LOR: 102,06%-107,60%, PSE: 92,62%02,30%); độ chính xác tốt (RSD của LOR dưới 10% và của PSE dưới 6%); Tỷ lệ thu hồi hoạt chất ở ba khoảng nồng độ đạt yêu cầu (DOM: 97%, LOR: 93% và PSE: 53%). Dược chất ổn định trong các điều kiện bảo quản 6 giờ ở nhiệt độ phòng và sau 15 ngày ở -400C. 3.4.2.2. Đánh giá sinh khả dụng viên Clatadin B trên chó thí nghiệm Kết quả kiểm nghiệm trước khi tiến hành đánh giá SKD hai chế phẩm Thử và Chứng cho thấy 2 mẫu đều đạt theo tiêu chuẩn chất lượng theo qui định, hàm lượng của hai chế phẩm chênh lệch nhau không quá 5,0% do đó khi tính toán kết quả không cần hiệu chỉnh. - Định lượng dược chất trong huyết tương chó: Thực nghiệm được tiến hành trên 12 chó, theo mô hình chéo 2 giai đoạn, mù đôi. Từ kết quả định lượng vẽ được đường cong biến thiên theo thời gian của nồng độ PSE và LOR trung bình trong máu 12 chó như sau: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan