Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm chứa ...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm chứa liposome doxorubicin

.DOC
184
320
73

Mô tả:

BÔÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÔÔ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ---------------KHÁNH THỊ NHI NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN KHỐI U THỰC NGHIỆM THUỐC TIÊM LIPOSOME DOXORUBICIN LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC HÀ NỘI - NĂM 2017 BÔÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÔÔ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ----------------------KHÁNH THỊ NHI NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN KHỐI U THỰC NGHIỆM THUỐC TIÊM LIPOSOME DOXORUBICIN Chuyên ngành : Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc Mã số : 62 72 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ 2.PGS.TS.Nguyễn Minh Chính HÀ NỘI - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Khánh Thị Nhi LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt và biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Phạm Thị Minh Huệ PGS. TS. Nguyễn Minh Chính Những người Thầy đã tận tình trang bị cho tôi kiến thức quý báu trong chuyên môn, nghề nghiệp cũng như trong nghiên cứu khoa học. Các Thầy đã luôn bên tôi, động viên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cám ơn chân thành tới: Ban Giám đốc, phòng Sau đại học, các Thầy Cô Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Dược, Bộ môn Sinh Lý Bệnh, Bộ môn Dược Lý - Học viện Quân Y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trinh học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các Thầy, Cô Bộ môn Bào chế Trường đại học Dược Hà Nội, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới Trung tâm Y Tế Hoài Đức Hà Nội, sở Y tế Hà Nội, các anh/chị đồng nghiệp, người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Ngày tháng năm 2017 Khánh Thị Nhi MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Ký hiệu viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương1.TỔNG QUAN 3 1.1.Đại cương về doxorubicin........................................................................3 1.1.1. Đặc điểm hóa lý: 1.1.2. Độ ổn định 3 4 1.1.3. Cơ chế tác dụng 6 1.1.4. Các dạng bào chế của doxorubicin 6 1.1.5. Dược động học8 1.1.6. Chỉ định 9 1.1.7. Độc tính 10 1.1.8. Liều lượng 11 1.2. Đại cương về liposome.........................................................................12 1.2.1. Khái niệm 12 1.2.2. Phân loại liposome 13 1.2.3. Ưu, nhược điểm của liposome 15 1.2.4. Nguyên liệu bào chế liposome 16 1.2.5. Phương pháp bào chế liposome 18 1.2.6. Đánh giá liposome 21 1.3. Các nghiên cứu về liposome doxorubicin.............................................26 1.3.1. Nghiên cứu bào chế 26 1.3.2. Đánh giá tác dụng in vivo 33 Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU,THIẾT BỊ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Nguyên vật liệu.....................................................................................38 2.2. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu.............................................................39 2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................40 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................41 2.4.1. Phương pháp bào chế 41 2.4.2. Phương pháp đánh giá các đặc tính liposome doxorubicin 45 2.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng thuốc tiêm liposome doxorubicin 51 2.4.4. Phương pháp đánh giá tác dụng của liposome doxorubicin trên khối u động vật 52 2.5. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................55 2.6. Điều kiện thí nghiệm.............................................................................56 2.7. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57 3.1. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng doxorubicin.....................57 3.1.1. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS 57 3.1.2. Phương pháp HPLC 61 3.2. Kết quả xây dựng công thức bào chế liposome doxorubicin...............64 3.2.1. Bố trí thí nghiệm 64 3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ các thành phần đến đặc tính của liposome doxorubicin 66 3.3. Kết quả xây dựng qui trình bào chế liposome doxorubicin..................76 3.3.1. Bào chế liposome chưa mang dược chất 76 3.3.2. Quá trình đưa dược chất vào liposome 84 3.4. Kết quả bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin...............................92 3.5. Kết quả đề xuất tiêu chuẩn và đánh giá độ ổn định của thuốc tiêm liposome doxorubicin...................................................................................96 3.5.1. Đề xuất tiêu chuẩn 96 3.5.2. Đánh giá độ ổn định 98 3.6. Kết quả đánh giá tác dụng của thuốc tiêm liposome doxorubicin trên khối u động vật thực nghiệm......................................................................103 3.6.1. Đánh giá trên chuột nhắt mang tế bào ung thư Sacoma TG 180 103 3.6.2. Đánh giá tác dụng trên khối u chuột thiếu hụt miễn dịch mang tế bào ung thư tiền liệt tuyến 109 Chương 4: BÀN LUẬN 112 4.1. Phương pháp bào chế liposome...........................................................112 4.1.1. Bào chế liposome chưa mang dược chất 112 4.1.2. Giảm và đồng nhất kích thước liposome 113 4.1.3. Đưa dược chất vào liposome 116 4.2. Xây dựng công thức bào chế liposome doxorubicin..........................120 4.2.1. Tỷ lệ các lipid 120 4.2.2. Tỷ lệ lipid / doxorubicin 121 4.3. Phương pháp đánh giá liposome........................................................124 4.3.1. Phương pháp định lượng hàm lượng dược chất 124 4.3.2. Phương pháp đánh giá phân bố kích thước tiểu phân 125 4.3.3. Phương pháp đánh giá hình thái cấu trúc 125 4.3.4. Đánh giá giải phóng dược chất từ liposome 126 4.3.5. Độ ổn định liposome 127 4.3.6. Về đánh giá tác dụng trên khối u 128 KẾT LUẬN..................................................................................................132 ĐỀ XUẤT.....................................................................................................133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNHĐÃCÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦAĐỀ TÀI LUẬN ÁN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT 1 Viết tắt ADN Từ/cụm từ đầy đủ Acid Deoxyribonucleic 2 ARN Acid ribonucleic 3 BP Bristish Pharmacopoeia ( Dược điển Anh) 4 CHF Congestive heart failure (Suy tim sung huyết ) 5 CHL Cholesterol 6 CS Cộng sự 7 DC Dược chất 8 ĐCSH Đối chứng sinh học 9 ĐCUT Đối chứng ung thư 10 DĐVN Dược điển Việt Nam 11 DOPE Dioleoylphosphatidyl ethanolamin 12 DDAB Dimethyldioctadecylammonium bromid 13 DOX Doxorubicin hydroclorid 14 DPPC Dipalmitoylphosphatidylcholin 15 DPPE 1,2-Dihexadecanoyl-sn-glycero-3-phosphoethanolamin 16 DPPS 1,2-Dihexadecanoyl-sn-glycero-3-phospho-L-serin 17 DSPA 1,2-Distearoyl-sn-Glycero-3-Phosphoric acid 18 DSPC Distearoyl phosphatidylcholin 19 DSPE Distearoyl phosphatidylethanolamin 20 DSPE–PEG Distearoyl phosphoethanolamin polyethylene glycol 21 DSPG Distearoyl Phosphatidyl glycerol 22 EPC Egg-derived phosphatidylcholin 23 EPG Egg-derived phosphatidylglycerol TT 24 Viết tắt EurPh Từ/cụm từ đầy đủ European Pharmacopoeia ( Dược điển Châu Âu) 25 FDA Food and Drug Administration ( Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) 26 HEPES N-2- hydroxyethylpiperazine-N’-2-ethanesulfonic acid 27 HER2 /neu Human Epidermal Growth Factor Receptor 2 (Thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì) 28 HPC Hydrogenated phosphatidylcholin 29 HPI Hydrogenated phosphatidylinositol 30 HPLC High-performance liquid chromatography (Sắc kí lỏng hiệu năng cao) 31 KHV Kính hiển vi 32 KTTP Kích thước tiểu phân 33 LUV Large unilamellar vesicle ( Liposome đơn lớp lớn) 34 LVEF Left ventricular ejection fraction (Thể tích tống máu thất trái) 35 MLV Multilamellar vesicle (Liposome nhiều lớp đồng trục ) 36 MVV Multivesicular (Liposome kép ) 37 NĐ Nồng độ 38 NST Nhiễm sắc thể 39 PC Phosphatidyl cholin 40 PDI polydispersity index (Chỉ số đa phân tán) 41 PEG Polyethylenglycol 42 PI Phosphatidyl inositol 43 PTFE Polytetrafluoroethylene Teflon 44 RSD Relative Standard deviation ( Độ lệch chuẩn tương đối) 45 SD Standard deviation (Độ lệch chuẩn ) TT 46 Viết tắt SPC Từ/cụm từ đầy đủ Soy phospatidyl cholin (Phosphatidyl cholin dầu đậu tương ) 47 SUV Small unilamellar vesicle (Liposome đơn lớp nhỏ) 48 TB Trung bình 49 TBUT Tế bào ung thư 50 TCCS Tiêu chuẩn cơ sở 51 TEM Transmission electron microscopy (Kính hiển vi điện tử truyền qua) 52 TKHH Tinh khiết hóa học 53 Tf Nhiệt chảy hoàn toàn 54 Tm melting temperature (Nhiệt chảy lỏng) 55 USP United State Pharmacopoeia (Dược điển Mỹ ) 56 µ Cường độ ion DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Một số phương pháp định lượng doxorubicin 4 1.2 Một số chế phẩm thuốc tiêm chứa doxorubicin trên thị trường 7 1.3 Phân loại liposome trên cơ sở kích thước và số lớp 14 1.4 Mốt số đặc tính của phospholipid dùng bào chế liposome 17 1.5 Tổng hợp một số nghiên cứu về liposome tuần hoàn lâu trong máu và hướng đích 29 2.1 Nguyên vật liệu chính dùng trong nghiên cứu 38 3.1 Mật độ quang các mẫu dung dịch doxorubicin ở bước sóng 482 nm có và không có tá dược 58 3.2 Mối tương quan giữa mật độ quang ở các bước sóng và các pH khác nhau với nồng độ doxorubicin 59 3.3 Kết quả kiểm tra độ lặp lại của phương pháp định lượng bằng đo quang phổ hấp thụ UV-VIS 60 3.4 Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ doxorubicin 61 3.5 Độ lặp lại của phương pháp định lượng bằng HPLC 62 3.6 Kết quả khảo sát độ thích hợp của hệ thống sắc ký 62 3.7 Kết quả khảo sát độ đúng 63 3.8 Các công thức bào chế liposome doxorubicin 65 3.9 Hàm lượng và hiệu suất liposome hóa của các mẫu liposome 66 3.10 Tỷ lệ giải phóng dược chất từ các mẫu liposome DOX (pH 7,4) 67 Bảng Tên bảng Trang 3.11 Tỷ lệ giải phóng dược chất của các mẫu liposome DOX (pH 5,5) 68 3.12 Kết quả đánh giá kích thước tiểu phân của các mẫu 69 3.13 Kết quả đánh giá kích thước tiểu phân của các mẫu sau 4 tuần bảo quản 72 3.14 Hiệu suất liposome hóa của các mẫu sau 4 tuần và mới bào chế 3.15 Tỷ lệ giải phóng dược chất ( %) liposome DOX sau 4 tuần bảo quản tại pH 7.4 74 3.16 Tỷ lệ giải phóng dược chất ( %) liposome DOX sau 4 tuần bảo quản tại pH 5,5 75 3.17 Phân bố kích thước hệ liposome ở các điều kiện siêu âm khác nhau 78 3.18 Phân bố kích thước hệ liposome khi siêu âm thể tích nhỏ ( 10 ml) 79 3.19 Các qui trính nén /đẩy qua màng 82 3.20 Sự phân bố KTTP phụ thuộc vào qui trình nén/đẩyqua màng 83 3.21 Hiệu suất liposome hóa của doxorubicin ủ ở 50⁰C 85 3.22 Hiệu suất liposome hóa của doxorubicin ủ trong 30 phút 87 3.23 Hiệu suất liposome hóa doxorubicin theo phương pháp thẩm tích 3 lần đệm HEPES 88 3.24 Hiệu suất liposome hóa doxorubicin theo số lần đổi đệm tiếp tuyến 89 73 Bảng Tên bảng Trang 3.25 Hiệu suất liposome hóa doxorubicin theo phương pháp đổi đệm bằng lọc tiếp tuyến 90 3.26 KTTP liposome trước và sau khi gắn doxorubicin 91 3.27 Thời gian hòa tan DOX và hiệu xuất liposome hóa khi sử dụng dược chất đông khô 94 3.28 So sánh các chỉ tiêu chất lượng giữa liposome dox bào chế với chế phẩm Lipodox 96 3.29 Theo dõi độ ổn định và một số chỉ tiêu của thuốc tiêm liposome doxorubicin ở điều kiện dài hạn 99 3.30 Theo dõi độ ổn định và một số chỉ tiêu của thuốc tiêm liposome doxorubicin ở điều kiện phòng thí nghiệm 101 3.31 Tỷ lệ chuột mang u dưới da sống sót sau 30 ngày 103 3.32 Thời gian sống trung bình chuột mang u dưới da sau 30 ngày 104 3.33 Khối lượng u dưới da của chuột sau 30 ngày 105 3.34 Thể tích khối u dưới da của chuột sau 30 ngày 106 3.35 Khối lượng khối u cơ trung bình của chuột sau 30 ngày 107 3.36 Thể tích khối u cơ của chuột sau 30 ngày 108 3.37 Kích thước khối u UTTTL người ở các nhóm 110 4.1 Các hê Ô đê Ôm được sử dụng để bào chế hỗn dịch liposome DOX 123 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Sự phân hủy doxorubicin trong môi trường acid 5 1.2 Cấu tạo vỏ liposome 13 1.3 Các loại liposome 14 2.1 Cơ chế đổi đệm của hệ lọc tiếp tuyến 43 2.2 Cơ chế đổi đệm của phương pháp thẩm tích 43 2.3 Mô tả quá trình thẩm tích để tách doxorubicin tự do trong mẫu liposome 49 3.1 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa mâ Ôt đô Ô quang ở các bước sóng và các pH khác nhau với nồng đô Ô doxorubicin 59 3.2 Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ doxorubicin 61 3.3 Đồ thị biểu diễn các chỉ số PDI và Z-average hệ liposome của các mẫu 70 3.4 Hình ảnh chụp TEM của liposome doxorubicin bào chế theo công thức A3.2 71 3.5 Đồ thị so sánh các chỉ số PDI và Z-average của các mẫu liposome sau 4 tuần và mới bào chế 73 3.6 Hình ảnh chụp bề mặt soi âm bản của mẫu liposome sau siêu âm 81 3.7 Hình ảnh chụp cắt ngang của mẫu liposome sau siêu âm 82 3.8 Hình ảnh chụp TEM của liposome khi sử dụng các phương pháp giảm KTTP khác nhau 84 3.9 Sơ đồ bào chế lọ chứa bô Ôt doxorubicin đông khô 93 Hình Tên hình Trang 3.10 Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn của qui trình bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin 95 3.11 Tỷ lệ chuột mang khối u dưới da sống sót sau 30 ngày 103 3.12 Thời gian sống trung bình chuột mang u dưới da sau 30 ngày 104 3.13 105 Khối lượng khối u dưới da của chuột sau 30 ngày 3.14 Thể tích khối u dưới da của chuột sau 30 ngày 106 3.15 Khối lượng khối u cơ trung bình của chuột sau 30 ngày 107 3.16 Thể tích khối u cơ của chuột sau 30 ngày 108 3.17 Diễn biến kích thước khối u trên chuột 110 3.18 Trọng lượng chuột ở các nhóm điều trị 111 4.1 Cơ chế tăng thấm thuốc từ tuần hoàn vào vùng u 114 4.2 Cơ chế đưa doxorubicin hydroclorid vào trong liposome bằng 117 pH-gradient 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ những năm 50 của thế kỷ XX, doxorubicin (DOX) đã được phát hiện, phân lập từ chủng vi khuẩn Streptomyces peucetius var. caesius và được ứng dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh ung thư. Hiện nay, doxorubicin có thể được bán tổng hợp từ daunorubicin và được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc điều trị ung thư thuộc nhóm kháng chuyển hóa khác, doxorubicin có rất nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là độc tính gây suy tủy, làm thiếu bạch cầu, giảm tiểu cầu, làm rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, hiện nay, thuốc tác dụng tại đích để điều trị bệnh ung thư là sự lựa chọn thích hợp để tăng cường hiệu quả của thuốc tại các khối u và giảm độc tính ở các tế bào lành. Một trong những hệ đưa thuốc tại đích đang được chú trọng phát triển trong bào chế hiện đại là dạng thuốc liposome. Đây là dạng thuốc có nhiều ưu điểm trong quá trình vận chuyển, phân bố, kiểm soát giải phóng và tăng sinh khả dụng của dạng thuốc. Ưu điểm đặc biệt của liposome sử dụng trong điều trị ung thư là các phân tử thuốc sẽ đi nhiều vào khối u, giải phóng thuốc và hạn chế thuốc đến các mô lành. Nhờ sự phát triển của công nghệ nano, trên thế giới đã có một vài hãng sản xuất nanoliposome doxorubicin và được ứng dụng trong lâm sàng như các biệt dược: Doxil, Caelyx, LipoDox,…[41] với nhiều cải tiến về mặt bào chế nhằm nâng cao sinh khả dụng và giảm độc tính. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về liposome chưa nhiều, chưa có chế phẩm nào được đưa vào sản xuất. Hiện nay, dạng bào chế liposome đang được chú trọng phát triển và có tiềm năng lớn cho tương lai. Vì vậy nghiên cứu liposome doxorubicin là vấn đề cấp thiết nhằm phát triển một thế hệ thuốc mới cho ngành Dược Việt Nam. 2 Với lý do trên, đề tài luận án: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng trên khối u thực nghiệm thuốc tiêm liposome doxorubicin” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Bào chế được thuốc tiêm liposome doxorubicin 2mg/ml ở quy mô phòng thí nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá được độ ổn định của chế phẩm. 2. Đánh giá được tác dụng của thuốc tiêm liposome doxorubicin trên khối u chuột thực nghiệm. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu xây dựng công thức và qui trình bào chế liposome doxorubicin bằng phương pháp hydrat hóa film. 2. Đánh giá được các đặc tính của liposome doxorubicin để tiêu chuẩn hóa liposome doxorubicin và thuốc tiêm liposome doxorubicin. 3. Đánh giá đô ô ổn định của thuốc tiêm liposome doxorubicin 2mg/ml. 4. So sánh hiệu quả kháng u của thuốc tiêm doxorubicin bào chế được và thuốc đối chiếu trên động vật thực nghiệm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về doxorubicin Công thức cấu tạo: - Công thức phân tử: C27H29NO11.HClKhối lượng phân tử: 579,99 Tên khoa học: (8S,10S)-10-{(3-Amino-2,3,6-trideoxy-α-L-lyxo-hexo pyranosyl) oxy}-7,8,9,10-tetrahydro-6,8,11-trihydroxy-8-(2-hydroxyacetyl) -1-methoxy-5,12-naphthacen-dion[133]. 1.1.1. Đặc điểm hóa lý Tính chất: Ở điều kiện thường doxorubicin hydroclorid tồn tại dưới dạng tinh thể hay bột vô định hình màu vàng cam, không mùi. Điểm nóng chảy 230oC. Dung dịch 5mg/ml có pH từ 4-5,5. Hằng số phân ly pKa 1 = 7,34 (phenol); pKa2 = 8,46 (amin); pKa3 = 9,46 (ester). Tan trong nước (50 mg/ml ở 25oC), methanol, acetonitril, tetrahydrofuran. Không tan trong cloroform, aceton, ethyl ether, benzene, ether dầu hỏa [133]. Trong methanol hấp thụ ở bước sóng 233, 252, 288, 479, 496, 529 nm. Dung dịch nước có màu vàng cam với pH acid, màu đỏ da cam tại môi trường trung tính, và màu tím màu xanh ở pH > 9. Với các đặc tính trên, có thể áp dụng định lượng doxorubicin bằng phương pháp quang phổ UV-vis hoặc HPLC với detector tử ngoại hoặc huỳnh quang [131] (bảng 1.1). 4 Bảng 1.1. Một sốố phương pháp định lượng doxorubicin Phương pháp Áp dụng Tài liệu định lượng tham khảo Đo quang ở bước sóng Đánh giá giải phóng dược chất từ [15],[79],[133]. 234, 282, 285. HPLC, detector tử các hệ mang thuốc. Định lượng dược chất trong một số [14],[22], [131] ngoại dạng bào chế: thuốc tiêm dung dịch, bột đông khô, liposome. HPLC, detector huỳnh Định lượng dược chất tại khối u, tại [16],[144] quang các tổ chức. 1.1.2. Độ ổn định Ảnh hưởng của pH: Doxorubicin có khả năng biến đổi thành các dẫn chất: doxorubicinon; 9carboxydoxorubicin; 7,8 ,10,9 ,dehydrodoxorubicinon; 7,8- dehydro-desacetyl - daunorubicinon do các tác nhân: acid mạnh, ion kim loại, kiềm. Ở pH 9,0 và 10,0 DOX bị phân hủy nhanh chóng. Sự phân hủy có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường thông qua sự thay đổi màu sắc dung dịch từ màu đỏ đến màu xanh-tím và cuối cùng là phân hủy hoàn toàn [34] .Công thức của doxorubicin có nhóm NH 2 có khả năng bị proton hóa và 2 nhóm OH có khả năng tách proton. Do đó trong dung dịch, doxorubicin có thể tồn tại ở các dạng: phân tử trung hòa, ion lưỡng cực, anion và cation. So sánh với các glycoside khác, ví dụ ginsenosid, trong công thức thiếu một nhóm chức amin so với doxorubicin, cho thấy rằng doxorubicin ổn định hơn trong dung dịch acid. Dược chất tương đối ổn định trong môi trường pH < 4. Doxorubicin hydrochlorid bền trong dung dịch có pH gần 4,0. Trong môi trường acid với pH trên 4, DOX có thể bị phân hủy như sau:[133]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất