Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm đến một số đặc điểm...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm đến một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng xuất thịt của giống gà ta chọn lọc md1.bđ

.PDF
86
1
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ĐẶNG THỊ NHƢ QUỲNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN CÓ BỔ SUNG LÚA NẢY MẦM ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GIỐNG GÀ TA CHỌN LỌC MD1.BĐ Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã ngành: 8420114 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thanh Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Định, tháng 9 năm 2022 Tác giả Đặng Thị Nhƣ Quỳnh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1 Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 4 1.1.1 Phân loại động vật và nguồn gốc đối tƣợng nghiên cứu: ..................... 4 1.1.2 Đặc điểm di truyền của gà .................................................................... 5 1.1.3 Nguồn gốc của giống gà MD1.BĐ ....................................................... 7 1.1.4 Đặc điểm của lúa nảy mầm ................................................................. 8 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................ 12 1.2.1 Tình hình sản xuất chăn nuôi gà trên thế giới và Việt Nam ............... 12 1.2.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trƣởng và các yếu tố ảnh hƣởng. . 16 1.2.3. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và các yếu tố ảnh hƣởng. ................................................................................................... 24 1.2.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu mức độ tiêu tốn thức ăn. ....................... 28 1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 28 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 28 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................... 30 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 33 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 33 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 33 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 33 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 33 2.4.1. Phƣơng pháp ủ lúa nảy mầm. ............................................................ 33 2.4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm .......................................................... 34 2.4.3. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ................................. 37 2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................. 43 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 44 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi ........................................................ 44 3.1.1. Nhiệt độ ............................................................................................. 44 3.1.2. Độ ẩm ................................................................................................ 44 3.2. Ảnh hƣởng của khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm đến tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ. ............... 45 3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ từ một ngày tuổi tới 16 tuần tuổi của 2 lô thí nghiệm ..................................................... 45 3.2.2. Sinh trƣởng của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ từ một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi ........................................................................................... 46 3.3. Xác định năng xuất và chất lƣợng thịt của giống gà ta chọn lọc MD1. BĐ khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm và thức ăn công nghiệp. ...... 55 3.3.1. Năng suất thịt của gà ta chọn lọc MD1.BĐ khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm và thức ăn công nghiệp ................................... 55 3.3.2. Một số chỉ tiêu về thành phần hóa học của thịt gà ta chọn lọc MD1.BĐ khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm và thức ăn công nghiệp. ................................................................................................ 57 3.3.3. Một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt của gà ta chọn lọc MD1. BĐ khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm và thức ăn công nghiệp. ....... 58 3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn ở 2 nghiệm thức thí nghiệm........................... 60 3.4.1. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm .............................. 60 3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ .......... 61 3.4.3. Chi phí thức ăn cho 1 gà thí nghiệm.................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 66 1. Kết luận....................................................................................................... 66 2. Đề nghị ....................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 68 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CN : Công nguyên Cs : Cộng sự ĐC : Đối chứng HQSDTA : Hiệu quả sử dụng thức ăn FAO : Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc SS : Sơ sinh TAHH : Thức ăn hỗn hợp TN : Thí nghiệm TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng của một số giống lúa ........................................... 9 Bảng 1.2 Sự thay đổi hàm lƣợng protein trong quá trình nảy mầm của một số giống lúa ...................................................................................................11 Bảng 1.3. Tốc độ sinh trƣởng của lúa mầm .............................................................12 Bảng 1.4 Tình hình sản xuất và thƣơng mại thịt toàn cầu .......................................12 Bảng 1.5: Tỷ lệ tiêu thụ thịt bình quân các loại/ đầu ngƣời (Kg/ngƣời/năm) ........13 Bảng 1.6. Tổng đàn gia cầm, sản lƣợng thịt, trứng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 .................................................................................... 14 Bảng 1.7. Sản lƣợng gà ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020...................................15 Bảng 2.1. Mô tả thí nghiệm nuôi gà giai đoạn từ 01 ngày tuổi tới 16 tuần tuổi.....34 Bảng 2.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn công nghiệp sử dụng trong nghiên cứu ................................................................................................36 Bảng 3.1. Nhiệt độ chuồng nuôi gà theo từng giai đoạn .........................................44 Bảng 3.2: Tỉ lệ sống của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ từ một ngày tuổi tới 16 tuần tuổi ....................................................................................................46 Bảng 3.3: Kích thƣớc các chiều đo cơ thể gà trống tại thời điểm 16 tuần tuổi ......47 Bảng 3.4: Kích thƣớc các chiều đo cơ thể gà mái tại thời điểm 16 tuần tuổi .........47 Bảng 3.5: Kích thƣớc các chiều đo cơ thể gà tại thời điểm 16 tuần tuổi ................47 Bảng 3.6: Khối lƣợng (g) của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ từ 1-6 tuần tuổi.....48 Bảng 3.7: Khối lƣợng (g) của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ từ 8 -16 tuần tuổi. 49 Bảng 3.8: Sinh trƣởng tuyệt đối A (g/con/ngày) của của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ ở 2 lô thí nghiệm .....................................................................52 Bảng 3.9: Sinh trƣởng tƣơng đối R (%) của gà từ 0 – 16 tuần tuổi ........................54 Bảng 3.10: Kết quả một số chỉ tiêu năng suất thịt của gà ta chọn lọc MD1. thời điểm 16 tuần tuổi......................................................................................56 Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu thành phần hóa học của thịt gà ta chọn lọc MD1.BĐ ở 16 tuần tuổi ............................................................................................57 Bảng 3.12: Kết quả một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt của gà ta chọn lọc MD1.BĐ thời điểm 16 tuần tuổi. .............................................................................59 Bảng 3.13: Lƣợng thức ăn thu nhận (g/con/ngày) của gà MD1.BĐ từ sơ sinh đến 7 tuần tuổi. .........................................................................................60 Bảng 3.14: Lƣợng thức ăn thu nhận (g/con/ngày) của gà MD1.BĐ từ 8 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi.................................................................................61 Bảng 3.15: Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà ta chọn lọc MD1.BĐ giai đoạn từ một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi. ...............................................................62 Bảng 3.16. Chi phí thức ăn cho 1 gà thí nghiệm......................................................64 Bảng 3.17. Sơ bộ hạch toán thu, chi cho 1 gà thí nghiệm (VNĐ) ..........................64 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Sự phát triển số lƣợng đàn gia cầm từ 2010 - 2020 .................... 14 Biểu đồ 1.2 Sự phát triển số lƣợng gà từ năm 2015 - 2020 ............................ 15 Biểu đồ 3.1: Khối lƣợng bình quân của gà qua các tuần tuổi ....................... 51 Biểu đồ 3.2: Đồ thị tăng trƣởng khối lƣợng của gà qua các tuần tuổi........... 51 Biểu đồ 3.3: Tăng trƣởng tuyệt đối của gà (g/con/ngày) từ sơ sinh – 16 tuần tuổi ........................................................................................ 53 Biểu đồ 3.4: Tăng trƣởng tuyệt đối trung bình của 2 lô thí nghiệm ............. 53 Biểu đồ 3.5: Tăng trƣởng tƣơng đối R (%) của gà từ 0 – 16 tuần tuổi ........... 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ ở góc độ phát triển kinh tế, an ninh lƣơng thực, mà còn là công ăn việc làm, sinh kế của hàng chục triệu hộ nông dân. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, với chủ trƣơng đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách, phát động phong trào trong chăn nuôi. Đặc biệt, triển khai Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008-2018 đã góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực đƣa chăn nuôi Việt Nam phát triển và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Sản lƣợng, năng suất của ngành chăn nuôi luôn thuộc top đầu trong khối nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu các loại thực phẩm thiết yếu nhƣ thịt, trứng, sữa... cho tiêu dùng trong nƣớc và gia tăng xuất khẩu [2]. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của thị trƣờng trong nƣớc và khu vực tiếp tục tăng cao do sự gia tăng dân số và tăng trƣởng kinh tế. Năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đƣợc nâng cao đáng kể, một mặt giúp tăng năng suất, hạ giá thành, một mặt tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta, cũng nhƣ ở các nƣớc trên thế giới, vì đó là một ngành cung cấp nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lƣợng tốt cho con ngƣời. Ở Việt Nam, gà đƣợc nuôi rộng rãi ở hầu hết các địa phƣơng. Các giống gà công nghiệp, do đƣợc chọn và nhân giống hiện đại (nhân giống theo dòng), đƣợc chăn nuôi theo quy mô lớn trong chuồng kín, dùng thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh trong thời gian ngắn nên sản phẩm chăn nuôi có giá thành rất rẻ. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, việc nghiên cứu phát triển các giống gà ta vừa có năng suất cao vừa 2 có chất lƣợng tốt, thịt thơm, ngon lại thích nghi với khí hậu của mọi vùng miền là một khâu then chốt trong chiến lƣợc phát triển chăn nuôi. Nổi tiếng và chiếm vị trí số một hiện nay trong việc sản xuất giống gà ta chính là Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dƣ (Bình Định). Nhờ chọn tạo tốt, cộng với quy trình chăn nuôi gà bố mẹ trong môi trƣờng sạch bệnh nên ba giống gà thƣơng phẩm hƣớng thịt MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ có năng suất chất lƣợng vƣợt trội, ngoại hình đẹp; có sức đề kháng, độ đồng đều và tỉ lệ nuôi sống cao; ít dịch bệnh, lại có chất lƣợng thịt thơm ngon, là những giống gà đƣợc nuôi phổ biến nhất ở nƣớc ta, đƣợc ngƣời chăn nuôi tín nhiệm và ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Bên cạnh việc chọn lọc và cải tạo giống thì thức ăn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất và chất lƣợng sản phẩm: “Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở”. Thức ăn và dinh dƣỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng 60 - 70% trong giá thành sản phẩm, nên sử dụng loại thức ăn có hàm lƣợng dinh dƣỡng phù hợp thì chăn nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. Sau ảnh hƣởng của đại dịch Covid kéo dài, sự ngƣng trệ của việc vận chuyển toàn cầu và sản xuất nông nghiệp bị tác động đã dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, có ảnh hƣởng rất lớn đến giá thành của các sản phẩm chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Việc nghiên cứu bổ sung thức ăn cho gia cầm nuôi hƣớng thịt nhằm giảm thiểu lƣợng thức ăn công nghiệp, chủ động hơn nguồn thức ăn chăn nuôi và góp phần giảm giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Lúa nảy mầm có nhiều dinh dƣỡng do tinh bột đƣợc chuyển hóa, dễ hấp thu. Thông qua quá trình nảy mầm, các chất dinh dƣỡng chủ yếu là tinh bột dự trữ trong hạt lúa đã đƣợc chuyển hóa, có nhiều chất dinh dƣỡng có lợi cho sức khỏe của gia cầm, tốt hơn so với lúa chƣa nảy mầm. Việc bổ sung lúa nảy mầm vào khẩu phần ăn của gia cầm là một biện pháp có thể giúp cân bằng dinh dƣỡng và có tác dụng giúp giảm lƣợng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi gia cầm, từ đó giúp 3 giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi. Nhằm góp phần đánh giá ảnh hƣởng của lúa nảy mầm bổ sung trong khẩu phần ăn đến một số đặc tính sinh trƣởng và khả năng sản xuất thịt của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ để không những duy trì đƣợc các đặc tính quý của phẩm giống, mà còn đem lại lợi ích kinh tế cao hơn cho ngƣời chăn nuôi, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm đến một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ." 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá sự ảnh hƣởng của khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm đến một số đặc điểm sinh trƣởng và khả năng sản xuất thịt của giống gà ta chọn lọc MD1.BĐ. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Ý nghĩa khoa học: Cung cấp dẫn liệu về tỉ lệ nuôi sống, một số chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt của giống gà ta chọn lọc MD1.BD với khẩu phần ăn có bổ sung lúa nảy mầm trong điều kiện nuôi bán chăn thả ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở khoa học để bổ sung kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng các giống gà ta chọn lọc phổ biến của Bình Định nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn, hạ giá thành gà thịt thƣơng phẩm. 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cứu 1.1.1 Phân loại động vật và nguồn gốc đối tượng nghiên cứu Theo Nguyễn Ân và nhiều tác giả, trong hệ thống phân loại sinh giới, gà nhà có vị trí phân loại nhƣ sau: Giới: Động vật (Animalia) Nghành: Động vật có xƣơng sống (Chordata) Lớp: Chim (Aves) Bộ: Gà (Galliformes) Họ: Trĩ (Phasianidae) Giống: Gallus Loài: Gallus gallus Phân loài: Gallus gallus domesticus Các giống gà đƣợc nuôi hiện nay đƣợc hình thành từ quá trình lai tạo, tiến hóa lâu dài và phức tạp của 4 loại hình sau của gà rừng. - Gallus Bankiva: Phân bố ở Miến Điện, Đông Dƣơng và Philippin. - Gallus Soneratii: Phân bố ở Tây và Nam Ấn Độ. - Gallus Lafazetti: Phân bố ở Sri Lanca. - Gallus Varius: Phân bố ở Inđônêxia. Ở các vùng thung lũng sông Ấn, sự thuần hóa đầu tiên của gà nhà diễn ra ở thời kỳ đồ đồng, khoảng 3000 năm trƣớc CN. Vào khoảng 2000 năm trƣớc CN gà đƣợc đƣa sang Trung Quốc. Sau đó gà phân bố ở Hy Lạp, ở đây gà vừa là con vật để làm cảnh, tế lễ và giải trí (chọi gà). Thông qua ngƣời Hy Lạp có mối quan hệ buôn bán rộng rãi mà gà đƣợc đƣa sang các nƣớc thuộc miền Địa Trung Hải và giữa Châu Âu. Đến thế kỉ I gà nuôi đã đƣợc phân bố rộng rãi ở Trung Âu và Đông Âu. Gà nhà của ta bắt nguồn từ gà rừng Gallus bankiva hay còn có tên là 5 Gallus gallus. Cách đây khoảng 3000 năm từ giống gà hoang ban đầu, trải qua thời gian dài nhân dân ta đã tạo ra đƣợc nhiều giống gà khác nhau: Gà chọi, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Mía và gà Ri đƣợc phân bố rất rộng rãi. Theo các tài liệu nghiên cứu về khảo cổ và di chỉ tìm đƣợc cho thấy vùng nuôi gà sớm nhất ở nƣớc ta nằm giữa hai dãy núi Ba Vì và Tam Đảo. Gà nuôi lúc bấy giờ tầm vóc còn bé, khả năng sinh sản thấp và đó chính là tổ tiên giống gà hiện nay. Trải qua hàng nghìn năm thuần hoá và không ngừng chọn lọc đã hình thành các giống gà địa phƣơng thích nghi tốt với đặc điểm riêng biệt của nhiều nƣớc khác nhau, đồng thời hình thành nên các giống gà theo các hƣớng sản xuất khác nhau nhƣ hiện nay. 1.1.2 Đặc điểm di truyền của gà Gà có bộ nhiễm sắc thể lƣỡng bội (2n) là 78 nhiễm sắc thể, gồm 39 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 38 cặp nhiễm sắc thể thƣờng và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Gà trống có 78 NST với cặp NST giới tính là ZZ, gà mái có 77 NST với cặp NST giới tính là ZO. Bằng các tiến bộ trong kỹ thuật di truyền tế bào, ngƣời ta đã xác định đƣợc con mái dị giao tử với cặp NST giới tính là ZW. Gà là đối tƣợng đầu tiên trong chăn nuôi đƣợc thiết lập bản đồ gen. Ngƣời ta đã xác định đƣợc ở gà có 5 nhóm gen liên kết gồm 18 locus, kích thƣớc genom là 1200 cặp megabase (Phan Cự Nhân, 2000) [32]. Lịch sử tiến hoá ở gia cầm đã hình thành hàng loạt các tính trạng, có thể phân chia các tính trạng thành 2 loại là tính trạng chất lƣợng và tính trạng số lƣợng (tính trạng năng suất). Tính trạng chất lƣợng là tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác và bị chi phối bởi ít gen. Các tính trạng chất lƣợng không hoặc ít bị tác động của môi trƣờng và sự khác nhau trong biểu hiện của chúng là rất rõ rệt (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [35], Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], Nguyễn Văn Thiện (1995) [34]. Ở gia cầm, một số tính trạng nhƣ màu lông, hình dáng cơ thể, hình dạng mào...thuộc nhóm các tính trạng chất lƣợng. Hutt 6 (1978) cho rằng, các tính trạng chất lƣợng đƣợc di truyền theo các định luật cơ bản của Mendel: quy luật di truyền trội - lặn, mỗi gen quy định một tính trạng và tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng hoặc do sự tƣơng tác đơn giản giữa 2 cặp gen; quy luật di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính...[19]. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng di truyền biểu hiện liên tục, do nhiều gen chi phối. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi là các tính trạng số lƣợng, đó là các tính trạng mà sự khác nhau giữa các cá thể là những sai khác về mặt số lƣợng trong mức độ biểu hiện của tính trạng trong từng cá thể và chỉ có thể phát hiện đƣợc sai khác bằng các tính toán và cân đo. Ở gia cầm có khá nhiều các tính trạng số lƣợng mà ngƣời ta có thể theo dõi đƣợc quy luật di truyền của chúng nhƣ tốc độ lớn, tuổi đẻ trứng lần đầu, sản lƣợng trứng, khối lƣợng trứng, độ dày vỏ, màu sắc vỏ trứng, sức chống bệnh, thể trọng...[19]. Bản chất di truyền các tính trạng số lƣợng là do nhiều gen điều khiển và sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật của Mendel. Các tính trạng số lƣợng do nhiều gen kiểm soát và mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ, riêng biệt và biểu hiện kiểu hình là kết quả cộng gộp của các hiệu ứng của các alen, hay nói cách khác kiểu hình là kết quả của sự tƣơng tác giữa kiểu gen và môi trƣờng (Lê Đình Trung và Đặng Hữu Lanh, 2000) [44]. Kiểu gen và môi trƣờng đều có tác động đến sự phát triển của tính trạng. Tuy nhiên, sự biểu hiện của tính trạng qua nhiều kiểu hình, kiểu di truyền quyết định các biến động là chính còn lại do di truyền và ngoại cảnh phối hợp tác động. Đối với tính trạng số lƣợng, giá trị kiểu gen đƣợc tạo thành do hiệu ứng nhỏ của các gen tập hợp lại cùng với các gen có hiệu ứng lớn. Nhƣ vậy, năng suất của các giống vật nuôi là kết quả của mối tƣơng tác giữa yếu tố di truyền và môi trƣờng ngoại cảnh. Có thể nói rằng gia súc, gia cầm nhận đƣợc khả năng di truyền từ bố mẹ (kiểu gen), tuy nhiên, sự thể hiện 7 khả năng đó thành kiểu hình lại phụ thuộc vào môi trƣờng sống (điều kiện địa lý, thức ăn, chăm sóc, nuôi dƣỡng...) Luận điểm này là cơ sở để xác định tác động của điều kiện môi trƣờng (thức ăn) đến đặc điểm di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm. 1.1.3 Nguồn gốc của giống gà MD1.BĐ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giống gia cầm Minh Dƣ (huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định) đƣợc thành lập năm 2006. Trải qua trên 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dƣ đã sở hữu 04 trang trại nuôi gà với tổng diện tích trên 130 hecta và 03 nhà máy ấp nở gia cầm với trang thiết bị hiện đại theo công nghệ mới nhất. Hơn 30 năm đầu tƣ nghiên cứu, chọn tạo và phát triển; sản phẩm gà ta chọn lọc Minh Dƣ 1 ngày tuổi đã đƣợc chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trong 5 năm liên tiếp 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017. Cả 03 bộ giống MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ công ty đƣợc công nhận sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong các kì bình chọn, riêng giống MD1.BĐ xếp hạng nhất trong top 10 sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam năm 2016 (Theo quyết định số 23/QĐ-HHGCVN, ngày 10/11/2016). Sản phẩm gà ta chọn lọc Minh Dƣ có năng suất và chất lƣợng cao. Các đàn gà giống đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine theo tiêu chuẩn gà giống, công tác phòng ngừa dịch bệnh và an toàn sinh học đƣợc thực hiện nghiêm túc đảm bảo đàn gà bố mẹ sạch bệnh giúp con giống thƣơng phẩm có đầy đủ kháng thể và không bị mầm bệnh truyền từ gà bố mẹ. Đặc điểm giống gà MD1: Gà MD1.BĐ có bố là gà chọi nòi Bình Định, mẹ là gà ri nên giống gà này sở hữu rất nhiều đặc tính tốt, có độ đồng đều về ngoại hình và sức đề kháng rất cao. Thân hình vững chắc, hƣớng cho thịt, chân, da vàng, lƣờn ức dày, thịt săn thơm ngon nhƣ gà ta nguyên thủy, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, thích nghi với khí hậu các vùng miền. Gà 8 trống: Màu lông tía đen, mình dài, chân cao. Mào cờ và mào nụ. Gà mái: Màu lông nâu đậm hoặc nâu nhạt, điểm đen. Tai tích màu đỏ. Chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật: + Thời gian sinh trƣởng: 90 ngày. Tỷ lệ nuôi sống 98 - 99%. Trọng lƣợng bình quân: 1,7-1,8 kg/con. Tiêu tốn thức ăn từ 2,4 - 2,6 kg cho 1kg tăng trọng. + Thời gian sinh trƣởng: 105 ngày. Tỷ lệ nuôi sống 97 - 98%. Trọng lƣợng bình quân: 2,1-2,2 kg/con. Tiêu tốn thức ăn từ 2,6 - 2,7 kg cho 1kg tăng trọng. Đây cũng là giống gà đƣợc ƣa chuộng lựa chọn nuôi theo mô hình bán chăn thả tại địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. 1.1.4 Đặc điểm của lúa nảy mầm Trên thực tế, có rất nhiều loại thức ăn cần sử dụng để nuôi gà. Chế độ dinh dƣỡng càng đầy đủ và đa dạng giúp cho gà càng khỏe mạnh và có thể lực tốt nhất. Ở nƣớc ta, trong các hộ chăn nuôi gia đình thƣờng dùng lúa thịt, lúa lép, lúa lửng để nuôi gia cầm. Khi gia cầm đƣợc nuôi dƣới hình thức công nghiệp, lúa đƣợc dùng làm nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gà. Đối với gà đẻ có thể dùng lúa ngâm nảy mầm cho ăn để tăng lƣợng vitamin E giúp gà đẻ nhiều trứng và kích thích khả năng đạp mái của con đực, làm tăng tỷ lệ có phôi và nở của trứng. Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng của lúa là: protein thô 6,5%, chất xơ 12,5%, canxi 0,2%, photpho 0,3%, gluxit (bột đƣờng) 59,3%, mỡ thô 2,2%. Lúa còn là nguyên liệu dùng để cân đối năng lƣợng thấp trong khẩu phần thức ăn của gà giò, gà mái đẻ vì có lƣợng xơ cao (Nguyễn Thanh Bình – 2009) [3]. Có thể nói lúa chính là một trong những loại thức ăn mà gà thích ăn nhất cũng phù hợp nhất cho loại gia cầm này. Đối với gà nuôi lấy thịt, cho gà ăn lúa cũng rất tốt nhƣng cho gà ăn lúa nảy mầm lại còn tốt hơn. Thành phần hóa học của hạt lúa phụ thuộc vào giống, đất đai trồng trọt, khí hậu và độ lớn của hạt lúa. Cùng một giống lúa nhƣng trồng tại các địa 9 phƣơng khác nhau thì thành phần hóa học cũng khác nhau (Mai Lề và cs, 2009). Theo nghiên cứu của Nguyễn Tần Hùng và cs (2018) thành phần dinh dƣỡng của một số giống lúa đƣợc thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng của một số giống lúa Giống Nƣớc % Khối lƣợng 1000 hạt (g) IR 50404 Protein (% chất khô) 10,33±2,08* Acidamin hòa tan (% mg/g) 4,66±0,19 Protease (U/g CK) 12,47±0,03 27,19±0,40 0,07±0,01 OM 5451 9,73±1,69 4,02±0,18 10,11±0,01 24,29±0,47 0,02±0,00 OM 4900 10,03±2,02 4,27±0,18 9,88±0,15 25,01±0,12 0,03±0,00 OM 6976 9,11±0,56 3,91±0,37 10,39±0,24 28,68±0,40 0,02±0,01 Jasmine 85 8,97±1,00 3,90±0,01 12,3±0,05 28,02±0,14 0,06±0,01 Ghi chú: * số liệu trung bình của 3 lần lặp lại và thể hiện giống nhau ở tất cả các giá trị; CK: chất khô. Theo lý giải từ phía các chuyên gia, hạt lúa sau khi ngâm sẽ nhanh chóng hút nƣớc và nếu thời tiết không quá lạnh thì sẽ xảy ra hiện tƣợng lúa chuyển hóa các hợp chất bên trong để chuẩn bị nảy mầm. Trong quá trình chuyển hóa này, hạt lúa sẽ sinh ra rất nhiều hợp chất mới rất tốt. Những hợp chất này thƣờng không có trong lúa mà chỉ có trong lúa nảy mầm nên việc ngâm lúa mục đích là để tăng cƣờng dƣỡng chất có trong lúa. Tất cả các giống lúa khi ngâm đều cho thấy có sự gia tăng về hàm lƣợng nƣớc theo thời gian. Độ ẩm hạt lúa đƣợc tăng nhanh trong giai đoạn đầu tiên và tăng chậm sau 24 giờ. Thời gian ngâm ảnh hƣởng đáng kể đến độ ẩm của hạt và hàm lƣợng ẩm trong các hạt ngâm thay đổi và phụ thuộc vào giống lúa. Trong suốt quá trình ngâm, hàm lƣợng acid amin thay đổi đáng kể và theo hƣớng tăng lên từ 12 giờ đến 72 giờ và tƣơng ứng với sự gia tăng hoạt tính của enzyme protease và sự sụt giảm thành phần protein tổng số theo thời gian ngâm. Khi ngâm, hạt khô hấp thu nƣớc làm tăng hàm lƣợng nƣớc trong hạt, làm mềm vỏ hạt, hạt tăng quá trình hô hấp. Hoạt động của các enzyme một 10 phần từ sự tái hoạt hóa các enzyme dự trữ đƣợc hình thành từ sự phát triển của phôi và một phần từ sự tổng hợp các enzyme mới khi hạt bắt đầu nảy mầm (Bewleyand Black, 1994) [48]. Ngay sau khi có sự hấp thu nƣớc của hạt, các enzyme sẽ tăng hoạt tính làm phân hủy các vật chất dự trữ thành các chất đơn giản (Gallardo và cs, 2001). Trong quá trình ngâm enzyme protease đƣợc kích hoạt và thủy phân protein thành nhiều đơn vị nhỏ trong đó có acid amin, do đó lƣợng acid amin tăng đồng thời các sản phẩm khác cũng mất đi trong quá trình ngâm [74]. Lúa mầm là giai đoạn chuyển tiếp giữa dinh dƣỡng trong hạt thóc sang phôi nên gà ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn, hấp thu đƣợc nhiều dƣỡng chất hơn. Hàm lƣợng protein tổng số thể hiện sự sụt giảm theo thời gian ở tất cả các giống lúa và mức độ suy giảm này tùy thuộc vào từng giống lúa. Theo MegatRusydi và cs, (2011) [60], hàm lƣợng protein tổng số đều giảm đáng kể sau 7 ngày nảy mầm ở cả giống đậu và giống lúa nảy mầm. Tuy nhiên, theo kết quả của một số nghiên cứu khác, trong quá trình nảy mầm của một số loại lƣơng thực, hàm lƣợng protein có sự gia tăng hoặc giảm tùy theo loại hạt lƣơng thực: hàm lƣợng protein thô đƣợc tăng lên trong gạo lứt nảy mầm. Sự gia tăng protein là do tổng hợp các protein enzyme hoặc sự thay đổi thành phần sau sự suy thoái của các thành phần khác. Sự tổng hợp protein xảy ra trong quá trình hấp thu và thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc sự nảy mầm. Hơn nữa, sự sụt giảm hàm lƣợng protein dƣờng nhƣ chỉ ra rằng sự phân giải protein vƣợt trội hơn sự tổng hợp protein trong các hạt nảy mầm (Rodriguez và cs, 2008) [64]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hùng và cs (2018) [18] sự thay đổi hàm lƣợng protein trong quá trình nảy mầm của một số giống lúa đƣợc thể hiện ở bảng 1.2 11 Bảng 1.2 Sự thay đổi hàm lƣợng protein trong quá trình nảy mầm của một số giống lúa Thời gian Giống IR50404 OM5451 OM 4900 OM6976 Jasmine 85 1 7,68±0,31bcA 7,20±0,64aA 8,20±0,33bcA 8,62±0,33cA 2 7,55±0,002bcAB 7,08±0,31aAB 7,35±0,67bcAB 8,32±0,002cAB 7,10±0,01abAB 3 7,53±0,003bcAB 6,97±0,34aAB 7,31±0,79bcAB 8,24±0,62cAB 7,08±0,34cbAB 4 7,54±0,33bcABC 6,63±0,01aABC 7,27±0,33bcABC 7,95 ±0,35cABC 5,57±0,33abABC 5 7,21±0,35bcBCD 6,17±0,33aBCD 6,98±0,33bcBCD 7,28±0,33cBCD 5,55±0,33abBCD 6 7,24±0,35bcBCD 5,86±0,35aBCD 6,98±0,36bcBCD 7,11±0,35cBCD 4,75±0,53abBCD 7 6,71±0,36bcCD 5,83±0,004aCD 6,85±0,35bcCD 6,80±0,002cCD 4,62±0,36abCD 8 6,72±0,35bcD 5,84±0,34aD 6,70±0,39bcD 6,77±0,00cD 4,54±0,17abD (ngày) 7,29±0,31abA Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc một hàng) biểu thị sự khác biệt ý nghĩa có thống kê ở mức ý nghĩa 5%. a,b,c,d,…. thể hiện sự khác biệt thống kê bởi giống lúa; A,B,C,D,... thể hiện sự khác biệt thống kê bởi thời gian. Quá trình ngâm và nảy mầm có ảnh hƣởng đáng kể đến sự sản sinh thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease. Thời gian ngâm và nảy mầm càng dài thì hàm lƣợng acid amin sinh ra càng nhiều tƣơng ứng với sự gia tăng về hoạt tính của enzyme protease. Hàm lƣợng acid amin hòa tan gia tăng từ 2 - 3 lần ở tất cả các giống sau khi ngâm so với nguyên liệu ban đầu. Sự gia tăng hoạt tính enzyme trong quá trình nảy mầm tƣơng thích với sự thay đổi về hàm lƣợng protein tổng số và acid amin hòa tan. Để đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng của thóc mầm, chúng tôi tiến hành đo và ghi chép chiều cao của thóc mầm. Từ đó xác định thời điểm thu hoạch của thóc mầm để dùng làm thức ăn cho gà thí nghiệm. Trong quá trình theo dõi ta tiến hành đo và ghi chép chiều cao của mầm lúa mỗi ngày một lần vào 4h buổi chiều để biết đƣợc tốc độ sinh trƣởng của mầm. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 1.3 nhƣ sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan