Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy trung, lữ đo...

Tài liệu Nâng cao năng lực công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy trung, lữ đoàn phòng không hiện nay

.DOC
224
155
72

Mô tả:

5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt của nhiệm vụ then chốt - xây dựng Đảng, “công việc gốc” của Đảng. Đội ngũ bí thư đảng ủy trung, lữ đoàn phòng không (TLĐPK) là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, bí thư cấp ủy trong quân đội, người đứng đầu đảng ủy, đảng bộ trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng ủy, đảng bộ TLĐPK, lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trước sự phát triển mới của tình hình nhiệm vụ cách mạng, yêu cầu mới của công tác xây dựng Đảng (CTXDĐ), nhiệm vụ quản lý và bảo vệ bầu trời Tổ quốc của các TLĐPK, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư cấp ủy, nhất là cấp cơ sở. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Nâng cao năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy trung, lữ đoàn phòng không hiện nay”. Về đề tài này, tác giả đã nung nấu, ấp ủ trong quá trình học tập, công tác ở Quân chủng Phòng không - Không quân (PK - KQ) và giảng dạy các đối tượng đào tạo chính ủy ở Học viện Chính trị (HVCT) gần 30 năm, luôn nỗ lực tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và chủ động nghiên cứu, viết các bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài quân đội về nội dung có liên quan. Đồng thời dựa chắc trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ; tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài; cùng với các báo cáo sơ kết, tổng kết của các đơn vị và số liệu điều tra, khảo sát của tác giả để giải quyết những nhiệm vụ mà công trình nghiên cứu đặt ra. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi CTXDĐ là nhiệm vụ then chốt - nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với sứ mệnh của Đảng, vận mệnh của đất nước và chế độ. Trong đó, xây dựng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) - tổ chức “nền móng” của 6 Đảng luôn được Đảng ta đặc biệt coi trọng. Nhờ đó, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được lãnh đạo, triển khai tổ chức thực hiện thống nhất từ trung ương tới địa phương, cơ sở, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK có vai trò rất quan trọng trong xây dựng đảng bộ, đảng ủy cơ sở trong sạch vững mạnh (TSVM). Họ là những người trực tiếp quán triệt, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo và triển khai tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của tổ chức đảng các cấp ở cơ sở. Chất lượng và hiệu quả CTXDĐ, sự vững mạnh về chính trị của từng TLĐPK phụ thuộc một phần rất quan trọng vào phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác, nhất là năng lực CTXDĐ của đội ngũ ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK. Trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân chủng PK KQ, các quân khu, quân đoàn đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực toàn diện, năng lực CTXDĐ cho đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK. Bản thân đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK đã tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng nên năng lực CTXDĐ của đội ngũ này đã có bước chuyển biến tiến bộ, góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) ở các TLĐPK. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì kiến thức, kinh nghiệm, trình độ tổ chức thực tiễn CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK vẫn còn những hạn chế, bất cập; nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng chưa thật đầy đủ, thống nhất, chưa có chủ trương, biện pháp toàn diện, đồng bộ nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành chưa phong phú, đa dạng, linh hoạt, chưa tập trung kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập về năng lực CTXDĐ của đội ngũ này. Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ của quân đội, của các TLĐPK và phương thức tác chiến phòng không trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có sự 7 phát triển. Các TLĐPK là lực lượng chủ yếu, then chốt tạo nên sức mạnh chiến đấu của Bộ đội Phòng không; nòng cốt của thế trận phòng không nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, quản lý và bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc và các mục tiêu được giao là chức năng, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các TLĐPK. Để TLĐPK hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đó, phải thường xuyên xây dựng đảng ủy, đảng bộ trung, lữ đoàn TSVM, đủ sức lãnh đạo đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Mặt khác, yêu cầu nhiệm vụ quan trọng đối với xây dựng Đảng hiện nay là phải phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở. Điều đó đòi hỏi phải tập trung nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài luận án là: “Nâng cao năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy trung, lữ đoàn phòng không hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực, nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK. - Đánh giá đúng thực trạng, rút ra những kinh nghiệm nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. 8 * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu năng lực CTXDĐ và nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy ở các đảng bộ TLĐPK thuộc các sư đoàn phòng không trong Quân chủng PK - KQ, các quân khu, quân đoàn hiện nay. Phạm vi khảo sát thực tế là các trung đoàn phòng không trong Quân chủng PK - KQ, các lữ đoàn phòng không ở các quân khu, quân đoàn, song tập trung chủ yếu các TLĐPK đóng quân trên địa bàn các tỉnh phía Bắc; các số liệu, tư liệu chủ yếu từ năm 2006 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK và nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK. Quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh dựa vào các báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng về CTXDĐ, xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK và nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK kết hợp với kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của bản thân. * Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích và tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 9 6. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng quan niệm năng lực CTXDĐ của bí thư đảng ủy TLĐPK, nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK. - Tổng kết kinh nghiệm: kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy với nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ chủ trì về chính trị cấp trung, lữ đoàn các đơn vị phòng không. - Đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án - Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn về năng lực và nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. Trên cơ sở đó giúp cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp nghiên cứu, vận dụng vào quá trình nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; nội dung gồm 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài luận án Trong quá trình lãnh đạo, tổ chức xây dựng quân đội vô sản, quân đội cách mạng ở các nước xã hội chủ nghĩa, đã có nhiều công trình nghiên cứu về CTXDĐ, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị, đội ngũ bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ trong quân đội. Một số công trình tiêu biểu là: “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973” của Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô [184]; “Giáo trình công tác chính trị” của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [127]; “Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang xô - viết” [25]; “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay” của Nhiệm Khắc Lễ [108]; “Bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay” của Chăn Thon Phăn Thong Son [185]; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào - Thực trạng và giải pháp” của Vông Xa Văn Xay Nha Vông [186]; “Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [96]. Những công trình trên đã bàn các nội dung: 1.1. Về vai trò của chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy Các công trình đều khẳng định chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy có vai trò to lớn trong xây dựng quân đội, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội. Trong công trình “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973”, các tác giả đã khẳng định: Các chính ủy đóng vai trò to lớn trong việc củng cố các lực lượng vũ trang xô - viết: Các chính ủy trong quân đội... không chỉ là đại diện trực tiếp của chính quyền xô - viết, mà trước hết là người mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng, tính kiên nghị và lòng dũng cảm của Đảng vào trong cuộc đấu tranh để thực hiện những mục tiêu đã được đề ra [184, tr. 65]. Công trình “Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang xô - viết”, các tác giả cũng khẳng định: “Bí thư cấp ủy đảng có vai trò 11 đặc biệt to lớn. Kết quả hoạt động của cả tổ chức đảng phụ thuộc rất nhiều vào công tác của bí thư” [25, tr. 106]. 1.2. Về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên, bí thư cấp ủy Cuốn “Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang xô - viết”, đã chỉ rõ: đồng chí phó chỉ huy về chính trị chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị trong trung đoàn (tàu chiến); về công tác giáo dục chính trị, giáo dục quân nhân, củng cố trạng thái chính trị - tinh thần và kỷ luật quân nhân, về hiệu lực của công tác chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chính trị và huấn luyện chiến đấu, duy trì sự sẵn sàng chiến đấu cao của trung đoàn (tàu chiến) và cả trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu [25, tr. 80]. “Giáo trình công tác chính trị” của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của chính ủy là “bảo đảm sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội ta về tư tưởng, chính trị và tổ chức, bảo đảm quán triệt thực hiện đường lối, phương châm, chính sách của đảng, bảo đảm cho bộ đội thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà đảng giao phó trong bất kỳ điều kiện khó khăn gian khổ nào” [127, tr. 250]; đồng thời chỉ ra 7 nội dung chủ yếu của công tác chính ủy là: Lãnh đạo và bảo đảm bộ đội kiên quyết quán triệt thực hiện đường lối, phương châm, chính sách của Đảng và hiến pháp pháp luật của Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ đội; tích cực lãnh đạo bộ đội học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông; lãnh đạo CTXDĐ của quân đội và xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản; quán triệt và nắm vững chính sách cán bộ của Đảng, tăng cường xây dựng cán bộ chuyên môn hóa, trí thức hóa, trẻ hóa, cách mạng hóa; lãnh đạo và bảo đảm bộ đội kiên quyết chấp hành mệnh lệnh chỉ thị cấp trên, cùng với người chỉ huy quân sự cùng cấp phụ trách chế định bộ đội về các mặt công tác; chỉ đạo bộ đội mở rộng dân chủ, quan tâm phúc lợi, cải thiện vật chất, đời sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ; lãnh đạo công tác của cơ quan chính trị đồng cấp, tăng cường xây dựng, phát huy vai trò cơ quan chính trị, nâng cao 12 năng lực nghiệp vụ và tố chất chính trị quân sự của những người làm công tác chính trị [127, tr. 250- 252]. Cuốn “Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang xô - viết”, các tác giả đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ cơ bản của người phó chỉ huy về chính trị là: tổ chức và tiến hành công tác chính trị nhằm đoàn kết mọi người xung quanh Đảng và Chính phủ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện chính trị và huấn luyện chiến đấu, duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, củng cố chế độ một thủ trưởng, kỷ luật quân nhân và trạng thái chính trị tinh thần của mọi người [25, tr. 80]; Trong phạm vi công tác đảng… Phó trung đoàn trưởng đi sâu vào hoạt động thực tiễn của các TCCSĐ và tổ chức đảng ở các phân đội, huấn luyện và giáo dục có hệ thống bộ phận cán bộ đảng, cùng với ban chấp hành đảng bộ (cấp ủy) và các bí thư tổ chức đảng thực hiện các nghị quyết và những nhiệm vụ của tổ chức đảng [25, tr. 81]. Cuốn Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã đề cập: Bí thư chi bộ phụ trách công tác thường ngày của chi bộ đảng; chủ trì triệu tập họp cho ủy ban chấp hành chi bộ kiểm tra đôn đốc quán triệt thực hiện nghị quyết của chi bộ đảng; đại diện cho ban chấp hành (chi ủy) chi bộ đảng báo cáo công tác trước đại hội đảng viên chi bộ và tổ chức đảng cấp trên theo định kỳ. Tổ chức các buổi sinh hoạt dân chủ ở chi bộ, triển khai phê bình và tự phê bình, giữ mối liên hệ mật thiết với các ủy viên chi bộ và cán bộ để trao đổi tình hình, nghiên cứu công tác [96, tr. 28]. 1.3. Về phẩm chất, năng lực cán bộ, bí thư cấp ủy “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nhiệm Khắc Lễ đã chỉ rõ bốn nội dung cụ thể về đức của người cán bộ là: Kiên trì 13 chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội màu sắc riêng Trung Quốc; kiên trì tôn chỉ một lòng một dạ phục vụ nhân dân, làm đầy tớ của nhân dân, gắn bó với nhân dân, tự giác tiếp thu tự phê bình, giám sát của Đảng và quần chúng, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức; cần phải kiên trì đường lối tư tưởng thực sự cầu thị, có tác phong điều tra nghiên cứu, có tấm lòng nồng cháy đối với sự nghiệp cách mạng và tinh thần trách nhiệm, có khả năng dùng phương pháp tư tưởng mác xít vũ trang cho mình; cần phải gương mẫu giữ gìn kỷ luật và pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tác phong tư tưởng cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp [108, tr. 271 - 273]. Ba nội dung cụ thể của tài: Một là, cần phải có năng lực kết hợp đường lối, phương châm, chính sách của Đảng với khu vực mình, ngành mình; xuất phát từ thực tế, định ra phương án công tác cụ thể. Hai là, vừa có trình độ tri thức phù hợp với công tác, vừa có năng lực giải quyết vấn đề thực tế, có thể mở ra tình hình mới cho công tác. Ba là, cần có năng lực tổ chức khá vững vàng, có gan và khí phách tìm tòi, khai thác sáng tạo cái mới, gian khổ lập nên sự nghiệp [108, tr. 274 - 278]. Cuốn Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã đề cập: Bí thư cần có tính đảng mạnh mẽ và tác phong dân chủ, biết tập trung trí tuệ của mọi người, phát huy vai trò của các ủy viên. Bí thư phải tự giác chấp hành sự giám sát và đôn đốc của ban chấp hành đảng bộ; chủ động chịu trách nhiệm về khuyết điểm và sai sót trong công tác của ban chấp hành đảng bộ [96, tr. 21]. 1.4. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ chính trị, cấp ủy viên Trong công trình “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973”, các tác giả đã chỉ ra con đường đào tạo và giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính trị được tiến hành: “bằng học tập ở các nhà trường quân sự và trực tiếp ở đơn vị” [184, tr. 173] và chỉ rõ: “Việc cải tiến một cách căn bản việc đào tạo cán bộ chính trị là một 14 trong những điều kiện có tính chất quyết định để tiếp tục đẩy mạnh CTĐ CTCT trong quân đội và hạm đội” [184, tr. 268]. Trong bài“Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Lào - Thực trạng và giải pháp”, tác giả Vông Xa Văn Xay Nha Vông đã đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức ở Lào hiện nay là: tiến hành phân loại cán bộ công chức để có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, gắn chặt với quy hoạch cán bộ công chức; đầu tư hợp lý và có chế độ, chính sách thích hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng toàn diện; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức [186, tr. 92 - 96]. Công trình “Bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay”, tác giả Chăn Thon Phăn Thong Son đã đề xuất 5 giải pháp bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở TCCSĐ các sư đoàn chủ lực QĐND Lào là: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, cơ quan chính trị các cấp và cán bộ chính trị; thực hiện tốt nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở TCCSĐ các sư đoàn chủ lực QĐND Lào; phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ cấp ủy viên trong tự bồi dưỡng và sự quan tâm giúp đỡ của TCCSĐ; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị với sự nỗ lực chủ quan của TCCSĐ trong bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên [185, tr. 61- 86]. 2. Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc đề cập đến bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ... có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tiêu biểu là: các luận văn, luận án, giáo trình: “Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ cấp ủy viên thuộc các đảng bộ khoa giáo viên ở Trường sĩ quan Lục quân 2 hiện nay” của Lê Tất Lam [106]; “Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng 15 Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ các đơn vị quản lý học viên ở Học viện Hậu cần hiện nay” của Đặng Hoài Thiêm [160]; “Bồi dưỡng phong cách công tác của đội ngũ trung đoàn trưởng ở các sư đoàn phòng không Quân chủng Phòng không - Không quân hiện nay” của Lê Minh Chiêu [24]; “Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội học viên ở Trường sĩ quan Lục quân 1 hiện nay” của Vũ Trọng Đại [29]; “Bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội ở Binh đoàn Quyết thắng hiện nay” của Nguyễn Trung Kiên [104]; “Mục tiêu đào tạo người bí thư đảng ủy - phó chính trị cấp chiến thuật” của HVCTQS [100]; “Giáo trình xây dựng Đảng” của Viện xây dựng Đảng, HVCT quốc gia Hồ Chí Minh [101]… Các bài viết: “Năng lực thực hành công tác xây dựng Đảng của đội ngũ cấp ủy viên cơ sở” của Vĩnh Trọng [177]; “Về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo” của Nguyễn Khánh [103]; “Thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền” của Hồng Văn [179]; “Tác phong dân chủ sức mạnh của người đứng đầu cấp ủy” của Bùi Văn Tiếng [161]; “Về phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy phường ở Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Ánh [2]; “Vì sao công tác xây dựng Đảng hiệu quả thấp” của Bùi Đức Lại [105];“Giải pháp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị” của Nguyễn Quốc Sửu [158]… Các sách tham khảo: “Công tác của bí thư đảng ủy và chính ủy” [159]; “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng trong QĐND Việt Nam” của Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị [162]; “Cẩm nang nghiệp vụ công tác Đảng” [23]; “Hướng dẫn CTXDĐ cho cấp ủy viên cơ sở và bí thư chi bộ” của Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị [163]… Các công trình đã luận bàn những nội dung cơ bản sau: 2.1. Về vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Cuốn Sổ tay công tác đảng, công tác chính trị của cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, khẳng định “Bí thư đảng ủy của tổ chức cơ sở đảng là người chủ trì công tác của đảng ủy” [125, tr. 134]. Giáo trình xây dựng Đảng, chỉ rõ: 16 “Người bí thư giữ vai trò hạt nhân chủ chốt nhất, là “linh hồn” của cơ quan lãnh đạo đảng ở mỗi cấp” [101, tr. 372- 373]. Cẩm nang nghiệp vụ công tác Đảng đã chỉ ra bí thư: là người đứng đầu chi bộ và là người đại diện cho chi ủy, có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt công tác của chi bộ; là người đại diện cho chi bộ, chi ủy trước chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở đơn vị; bí thư chi bộ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hợp lý các hoạt động của các tổ chức trong đơn vị, là hạt nhân đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của các tổ chức trong đơn vị; là người giữ trọng trách cao nhất ở chi bộ, chi ủy, đồng thời bí thư chi bộ cũng là một đảng viên trong chi bộ [23, tr. 171]. Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị, tập 2 của Tổng cục Chính trị đã nêu rõ: bí thư đảng ủy cơ sở là người đứng đầu đảng ủy, người chủ trì công tác đảng của đảng bộ và công tác chính trị trong đơn vị, là hạt nhân đoàn kết trong thường vụ, đảng ủy, đảng bộ và đơn vị [168, tr. 36]. Cuốn sách Mục tiêu đào tạo người bí thư đảng ủy - phó chính trị cấp chiến thuật đã đề cập mô hình nhân cách cụ thể của bí thư đảng ủy - phó chính trị cấp chiến thuật là: Người chủ trì công tác đảng; người chủ trì công tác chính trị ở đơn vị; người cán bộ quân sự; nhà tâm lý, nhà giáo dục; người cán bộ quản lý đơn vị; người cán bộ lãnh đạo [100, tr. 4 - 12]. Tác giả Hồng Văn quan niệm: “Thẩm quyền người đứng đầu là quyền hạn được Đảng, Nhà nước giao cho. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là nhiệm vụ gắn với chức trách của người đứng đầu được Đảng và Nhà nước giao cho” [179, tr. 46]. Cuốn Giáo trình xây dựng Đảng đề cập trách nhiệm, quyền hạn nổi bật của người bí thư cấp ủy đảng là: Chủ trì toàn bộ công việc của cấp ủy, ban thường vụ; trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh và những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh; chăm lo xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng thuộc quyền quản lý của cấp ủy; có trách nhiệm tổ chức hoạt động của cấp ủy theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách [101, tr. 373]. 17 Công tác của bí thư đảng ủy và chính ủy đã nêu ra 5 chức trách của bí thư đảng ủy là: Chuẩn bị, triệu tập hội nghị thường vụ và theo nghị quyết của thường vụ chuẩn bị triệu tập hội nghị đảng ủy; điều khiển và kết luận hội nghị; giữ mối liên lạc với đảng ủy cấp trên, với cấp dưới, với các đảng ủy viên và thủ trưởng quân chính, với cơ quan và với cấp ủy địa phương; theo dõi việc thực hiện nghị quyết của đảng ủy; thay mặt đảng ủy ký các giấy tờ hành chính của Đảng [159, tr. 5]. Cuốn Cẩm nang nghiệp vụ công tác Đảng đã đề cập 3 nhiệm vụ của bí thư chi bộ là: chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, đồng thời trực tiếp làm công tác tư tưởng; thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với người phụ trách đơn vị, bảo đảm thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị; cùng chi ủy chuẩn bị ra nghị quyết và triển khai thực hiện nghị quyết chi bộ [23, tr. 172 -176]. Cuốn Hướng dẫn công tác xây dựng Đảng cho cấp ủy viên cơ sở và bí thư chi bộ đã khái quát 4 nhiệm vụ của chi ủy và bí thư chi bộ là: 1. Tổ chức, điều hành chi bộ chấp hành và thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên. 2. Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác xây dựng chi bộ. 3. Nâng cao trình độ, năng lực của chi bộ về lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị. 4. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng trong đơn vị và công tác dân vận nơi đóng quân, nơi làm nhiệm vụ [163, tr. 37 - 48]. Cuốn Công tác của bí thư đảng ủy và chính ủy đã nêu ra 5 nhiệm vụ cụ thể của bí thư đảng ủy: 1. Chủ trì hội nghị thường vụ, đảng ủy quán triệt nghị quyết, chỉ thị của trên và quyết định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện trong phạm vi đơn vị. 2. Theo dõi việc chấp hành nghị quyết của đảng ủy ở tổ chức đảng cấp dưới, kịp thời phát hiện vấn đề để đề nghị đảng ủy, thường vụ bổ sung, sửa những điểm chưa phù hợp, hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện. 3. Triệu tập, điều khiển hội nghị thường vụ và theo nghị quyết của thường vụ chuẩn bị triệu tập, điều khiển hội nghị đảng ủy theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. 4. Thay mặt đảng ủy, thường vụ giữ mối liên hệ thường xuyên với cấp trên, với cấp dưới, với các đảng ủy viên khác và thủ trưởng quân chính, 18 với các cơ quan và với cấp ủy địa phương. 5. Xây dựng mối đoàn kết trong đảng bộ, trong cấp ủy, với các đảng ủy viên, thủ trưởng quân chính, đoàn kết với các cơ quan, với cấp trên, với đảng bộ địa phương; duy trì đều đặn sinh hoạt tự phê bình và phê bình [159, tr. 5 - 8]. 2.2. Về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ Các công trình, đề tài, bài viết đề cập khác nhau, song đều thống nhất ở chỗ: bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ phải là người thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh. Bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ trong quân đội phải có năng lực toàn diện và cần thiết, giỏi về CTĐ, CTCT; có phương pháp công tác khoa học và phong cách làm việc dân chủ, nói đi đôi với làm. Cuốn Giáo trình xây dựng Đảng chỉ rõ tiêu chuẩn của người bí thư cấp ủy: 1. Về phẩm chất chính trị: thật sự trung thành, vững vàng, giác ngộ, quyết tâm thực hiện đổi mới. 2. Về trình độ, năng lực, trí tuệ: có kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, nắm vững đường lối đổi mới; có kiến thức, kinh nghiệm về CTXDĐ trong điều kiện Đảng cầm quyền. 3. Về năng lực thực tiễn: có năng lực vận dụng đúng đắn, sáng tạo; khả năng chủ động xây dựng, chỉ đạo, phối hợp, điều hành chương trình công tác của cấp ủy, tổ chức thực hiện nghị quyết; có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng; có năng lực làm công tác quần chúng. 4. Về đạo đức, lối sống: tận tuỵ, sống trong sạch, lành mạnh, gương mẫu, trung thực, khiêm tốn, giản dị; dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực; không đặc lợi, tham vọng cá nhân, cơ hội, xu nịnh, bè phái, cục bộ; luôn chăm lo lợi ích của quần chúng [101, tr. 374 - 375]. Trong cuốn Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và cuốn Hướng dẫn công tác xây dựng Đảng cho cấp ủy viên cơ sở và bí thư chi bộ có cùng cách tiếp cận về tác phong công tác của bí thư đảng ủy cơ sở, bí thư chi bộ là: 1. Tác phong khoa học. 2. Tác phong dân chủ tập thể. 3. Tác phong quần chúng [162, tr. 55 - 56], [163, tr. 52 - 54]. 19 Cuốn Công tác của bí thư đảng ủy và chính ủy, cho rằng tác phong của bí thư đảng ủy “phải thấm nhuần ba tác phong lớn của Đảng là: lý luận liên hệ thực tế, đi đường lối quần chúng, tự phê bình và phê bình” [159, tr. 12]. Cuốn Giáo trình xây dựng Đảng chỉ rõ yêu cầu về phong cách lãnh đạo của người bí thư cấp ủy: khoa học, dân chủ, tập thể, nói đi đôi làm, trách nhiệm, kỷ luật cao; dám đổi mới, dám quyết đoán, chịu trách nhiệm; sâu sát thực tế, gắn bó với nhân dân, có khả năng quy tụ đoàn kết trong cấp ủy, trong Đảng và trong quần chúng [101, tr. 375]. Theo tác giả Bùi Văn Tiếng: tác phong dân chủ của người đứng đầu cấp ủy là yếu tố quan trọng phát huy trí tuệ, tạo nên sức mạnh lãnh đạo của tập thể cấp ủy và vị thế của người đứng đầu cấp ủy với tư cách cá nhân phụ trách [161, tr. 7]. Đây là là những vấn đề có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có thể kế thừa, vận dụng vào làm rõ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của bí thư đảng ủy TLĐPK hiện nay. 2.3. Về quan niệm, cấu trúc năng lực công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu và góc độ tiếp cận, các công trình, đề tài, mỗi tác giả đưa quan niệm khác nhau về năng lực CTXDĐ. Lê Tất Lam quan niệm: Năng lực CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên ... là khả năng quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, hướng dẫn của cơ quan cấp trên; triển khai các chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác [106, tr. 22]. Theo Đặng Hoài Thiêm: Năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư chi bộ … là trình độ nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ CTXDĐ và khả năng tổ chức thực hiện CTXDĐ, bảo đảm xây dựng chi bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, thực 20 sự là hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết ở đơn vị, lãnh đạo, đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao [160, tr. 21]. Tác giả Vĩnh Trọng quan niệm: “Năng lực thực hành CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy ở cơ sở là tổng thể các khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có của người cán bộ làm công tác đảng được huy động vào việc giải quyết nhanh chóng, thành thạo, có chất lượng và hiệu quả cao các nhiệm vụ theo chức trách được giao” [177; tr. 42]. Theo tác giả Vũ Trọng Đại: Năng lực lãnh đạo của bí thư chi bộ … là tổng hòa trình độ và khả năng của bí thư chi bộ có thể huy động để quán triệt, vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên vào quá trình nắm bắt tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo của chi bộ đối với đơn vị; là khả năng phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng vào xây dựng chi bộ TSVM, xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao [29, tr. 17]. Về cấu trúc năng lực CTXDĐ, theo Vĩnh Trọng, cấu trúc năng lực thực hành CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy cơ sở là tổng hợp các yếu tố: trình độ lý luận; mức độ thành thạo nghiệp vụ; sự sáng tạo trong vận dụng tri thức xử lý các tình huống CTXDĐ; năng khiếu và xu hướng nghề nghiệp; các đặc điểm tâm lý phù hợp với tính chất, yêu cầu của hoạt động CTXDĐ [177, tr. 42]. Theo Lê Tất Lam, cấu trúc năng lực CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên, gồm: năng lực xây dựng đảng bộ (chi bộ) về chính trị; năng lực xây dựng đảng bộ (chi bộ) về tư tưởng; năng lực xây dựng đảng bộ (chi bộ) về tổ chức [106, tr. 22- 24]. Đặng Hoài Thiêm cho rằng: “năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư chi bộ được cấu thành bởi trình độ nhận thức về lý luận CTXDĐ, kỹ năng hoạt động, năng thực tiễn CTXDĐ” [160, tr. 23]. Theo Vũ Trọng Đại, cấu trúc năng lực lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội học viên, bao gồm: Tri thức lãnh đạo (gồm có tri thức lý luận, tri thức kinh nghiệm, tri thức thực tiễn); kỹ năng lãnh đạo [29, tr. 21 18- 19]. Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh chỉ ra 5 yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy phường ở Thành phố Hà Nội là: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực; quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thực tiễn; đường lối, phương thức lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đặc điểm tâm lý, tính cách, khí chất cá nhân [2, tr. 49- 50]. Tác giả luận án có thể tham khảo để xây dựng quan niệm, chỉ ra cấu trúc năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK dưới góc độ xây dựng Đảng. Các công trình, đề tài đã xây dựng quan niệm bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên, của đội ngũ bí thư chi bộ; bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi bộ, năng lực lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ; bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội. Đồng thời, phân tích nội hàm quan niệm, chỉ ra chủ thể, đối tượng, lực lượng, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng. Theo tác giả Lê Tất Lam: Bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên... là tổng thể những biện pháp, cách thức của chủ thể, các lực lượng tác động vào nhận thức, hành vi của đội ngũ cấp ủy viên, nhằm củng cố, bổ sung kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện phương pháp, nâng cao trình độ tổ chức hoạt động thực tiễn về CTXDĐ, bảo đảm cho đội ngũ cấp ủy viên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao [106, tr. 26]. Đặng Hoài Thiêm quan niệm: Bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư chi bộ là tổng thể những cách thức, biện pháp hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị và của chính bản thân đội ngũ bí thư chi bộ tác động vào các yếu tố cấu thành năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư chi bộ nhằm nâng cao trình độ kiến thức và bổ sung, hoàn thiện kỹ năng tiến hành CTXDĐ, bảo đảm cho đội ngũ bí thư chi bộ các đơn vị quản lý học viên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao [160, tr. 26]. Tác giả Vũ Trọng Đại quan niệm: 22 Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội là tổng thể những hoạt động có mục đích, kế hoạch của chủ thể và đối tượng, thông qua nhiều hình thức, biện pháp chuyển tải nội dung bồi dưỡng đến đối tượng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ này theo mục tiêu xác định [29, tr. 24]. Nguyễn Trung Kiên quan niệm: Bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội là tổng thể các chủ trương, nội dung, hình thức, phương pháp của chủ thể kết hợp với tự tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ nhằm bổ sung, củng cố, phát triển, hoàn thiện nâng cao tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo tổ chức thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [104, tr. 26]. Tác giả luận án có thể kế thừa, vận dụng vào làm rõ hơn quan niệm trung tâm của luận án, chỉ rõ chủ thể, đối tượng, lực lượng, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư đảng ủy TLĐPK. 2.4. Về tiêu chí đánh giá năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Tác giả Vĩnh Trọng đưa ra bốn tiêu chí đánh giá năng lực thực hành CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên cơ sở là: 1) Hiệu quả cụ thể trong giải quyết các nhiệm vụ xây dựng Đảng (sử dụng tiết kiệm thời gian, nhân lực, vật lực, phương tiện mà vẫn đạt chất lượng cao). 2) Trình độ sáng tạo trong lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp để giải quyết nhanh, có chất lượng và hiệu quả cao các nhiệm vụ. 3) Mức độ tiến bộ, sự lĩnh hội sâu hay rộng các kỹ năng nghề nghiệp. 4) Trình độ tri thức, kỹ năng cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ [177, tr. 43]. Nguyễn Trung Kiên đưa ra 3 tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội: Một là, mức độ nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể và các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Hai là, tính khoa học, toàn diện, đồng bộ, hệ thống của kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, phương 23 pháp bồi dưỡng. Ba là, mức độ chuyển biến, phát triển năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết và kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ trì cấp phân đội ở Binh đoàn Quyết Thắng [104, tr. 29- 30]. Theo tác giả Nguyễn Khánh: đức độ, tài năng của cán bộ lãnh đạo thể hiện ở những sản phẩm của họ. Phải từ sản phẩm cụ thể được tạo ra từ kết quả hoạt động mà đánh giá chất lượng của người cán bộ lãnh đạo; sản phẩm cụ thể của người đứng đầu cơ quan lãnh đạo cấp chiến lược có thể là: 1. Những sáng kiến có giá trị cao; 2. Thuyết phục được những người ở trong phạm vi tác động lãnh đạo của mình, có quan hệ nhiều đến nội dung của sáng kiến chính trị đã đưa ra, trước hết là cán bộ trong cơ quan lãnh đạo về sự đúng đắn, hợp lý, tính tối ưu của sáng kiến, nhận định và chủ trương mà mình đưa ra; 3. Phát hiện, tìm được, sử dụng được người có đức, tài để phụng sự Tổ quốc và nhân dân, để người ấy có thể trở thành cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước [103, tr. 42 - 43]. 2.5. Về thực trạng năng lực của đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, theo tác giả Vĩnh Trọng: “Những năm qua, đội ngũ cấp ủy viên cơ sở đã có sự phát triển mới về phẩm chất và năng lực, trong đó có năng lực thực hành CTXDĐ” [177, tr. 43]. Tuy vậy, năng lực thực hành CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên ở cơ sở vẫn còn có những hạn chế: việc vận dụng tri thức, kỹ năng để giải quyết tình huống CTXDĐ có lúc chưa tốt, chưa linh hoạt; việc điều hành các hoạt động sinh hoạt tập thể của tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội còn lúng túng hoặc sai sót; việc giải thích, vận động, thuyết phục đảng viên và nhân dân có lúc chưa thật thấu tình đạt lý, sức thuyết phục chưa cao. Một số cấp ủy viên có khuynh hướng hành chính hóa các hoạt động CTXDĐ; khả năng xử lý các tình huống cụ thể chưa tốt [177, tr. 43]. Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh đã chỉ ra ưu điểm cơ bản, đồng thời chỉ ra 4 vấn đề hạn chế về phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy phường ở Thành phố Hà Nội là: quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát cơ sở, nặng về hành chính, mệnh lệnh, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; phong cách lãnh đạo của một 24 số bí thư đảng ủy chưa thực sự tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ một cách hình thức, thiếu tính tập thể, né tránh trách nhiệm cá nhân; một số bí thư đảng ủy năng lực tư duy hạn chế, chưa gắn lý luận với thực tiễn; một số bí thư đảng ủy chưa thực sự tiền phong, gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, cần, kiệm [2, tr. 50]. Đặng Hoài Thiêm chỉ ra những hạn chế về năng lực CTXDĐ của đội ngũ bí thư chi bộ là: năng lực quán triệt, vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên vào thực tiễn đơn vị; năng lực lãnh đạo, điều hành hoạt động của chi ủy, chi bộ có mặt còn bất cập; việc chuẩn bị dự thảo nghị quyết lãnh đạo còn chung chung, trùng lắp, các chủ trương, biện pháp lãnh đạo còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa sát, đúng với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của đơn vị [160, tr. 39]. Về nguyên nhân của những hạn chế, Bùi Đức Lại lý giải ba nguyên nhân CTXDĐ hiệu quả thấp: Một là, xem nhẹ yêu cầu đổi mới Đảng nên chưa đề ra đúng mục tiêu xây dựng Đảng, lệch trong chỉ đạo thực hiện. Hai là, tình trạng thiếu rõ ràng, rành mạch trong việc nhận diện tích cực và tiêu cực, đúng và sai, do đó có nhầm lẫn trong việc phân tuyến. Ba là, coi nhẹ nên không huy động đúng sức mạnh của đảng viên và nhân dân trong công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng [105, tr. 43- 45]. Theo tác giả Vĩnh Trọng, nguyên nhân của những hạn chế về năng lực thực hành CTXDĐ của đội ngũ cấp ủy viên ở cơ sở là do: 1) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thiếu khoa học, chưa gắn với quy hoạch cán bộ và bố trí, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng. 2) Chưa có quy định chuẩn về chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với đội ngũ cấp ủy viên cơ sở; việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng còn hình thức, chưa sát thực chất. 3) Nội dung bồi dưỡng còn trùng lặp, nặng về lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa có chương trình bồi dưỡng theo chức danh; chưa chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, bài giảng. 4) Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên còn hạn chế trong cập nhật kiến thức mới, kinh nghiệm thực tiễn, các kỹ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất