Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du hồ chứa nước đồng sươ...

Tài liệu Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du hồ chứa nước đồng sương, hà nội

.PDF
106
62
149

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Đỗ Thị Tuyết Trinh i LỜI CẢM ƠN Đề tài: “Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương, Hà Nội” được hoàn thành tại trường Đại học Thuỷ lợi - Hà Nội. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS. Lê Xuân Roanh, người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Thuỷ lợi đã giảng dạy và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa học và luận văn. Đồng thời, xin dành sự biết ơn tới gia đình, Bố, Mẹ và đồng nghiệp trong cơ quan vì những chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót, Tôi xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... v MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3 6. Kết quả đạt được ..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ............................................................................................................................. 5 1.1. Khái quát chung về quy hoạch xây dựng .................................................................5 1.2. Đánh giá chung về công tác thiết kế quy hoạch xây dựng ở Việt Nam .................11 1.2.1. Công tác thiết kế quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ..................... 11 1.2.2. Công tác thiết kế quy hoạch khu công nghiệp....................................................18 1.2.3 Công tác thiết kế quy hoạch khu sản xuất Nông nghiệp và PTNT ...................... 22 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thiết kế quy hoạch xây dựng ở Việt Nam ...28 1.3.1 Điều kiện thời tiết, khí hậu ...................................................................................28 1.3.2 Điều kiện địa hình, địa chất ..................................................................................31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC ..............................................................................37 2.1. Các yêu cầu và nguyên tắc đối với quy hoạch xây dựng ......................................37 2.2.1. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng ..................................................................37 2.2.2. Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng ...............................................37 2.2. Lý luận và thực tiễn về thiết kế quy hoạch xây dựng vùng ....................................38 2.2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch vùng.......................................................................39 iii 2.2.2. Tình hình phát triển quy hoạch vùng ở Việt Nam............................................... 40 2.2.3. Phương pháp luận quy hoạch xây dựng vùng ..................................................... 41 Một số vấn đề về đường lối quy hoạch vùng ở Việt Nam ............................................ 42 2.3. Các quy định của pháp luật về thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du hồ chứa nước ............................................................................................................................... 45 2.4. Quy trình và phương pháp tiếp cận trong thiết kế quy hoạch vùng hạ du hồ chứa nước ............................................................................................................................... 48 2.4.1. Quy trình và trình tự thiết kế quy hoạch ............................................................. 48 2.4.2. Phương pháp tiếp cận quy hoạch vùng ............................................................... 52 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG SƯƠNG, HÀ NỘI ......................................................................................................... 59 3.1. Giới thiệu chung về công trình Hồ chứa nước Đồng Sương .................................. 59 3.1.1. Vị trí công trình ................................................................................................... 59 3.1.2. Lưu vực tuyến công trình .................................................................................... 60 3.1.3. Quy mô, nhiệm vụ công trình.............................................................................. 60 3.1.4. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 62 3.2. Thực trạng về công tác quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương ............................................................................................................................ 64 3.2.1. Công tác thiết kế quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ..................... 64 3.2.2. Công tác thiết kế quy hoạch khu sản xuất Nông nghiệp và PTNT ..................... 70 3.2.3. Công tác thiết kế quy hoạch khu dân cư ............................................................. 79 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương ...................................................................................... 81 3.3.1. Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật .. 81 3.3.2. Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch khu sản xuất Nông nghiệp và PTNT .. 85 3.3.3. Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch khu dân cư .......................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Sơ đồ mô hình tuyến tính ...............................................................................49 Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát quy trình quy hoạch .............................................................. 49 Hình 2.3 Trình tự công tác quy hoạch ...........................................................................50 Hình 3.1 Vị trí hồ Đồng Sương nhìn từ ảnh vệ tinh trên ảnh Google ........................... 59 Hình 3.2 Mặt cắt dọc sông chính của lưu vực hồ chứa nước Đồng Sương[14] ............62 Hình 3.3 Quy trình thiết kế quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật vùng hạ du hồ chứa nước Đồng Sương ............................................................................................ 83 Hình 3.4 Sơ đồ Quy trình thiết kế quy hoạch khu sản xuất Nông nghiệp và PTNT .....86 Hình 3.5 Sơ đồ Quy trình lập và phê duyệt dự án quy hoạch khu dân cư ..................... 92 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Đặc trưng lưu vực Hồ chứa Đồng Sương[14] ............................................... 59 Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật chính của hồ chứa Đồng Sương[15] ................................ 59 Bảng 3.3 Lưới trạm khí hậu và đo mưa trên khu vực [14]............................................ 62 Bảng 3.4 Thống kê các trạm thủy văn trong và lân cận vùng nghiên cứu [14] ............ 63 Bảng 3.5 Bảng chỉ tiêu dân số huyện Chương Mỹ năm 2016 [17] ............................... 79 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTHT : Công trình hạ tầng CTXH : Chính trị xã hội DĐĐT : Dồi điền đổi thửa KT-XH : Kinh tế-Xã hội HTKT : Hạ tầng kỹ thuật NTM : Nông thôn mới QHXD : Quy hoạch xây dựng UBND : Uỷ ban Nhân dân vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quy hoạch xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, công trình xây dựng được đầu tư mạnh mẽ trong các ngành nói chung và thủy lợi nói riêng. Nước ta đang xây dựng và đi vào khai thác hàng ngàn hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện. Hồ chứa nước là cơ sở hạ tầng để sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh về nước cho con người, phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Hồ nước có nhiệm vụ điều tiết dòng sông đề phòng chống lũ cho hạ du và tạo nguồn nước để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường. Nước ta có nhu cầu và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước bằng các hồ chứa. Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên ở nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội do khai thác, sử dụng tài nguyên nước các hồ chứa mang lại, thực tế cho thấy, do còn nhiều tồn tại, bất cập trong thiết kế quy hoạch xây dựng hồ chứa nên mang lại hậu quả không mong muốn thiệt hại lớn về người và tài sản, hủy hoại tài nguyên và làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ du nói riêng và nhân dân vùng bị ảnh hưởng nói chung. Hồ Đồng Sương nằm trên địa bàn của xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, và xã Thành Lập huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Hồ được xây dựng năm 1969 đưa vào sử dụng năm 1972. Theo nhiệm vụ thiết kế, hồ chứa nước Đồng Sương được thiết kế tràn xả lũ với lưu lượng xả lũ thiết kế (tần suất 1,5%) là 949m3/s, lưu lượng xả lũ kiểm tra (tần suất 0,5%) là 1124m3/s với dung tích của hồ chứa là 13 triệu m3, khi đi vào vận hành, hồ 1 Đồng Sương sẽ có hiệu quả tích cực trong việc điều tiết nước cho hạ du. Tuy nhiên, việc tích nước cũng có thể gây ra những hiểm họa nhất định, nhất là trong thời kỳ mùa lũ nếu gặp sự cố về công trình hoặc vỡ đập bởi vì đập của hồ Đồng Sương là một trong hai hồ có chiều dài lớn nhất (3150m) trong các Đập trên địa TP Hà Nội và chiều cao đập khá lớn (9,5m). Ngoài ra, diện tích lưu vực của hồ Đồng Sương rất lớn nên trong mùa lũ lưu lượng lũ đến hồ là rất lớn. Khi xảy ra sự cố lượng nước lũ của hồ Đồng Sương sẽ gây ngập cho một vùng hạ du khá lớn với dân cư khá đông với số dân khoảng trên 20.000 người và nhiều công trình cộng công như trường học, trạm y tế... Trong những năm gần đây, do diễn biến bất thường của thời tiết và khí hậu, trong một số trận lũ lớn đã xảy ra những sự cố đáng tiếc đối với một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện làm ngập lụt vùng hạ lưu và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế của địa phương. Vùng hạ du hồ chứa nước Đồng Sương trong nhiều năm đều chịu ảnh hưởng nặng nề do xả lũ và lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về gây ra. Xuất phát từ những thiệt hại do thiên tai gây ra cho vùng hạ du hồ chứa nước Đồng Sương thì việc đánh giá công tác quy hoạch xây dựng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng cho khu vực hạ lưu hồ chứa nước Đồng Sương, huyện Chương Mỹ là thực sự cần thiết. Với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu tại Trường, được sự đồng ý của khoa Công trình- Trường Đại học Thủy Lợi cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Lê Xuân Roanh, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương, Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng về công tác quy hoạch vùng hạ du các Hồ chứa nước ở Việt Nam để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: 2 Chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương, Hà Nội + Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương, Hà Nội 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: - Tiếp cận các nghiên cứu về công tác thiết kế quy hoạch xây dựng và thực trạng về công tác thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương; - Các văn bản luật liên quan đến thiết kế quy hoạch xây dựng. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài + Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã Tổng quan về công tác thiết kế quy hoạch xây dựng và cơ sở khoa học về thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du hồ chứa nước. + Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một gợi ý quan trọng trong việc đưa ra thực trạng về công tác quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương 3 6. Kết quả đạt được - Đánh giá hiện trạng về công tác quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng vùng hạ du Hồ chứa nước Đồng Sương. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG 1.1. Khái quát chung về quy hoạch xây dựng Quy hoạch là một phạm vi rộng của sự hoạch định, quy hoạch xây dựng chú trọng vào việc hoạch định để xây dựng, vậy nên thay vì chúng ta cứ hỏi về các khái niệm quy hoạch xây dựng là gì, và cố gắng tìm cách định nghĩa chúng, thì hãy đặt câu hỏi về việc quy hoạch / hoạch định để làm gì. Quy hoạch là một công cụ để làm một việc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích thích đầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một công cụ giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công cụ để phá hủy, đàn áp và hủy hoại môi trường. Hãy chú trọng vào mục đích, chứ không phải hình thức ngữ nghĩa. [1] Bản chất của công việc quy hoạch là dự đoán, mà đã là dự đoán thì không thể lúc nào cũng đúng và cũng rất khó phát hiện sai, vì toàn bộ lập luận đều dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, và những mong muốn khắc phục nó để không lặp lại sai lầm nữa. Điều này đòi hỏi phải sử dụng một loại tư duy khoa học về sự bất định và kiểm soát rủi ro, hơn và việc hoạch định các điều tốt và theo đuổi chúng, vì chúng có thể không thành hoặc chuyển biến thành các điều xấu, tùy theo cách định nghĩa của chúng ta. Sự tiếp tục thực hiện hoạch định kế hoạch dựa trên thống kê, chỉ tiêu và các đánh giá số liệu theo tư duy của phương Tây đã thống trị cái cách mà chúng ta thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng , thực tế, chúng ta đã thấy rằng, chưa bao giờ nó đúng đắn cả. Trong khi cơ chế của chúng ta lại không cho phép chúng ta sửa sai, mà thật ra, sửa sai phải nhanh hơn việc phạm sai lầm thì mới tiến bộ được. Ở bất kỳ quy mô, phạm vi nào, công tác quy hoạch xây dựng là những thí điểm về ý tưởng phát triển, tập trung, phân tán và sử dụng các nguồn lực, trong bối cảnh cạnh tranh của các bên liên quan. Quy hoạch cho phép chúng ta thử nghiệm trên tất cả mọi 5 vấn đề hiện hữu của đô thị, kể cả những khu vực đã ổn định và nhạy cảm, như các khu trung tâm tài chính, khu công viên, khu bảo tồn hay vùng sinh thái ẩm ướt. Quy hoạch xây dựng Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho nguời dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi truờng. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. [2] - Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. - Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. - Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. - Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt. Hệ thống quy hoạch ở nước ta hiện nay có thể phân thành 4 loại chủ yếu: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm; Quy hoạch xây dựng (trong đó có Quy hoạch đô thị); Quy hoạch sử dụng đất và 4 cấp: cấp quốc gia (cả nước), cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện. Trong gần 30 năm qua, Việt Nam về KTXH đã thu được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn 6 trong giai đoạn mới. Đạt được thành tựu trên phải kể tới sự đóng góp của hệ thống quy hoạch Việt Nam trong đó có Quy hoạch xây dựng. Quy hoạch xây dựng đã thực sự góp phần tạo ra nguồn lực trong phát triển KT-XH của đất nước. Trong đó, kinh tế đô thị góp khoảng 70% GDP cả nước, các chỉ số thu ngân sách của các vùng tỉnh và các đô thị lớn cho thấy nhìn chung tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 đến 15%, cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật đô thị, kể cả khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng từng bước theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhìn chung, diện mạo kiến trúc, đô thị, nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc... Hiện nay là thời điểm tốt nhất để đánh giá một cách tổng quan về vai trò của ngành quy hoạch xây dựng trong hệ thống quy hoạch Việt Nam để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới tiếp tục được thành công tốt hơn. Lược sử và những thành tựu nổi bật của ngành quy hoạch xây dựng [3] Từ khi các đô thị Việt Nam hình thành, có lẽ từ mô hình Thành cổ Cổ Loa cho đến Hà Nội và các đô thị dọc theo Đất Nước chủ yếu hình thành theo mô hình Đô và Thị như một cấu trúc lưỡng tính gắn chặt với nhau thành một cấu trúc điển hình kéo dài suốt thời kỳ Phong kiến. Cho đến thế kỉ 18-19, các kiến trúc sư người Pháp đã mang đến Việt Nam cách làm quy hoạch đô thị hiện đại theo kiểu phương Tây. Vào đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20, KTS Hoàng Như Tiếp có viết cuốn sách về Quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam được xem như một tài liệu đầu tiên ở Việt Nam do người Việt viết phương pháp, quy trình lập Quy hoạch. Kể từ đây ngành quy hoạch xây dựng đã trưởng thành và đóng góp nhiều thành tựu lớn lao trong công cuộc xây dựng đất nước qua các thời kỳ. Thời kỳ 1956 - 1964: Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi,cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhân dân miền Bắc bước vào xây dựng khôi phục và phát triển đất nước. Từ 1960 đến 1964, đô thị hóa phát triển theo chiều rộng với xu hướng chiến lược là xây dựng một mạng lưới đô 7 thị trung bình và nhỏ đều khắp trên toàn lãnh thổ đất nước. Ngành quy hoạch xây dựng (QHXD) lúc đó đi sâu vào các lĩnh vực:Thiết kế, cải tạo, phát triển xây dựng, phục hồi các đô thị và điểm dân cư nông thôn toàn miền Bắc.Công tác lập đồ án QHXD bước đầu được hình thành theo quy trình của Liên Xô. Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội được thực hiện với sự trợ giúp của chuyên gia Liên Xô. Chuyên gia Trung Quốc sang giúp quy hoạch 2 thành phố công nghiệp Thái Nguyên và Việt Trì. Ba Lan giúp quy hoạch TP. Hải Phòng… Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc…, những công việc QHXD thực hiện trong giai đoạn này đã đặt nền móng vững chắc và chắp cánh cho ngành quy hoạch xây dựng của nước ta sau này. Thời kỳ 1965-1975: Thời gian này, ngoài công việc nghiên cứu đồng bộ theo bài bản của Liên Xô, ngành QHXD nghiên cứu thêm được 3 mô hình để phổ biến rộng rãi là: (1) Mô hình QHXD vùng tỉnh của đoàn Bungari, đặc biệt là cách phân tích thay đổi theo từng giai đoạn, tiến lên sản xuất lớn của mạng lưới các điểm dân cư nông thôn được hình thành với sự xuất hiện các đô thị nông nghiệp, trên địa bàn nông thôn (2) Mô hình QHXD cụ thể của đoàn chuyên gia CHDC Đức, nhằm đáp ứng các yêu cầu bức bách trước mắt (đặc biệt là vấn đề nhà ở cho việc hồi cư) trên cơ sở xác định hợp lý một khu dân cư của đô thị (3) Mô hình bảo vệ môi trường lâu bền trong quy hoạch phát triển khai thác du lịch, bảo tồn sinh thái, cảnh quan vùng Hạ Long, hài hòa với việc phát triển các ngành kinh tế (công nghiệp, nông, lâm nghiệp, phát triển cảng biển, khai thác vật liệu xây dựng…) của đoàn chuyên gia Hungari.Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đoàn chuyên gia nước ngoài, đội ngũ cán bộQHXD đã được mở rộng cả nhận thức thực tế cũng như lý thuyết và đã có một bước trưởng thành rõ rệt. Thời kỳ 1976-1985: Đất nước thống nhất, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện trên phạm vi cả nước. Chúng ta đứng trước hai hệ thống đô thị hoàn toàn khác nhau ở hai miền, lại bị chiến tranh tàn phá. Lần đầu tiên, ngành QHXD đã nghiên cứu những định hướng đô thị hóa mang tính chiến lược cho cả nước trong tình hình hòa bình, với một nền kinh tế què quặt và những vết thương chiến tranh chồng chất nặng nề. Trang lịch sử mới của đất nước, cũng là trang lịch sử mới của công tác QHXD, đòi hỏi những nhận thức quan điểm mới, những tầm nhìn mới. Chuyển biến nhận thức đã khó, nhưng tìm ra được hướng đi mới lại còn khó khăn hơn gấp bội, vì 8 nó gắn chặt với chính sách về chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước trong bối cảnh lịch sử mới với một nền kinh tế kiệt quệ sau một thời gian chiến tranh kéo dài, các khoản viện trợ từ bên ngoài bị cắt đứt và bắt đầu gánh chịu sự bùng nổ dân số. Với ngành QHXD đã có dịp so sánh 2 đường lối đô thị hóa, 2 hệ thống đô thị hình thành phát triển dưới 2 chế độ chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau để rút ra những bài học cần thiết, hết sức thực tiễn để thực hiện theo những định hướng mới về chính sách kinh tế xã hội nhằm vượt qua những khó khăn chồng chất. Thời kỳ đổi mới 1986-1995: Bước vào thời kỳ đổi mới, với sự tác động lớn từ những đường lối chính sách mới của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi công tác QHXD phải được nghiên cứu đổi mới, để có giải pháp thỏa đáng, thiết thực và khả thi. Tình trạng bùng nổ dân số, thiếu nhà ở, “phố hóa” các tiểu khu nhà ở, sửa mặt tiền, mở cửa hàng khắp nơi, ách tắc giao thông, phát triển thị trường buôn bán bất động sản… cùng việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, các dự án đầu tư của nước ngoài, đã dồn dập đòi hỏi ngành QHXD phải tìm giải pháp giải quyết. Vì vậy, nội dung và phương pháp QHXD có nhiều đổi mới để đáp ứng với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN: khai thác và quản lý có hiệu quả nhất quỹ đất, không gian cảnh quan kiến trúc, kết cấu hạ tầng và môi trường. Nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành như chương trình về đô thị hóa, chiến lược phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, động thái dân số đô thị, xã hội học đô thị, giao thông đô thị… đã được thực hiện để đổi mới công tác QHXD. Thời kỳ 1996-2007: Giai đoạn bùng nổ xây dựng theo định hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Ngành QHXD liên tiếp giúp địa phương nghiên cứu điều chỉnh các quy hoạch đô thị, trong đó phải kể đến Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu… Đồng thời tiếp tục nghiên cứu quy hoạch các đô thị mới và các đô thị tỉnh lỵ mới được tách tỉnh, như Vạn Tường - Dung Quất, Chu Lai - Kỳ Hà, Bắc Ninh, Hưng Yên, Gia Nghĩa.Bước đầu tiến hành nghiên cứu sâu rộng các quy hoạch vùng lãnh thổ quan trọng như: vùng thủ đô Hà Nội, vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Trung vùng TP. HCM, Trung Bộ, vùng biên giới phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long…Tiến hành nghiên cứu thí điểm một số thiết kế đô thị ở Hạ Long - Quảng Ninh, Đà Lạt - Lâm Đồng và ở một số đô thị khác. Quy hoạch các vùng 9 sinh thái và các vùng đặc thù khác như: Vườn quốc gia Ba Vì, khu nghỉ mát Tam Đảo, khu du lịch sinh thái bán đảo Cà Mau, khu du lịch sinh thái Hạ Long, khu du lịch sinh thái vịnh Văn Phong. Các quy hoạch bảo tồn như quy hoạch bảo tồn và khai thác cố đô Huế, QH bảo tồn khai thác di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, QH bảo tồn khai thác cố đô Hoa Lư, QH làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, QH các khu kinh tế cửa khẩu và ven biển và nhiều quy hoạch xây dựng khác đã được thực hiện trong thời kỳ đổi mới đất nước. Thời gian này, nhiều văn bản pháp quy quan trọng như Luật Xây dựng, Nghị định về quy hoạch xây dựng, đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch xây dựng đã được ban hành. Đáng lưu ý là trong Luật Xây dựng có chương II về Quy hoạch xây dựng lần đầu tiên được ban hành và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 7-2004. Thời kỳ 2008-đến nay: Giai đoạn này hệ thống văn bản pháp lý về ngành QHXD cơ bản đã được kiện toàn như Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng 2014, Nghị định 44/2015/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng để hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng và Thông tư 12/2016/TT-BXD, Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù đã nâng tầm ngành QHXD trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều đồ án quy hoạch quan trọng đã được triển khai thực hiện như Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2035; điều chỉnh QHXD vùng thủ đô Hà Nội, Quy hoạch chi tiết trung tâm chính trị Ba Đình, QHCT nhà tang lễ Quốc gia; QHXD hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW tại Hà Nội và TP HCM đến năm 2030, QH quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, QH quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai, QH thoát nước lưu vực sông Cầu, QH quản lý chất thải rắn vùng Đồng Bằng Bắc Bộ… Nhiều đồ án QHXD đã được thực hiện với sự phối hợp của tư vấn nước ngoài. Hình thức hợp tác này tận dụng được mặt mạnh của tư vấn nước ngoài, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư và quan trọng hơn là khẳng định được vị trí, uy tín và xu hướng hội nhập của ngànhQHXD. Những thành tựu trong QHXD nêu trên là kết quả của một quá trình đổi mới công tác QHXD, linh hoạt trong việc xác định mục tiêu, định hướng, chú ý nhiều hơn đến yếu 10 tố thị trường để cập nhật phục vụ việc lập quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch kịp thời. Vì vậy, nhiều QHXD đã bám sát với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới; đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng các kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm 1.2. Đánh giá chung về công tác thiết kế quy hoạch xây dựng ở Việt Nam 1.2.1. Công tác thiết kế quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Sự phát triển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của đô thị, điểm dân cư nông thôn. Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu quả khi hạ tầng kỹ thuật đựơc xây dựng đồng bộ và đi trứơc một bước. Do đó việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cùng nhưng xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao chất lượng đô thị, điểm dân cư nông thôn tạo lập được các không gian đáp ứng hài hoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần. Chính vì thế chúng ta cần quan tâm tới việc xây dựng, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. Kết cấu hạ tầng: là tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư. Kết cấu hạ tầng bao gồm: hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (HTKT ). Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội mang tính xã hội nặng hơn tính kinh tế, được xây dựng nhằm phục vụ cộng đồng. Hệ thống này bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng và các công trình khác. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, xử lý các chất 11 thải, nghĩa địa, nghĩa trang; cây xanh công viên và các công trình khác. Đây là những cơ sở vật chất, những công trình phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân trong đô thị nó là những công trình mang tính dịch vụ công cộng Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn bao gồm: Hệ thống giao thông, Hệ thống thông tin liên lạc, Hệ thống cung cấp năng lượng, Hệ thống chiếu sáng công cộng, Hệ thống cấp nước, thoát nước, Hệ thống xử lý các chất thải, Hệ thống nghĩa trang và các công trình khác. Hành lang kỹ thuật: Là phần đất và không gian để xây dựng các tuyến kỹ thuật (điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc...) và phần đất dành cho giải cách ly an toàn các tuyến kỹ thuật Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chớnh cấp đô thị bao gồm các trục giao thông, các tuyến truyền tải năng lượng, các tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, các tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật. Chỉ giới đường đỏ trong quy hoạch xây dựng: Là đường ranh giới phân định giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông. Phần đất dành cho đường giao thông bao gồm: phần đường xe chạy, dải phân cách, dải cây xanh và hè đường. Quy định chỉ giới đường đỏ nhằm xác định giới hạn phần đất cho phép xây dựng nhà ở và công trình với phần đất chỉ để dành cho xây dựng đường giao thông. Chỉ giới đường đỏ là cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất dọc theo đường. Quy định chỉ giới xây dựng để làm cơ sở cấp phép xây dựng công trình và quản lý xây dựng dọc theo các tuyến đường phố quy hoạch Cao độ nền xây dựng (cốt nền) do người thiết kế chuyên ngành chuẩn bị kỹ thuật tính toán và xác định. Cao độ này được xác định cho từng khu vực, trục đường phố chính hoặc cho toàn đô thị trong các đồ án quy hoạch chung xây dựng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất