Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường thpt quảng xươn...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường thpt quảng xương 4

.PDF
21
57
97

Mô tả:

MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... II. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................ 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................................................................................................................... 3. Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường THPT Quảng Xương 4......................................................................... 3.1. Xây dựng văn hóa nhà trường............................................................... 3.2. Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng............................................. 3.3. Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học....... 3.4. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội................................ 3.5. Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp......... 3.6. Không một học sinh nào bị bỏ rơi........................................................ 3.7. Trách nhiê ̣m xử lý, ngăn chă ̣n của bạo lực học đường của lãnh đạo nhà trường............................................................................................ 3.8. Công tác truyền thông trong học đường............................................. 4. Hiệu quả của các giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường THPT Quảng Xương 4...................................................... III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................ 1. Kết luận.................................................................................................................... 2. Kiến nghị................................................................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI Trang 1 1 1 2 2 3 3 4 8 8 9 10 11 12 13 14 14 15 17 17 18 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, giáo dục - đào tạo ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục thì tình trạng Bạo lực học đường bạo lực học đường vẫn đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục nước ta. Hiện tượng bạo lực học đường không chỉ ở học sinh nam và còn có cả học sinh nữ.   Các vụ bạo lực học đường được học sinh quay thành clip và tung lên mạng công khai gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Có thể thấy rằng vấn đề bạo lực học đường diễn ra gần đây là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp. Nguyên nhân và những biểu hiện của tình trạng bạo lực trong nhà trường cần phải được nhận diện và phân tích một cách khoa học nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng tránh và ngăn ngừa cho các thế hệ học sinh trong nhà trường hiện nay. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từ thực tế quản lý nhà trường, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường THPT Quảng Xương 4” 2. Mục đích nghiên cứu Tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường THPT Quảng Xương 4” nhằm mục đích sau:   Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luâ ̣t nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ sống, lao động, học tập, làm việc theo pháp luật. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức HS từ giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận trong nhà trường. Đảm bảo an ninh trâ ̣t tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường. 1   Kiềm chế việc vi phạm pháp luật, phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường trong trường THPT Quảng Xương 4. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp quan sát, đánh giá thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm quản lý, điều tra thông tin. - Phương pháp thống kê toán học. 2 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [3] Nhà xã hội học người mỹ E.R.Park nhận định “ Người ta sinh ra không phải đã là con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục”. Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nhiều nhiệm vụ, giải pháp cho hai đơn vị Trung ương Đoàn cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chung tay cùng các cơ quan, cấp, bộ ngành chung tay đẩy lùi bạo lực học đường. Bên cạnh các giải pháp truyền thống, tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống, ứng xử văn hóa, hai đơn vị đề ra nhiều giải pháp tận dụng sức mạnh mạng xã hội, công nghệ để tuyên truyền. Xây dựng các công cụ tuyên truyền về phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống bạo lực học đường trên mạng xã hội và gửi về tuyên truyền tại các nhà trường; triển khai xây dựng nội dung truyền thông về các tình huống ứng xử văn hóa, đạo đức, lối sống thông qua các clip, tình huống đăng tải trên Cổng Tri thức Việt (Itrithuc Việt:http://trithucvn.net); đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trong khối THPT. Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày àng phát triển, kèm theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh được tiếp xúc nhiều, gia đình cũng được quan tâm đầu tư cho các con em học tập, chính vì thế mà các em ngà càng tiến bộ hơn, thông minh hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên mặt trái của nó cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng, các trang mạng nhiều, nội dung tốt, xấu đều có, các loại game bạo lực cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, nếu các em không biết chọn lọc để xem, để học tập thì từ một học sinh ngoan, học tốt cũng bị ảnh hưởng và trở thành một con người hoàn toàn khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn 3 Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Với 9 năm làm Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An ( tức THPT Quảng Xương 3 cũ) và 1 năm học 2018-2019 tại trường THPT Quảng Xương 4. Tôi nhận thấy: Bạo lực học đường nó luôn rình rập và nguy cơ bùng phát lúc nào đó nếu chúng ta không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.   Bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Đó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác nó ủ nung, bùng phát không báo trước (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học. Bạo lực học đường xuất phát từ bốn đối tường chính: như từ chính học sinh, từ giáo dục gia đình, từ giáo dục nhà trường và từ xã hội. Đa số phụ huynh cho con đến trường dường như giao khoán cho nhà trường.-Việc rèn luyện nói năng lễ phép với người lớn của học sinh ở nhà còn thiếu kĩcương nề nếp, kiểm tra chưa chặt chẽ, nhiều gia đình còn thiếu cứng rắn, chưa nghiêm. Đời sống gia đình quá khó khăn họ cho lo bươn chải để tìm bát cơm manh áo cho gia đình, họ phải đi làm ăn xã nhà. Khôngcó thời gian để quan tâm đến học tập và rèn luyện hành vi đạo đức cho con. Sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và phụ huynh còn hạn chế. Môi trường xã hội còn nhiều mặt chưa tốt.     Ảnh hưởng của các trang báo mạng đưa tin các VIDEO, CLIP về việc đánh hội đồng bạn bè, xé quần áo, sỉ nhục bạn học kể cả việc gây ra án mạng thương tâm.         Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển nhạy cảm, cơ thể của các em đã là của người trưởng thành, sức khỏe thể lực đã như người trưởng thành khỏe mạnh nên việc sử dụng bạo lực càng dễ gây hậu quả nghiêm trọng hơn học sinh ở các cấp học dưới. Học sinh THPT đã bước qua lứa tuổi dậy thì, bắt đầu giai đoạn muốn khẳng định bản thân. Học sinh đang trong giai đoạn hình thành, phát triển tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây nên những 4 rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát. Với tâm lý muốn được thể hiện và muốn được công nhận, việc tiếp nhận những thông tin và những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đều rất dễ rối nhiễu tâm lý lứa tuổi của các em. Vì thế, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do người chưa thành niên thiếu kìm chế, không làm chủ được bản thân, khi các em quá khích có thể không xác định được những hành động mình gây ra có thể gây nguy hại cho người khác và cho chính bản thân mình.         Nguyên nhân tâm lý của bạo lực học đường ít được các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu, các nhà xã hội, các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức, mỗi học sinh có một phong cách sống khác nhau. Không ai kiểm soát được diễn biến tâm lý xảy ra hằng ngày với học sinh đó. Do vậy không ai nghĩ đến việc cần ngăn chặn bạo lực học đường từ ngay các bạo lực từ đời sống nội tâm, có thể do việc tác động những nghịch cảnh bên ngoài, tác động bởi điều kiện không thuận lợi làm cho tâm con người xảy lên sóng gió cho chính mình. Nguyên nhân tâm lý bị người khác xem thường đó lại là nguyên nhân chính.            Học sinh không thể phát triển tâm lý và học hành bình thường được nếu ngày nào cũng chứng kiến cha bạo hành mẹ trong gia đình, hoặc các em bị chính cha mẹ bạo hành. Khi bị tác động bởi những hoàn cảnh xấu, các em không được chia sẻ, dẫn dắt cách xử lý những băn khoăn, ức chế của mình, lâu ngày dễ hình thành nên tính dễ kích động và hành động bạo lực.           Có thể thấy ngày nay việc học sinh ở trường, tiếp xúc với thầy cô, nhà trường nhiều hơn ở gia đình và xã hội. Ngoài học chính khóa các em còn học thêm, phụ đạo, luyện thi. Một số trường còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thiếu quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập học đường.           Chương trình cho các cấp học còn nặng với học sinh, dẫn đến các em không có thời gian để tham gia hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể. Để học sinh có được kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống khi mâu thuẫn xảy ra nhà trường cần phải huấn luyện cho các em. Thế nhưng, có thể thấy để theo 5 đuổi kịp chương trình học, đảm bảo được tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp đã là một thách thức không nhỏ, nói gì đến việc coi trọng kỹ năng và sinh hoạt ngoại khóa. Các môn học đều chú trọng nội dung, chú trọng đến việc đảm bảo kiến thức theo sách giáo khoa để học sinh thi cử. Việc tích hợp những kiến thức về xã hội, kỹ năng chưa được coi trọng, những môn học góp phần hình thành nên thái độ, tình cảm đạo đức xã hội của học sinh. Ảnh hưởng của phim ảnh: cũng tác động vào kho tàng tâm thức chúng ta từng ngày từng giờ. Nếu cha mẹ không theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của con em thay đổi về hành vi, hoặc để chúng quá tự do trong việc giải trí, phim ảnh mà phụ huynh không chú ý nội dung mà các em xem là cái gì, thì con em chúng ta sẽ tích nạp hướng tăng dần các hạt giống hành vi bạo lực. Khi vào lớp học chỉ cần một bất mãn nho nhỏ, bắt gặp một khiêu khích của bạn nào đó, hoặc một câu nói tức khí thôi các em sẽ thể hiện như là “một bản sao 50%, 70% thậm chí 100% từ những hình ảnh mà các em đã được thâu nạp qua phim ảnh, sách báo, qua các phương tiện truyền thông”.           Ảnh hưởng của các trò chơi điện tử: là một nguyên nhân khác dẫn đến việc bạo lực là nghiện các trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Ngày nay các em đang sống trong hoàn cảnh gia đình cũng tương đối khá giả, được cha mẹ trang bị cho điện thoại đắt tiền, với nhiều tính năng khác và vô cùng hiện đại nên các em có thể tiếp cận trò chơi từ các cửa hàng game, hay điện thoại cá nhân của mình. Việc tiếp xúc với các trò chơi bạo lực này đã trở nên nguy hại cho các em và gia đình. Khi một em mải mê từ thái độ tâm lý muốn tìm hiểu cái gì mình chưa biết, một lý giải như là một phương tiện giúp cho mình thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn trong việc ứng xử, các em dần dà trở thành một con nghiện của các trò chơi như thế. Nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ rất đơn giản, thương con là có trách nhiệm nuôi con, đồng nghĩa là chu cấp cho con về vật chất, sự sống, học phí, tiền bạc chi tiêu như thế là đủ, mà không quan tâm về nhân cách, diễn biến tâm lý, hành động của các em. Cho tiền các em quá nhiều, mua laptop, mua điện thoại mà không sử dụng nhu cầu cho việc học tập, điều đó lại trở thành mối đe dọa, mà các em đã dần dà được các phương tiện trợ giúp, tiếp xúc bạo lực qua 6 các trò chơi bạo lực online ở nhà. Rượu bia và chất gây nghiện việc tiêu thụ các loại độc tố có chất gây say như rượu bia, ma túy tổng hợp, có khả năng dẫn đến các hành vi bạo lực học đường ở giới trẻ. Một người không thể làm chủ hành vi của mình được, ngay sau khi đưa các loại chất gây say vào trong cơ thể như là một sự mua vui. Phần lớn người tiêu thụ chất gây say sẽ không thể kiểm soát hành vi và lời nói, nên dễ gây hấn, đánh đập, giết người. Từ các nguyên nhân cho thấy, từ nhà ra đường học sinh tiếp xúc với rất nhiều tình huống dễ nảy sinh bạo lực. Do vậy, để hạn chế bạo lực học đường, giải pháp tốt nhất chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của học sinh, từ nhận thức đúng đắn sẽ nảy sinh những hành động đúng đắn, tránh được những gây hấn bạo lực, hạn chế những hậu quả do bạo lực học đường gây ra.          Ảnh hưởng của rượu bia và các chất gây nghiện khác: Việc tiêu thụ các loại độc tố  có tính chất gây say như rượu bia, ma tính tổng hợp, có khả năng dẫn đến tình trạng bạo hành ở giới trẻ. Một người không thể làm chủ bản thân nếu những chất này đã xâm nhập vào cơ thể với sự mua vui. Phần lớn những người này sẽ không làm chủ được lời nói, hành động của bản thân, nên dễ dẫn đến gây hấn, đánh đập hoặc giết người. Trong nhiều năm qua, rất nhiều vụ việc bạo lực học đường giữa nữ với nữ, đánh hội đồng là do cả hai cùng yêu một bạn nam, rồi ghen và lên mạng xã hội chửi nhau, thuê người đánh bạn, xé quần áo, lột quần áo… ( Có thể trong trường, có thể ngoài nhà trường) và có thể đến giết nhau,… Khi nhà trường ngăn chặn trong trường thì các em lại lại giấu mặt và thuê người ngoài đánh sau ra khỏi cổng trường, hoặc ra khỏi công trường đánh hội đồng. Xuất phát từ các nguyên nhân trên hàng năm nhà trường đã chỉ đạo Đoàn trường phối hợp Nhóm GDCD tổ chức sân khấu hóa 1 lần /tháng HĐNGLL với 9 chủ đề nhằm nâng cao nhận thức của các em về các tai tệ nạn, tác hại của Ma túy HIV/AIDS, Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, Thanh niên thời kỳ hội nhập. Nhà trường xây dựng được nhà trường trở thành nhà trường có môi trường văn hóa lành mạnh, cảnh quan sạch đẹp. Đội ngũ nhà giáo đoàn kết và phải thay đổi nhận thức, phải tu dưỡng bản thân về đức về tài. 7 Nhà trường giao cho Đoàn trường, Giáo viên chủ nhiệm phát hiện sớm các hiện tượng bạo lực để ngăn chặn không để xảy ra, bằng cách đối với GVCN phải thường xuyên gắn bó với lớp và phát hiện qua đội ngủ cốt cán. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh (Bố mẹ làm xa ở với ông bà, Bố mẹ bỏ nhau, Bố mẹ bạo hành; Bố hoặc mẹ mất; mất cả Bố và Mẹ; Bố mẹ nương chiều,…) Đoàn trường phối hợp với tổ tâm lý học sinh để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để tuyên truyền, phát hiện và giúp đỡ các em học sinh. Từ những thực trạng trên cho thấy trên đường từ nhà đến trường học sinh tiếp xúc với nhiều tình huống gây bạo lục học đường. Do vậy để hạn chế tình trạng bạo lực học đường thì chúng ta phải có biện pháp thay đổi nhận thức của học sinh, từ sự thay đổi nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến hành động đúng đắn để tránh tình trạng bạo lực học đường.  3. Một số giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường THPT Quảng Xương 4 3.1. Xây dựng văn hóa nhà trường: + Để xây dựng văn hóa nhà trường trong điều kiện xã hội hiện nay, trước hết hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu, khát vọng mà tập thể nhà trường hướng tới”. + Hiệu trưởng phối hợp với đoàn thể trong, ngoài nhà trường; sự đồng lòng và hành động đồng bộ của thầy trò. Văn hóa nhà trường có nội dung tương đồng và có điểm khác biệt giữa các cơ sở giáo dục. + Trong quá trình phát triển văn hóa nhà trường, việc nêu gương, tuân thủ các giá trị chung của hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng phải trở thành một biểu tượng nhan cách văn hóa tiêu biểu trong việc thực hành các giá trị văn hóa nhà trường để mọi thành viên tin tưởng đi theo con đường đã được lựa chọn. + Để phát triển văn hóa nhà trường, hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một người quản lý vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo. Với vai trò lãnh 8 đạo nhà trường Hiệu trưởng chính là người định hướng và tiêu biểu cho văn háo nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong trường học. + Sức mạnh của khối đại đoàn kết thống nhất là nhân tố quyết định thắng lượi của một nhà trường. Trong một môi trường sư phạm, giá trị đoàn kết là sức mạnh quan trọng. Nó tạo ra bầu không khí vui vẻ thoải mái, kihchs thích sự khám phá sáng tạo trong dạy học và nghiên cứu. đồng thời tạo ra một trường thi đua lành mạnh. Phát huy đươc các khả năng của cá nhân và của tập thể. + Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển qua thời gian đã tạo ra những giá trị văn hóa nhất định. Hiệu trưởng cần phải nhận ra đâu là giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi có giá trị đăng trưng của nhà trường tạo nên khác biệt về bản sắc với các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng. 3.2. Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng   Các thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò noi theo và để làm tròn sứ mệnh cao cả “trồng người”, mỗi nhà giáo phải luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội. Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng xây dựng trường học an toàn, tích cực, thân thiện. Con đường để nhà giáo thay đổi là tự học, tự bồi dưỡng. Nhà giáo phải tự học, cập nhật kiến thức, thêm vốn sống, kỹ năng để thay đổi phương pháp, làm chủ thiết bị công nghệ. Có như thế, hoạt động giáo dục luôn mang đến sự năng động, tự tin, thoải mái cho học sinh.  Mặt khác, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng học tập và tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu, giảng dạy. Những thói quen theo kiểu lối mòn, nếp cũ không còn phù hợp cần được thay đổi, không được bằng lòng hay thoả mãn với trình độ hiện có của mình. 9 Đổi mới phương pháp dạy học đồng hành với Tâm lý giáo dục 3.3. Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học được triển khai nhiều thời gian qua, bước đầu tạo sự thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp dạy học chỉ thẩm thấu đến những học sinh chủ động, những em lẽ ra cần được quan tâm khi áp dụng phương pháp mới thì lại đứng bên lề. Đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh. Vì vậy nhà giáo cần phải chủ động: - Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng - Làm cho học sinh biết liên hệ với thực tiễn đang thay đổi - Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẽ - Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục mới, giáo viên cần đổi mới nhiều, trước đây chúng ta luôn chú trọng” Dạy cái gì”, thì bây giờ cần chuyển sang “ Dạy cách” ( cách đọc, cách suy luân để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới…”, từ chủ yếu quan tâm học sinh “ học cái gì” chuyển sang quan tâm hơn về “ học như thế nào”. Ở một lớp nhiều đối tượng học sinh khác nhau, để tất cả các học sinh đều hiểu bài đều ham học, người giáo viên phải hiểu được từng học sinh để từ đó động viên kịp thời và giao bài phù hợp tạo được sự thân ái thầy cô. Tránh trong lớp em hiểu bài cứ hiểu, còn em yếu kém tụt dần nguy cơ bỏ giờ đi chơi điện tử hoặc gây rối trong nhà trường. Qua triển khai đổi mới phương pháp dạy học, năng lực triển khai các phương pháp và hình thức dạy học đa dạng của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã được nâng lên, giáo viên không còn cứng nhắc trong tổ chức dạy học, họ đã linh hoạt trong về việc sử dụng phương pháp dạy học trong các giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. 10 Đội ngũ giáo viên cũng đã thường xuyên chủ động tham gia trên trường học kết nối để khai thác chia sẻ các bài giảng, các hoạt động giáo dục giữa các trường THPT trong và ngoài tỉnh với nhau. Việc đa dạng các hình thức dạy học cùng với đổi mới PPDH trong công tác chỉ đạo giáo dục ngoài lớp học cũng làm cho giáo viên nhà trường chan hòa gần gũi với học sinh của mình hơn, phát hiện và phát huy được các năng lực của các em một cách đầy đủ hơn, thực sự làm cho không khí học tập, môi trường giáo dục được cải thiện, giảm thiểu căng thẳng và sức ép của việc học của học sinh. Để phương pháp dạy học phát huy hiệu quả và phủ kín đến mọi đối tượng trong lớp, nhà giáo phải am hiểu tâm lý giáo dục. Có thể ví tâm lý giáo dục như con thuyền chở phương pháp dạy học đổi mới đến bờ thành công. 3.4. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Phải có sự định hướng của nhà trường, tiếp tục vun trồng ở gia đình và phát triển của xã hội thì học sinh mới kỷ luật, trách nhiệm, khoan dung. Sự phối hợp phải trên tinh thần tự trọng, trách nhiệm, kịp thời chia sẻ thông tin. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường vừa phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vừa phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây: - Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là những kiến thức biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay. 11 - Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước. 3.5. Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp Chị thỉ do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký khẳng định thủ trưởng cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong trong trường học. Giáo viên chủ nhiệm, bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Để trường học an toàn, không xảy ra bạo lực học đường đòi hỏi hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình, xử lý tình huống một cách khéo léo, kịp thời, phù hợp tâm lý (phụ huynh, học sinh) và đúng quy định hiện hành. Trường học kỷ cương, tình thương, trách nhiệm phải là tâm niệm và hành động của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp trong mỗi ngày đến trường. Xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường, phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và 12 trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm. Những học sinh cá biệt, yếu thế cần được quan tâm. Nhằm giảm thiểu bạo lực học đường, các trường học phải phát triển câu lạc bộ, tăng cường hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội, từ đó hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Các trường cũng được yêu cầu tổ chức ký cam kết phối hợp hàng năm giữa gia đình với cơ sở giáo dục về việc quản lý, giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và thống nhất biện pháp giáo dục. Để chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin về bạo lực học đường, Hiệu trưởng thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát; bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn trong trường học. Phát huy vai trò của Tổ tư vấn tâm lý học sinh. Khi có bạo lực học đường xảy ra ở cả trong và ngoài nhà trường, nhà trường phối hợp với công an, lực lượng chức năng để điều tra, kỷ luật nghiêm khắc học sinh có hành vi bạo lực. Quản trị học đường hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào hiệu trưởng - linh hồn của một nhà trường, giáo viên chủ nhiệm - hiệu trưởng của một lớp. Nếu thực hiện đúng chức trách được giao, nhà trường sẽ an toàn, nói không với bạo lực. 3.6. Không một học sinh nào bị bỏ rơi Nhìn lại những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây, những học sinh bị bỏ rơi, ít nhiều tham gia vào bạo lực. Yêu thương không thể tự có mà phải bắt đầu từ kỹ năng (mang tính tự phát), lâu dần thành thói quen. Lứa tuổi học sinh phổ thông hiếu động, bồng bột, thích thể hiện mình, muốn được quan tâm nhưng ngại chia sẻ về tình cảm, sự khó khăn đang đối mặt. Người thầy cần quan tâm đến từng học sinh, đặt ra yêu cầu thích hợp để học sinh tiến bộ. Mục tiêu đổi mới giáo dục đã nhấn mạnh, quá trình đổi mới phải mang đến sự thay đổi cho từng học sinh. 13 3.7. Trách nhiêm ̣ xử lý, ngăn chăṇ của bạo lực học đường của lãnh đạo nhà trường Ngay từ đầu các năm học hiệu trưởng nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện nền nếp, trong đó xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, lực lượng nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội tự vệ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm. Kế hoạch cũng cần nêu rõ các giải pháp cần phải thực hiện để có hiệu quả. Bên cạnh đó nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý, hiệu trưởng nhà trường làm tổ trưởng, tổ trưởng nữ công là tổ phó, thành viên là giáo viên môn GDCD và giáo viên chủ nhiệm. Tổ tư vấn thường xuyên triển khai làm tốt công tác tuyên truyền đến học sinh về tác hại của bạo lực học đường và các tệ bạn xã hội khác. 3.8. Công tác truyền thông trong học đường Một trong những giải pháp không thể thiếu để ngăn chặn bạo lực học đường là công tác truyền thông. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chức các chương trình truyền thông bằng các hoạt động được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa và các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ và trong các giờ sinh hoạt lớp. Hiệu trưởng chỉ đạo ban chuyên môn nhà trường tổ chức giáo dục pháp luật trong nhà trường bằng nhiều hình thức như: + Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục pháp luật vào các bộ môn văn hóa như: Giáo dục công dân, quốc phòng an ninh, địa lý, ngữ văn, ...các tiết dạy có tích hợp phải được thể hiện cụ thể trong chương trình giáo dục của bộ môn và trong phân phối chương trình và giáo án giảng dạy của giáo viên. + Tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa ngoài trời, lồng ghép với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho học sinh thể hiện bằng các tiểu phẩm mang tính giáo dục pháp luật, trong đó có giáo dục phòng chống bạo lực học đường. Hình thức sân khấu hóa toàn trường được hiệu trưởng chỉ đạo nhóm hoạt động GD ngoài giờ lên lớp tổ chức ở sân khấu ngoài trời trong các tiết sinh hoạt tập thể ngoài trời đầu tuần. Hình thức này có thể tiến hành đa dạng như cuộc thi, 14 diễn các tiểu phẩm, kết hợp đa dạng các hình thức tương tác giữa học sinh với giáo viên và học sinh. Trong các buổi giao ban chủ nhiệm hiệu trưởng cũng thường xuyên hướng dẫn các thầy cô về việc tổ chức thực hiện các chương trình, nhấn mạnh những nội dung cần thiết và cách thực hiện những phần quan trọng và mới mẻ để có thể thu hút học sinh tham gia và chương trình có tính giáo dục cao về vấn đề bạo lực học đường. 4. Hiệu quả của các giải pháp quản lý phòng, chống bạo lực học đường ở trường THPT Quảng Xương 4 Trong thời gian vừa qua, dưới dự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, trường THPT Quảng Xương 4 đã triển khai thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp chủ yếu nêu trên về phòng, chống bạo lực học đường, vì vậy trong năm học vừa qua đã chấm dứt tình trạng bạo lực ở học sinh trong và ngoài nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. 4.1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường Đội ngũ giáo viên trường THPT Quảng Xương 4 đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý, giáo dục phòng, chống bạo lực học đường đối với học sinh nhà trường. Giáo viên tích cực hơn trong công tác triển khai các hoạt động về công tác giáo dục phòng, chống bạo lực ở học sinh. Nhận thức và năng lực công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là công tác tư vấn của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh được tăng cường, hiệu quả hơn, giáo viên không còn cứng nhắc trong việc giải quyết các tình huống sư phạm đối với học sinh, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa thầy cô và học trò. 4.2. Đối với học sinh nhà trường Qua việc triển khai các giải pháp quản lý về công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, chúng tôi thấy rằng đạo đức nhân cách học sinh được thay đổi rõ rệt, các em được giáo dục nhân cách nhận thức tình cảm đầy đủ hơn, sống có lí tưởng và cảm xúc chân thiện tích cực . 15 Học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong các phong trào và hoạt động của trường lớp, các em nhanh nhẹn, hoạt bát năng động tự tin hơn, nhiều em thể hiện và phát huy được năng lực của mình, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp cũng như giữa các tập thể lớp với nhau. Các em biết yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô biết vâng lời và hòa nhã cởi mở hơn, qua mỗi hoạt động trong nhà trường các em đều thấy được giá trị của tập thể, của môi trường học tập và gắn bó hơn với thầy cô bạn bè. * Về kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh: Dưới sự chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, của Ban giám hiệu nhà trường, cùng với các giải pháp về giáo dục phòng, chống bạo lực học đường đã được nhà trường triển khai trong thời gian vừa qua đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở học sinh, đặc biệt là kết quả xếp loại hạnh kiểm đã được nâng lên rõ rệt. Tốt Khá TB Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2017-2018 797 67.54 253 21.44 104 8.82 26 2.20 2018-2019 819 67.63 279 23.04 105 8.67 8 0.66 Trong năm qua, chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng được nâng lên Năm học về mọi mặt, các lớp học sinh tích cực, năng động, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, tự tin trong các kỳ thi, cuộc thi do nhà trường, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức. Với những thành đã đạt được đã tạo được lòng tin của phụ huynh, học sinh và nhân dân trong huyện thuộc vùng tuyển sinh của nhà trường, điều đó thể hiện công tác chỉ đạo đổi mới nói chung và thực hiện các giải pháp ngăn chặn, phòng chống bạo lực trong học sinh của nhà trường là hoàn toàn đúng đắn và có hiệu quả. * Về chất lượng học tập của học sinh của nhà trường cũng được nâng lên, cụ thể: Kết quả xếp loại về văn hóa: Năm học 2017-2018 2018-2019 Giỏi SL TL% 299 25.34 Khá SL TL% 577 48.90 TB SL TL% 281 23.81 Yếu Kém SL TL% SL TL% 23 1.95 0 0 12 0.99 0 0 319 26.34 593 48.97 287 23.7 * Về kết quả thi tốt nghiệp lớp 12 trong 2 năm gần đây: Năm học 2016-2017 và 2017 - 2018 tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp: đều trên 98%. 16 * Về kết quả thi đại học, cao đẳng: Năm học 2017 - 2018: 01 HS có điểm thi 27.5, cao thứ 2 toàn tỉnh và đạt thủ khoa trường ĐH Ngoại Thương HN, là kết quả cao nhất trong lịch sử phát triển nhà trường. * Về công tác bồi dưỡng đội tuyển HSG các môn văn hóa: Nhà trường có 22 em đạt giải, gồm có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 12 giải Ba và 8 giải KK, được xếp thứ 41 trong toàn tỉnh, vươn lên 16 bậc so với năm học trước. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hiện nay, việc giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề cấp thiết, khắc phục những thực trạng xuống cấp của tình trạng ý thức nhân cách của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường, nằm trong mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục toàn diện mà Đảng và nhà nước đặt ra cho ngành giáo dục. Qua nghiên cứu và thực tiễn quản lý chúng tôi đã đề xuất được 08 giải pháp chủ yếu về quản lý phòng, chống bạo lực học đường, đó là: Xây dựng văn hóa nhà trường; Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng; Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học; Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp; Không một học sinh nào bị bỏ rơi; Trách nhiê ̣m xử lý, ngăn chă ̣n của bạo lực học đường của lãnh đạo nhà trường; Công tác truyền thông trong học đường. Chúng tôi thấy rằng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và toàn xã đối với vấn đề bạo lực học đường trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Cần phải có những giải pháp thiết thực để có thể tổ chức các hoạt động giáo dục lành mạnh cho học sinh, tạo sân chơi trí tuệ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để các em có môi trường tốt nhằm phát triển nhân cách, đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân và tập thể lớp học sinh, tạo sự gần gũi giữa thầy và trò, góp phần xây 17 dựng một thế hệ có đủ phẩm chất năng lực cần thiết để đáp ứng và thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, thực hiện ước mơ xây dựng và kiến thiết nước nhà đi lên xây dựng một đất nước giàu mạnh văn minh công bằng dân chủ và tiến bộ. 2. Kiến nghị Để làm tốt công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, các nhà trường cần phải quan tâm đến việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực về giáo dục học sinh cho đội ngũ giáo viên. Ban giám hiệu cần chỉ đạo sát xao, xây dựng kế hoạch và triển khai một cách đa dạng các hoạt động giáo dục nhằm tăng cường phòng, chống bạo lực trong học sinh phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Tác giả Lê Văn Tuấn 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh Hóa. 2. Một số vấn đề về tâm lý học, Phạm Minh Hạc, NXB Giáo dục, Hà Nội (1992). 3. Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009- Nhà xuất bản Tư pháp 4. Trần Kiểm (1997), Quản lý Giáo dục và trường học, Viê ̣n khoa học Giáo dục, Hà Nô ̣i. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan