Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Một số giải pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở tr...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông hậu lộc 4

.PDF
20
10
96

Mô tả:

1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH- HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thời đại công nghệ 4.0 thì “Thị trường việc làm có thể thay đổi rất nhanh, do đó mỗi người cần phải sẵn sàng để thay đổi và thích ứng với vị trí, ngành, nghề mới” [11]. Với xu thế của nền kinh tế mở, cơ cấu kinh tế phát triển, cơ hội việc làm ngày càng lớn. Tuy cơ cấu kinh tế phát triển, ngành nghề đa dạng nhưng hiện tượng thất nghiệp vẫn đang có xu hướng gia tăng; xuất hiện một hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu trong một số ngành nghề, xuất phát từ việc đào tạo nghề chưa đúng hướng, chưa bám sát nhu cầu thực tế của quá trình phát triển và sự suy thoái của nền kinh tế qua các thời kỳ. Theo thống kê những năm gần đây số lao động đã qua đào tạo nghề làm việc trong các cơ quan xí nghiệp chưa quá 20% nghĩa là lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, dư thừa ngày càng nhiều...trong khi đó ở nhiều lĩnh vực kinh tế lao động có trình độ tay nghề còn thiếu nhiều. Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp gia tăng. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự đổi mới về giáo dục. Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo”[10] đã và đang là kim chỉ nam cho giáo dục thực hiện. Đổi mới từ nội dung, chương trình sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hoá trường sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn mới(CN 4.0). Cùng với sự 1 đổi mới chương trình, sự đổi mới nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường ở khối THPT nói chung là yêu cầu cần thiết. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những tri thức văn hoá thuộc các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, ngay từ đầu cấp cần trang bị cho học sinh những định hướng nghề nghiệp cần thiết giúp các em chuẩn bị hành trang tri thức, thể lực, năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng để bước vào tương lai một cách tự tin. Luật giáo dục 2005 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc...” [8] Dự thảo luật sửa, đổi bổ sung một số điều của luật GD cũng đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.”[3] Từ những lý do trên, là một cán bộ quản lý qua nhiều năm trăn trở và chỉ đạo trực tiếp công tác hướng nghiệp dạy nghề của nhà trường, tôi viết đề tài này mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT Hậu Lộc 4 nói riêng và các trường THPT nói chung. Đề tài đã được HĐKH ngành đánh giá xếp loại C năm 2008 [13] . Trong suốt thời gian qua, hàng năm tôi vẫn phát huy hiệu quả sáng kiến để vận dụng trong chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường và liên tục đạt được nhiều kết quả. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua việc đánh giá ý nghĩa vai trò cũng như thực trạng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đưa ra một số biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện góp phần 2 nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hậu Lộc 4 - Huyện Hậu Lộc- Thanh Hoá. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lí và tổ chức áp dụng các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT Hậu Lộc 4. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu một số văn bản, tài liệu của Đảng, của Bộ giáo dục và đào tạo; nghiên cứu Luật giáo dục, các giáo trình, tài liệu, các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục, của Huyện Hậu Lộc và thực tiễn của công tác quản lý có nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Nghiên cứu chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường bạn trong huyện, trong tỉnh. Phương pháp điều tra: khảo sát thực tế về chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hậu Lộc 4 trong 3 năm học liên tục gần đây : 2015- 2016; 20162017 và 2017- 2018. Phương pháp phân tích so sánh kết quả công tác GD hướng nghiệp trong các năm học. Phương pháp thống kê số liệu các năm học để có sự so sánh kết quả 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Bên cạnh 3 giải pháp đã nêu xin nêu thêm một giải pháp không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng hướng nghiệp cho HS đó là: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Xin được trình bày tại mục 2.3.4 (phần 2: Nội dung SKKN) 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Một số khái niệm Hướng nghiệp: Hiểu trên bình diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò. Với tư cách này, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể GV, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. 3 Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường là sự tác động chỉ huy điều khiển hướng dẫn kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nghề phổ thông là những nghề phổ biến, thông dụng có kỹ thuật tương đối đơn giản đang cần phát triển ở địa phương. Tư vấn nghề là đưa ra những lời khuyên chọn nghề trên cơ sở nghiên cứu toàn diện nhân cách học sinh và những thông tin về thị trường lao động, nhu cầu lao động, dự báo khả năng phát triển kinh tế...từ đó giúp học sinh có thể lựa chọn được những nghề phù hợp. 2.1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay * Nhiệm vụ: Giáo dục hướng nghiệp hình thành ở học sinh biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển; tạo điều kiện sao cho ở học sinh hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có; giáo dục cho học sinh có thái độ lao động XHCN, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công. Đồng thời góp phần làm cho những phẩm chất nhân cách của người lao động được hài hoà và cân đối. *. Yêu cầu về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở pháp lý: Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải bám sát: - Luật giáo dục năm 2005 [8]. - Điều lệ trường THPT. [5] - Quyết định số 126/CP/1981 của chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường PT và sử dụng học sinh các cấp khi tốt nghiệp ra trường. [12] - Công văn số 3119/BGDĐT- GDCN ngày 17/06/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho HS phổ thông. [2] - Báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học, phương hướng nhiệm vụ năm học 2 năm 2016- 2017 và 2017 -2018 . [1] Cơ sở thực tiễn: - Thực trạng về giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở trường THPT - Xu hướng phát triển thời đại của giáo dục và đào tạo nói chung và của giáo dục hướng nghiệp nói riêng. 4 - Những yêu cầu cụ thể: - Lập kế hoạch dạy học hướng nghiệp, thành lập ban hướng nghiệp dạy nghề, phân công trách nhiệm cu thể. - Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, được trang bị những kiến thức phương pháp cần thiết qua các đợt tập huấn do Sở giáo dục Thanh Hoá tổ chức. - Chú ý đổi mới phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá phát huy tính tích cực của học sinh. - Chú trọng khâu tư vấn nghề thích hợp cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Tình hình chung Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua các nhà trường phổ thông thường chú trọng việc dạy văn hoá, coi nhẹ kiến thức kỹ thuật nghề nghiệp kỹ năng thực hành. Công tác hướng nghiệp mới chỉ dừng lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp chung chung, chưa hướng cho học sinh đi vào nghề nghiệp cụ thể. Xu thế tách học với hành, giáo dục với lao động sản xuất tăng lên. Vai trò công tác hướng nghiệp dần dần bị coi nhẹ nhường chỗ cho việc học thi, luyện thi như một cứu cánh đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Chính cuộc chạy đua vào đại học, cao đẳng đã kéo theo biết bao tiêu cực và không ít hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Việc chọn nghề tự phát không phù hợp với năng lực, nguyện vọng, sở trường, nhiều em bối rối trước sự lựa chọn hướng đi cho bản thân, không cân nhắc kỹ mà chạy đua theo bạn theo bè nên kết quả chọn nghề chưa cao, tốt nghiệp ra trường không biết làm gì để vào đời lập nghiệp. Trong xu thế hội nhập phát triển của xã hội hiện nay, tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang nhiều nên nếu có biện pháp hướng nghiệp tốt sẽ sử dụng tốt tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước từ đó nâng cao năng xuất lao động cho xã hội. Đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm làm công tác hướng nghiệp chưa được đào tạo bài bản, đồng bộ, làm với tính chất kiêm nhiệm nên hạn chế trong việc tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, nắm bắt thông tin về sự phát triển các ngành nghề chưa nhiều, hình thức sinh hoạt hướng nghiệp còn nghèo; phương tiện, tài liệu, đồ dùng giảng dạy và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này còn thiếu do ít được chú trọng nên hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp chưa cao, chưa 5 thể đáp ứng được yêu cầu hiện tại của đất nước đang phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế. 2.2.2. Đặc điểm tình hình trường THPT Hậu Lộc 4 Trường THPT Hậu Lộc 4 được thành lập vào năm 2006 (được tách ra từ trường THPT Hậu lộc I) đến nay vừa tròn 12 tuổi. Trường đóng trên địa bàn xã Hưng lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá. Học sinh của trường là con em của 5 xã bãi ngang khu vực đông kênh de thuộc vùng bãi ngang ven biển của Huyện Hậu Lộc (gồm các xã Minh lộc, Hưng lộc, Ngư lộc, Hải lộc và Đa lộc). Đời sống kinh tế của nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn đặc biệt là dân cư các xã Ngư lộc (nghề đi biển), Hải lộc (nghề làm muối). Mật độ dân số đông (Xã ngư lộc được đánh giá là xã có mật độ dân số đông nhất thế giới) Quy mô học sinh của nhà trường: Tổng Khối 10 Khối 11 Khối 12 Năm học Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2016- 2017 30 1268 11 467 10 421 09 380 2017- 2018 30 1249 09 393 11 343 10 411 Cơ sở vật chất nhà trường: - Diện tích: 21.610m2; Phòng học: 30 phòng (2 dãy nhà 3 tầng); Khu hiệu bộ : 01; nhà tập đa năng: 01; Sân bãi tập TDTT và GDQP: đảm bảo theo quy định. - Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: + Cán bộ quản lý: 02 (Hiệu trưởng : 01, Hiệu phó: 01) + Tổng số giáo viên: 67; Nhân viên hành chính: 08. + Số giáo viên trực tiếp dạy nghề: 12 ( Nghề điện: 2, nghề nuôi cá: 06, tin học 04). + Số giáo viên trực tiếp dạy hướng nghiệp: 32 ( 02 CBQL và 30 Giáo viên chủ nhiệm). Giáo viên kiêm nhiệm tham gia tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp: 06 (chủ yếu là lực lượng Đoàn Thanh niên); 01đ/c hiệu phó phụ trách; Hiệu trưởng chỉ đạo chung. Tình hình dạy nghề và hướng nghiệp của trường THPT Hậu Lộc 4: *. Tình hình dạy nghề: Có 100% học sinh lớp 11 được học nghề theo quy định: 105 tiết/năm. Số học sinh học nghề điện dân dụng chiếm 40%, nghề nuôi cá: 35 % còn lại 25 % học tin học văn phòng. 6 Kết quả thi nghề phổ thông trong 2 năm học 2016- 2017 và 2017- 2018 của trường THPT Hậu Lộc 4: Nghề điện dân dụng Năm học Khá- giỏi Nghề nuôi cá Nghề tin học VP 2016-2017 TB SL % SL % 190 87.6 48 12.4 Khá- giỏi SL % 145 73 SL 54 % 27 (380 HS) 2017-2018 378 135 17 11.2 90 42 10 88.8 TB Khá- giỏi TB SL % SL % 45 85.2 09 14.8 59 92.2 05 7.8 (411 HS) *. Tình hình giáo dục hướng nghiệp: Ở trườngTHPT Hậu Lộc 4 năm học 2010 – 2011 số học sinh K12 là 320 em nhưng số lượt em đăng ký làm hồ sơ dự thi vào đại học- cao đẳng lên tới 1240 bộ, hồ sơ trung cấp có 15 bộ. Kết quả thi đại học cao đẳng chỉ đạt 120 em ( Trong đó ĐH là 75 em= 23,4%). Từ năm học 2014- 2015 Bộ GD thay đổi phương án thi TN bằng kỳ thi THPT QG số học sinh đăng ký làm hồ sơ ĐH- CĐ ổn định 1 bộ/HS. Tuy nhiên số HS đậu đại học năm 2014- 2015 chỉ đạt 32%; Đến năm học 20162017 Có 380 HS K12 dự thi trong đó đăng ký xét ĐH-CĐ: 289 em và đậu ĐH: 135 em = 46,7%, còn lại là cao đẳng - kể cả xét tuyển). Kết quả đó phản ánh sự lựa chọn nghề nghiệp, khối thi được cải thiện dần. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tổ chức hội nghị triển khai và rút kinh nghiệm khi thực hiện [13] Triệu tập hội nghị cốt cán để triển khai nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Chỉ ra thực trạng của công tác hướng nghiệp trong những năm qua, nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và dạy nghề trong giai đoạn hiện nay đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường gắn với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước. Tại hội nghị này, lực lượng cốt cán được thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo để triển khai cụ thể trong tổ chuyên môn. Nhận thức rõ: Bên cạnh việc học văn hoá, sự định hướng nghề nghiệp để các em có sự lựa chọn cho tương lai của mình một nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, hình thành ở các em năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện để các em có thể đóng góp trí lực của mình cho xã hội, cho đất nước. Toàn bộ nội dung này sẽ được cụ thể hoá ở 7 các tổ chuyên môn, triển khai đến từng giáo viên (trong đó lực lượng chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm). Mỗi giáo viên phải được thấm nhuần ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong điều kiện hiện tại. Mỗi thầy cô có thể trở thành tư vấn, tuyên truyền viên cho học sinh của mình về định hướng nghề nghiệp, sự lựa chọn nghề cho tương lai. Cùng với việc triển khai nội dung - kế hoạch giáo dục hướng nghiệp trong lực lượng cốt cán, Ban giám hiệu chỉ đạo Đoàn thanh niên triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp đến đoàn viên thanh niên trong nhà trường. Lấy chi đoàn giáo viên và đội TN tình nguyện làm nòng cốt, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông tin trên bảng các ngành nghề cơ bản được đào tạo ở các trường ĐH- CĐ và THCN, phát thanh với chuyên mục “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. Tìm hiểu một số nghề trong xã hội dưới hình thức hái hoa dân chủ để học sinh có điều kiện bày tỏ quan điểm cá nhân về nghề và sự lựa chọn nghề đặc biệt là động cơ để lựa chọn nghề của các em. Qua những hình thức sinh hoạt này giúp các em tìm hiểu để được cung cấp thêm thông tin về một số nghề mà mình yêu thích, trên cơ sở đó hình thành động cơ chọn nghề để học sinh có thể chọn cho mình một nghề mà mình sẽ theo đuổi và gắn bó suốt đời. Ngoài ra, khi tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh cần triển khai nội dung này để các bậc phụ huynh được bàn bạc, tham khảo lẫn nhau. Từ đó có những định hướng cho con em mình lựa chọn những nghề thích hợp với năng lực và sở trường (tất nhiên phải tôn trọng nguyện vọng của con em mình). Làm tốt được điều này là đẩy mạnh xã hội hoá công tác hướng nghiệp. Lực lượng phụ huynh học sinh cũng được vào cuộc để hỗ trợ nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục của hoạt động này. Triển khai đồng bộ đến lực lượng cốt cán, cán bộ giáo viên, tổ chức Đoàn TN, hội phụ huynh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Coi đây là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự có hiệu quả, sau mỗi kỳ, cần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm để đánh giá mức độ thực hiện, khắc phục những tồn tại và tìm ra những biện pháp tích cực hơn. Có như vậy, hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới dần đi vào chiều sâu trong hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường. 8 2.3.2. Khuyến khích giáo viên sưu tập tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa, ca khúc có nội dung liên quan đến việc giới thiệu các ngành nghề cơ bản trong xã hội [13] như : nghề dạy học, nghề y dược, xây dựng, bưu chính viễn thông, nông lâm ngư nghiệp..v.v.., các hình ảnh về làng nghề truyền thống ở các địa phương. Tập hợp thành bộ tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy hướng nghiệp trong từng chủ đề cụ thể và phục vụ cho sinh hoạt hướng nghiệp tập trung toàn trường. Đây được xem là những đồ dùng dạy học quý làm cho nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, nội dung giờ dạy thêm sinh động. Khuyến khích giáo viên xây dựng giáo án điện tử. Đây cũng là cách làm để nâng dần trình độ tay nghề của giáo viên, bắt nhịp được với xu thế tin học hoá hiện nay. Bài học sẽ sinh động, học sinh được cung cấp thêm nhiều thông tin nghề nghiệp bằng những thông số cụ thể, qua những kênh hình cụ thể. 2.3.3. Chỉ đạo lồng ghép nội dung hoạt động hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy nghề và một số môn học văn hóa [13] Năm học 2008 – 2009 số lượng chủ đề hoạt động đã cắt giảm từ 9 chủ đề (27 tiết) còn 3 chủ đề (9 tiết) được tổ chức vào 3 buổi trong năm nên biện pháp lồng ghép càng trở nên cần thiết. Có thể đề cập đến một số biện pháp sau: *. Lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hàng tuần, hàng tháng nhà trường phải thực hiện nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của Bộ. Trong một loạt các chủ đề hoạt động giáo dục hướng nghiệp nên lồng ghép vào một số chủ đề có nội dung liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Chẳng hạn khi tổ chức diễn đàn: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” cần cho học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề lập nghiệp, tìm hiểu một số ngành nghề và ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội. Học sinh không chỉ được cung cấp thêm thông tin về nghề mà còn được trao đổi , tham khảo lẫn nhau để có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hàng ngày. Nhận thức rõ vấn đề lập nghiệp gắn liền với rèn luyện năng lực bản thân. Từ đó các em có động cơ phấn đấu để nuôi dưỡng ước mơ của mình sớm trở thành hiện thực. * Lồng ghép vào một số môn học văn hóa: 9 Trong các giờ học văn hóa, một số môn mang tính đặc thù như: Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn… ta có thể lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào từng bài cụ thể cho phù hợp. Đơn cử khi dạy bài địa lý: “Lao động và việc làm” (Địa lý12 ) [4], giáo viên cho học sinh thấy được nguồn lao động nước ta rất dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa giáo dục và y tế nhưng so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Từ bảng 7.1(Tr 73- SGK địa lý 12) [4] với các số liệu cụ thể đã phản ánh lực lượng chưa qua đào tạo còn khá nhiều từ đó định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường, thể lực và điều kiện kinh tế gia đình để góp phần giải quyết dần thực trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay. Hoặc khi dạy các bài: “ Vấn đề phát triển ngành giao thông thông vận tải và thông tin liên lạc”; “ Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch”; “ Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm”(Địa lý 12)[4]…cần cho học sinh thấy được yêu cầu của việc đổi mới và phát triển đa dạng các ngành nghề đòi hỏi một đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ cao để tương xứng chuẩn quốc tế trong thời kỳ hội nhập từ đó các em có sự cân nhắc, lựa chọn ngành nghề phù hợp. Khi dạy môn Giáo dục công dân cần lồng ghép vào một số bài có liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Chẳng hạn khi dạy bài : “ Chính sách dân số và giải quyết việc làm” (Giáo dục công dân 11)[6] cần cho HS thấy rõ trách nhiệm của bản thân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm mà trước hết phải có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực chủ động tìm việc làm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của quê hương đất nước. Hoặc khi dạy môn Ngữ văn có thể lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào các bài giảng thuộc thể loại văn nghị luận nhất là loại văn nhật dụng. Chẳng hạn khi dạy bài “Thao tác lập luận bình luận” (Ngữ văn 11 – Tập 2)[9], tìm hiểu mục II: Cách bình luận giáo viên có thể dẫn 1 đề cụ thể : “Trình bày quan niệm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai” để học sinh có điều kiện được thể hiện một cách dân chủ quan điểm cá nhân trong việc định hướng nghề nghiệp chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân, chọn nghề đang được 10 ưa chuộng trong xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình yêu thích. Ở phần luyện tập có thể đưa một số câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng Test có nội dung Hướng nghiệp để học sinh lựa chọn các phương án hợp lý. *. Lồng ghép vào môn học nghề PT lớp 11: [7] Đây là môn được đưa vào học trong chương trình chính khóa với thời lượng 105 tiết/ năm. Trong quá trình dạy nghề, giáo viên tùy thuộc vào từng bài cụ thể để lồng ghép nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Chẳng hạn khi dạy bài “Tìm hiểu thông tin nghề và cơ sở đào tạo”; “ Tìm hiểu thông tin thị trường lao động” cần cho học sinh thấy được trước khi quyết định chọn nghề các em phải tìm hiểu kỹ thông tin nghề nghiệp, đặc điểm của nghề định chọn, những yêu cầu của nghề đó với người lao động và nhu cầu thị trường lao động để có thể lựa chọn được nghề phù hợp. Hướng dẫn để học sinh tìm hiểu thông tin nghề qua nhiều nguồn như: Sách báo, mạng Internet, qua cha mẹ và người thân, qua tư vấn hoặc thông tin tuyển sinh của Bộ giáo dục. Qua biện pháp này học sinh được vỡ vạc ra nhiều điều bổ ích, các em có điều kiện tìm hiểu nắm bắt cập nhật thông tin về ngành nghề từ đó xây dựng và củng cố niềm tin để có sự lựa chọn nghề phù hợp. 2.3.4. Tư vấn hướng nghiệp Trong giai đoạn hiện nay, thời đại công nghiệp 4.0 là thời điểm mà có nhiều sự thay đổi trong việc đào tạo, tạo dựng nguồn nhân lực cho đất nước. Chính vì thế mà những định hướng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Thí sinh khi tham gia đăng ký xét tuyển vào bất cứ ngành học nào cũng phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng, nhìn nhận vào tương lai nghề nghiệp xem có phù hợp với xu thế phát triển của xã hội không. Vì vậy, tư vấn chọn nghề là công việc đòi hỏi người làm công tác này phải có tinh thần trách nhiệm rất cao trước việc đưa ra những lời khuyên, đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc tự do chọn nghề của mỗi cá nhân học sinh. Xin đưa ra một số việc đã làm: Thứ nhất, tăng cường đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho HS nhất là HS lớp 12: Tư vấn hướng nghiê ̣p (TVHN) được xem là một vấn đề cấp thiết hiện nay vì nó giúp cho học sinh chọn nghề một cách có cơ sở, học sinh có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, 11 đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất nước, quê hương. Nếu được định hướng đúng, chọn một con đường học hành phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội, đặc biệt là nhu cầu của quê hương, HS có thể sẽ có cơ hội để làm đúng nghề mình yêu thích và góp phần xây dựng quê hương thiết thực bằng chính tâm sức của mình. Hình ảnh 1: Ban hướng nghiệp nhà trường trong một buổi tư vấn chọn nghề Nhà trường hàng năm đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho HS bằng nhiều hình thức: - Tư vấn tại chỗ nghĩa là ban hướng nghiệp tổ chức chương trình tư vấn tại lớp học vào giờ sinh hoạt, tổ chức hoạt động ngoại khóa giới thiệu nghề qua “Phong trào khi tôi 18”. Cán bộ hướng nghiệp cho các em thực hành qua bài trắc nghiệm từ đó phân tích, hỏi đáp và trình chiếu một số hình ảnh, video clip để HS được hiểu thêm về ngành nghề trong xã hội và nhu cầu lao động thực tế; tổ chức cho HS được hoạt động trải nghiệm thực tiễn thăm quan các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống ở địa phương hoặc mời chuyên gia nói chuyện. Buổi tư vấn sẽ mang đến cho học sinh cái nhìn rõ nét và thấu đáo về các ngành học, thực trạng của ngành, học gì, làm được gì, cơ hội việc làm thế nào nhằm giúp cho các em định hướng đúng đắn nghề nghiệp của mình trong thời đại công nghệ 4.0 12 Hình ảnh 2: Hướng nghiệp lựa chọn ngành nghề theo thời đại 4.0 Hình ảnh 3: Ban hướng nghiệp nhà trường phối hợp ĐTN tổ chức ngoại khóa giới thiệu nghề “khi tôi 18” - Tư vấn qua hoạt động phối hợp với các trường đại học, công ty kinh doanh nhà sản xuất: Trong mùa tuyển sinh hàng năm nhà trường phối hợp với các trường ĐH như ĐH Y Hà nội, ĐH Vinh, công ty may Ni Hoa Việt (Châu lộc, Hậu Lộc), công ty cổ phần quốc tế ICO tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp cho HS khối 12. Chương trình tư vấn hướng nghiệp được tổ chức dưới dạng sân khấu hóa, hỏi đáp trực tiếp tạo không khí sôi nổi. 13 Hình ảnh 4: Ban hướng nghiệp phối hợp với công ty cổ phần quốc tế ICO tổ chức lễ chia tay học sinh của trường đi du học Hàn Quốc Hình ảnh 5: Ban hướng nghiệp phối hợp với công ty may NY HOA VIỆT tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12 Hình ảnh 6: Ban hướng nghiệp phối hợp với trường ĐH Y Hà Nội tổ chứ tư vấn tuyển sinh năm 2017. 14 Qua hoạt động này các em hiểu thêm về một số ngành nghề, việc làm trong xã hội để sau khi tốt nghiệp các em có sự lựa chọn thiết thực cho bản thân mình. Hướng dẫn học sinh K12 tìm hiểu nghề bằng việc soạn thảo 1 số thông tin về ngành nghề đào tạo cập nhật qua sách báo và mạng Internet và phát đến từng học sinh. Việc làm này giúp các em có định hướng ban đầu về nghề mình có ý định sẽ chọn. Sau đó tập hợp phân loại và chuẩn bị cho bước 2 là tư vấn chọn nghề. Đợt 2 tổ chức vào đầu tháng 3 tư vấn chọn nghề để học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT QG qua việc thể hiện các nguyện vọng, việc làm hồ sơ xét tuyển, hồ sơ học nghề. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hướng nghiệp. Ban tư vấn tổ chức tư vấn ở cả 2 hình thức: Tập trung và không tập trung. Dù ở hình thức nào ban tư vấn cũng cần giúp đỡ để các em hiểu được đặc điểm của từng nhóm nghề gắn với nhu cầu lao động của xã hội hiện nay và điều kiện thực tiễn của bản thân, gia đình từ đó giúp các em tự tin hơn vào quyết định chọn nghề của mình, tránh được việc chọn nghề tùy hứng, ngẫu nhiên để rồi sau này mới vỡ lẽ ra “Mình đã chọn nhầm ngành nghề và chọn nhầm trường”. Khi tư vấn chọn nghề cần lưu ý đến một số học sinh có học lực khá nhưng điều kiện hoàn cảnh gia đình quá khó khăn (Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha mẹ là nạn nhân chất độc da cam, là thương bệnh binh, gia đình nghèo…) bằng sự cảm thông thân mật, phân tích thật kỹ để HS chọn nghề cho phù hợp với điều kiện gia đình. Mặt khác cần giúp học sinh hiểu và nắm vững ý nghĩa của kỳ thi tuyển sinh, những thay đổi của quy chế thi so với năm học trước, điều kiện dự thi và trúng tuyển, chính sách ưu tiên, thủ tục về hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển để các em làm hồ sơ hạn chế được những sai sót đáng tiếc, tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa đỡ tốn kém cho HS và gia đình. Thứ hai, Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ làm công tác hướng nghiệp: Thành lập ban hướng nghiệp, Hiệu trưởng làm trưởng ban, PHT và bí thư Đoàn trường làm phó ban, các thành viên là GVCN, BTV đoàn trường, BCH chi đoàn GV... Ban hướng nghiệp xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và tham mưu với ban giám hiệu để triển khai thực hiện ở từng thời điểm, từng giai đoạn phù hợp trong năm học tránh sự chồng chéo với các hoạt động giáo dục khác. Trong kế hoạch cần 15 chú trọng nội dung nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng ngoài nhà trường kể cả phụ huynh HS. Hình ảnh 7: Ban hướng nghiệp tổ chức tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho học sinh khối 12. Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục HN, đây là một hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Ban hướng nghiệp và dạy nghề của nhà trường phải lên kế hoạch hoạt động trong đó có hoạt động tư vấn nghề cho học sinh (đặc biệt là học sinh K12); phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và lực lượng Đoàn thanh niên để tổ chức tư vấn nghề cho học sinh. Có thể tổ chức vào 2 đợt/năm: đợt 1 vào đầu năm học ( khi tổ chức dạy nghề 75 tiết còn lại). Nhờ tư vấn tốt nên số học sinh lớp 12 tham gia làm hồ sơ thi THPTQG năm học 2016 –2017 và 2017- 2018 đã hạn chế nhiều số lượt HS đăng ký thi TN và xét ĐH. Đáng chú ý là một số đã làm hồ sơ thể hiện nguyện vọng vào các trường cao đẳng và trung cấp ở địa phương như: CĐ ytế Thanh Hóa, CĐ kỹ thuật công nghiệp, Trung cấp thương mại trung ương 5, Trung cấp xây dựng Thanh hoá, Trung cấp nghề Việt Trung (Thanh Hóa), ĐH hồng đức, ĐH Y hà nội tại Thanh Hóa... *Đối với cán bộ quản lý Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác HN ở trường THPT nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức hoạt động HN là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác HN trong trường phổ thông, giúp học sinh 16 định hướng được nghề nghiệp hoặc làm quen được một số nghề sau này có cơ sở để chọn nghề mà mình yêu thích. Vì thế Hiệu trưởng nhà trường luôn coi trọng công tác này và quan tâm đầu tư thích đáng cả về tinh thần lẫn vật chất để công tác hướng nghiệp hoạt động có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất đặc biệt đối với khối 12, chương trình hướng nghiệp càng phải được coi trọng để nâng cao nhận thức cho các em, các em phải có sự nhìn nhận, hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp, đây là mục tiêu của việc giáo dục toàn diện học sinh. *Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt động trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng, sáng tạo cho GV là một việc làm cần thiết để GV có thể tổ chức được nhiều mô hình, sân chơi mới mẻ để thu hút học sinh tham gia. Sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác hướng nghiệp vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá như tổ ngoại khoá giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, đây là nhiệm vụ thiết yếu của nhà trường nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Đặc biệt đối với GVCN khối 12 phải nhận thức được hoạt động HN là một môn học chính khoá, hiểu được tầm quan trọng của bộ môn này từ đó có hướng giáo dục học sinh, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp để công tác giáo dục HN đạt hiệu quả cao nhất. Thứ ba, Công tác tư vấn hướng nghiệp, nghề cần được triển khai sớm: Hoạt động GDHN cần được triển khai ngay từ đầu cấp (Lớp 10) chứ không đợi đến lớp 12. Công tác phân luồng học sinh để hướng nghiệp cần được thực hiện đồng bộ mạnh mẽ. Trong 3 năm trở lại đây nhà trường đã tổ chức phân luồng HS ngay từ đầu cấp và vào đầu mỗi năm học. Các em có mức điểm đầu vào lớp 10 tương đương được xếp vào cùng một lớp để phân công GV vào dạy cho phù hợp đối tượng. Mỗi khối có từ 2-5 lớp đại trà định hướng chỉ học để thi TN, số lớp còn lại định hướng cho các em học để thi TN và xét đại học. Việc làm này đã góp phần nâng cao được chất lượng đại trà và phân luồng HS rõ rệt. Bảng thống kê kết quả làm hồ sơ thi THPT QG ở trường THPT Hậu Lộc 4: 17 Số học sinh Năm học Số HS đăng Số HS đăng ký thi Số Học sinh Khối12 ký thi TN TN và xét ĐH đậu ĐH- CĐ 2014- 2015 405 125 280 127 ( 98 ĐH= 35%) 2015 - 2016 370 170 200 200 ( 150 ĐH) 2016- 2017 380 177 203 317 ( 198 ĐH) 2017- 2018 411 205 206 Qua số liệu trên, bước đầu phản ánh sự nhận thức về nghề nghiệp của học sinh đã có sự chuyển biến rõ rệt. Ý thức chọn nghề của học sinh đã được nâng lên. Số lượng chạy đua vào các trường ĐH – CĐ không vừa sức với học sinh hạn chế đi rất nhiều, số HS sau khi tốt nghiệp đi học ở các trường nghề tăng lên. Qua khảo sát bằng phiếu điều tra đối với học sinh K12 năm học 2016- 2017 cho thấy có đến 46,5% học sinh; Năm học 2017- 2018 có 49,8% HS sau khi tốt nghiệp sẽ đi học nghề để phục vụ quê hương, gia đình mà trước hết là cho bản thân; Điều đó phản ánh việc sinh chọn trường học, ngành học thực chất hơn; phù hợp hơn với năng lực, thể lực và điều kiện kinh tế gia đình thuộc vùng bãi ngang ven biển của Hậu lộc hiện còn nhiều khó khăn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường. Từ khi đề tài của tôi được HĐKH ngành đánh giá xếp loại C (năm 2008), Trong suốt thời gian qua, hàng năm tôi vẫn không ngừng trăn trở tiếp tục phát huy hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng trong chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường và liên tục đạt được nhiều kết quả. Chất lượng giáo dục của nhà trường mỗi năm đều được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước kể cả chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà đặc biệt là chất lượng tốt nghiệp và đại học, cao đẳng ( Như đã nêu tại bảng thống kê). Hàng năm, Tôi luôn có kế hoạch và chương trình hướng nghiệp cụ thể triển khai đến đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm, lực lượng cán bộ đoàn trong chi đoàn GV, trong Công đoàn nhà trường nên các chủ đề GDHN được triển khai không chỉ dừng lại ở 3 chủ đề ( 9 tiết học) theo quy định trong chương trình mà còn được triển khai rộng rãi qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, qua các diễn đàn tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề cho học sinh... thu hút đông đảo lực lượng tư vấn viên (Cán bộ giáo viên, nhân viên) tham gia. Nhận thức của học sinh về nghề 18 nghiệp cũng được nâng lên. Tỷ lệ phân luồng học sinh theo hướng tăng dần số HS chỉ thi TN và đi học nghề, giảm dần số HS xét tuyển vào các trường ĐH (như đã nêu trên) vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương, vừa góp phần khắc phục được thực trạng “Thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay và dần đáp ứng được nhu cầu xã hội. Kết quả: trong các năm học 2015-2016 và 2016-2017 nhất là năm 2017- 2018 số HS khối 12 đăng ký chỉ dự thi tốt nghiệp rồi đi học nghề, đi làm tại công ty, đi du học tại Hàn Quốc, Nhật bản có phần gia tăng góp phần khắc phục được tình trạng “Thiếu thợ” “thừa thầy” hiện nay. Cụ thể là: học sinh tốt nghiệp THPT 3 năm liền đạt 100%. Vào trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề khoảng 21%, đi làm khoảng 12%, đi du học Nhật - Hàn: 5% (mới chỉ có 2 năm trở lại đây), vào đại học, cao đẳng đạt từ 50- 62%. Kết quả trên cho thấy có sự phân luồng trong học sinh rõ rệt. 3. Kết luận , kiến nghị 3.1. Kết luận Trong điều kiện hiện nay của đất nước, tuổi trẻ luôn phải đáp ứng những yêu cầu mới của việc lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh nắm những kiến thức cơ bản về các nghề và phát huy được tính chủ động, lòng tự tin khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giúp các em thấy được sự phù hợp nghề không phải tự nhiên mà có, không phải là yếu tố bất biến. Thông qua sự tu dưỡng, rèn luyện và nỗ lực học tập sự phù hợp nghề sẽ có thể hình thành, ước mơ sẽ được nuôi dưỡng để sớm trở thành hiện thực đối với mỗi học sinh. Vì vậy, sự đổi mới công tác hướng nghiệp trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề ở trường THPT cần có sự đầu tư lớn về thời gian, kinh phí cũng như nội dung chương trình và các hình thức hoạt động; có sự thống nhất cao từ Bộ đến các cơ sở giáo dục ở địa phương. Giáo dục hướng nghiệp ngoài việc trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh còn phải có nhiệm vụ quan trọng là giới thiệu, định hướng cho học sinh có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp để tập trung làm hồ sơ và thi vào các trường chuyên nghiệp đạt kết quả. Thực tế cho thấy thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú và đang biến động không ngừng trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Việc dạy học gắn liền với hướng nghiệp là một yêu cầu hết sức cần thiết đòi hỏi mỗi thầy cô giáo 19 trong quá trình lên lớp cần chuẩn bị những nội dung hướng nghiệp thích hợp để lồng ghép vào bài giảng một cách hợp lý và hiệu quả. Thực hiện đồng bộ những giải pháp như đã nêu trên chắc chắn kết quả giáo dục hướng nghiệp trong năm học 2017- 2018 và những năm tiếp theo sẽ đạt được ngày càng khởi sắc, vị thế của nhà trường ngày càng được khẳng định. 3.2. Kiến nghị Đối với Bộ GD&Đ: Trong lộ trình thay sách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục cần tăng cường nội dung hướng nghiệp vào chương trình giáo dục nhà trường hơn nữa. Ngành giáo dục cần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Nhất là ban hành tiêu chí đánh giá việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề với các cơ quan quản lý giáo dục, các trường trung học trong việc hướng nghiệp, phân luồng. Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, trang bị đủ kiến thức, kỹ năng trong hoạt động tư vấn, có phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Ðầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, hướng nghiệp và tổ chức tốt cho học sinh tham quan, hoạt động ngoại khóa. Ðẩy mạnh sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp nhằm tăng tính thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Đối với Sở GD&ĐT: Hàng năm cần tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng trang bị thêm kiến thức kỹ năng cho đội ngũ GV, NV làm công tác hướng nghiệp. Tạo điều kiện cho các nhà trường được phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đào tạo nghề được giao lưu trao đổi tư vấn nghề cho HS tại trường nhiều hơn nữa để kết quả phân luồng HS khi làm hồ sơ thi THPT QG được tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trần Thị Huệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan