Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Mô tả hoạt động điều độ sản xuất tại công ty cổ phần kyvy...

Tài liệu Mô tả hoạt động điều độ sản xuất tại công ty cổ phần kyvy

.DOCX
55
1468
128

Mô tả:

Mô tả hoạt động điều độ sản xuất tại công ty cổ phần kyvy
ìBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KINH TẾ ---------- Báo cáo cuối kỳ Môn: Quản trị sản xuất 2 Đề tài: Mô tả hoạt động điều độ sản xuất tại công ty cổ phần KYVY. MÃ SỐ LỚP HP: PRMA331506 GVHD: ThS Nguyễn Thị Mai Trâm NHÓM SVTH: Nhóm 3 HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2015 – 2016 TP. HỒ CHÍ MINH, 6/2016 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GV: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... GV ký tên PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................6 Chương 1. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................6 1.1 Khái quát về điều độ sản xuất...............................................................................6 1.2 Các hoạt động trong quá trình lập lịch trình sản xuất..........................................7 1.3 Sơ đồ lý thuyết điều độ.........................................................................................8 1.4 Tổng quan về điều độ sản xuất trong công nghiệp..............................................8 1.4.1 Vai trò và chức năng....................................................................................8 1.4.2 Tầm quan trọng của điều độ sản xuất..........................................................9 1.5 Một số khái niệm có liên quan đến điều độ sản xuất...........................................9 1.6 Một số thông số đặc trưng của đơn hàng...........................................................10 1.7 Các nguyên tắc trong điều độ sản xuất...............................................................10 1.7.1 Phương pháp sắp xếp thứ tự các công việc trên một máy..........................10 1.7.2 Phương pháp sắp xếp thứ tự công việc trên hai máy..................................12 1.7.3 Phương pháp sắp xếp thứ tự các công việc trên ba máy............................13 Chương 2. 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty KyVy........................................................14 Quá trình hình thành và phát triển......................................................................14 2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp.............................................................................14 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................14 2.2 Giới thiệu các sản phẩm chính...........................................................................15 Chương 3. Hiện trạng và điều độ sản xuất tại chuyền khăn giây ướt..........................17 3.1 Cơ cấu nhân sự....................................................................................................17 3.2 Công nghệ sản xuất.............................................................................................18 3.3 Quy trình sản xuất...............................................................................................19 3.4 Hoạt động điều độ sản xuất ở chuyền khăn giấy ướt.........................................21 3.4.1 Trước khi sản xuất......................................................................................21 3.4.2 Trong khi sản xuất......................................................................................22 3.4.3 Sau sản xuất...............................................................................................22 3.5 Điều độ sản xuất về mảng nguyên vật liệu tại chuyền khăn ướt vào tháng 10/2010...............................................................................................................23 3.5.1 Xác định số lượng cần sản xuất cho từng loại sản phẩm...........................23 3.5.2 Định mức nguyên vật liệu của từng sản phẩm và hao hụt nguyên vật liệu.27 3.6 Lên kế hoạch sản xuất........................................................................................31 Chương 4. Nhận xét và kiến nghị.................................................................................33 4.1 Nhận xét..............................................................................................................33 4.2 Kiến nghị.............................................................................................................33 KẾT LUẬN.......................................................................................................................34 Phụ lục...............................................................................................................................35 Tài liệu tham khảo............................................................................................................50 7 Điềều độ sản xuấất 8 Điềều độ sản xuấất Trong quá trình sản xuất, việc điều độ và lập lịch trình sản xuất là bước quan trọng nhất, nó sẽ giúp nhà quản lý thực hiện sản xuất hợp lý hơn và theo dõi được tiến trình sản xuất của các đơn hàng. Sau đây là các hoạt động chính trong việc lập lịch trình sản xuất: Hình 1.2 Quá trình lập lịch trình sản xuất 1.3 Sơ đồ lý thuyết điều độ Đặt lộ trình: Xác định công việc cần làm ở đâu. Điều độ: Xác định công việc cần làm khi nào. Phát lệnh: Ra lệnh để bắt đầu thực hiện công việc. Kiểm tra: Giám sát các quá trình để biết các công việc có được tiến hành đúng kế hoạch không. Xúc tiến: Cải thiện thời gian thực hiện công việc. 1.4 Tổng quan về điều độ sản xuất trong công nghiệp 1.4.1 Vai trò và chức năng Điều độ là một quá trình ra quyết định có vai trò rất quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nó được sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân phối hàng hóa, trong xử lý thông tin và truyền thông. Chức năng điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một số các phương pháp khác để phân phối các nguồn tài nguyên có hạn để xử lý các công 9 Điềều độ sản xuấất việc. Một sự phân phối tài nguyên thích hợp sẽ cho phép các công ty đưa ra các mục tiêu tối ưu và đạt được mục tiêu này. Nguồn tài nguyên có thể là các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng cơ khí, các công nhân ở công trường xây dựng hay các đơn vị xử lý trong môi trường tính toán. Các công việc có thể là các nguyên công trong phân xưởng, các lần cất cánh hay đáp xuống tại một sân bay, các giai đoạn trong một dự án xây dựng hay các chương trình máy tính được thi hành. Mỗi công việc có một mức độ ưu tiên riêng, có thời điểm có thể bắt đầu sớm nhất và có thời điểm tới hạn. Các đối tượng của điều độ sản xuất là các sản phẩm, các chi tiết riêng biệt. Một sản phẩm hay một chi tiết riêng biệt có thể đơn chiếc hay một loạt đơn hàng được xử lý trên một hoặc nhiều máy. Hình 1.3 Đồ thị dòng thông tin trong một hệ thống sản xuất (Nguồn: Hồ Thanh Phong, 2003. Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ. Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB ĐH Quốc Gia Tp. HCM, trang 15) 1.4.2 Tầm quan trọng của điều độ sản xuất Sự cạnh tranh cao giữa các nhà sản xuất làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng. Nếu một nhà sản xuất không thể giao hàng như đúng hợp đồng thì sẽ làm mất lòng tin nơi khách hàng và có thể khách hàng sẽ đi tìm nhà cung cấp khác tin cậy hơn. Vì vậy, công việc điều độ nhằm thực hiện đơn hàng đúng thời hạn là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất. Để đạt được điều này, cần phải có một kế hoạch điều 10 Điềều độ sản xuấất độ phù hợp với mục tiêu đưa ra. Việc thực hiện sản xuất phải đảm bảo mọi nguồn lực sẵn có, đúng lúc và đúng thời điểm sản xuất đã lên kế hoạch cụ thể. Thực hiện tốt điều này sã đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và mục tiêu đã đề ra. Do đó, vấn đề điều độ trong sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. 1.5 Một số khái niệm có liên quan đến điều độ sản xuất Đơn hàng – Công việc (yêu cầu sản xuất): là những đặt hàng trong đó có yêu cầu về số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất phải đáp ứng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định hay còn gọi là thời gian giao hàng. Một máy: nghĩa là một quá trình gia công, một máy có thể là một công nhân, một máy, một chuyền, một phân xưởng…trong khái niệm này, chúng ta quan tâm tới thời gian đưa nguyên vật liệu vào và thời gian bán thành phẩm ra khỏi trạm gia công. Dòng thời gian: Khoảng thời gian từ khi công việc đưa vào phân xưởng đến khi hoàn thành. Dòng thời gian lớn nhất: Tổng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả các công việc. Dòng thời gian trung bình: Trung bình các dòng thời gian của mỗi công việc. 1.6 Một số thông số đặc trưng của đơn hàng Thời gian gia công ( t i – processing time): là thời gian dự kiến thực hiện đơn hàng. Thời điểm sẵn sàng ( t r – ready time): là thời điểm mà đơn hàng đã được chuẩn bị xong, và sẵn sàng được gia công. Thời hạn hoàn thành ( t c – completion time): là thời gian mà đơn hàng được thực hiện (gia công) xong và sẵn sàng giao hàng. Thời gian giao hàng (d – due date): là thời gian yêu cầu nhận hàng của khách hàng, thường được xác định trên hợp đồng. Dựa trên thời gian này mà ta xác định được các thông số: ngày sản xuất thành phẩm từ nhà máy (FO Day), ngày hàng ra tới cảng (nếu là hàng xuất khẩu) (ETD Day) và ngày hàng tới cảng nước ngoài (ETA Day). Từ đó sắp xếp việc thực hiện các đơn hàng một cách hợp lý nhất hạn chế tối đa việc giao hàng chậm trễ (đơn hàng trễ). Thời gian lưu ( t f – flow time): là thời gian từ khi đơn hàng sẵn sàng cho gia công đến khi hoàn thành (thời gian đơn hàng nằm trong phân xưởng). Thời gian lưu trung bình của tất cả các đơn hàng có thể cho biết mức độ (tốc độ) thực hiện đơn hàng. Đơn hàng trễ ( t t – tardyness): là đơn hàng nào có thời gian hoàn thành muộn hơn thời gian giao hàng. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong điều độ sản xuất, giảm thiểu số lượng đơn hàng trễ và tổng thời gian trễ là việc làm cần thiết của các nhà quản lý sản xuất. 11 Điềều độ sản xuấất 1.7 Các nguyên tắc trong điều độ sản xuất Trong thực tế ở một nơi làm việc hoặc một máy móc thiết bị hoặc một tổ sản xuất có thể được giao thực hiện nhiều công việc khác nhau. Việc sắp xếp công việc nào trước, công việc nào sau có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy tìm ra một phương án bố trí tốt nhất là rất cần thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều phương án sắp xếp khác nhau. Để tiết kiệm thời gian trong quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên. Những nguyên tắc ưu tiên này cho những kết quả khả quan và được thực tế chấp nhận, sử dụng khá phổ biến. Trong trường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn áp dụng một nguyên tắc ưu tiên thích hợp. 1.7.1 Phương pháp sắp xếp thứ tự các công việc trên một máy a) Nguyên tắc FCFS (First Come, First Served)  Đến trước làm trước  Nguyên tắc này không làm thay đổi thứ tự các công việc (đơn hàng). Công việc (đơn hàng) nào chuẩn bị xong trước (đến máy trước) thì được gia công trước. b) Nguyên tắc SPT (Short Processing Time)  Nguyên tắc theo thời gian gia công ngắn nhất.  Đối với nguyên tắc này, việc sắp xếp trật tự gia công theo tiêu chí ưu tiên cho công việc nào có thời gian trên máy là ngắn nhất sẽ được gia công trước. Nếu hai đơn hàng có cùng thời gian gia công trên máy thì đơn hàng nào có thời gian gia công sớm hơn sẽ được ưu tiên. c) Nguyên tắc EDD (Earliest Due Date)  Công việc nào có thời hạn hoàn thành (thời gian giao hàng) sớm nhất sẽ được chọn làm trước.  Theo nguyên tắc này, việc bố trí các công việc sẽ được hạn chế nguy cơ trễ đơn hàng. Tuy nhiên nếu những đơn hàng có thời gian giao hàng sớm mà thời gian gia công trên máy lâu có thể sẽ làm cho các đơn hàng khác bị trễ, gia tăng số lượng đơn hàng trễ. Vì thế chúng ta có thể kết hợp một cách linh động các nguyên tắc này với nhau và chọn ra phương án tốt nhất. d) Nguyên tắc LPT (Longest Processing Time)  Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước. e) Nguyên tắc SMITH F  Được áp dụng khi kết quả điều độ không có đơn hàng trễ  giảm thời gian lưu ( trung bình).  Điều kiện để đơn hàng thứ i được gia công sau cùng:  Điều kiện 1: Trong tập đơn hàng thỏa điều kiện n d i≥ ∑ t j j 1  Điều kiện 2: Xác định đơn hàng  12 Điềều độ sản xuấất t i≥t k Có nghĩa là: Nếu công việc i có thời hạn giao hàng lớn hơn hoặc bằng thời gian gia công tích lũy của tất cả các công việc, đồng thời thời gian gia công của công việc i là lớn nhất trong tất cả các công việc có thời hạn giao lớn hơn thời gian gia công tích lũy của tất cả các công việc thì công việc i được thực hiện sau cùng mà không bị trễ hạn giao hàng. f) Giải thuật MOORE & HODGSON (Tiêu chuẩn về số công việc bị trễ) Nếu EDD có nhiều hơn 1 đơn hàng trễ thì việc xác định kế hoạch điều độ sao cho tổng số đơn hàng trễ là nhỏ nhất được thực hiện theo giải thuật MOORE & HODGSON: Mỗi đơn hàng sẽ thuộc về tập - E: Tập đơn hàng hoàn thànhsớm - L: Tập đơn hàng trễ  Bước 1: Cho tất cả các đơn hàng thuộc E, tập L là tập rỗng. Sắp xếp E theo EDD.  Bước 2: Nếu không có đơn hàng nào trong E là đơn hàng trễ, ngưng: kế hoặc điều độ là tối ưu. Ngược lại, xác định công việc trễ đầu tiên: công việc k.  Bước 3: Trong k công việc đầu tiên, xác định đơn hàng có thời gian xử lý dài nhất. Rút đơn hàng này ra khỏi tập E và đưa vào tập L. Thực hiện lại bước 2. g) Mô tả mô hình điều độ:  Thời điểm sẵn sàng khác nhau:  Trường hợp 1: Chuyền không để trống, không kết nối.  Trường hợp 2: Chuyền có thể để trống, không kết nối.  Trường hợp 3: Cho phép kết nối (đơn hàng có thể được cắt  A = A1 + A2).  Điều độ song song  Có m chuyền giống nhau (Cùng thực hiện được các đơn hàng với thời gian tương đương) sẵn sàng nhận các đơn hàng tại thời điểm điều độ.  Có n đơn hàng độc lập đang chờ được gia công.  Trường hợp đơn hàng có tính kết nối, thời gian lớn nhất có thể trên 1 chuyền bằng giá trị trung bình phân bố đối với các chuyền: n 1 M  ∑ ti m i1 Áp dụng giải thuật Mc. Naughton xác định kế hoạch điều độ tối ưu:  Bước 1: Chọn 1 đơn hàng phân bố cho chuyền 1,  Bước 2: Chọn đơn hàng tiếp theo nếu tổng th/g chưa đạt M*. Tiếp tục cho đến khi thời gian của chuyền bằng M*.  Bước 3: Tiếp tục thực hiện trên các chuyền còn lại cho đến khi tất cả các đơn hàng đã được phân bố hết. Trường hợp không kết nối 13 Điềều độ sản xuấất  Giải thuật kinh nghiệm như sau:  Đối với tập đơn hàng chuẩn bị điều độ, sắp xếp theo thứ tự giảm dần thời gian gia công của các đơn hàng (chuỗi thời gian gia công dài nhất - longest processing time - LPT) (có thể sắp xếp thêo thứ tự tăng dần thời gian gia công, xây dựng chuỗi thời gian gia công ngắn nhất - shortest processing time - SPT).  Phân bổ đơn hàng đang xem xét vào chuyền có tổng thời gian gia công nhỏ nhất; tương tự cho đến khi tất cả các đơn hàng đã được phân bổ. 1.7.2 Phương pháp sắp xếp thứ tự công việc trên hai máy. Khi có n công việc thực hiện trên hai máy, trong đó mỗi công việc đều phải thực hiện trên máy 1 trước rồi mới chuyển sang máy 2 thì việc bố trí thứ tự thực hiện các công việc có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảm thời gian ngừng máy trong quá trình sử dụng . Mục tiêu của bố trí thứ tự thực hiện công việc trên hai máy là phải làm sao cho tổng thời gian thực hiện các công vieecj đó là nhỏ nhất. Để xác định được phương án tối ưu người ta dung phương pháp Johnson. Giải thuật Johnson  Bước 1: Xác định thời gian gia công nhỏ nhất của tập đơn hàng đang xét.  Bước 2: Nếu thời gian này xảy ra trên máy 1 thì đưa lên gia công trước. Nếu thời gian này xảy ra trên hai máy thì được gia công sau.  Bước 3: Loại đơn hàng vừa phân bổ ra khỏi tập đơn hàng đang xét, lập lại bước 1 cho đến khi tất cả các đơn hàng đã được phân bổ xong. 1.7.3 Phương pháp sắp xếp thứ tự các công việc trên ba máy. Có thể áp dụng PP Johnson nếu bài toán thỏa 1 trong 2 điều kiện sau:  Đk1: Min(t1) > Max(t2)  Đk2: Min(t3) > Max (t2) Áp dụng PP Johson:  Đặt 2 máy ảo là N và M.  Thời gian gia công trên 2 máy:  tN=t1 + t2  tM=t2 + t3 14 Điềều độ sản xuấất 2. Giới thiệu khái quát về công ty KyVy 2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp  Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần KYVY  Tên giao dịch nước ngoài: KYVY COPORATION  VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN (MIỀN NAM): B16 Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: (84-8) 3.868.3050 - Fax: (84-8) 3.868.3642  NHÀ MÁY: Lô II-7 Đường số 8, Nhóm CN 2, KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, Tp.HCM, VN. Điện thoại: (84-8) 3815 5041 - Fax: (84-8) 3815 5040 Email: [email protected] - Website: www.kyvy.com.vn  Chứng nhận của Tổng cục thuế và Tổng cục hải quan  Giấy chứng nhận đăng ký Thuế số Q43491; Mã số thuế: 0302187883.  Giấy chứng nhận đăng ký Mã số Doanh Nghiệp kinh doanh XNK số 08227.  Thẻ ưu đãi Hải Quan số 2383.  Ngành nghề kinh doanh:  Sản xuất tã giấy trẻ em và người lớn.  Sản xuất tấm lót trẻ em và người lớn.  Sản xuất băng vệ sinh.  Sản xuất khăn ướt.  Phân phối các sản phấm khác như: Rau câu, bột ngũ cốc, túi vải, café. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Từ ý tưởng giúp cho các bà mẹ Việt Nam có thêm thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn, vào đầu năm 2001, Công ty TNHH KYVY với số đầu tư ban đầu 80 tỷ đồng bao gồm các thiết bị, máy móc cũng như dây chuyền hiện đại của Ý và các nguyên liệu nhập từ các nước Nhật, Mỹ… để sản xuất các sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em. 15 Điềều độ sản xuấất Cùng với văn phòng chính, công ty CP KYVY còn có nhà máy tại khu Công Nghiệp Tân Bình TP. HCM và các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng. Sau quá trình chuẩn bị cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập hệ thống phân phối và quảng bá thì đến tháng 7- 2001, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên với thương hiệu là BINO. BINO với chất lượng và giá cả phù hợp đã gặt hái được nhiều thành công và khẳng định được vị trí thương hiệu và công ty trong lòng người tiêu dùng. Liên tục trong năm tiếp theo công ty đã tiếp tục đầu tư đa dạng hóa các dòng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Năm 2005 công ty cho ra đời thêm dòng sản phẩm băng vệ sinh và sản phẩm tã giấy dành cho người lớn, sự xuất hiện thêm sản phẩm mới đã có mặt trên thị trường: tã giấy BINO, BINBIN; tã giấy dành cho người già KYHOPE; khăn ướt 7 COOL, BABILON, KITY; tấm lót KYHAPPY; và dòng sản phẩm băng vệ sinh KYLADY, KYLADY FRESH đã được người tiêu dùng trên toàn quốc chấp nhận thể hiện với tốc độ tăng trưởng doanh thu liên tục trong các năm qua từ 27%- 28%. Ngày 21 tháng 12 năm 2007 phòng đăng kí kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư TP. HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008826 cho công ty TNHH KYVY chuyển sang Công ty Cổ Phần. Chuyển đổi hình thức, tăng vốn điều lệ cộng với việc quan tâm tới các hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển thị trường,hiện nay công ty đã có tiến bộ vượt bậc. Với một hệ thống nhà phân phối rộng khắp toàn quốc ở các trung tâm lớn là miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền Tây, miền Đông và TP. HCM. Tổng số nhà phân phối của công ty trong thời điểm này lên tới 78 nhà phân phối, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh phát triển các kênh phân phối trong nước công ty còn hướng xuất khẩu ra các nước trong khu vực như Autralia, New Zealand, Malaysia, Cambodia, Papua New Guinea, Pakistan, UAE, Bangladesh, Pacific islands. 2.2 Giới thiệu các sản phẩm chính. Công ty cổ phần KYVY với sản phẩm chính là tã giấy dành cho trẻ em, với hai dòng sản chính là: Dòng sản phẩm tã giấy trẻ em cao cấp mang nhãn hiệu BINO và dòng sản phẩm tã giấy trẻ em bình dân mang nhãn hiệu BINBIN. Cùng với sự phát triển của thị trường công ty ngày càng đa dạng hóa sản phẩm với 2 dạng sản phẩm là: sản phẩm do công ty sản xuất và sản phẩm công ty phân phối. Nhận thấy thị trường khăn ướt của nước ta đang bước vào thời kỳ sôi động, công ty đã tập trung xây dựng, đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm khăn ướt để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp của nước ngoài. 16 Điềều độ sản xuấất Sản phẩm công ty sản xuấất Tã Giấấy Băng vệ sinh  Sản phẩm do công ty sản xuất Gồm có 4 loại sản phẩm Tấấm Lót Khăn ướt Hình 2.1: các sản phẩm do công ty sản xuất  Tã Giấy Tã giấy BINO. Tã giấy BINBIN. Tã giấy KYHOPE. Tã Quần.  Băng vệ sinh Băng vệ sinh KYLADY. Băng vệ sinh KALADY FRESH.  Tấm Lót Tấm lót HAPPY. Tấm lót BINBIN ANGEL.  Khăn ướt Khăn ướt dạng lon. Khăn ướt dạng bao có nắp. Khăn 1 miếng. 17 Điềều độ sản xuấất Sản phẩm công ty phân phối Rau câu Bột ngũ cốc Cafe Túi vải  Sản phẩm do công ty phân phối Hình 2.3: Các sản phẩm do công ty phân phối. 3. Hiện trạng và điều độ sản xuất tại chuyền khăn giây ướt. 9.10% 4.50% 0% Đại học 18.20% 40.90% 27.30% Cao đẳng Trung cấấp Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học 3.1 Cơ cấu nhân sự Chuyền khăn ướt có tổng cộng 22 người, 1 Phó Giám Đốc, 1 nhân viên Kỹ Thuật, 1 nhân viên KCS, 1 nhân viên Điều Độ, 1 Tổ Trưởng và 17 công nhân được chia làm 3 tổ. Tổ hoàn thành gồm có 7 người (trong đó có 2 công nhân Kéo Lụa), Tổ chuyền khăn ướt 1 miếng gồm có 4 người, Tổ chuyền khăn ướt block gồm có 6 người. Hình 3.1 Trình độ văn hóa của lao động 18 Điềều độ sản xuấất 27.27% 13.64% 6 tháng đềấn 1 năm 1 năm đềấn 5 năm 59.09% 5 năm đềấn 10 năm Đa phần trong số đó có trình độ văn hóa tương đối thấp hầu hết công nhân đều mới tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Những nhân viên giữ các chức vụ như: kỹ thuật, KCS, điều độ… đều tốt nghiệp trung cấp, trình độ cao đẳng là không có. Trong khi, chỉ có 1 người duy nhất có trình độ đại học là anh Phó Giám Đốc Nhà Máy. Hình 3.2 Thâm niên làm việc của lao động Hầu hết công nhân đã làm việc và gắn bó với chuyền khăn ướt trong một thời gian dài. Phần lớn là từ 1 năm đến 5 năm nên họ đã quen với công việc giúp cho các thao tác trở nên nhanh nhẹn và chính xác hơn. Trong quá trình làm việc, nhờ kinh nghiệm làm việc lâu năm mà công nhân hiểu rõ được công việc, sản phẩm, quy trình sản xuất… mà mình đang làm giúp họ tự kiểm soát và khắc phục các lỗi, các sự cố gặp phải trong quá trình thực hiện. 3.2 Công nghệ sản xuất  Đối với sản phẩm khăn ướt một miếng. Công nghệ bán tự động, tất cả nguyên vật liệu thô mua về, qua chuyển sản xuất khăn 1 miếng để thực hiện các công đoạn gấp dọc, tẩm hương, cắt khăn, gói khăn, sau đó ép- cắt 2 đầu bao và lưng bao. Thứ tự thực hiện 1. Vệ sinh và chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất. 2. Vệ sinh chuyền máy, hệ thống đường ống, dao cắt. 3. Pha hương. 4. Nạp nguyên vật liệu. 5. Sản xuất khăn 1 miếng. 6. Vào decal quoai, decal lưng, bấm lỗ. 7. Vào Block, cột dây. 8. Đóng thùng. 9. Chất lên ballet.  Đối với sản phẩm khăn ướt block Công nghệ bán tự động, tất cả nguyên vật liệu thô được đưa về, qua chuyền sản 19 Điềều độ sản xuấất xuất khăn block để thực hiện các công đoạn xẻ cuộn, gấp khăn, cắt khăn, tẩm hương, xếp block. Qua công đọan thủ công gồm 1 nhân viên sẽ lấy block đưa sang băng tải chuyền máy đóng gói. Tại chuyền đóng gói, máy sẽ tự đục lỗ màng, dán decal bao, đóng gói block khăn, sau đó hàn kín 2 đầu bao và lưng bao dính lại. Thứ tự thực hiện: 1. Vệ sinh và chuyển nguyên vật liệu vào sản xuất. 2. Vệ sinh chuyền máy, hệ thống đường ống, dao cắt. 3. Pha hương. 4. Nạp nguyên vật liệu. 5. Sản xuất block khăn. 6. Lấy block khăn từ chuyền cắt gấp sang chuyền đóng gói. 7. Đục lỗ, dán decan bao, đóng gói, ép miệng. 8. Thử bao. 9. Dán nắp lên bao. 10. Đóng thùng. 11. Chất lên pallet. 3.3 Quy trình sản xuất Chuyền khăn ướt có 3 dây chuyền sản xuất chính là chuyền khăn ướt block, chuyền khăn ướt 1 miếng và chuyền khăn cuộn. Dòng di chuyển của sản phẩm trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn thứ 1 chạy trên máy và giai đoạn thứ 2 gia công thủ công. Hình 3.3: Quy trình sản xuất khăn ướt block
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan