Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Máy làm đất

.PDF
417
28
146

Mô tả:

Chủ biên: PGS.TS. Vũ Minh Khương Đồng tác giả: TS. Nguyễn Đức Ngọc, Th.S. Hồ Sỹ Sơn MÁY LÀM ĐẤT NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG 2013 Chủ biên: PGS.TS. Vũ Minh Khương Đồng tác giả: TS. Nguyễn Đức Ngọc, Th.S. Hồ Sỹ Sơn MÁY LÀM ĐẤT NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG 2013 Mục luc MỤC LỤC Chương Nội dung Mục lục………………………………………………………………… 1 Lời cảm ơn…………………………………………………………….. 4 Lời nói đầu…………………………………………………………….. 5 Công tác đất......................................................................................... 6 1. Đất đá..................................................................................................... 6 Chương 1 2. Bùn........................................................................................................ 10 3. Bộ công tác của máy làm đất và lực tác dụng....................................... 11 4. Các loại công tác đất............................................................................. 17 Các vấn đề cơ bản về máy làm đất………………………………….. 44 Chương 2 1. Thiết bị động lực................................................................................... 44 Hệ truyền động..................................................................................... 49 3. Cơ cấu di chuyển.................................................................................. 74 Cabin và hệ thống điều khiển............................................................... 93 5. Trách nhiệm của người vận hành......................................................... 96 2. 1. Chương 3 Trang Máy đào………………………………………………………………. 100 1. Giới thiệu chung về máy đào............................................................... 100 2. Máy đào thủy lực gầu sấp ................................................................. 105 3. Máy đào gầu ngửa.............................................................................. 116 4. Máy đào gầu kéo (Gầu dây)................................................................. 120 5. Máy đào gầu ngoạm............................................................................. 126 6. Các máy nạo vét................................................................................ 131 7. Máy đào xúc đa năng........................................................................ 132 8. Năng suất máy đào một gầu.............................................................. 136 9. Lựa chọn máy đào …………………………………………………… 140 10. Tính toán & thiết kế bộ công tác máy đào ..................................... 144 1 Mục luc Chương Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Nội dung Máy xúc lật……………………………………………………………. Trang 181 1. Giới thiệu chung.................................................................................... 181 2. Máy xúc lật bánh lốp........................................................................... 181 3. Máy xúc lật di chuyển xích..................................................................... 184 4. Hoạt động của máy xúc lật.................................................................. 186 5. Các loại gầu máy xúc lật..................................................................... 193 6. Năng suất của máy xúc lật.................................................................. 196 7. Lựa chọn máy xúc lật......................................................................... 199 Máy ủi…………………………………………………………………. 203 1. Công dụng và phân loại......................................................................... 203 2. Cấu tạo máy ủi....................................................................................... 204 3. Sử dụng máy ủi.................................................................................. 224 4. Xác định năng suất máy ủi................................................................. 230 5. Tính toán thiết kế bộ công tác máy ủi................................................ 237 Máy đầm................................................................................................ 261 1. Những vấn đề chung về đầm nén........................................................ 261 2. Cấu tạo và hoạt động của máy đầm.................................................... 266 3. Sử dụng máy đầm............................................................................... 277 Xe vận tải............................................................................................... 280 I - Xe tải tự đổ........................................................................................... 280 1. Giới thiệu chung về xe tải tự đổ........................................................... 280 2. Xe tải khung cứng................................................................................ 281 3. Xe tải tự đổ khớp quay......................................................................... 298 4. Sử dụng xe tải ...................................................................................... 301 II – Rơ-moóc và xe goòng......................................................................... 315 1. Cấu tạo xe rơ-moóc.............................................................................. 315 2. Vận hành xe rơ-moóc........................................................................... 318 3. Rơ-moóc chở máy móc........................................................................ 320 2 Mục luc Chương Chương 8 Chương 9 Nội dung Trang Các loại máy làm đất khác.................................................................... 330 I – Máy san............................................................................................ 330 1. Cộng dụng.......................................................................................... 330 2. Cấu tạo.............................................................................................. 330 3. Sử dụng máy san............................................................................. 344 4. Năng suất máy san………………………………………………….. 350 II – Máy cạp đất................................................................................... 351 1. Công dụng và phân loại máy cạp.................................................... 351 2. Cấu tạo và nguyen lí hoạt động...................................................... 352 3. Năng suất máy cạp......................................................................... 354 III - Máy khoan.................................................................................. 355 1. Máy khoan va đập............................................................................. 355 2. Máy khoan di chuyển xích................................................................ 358 3. Máy khoan cọc nhồi.......................................................................... 367 4. Máy khoan hầm ................................................................................ 372 Chi phí và quản lí thiết bị………………………………………………... 376 1. Kế toán……………………………………………………………. 376 2. Các loại chi phí…………………………………………………… 377 3. Mua sắm thiết bị………………………………………………….. 378 4. Khấu hao thiết bị…………………………………………………. 380 5. Chi phí vận hành………………………………………………….. 385 6. Chi phí bảo dưỡng & sửa chữa thiết bị…………………………… 385 7. Lựa chọn thiết bị………………………………………………….. 391 8. Thuê thiết bị………………………………………………………. 393 9. Dự toán……………………………………………………………. 395 10. Hợp đồng………………………………………………………….. 397 11. Các nguyên nhân thất bại…………………………………………. 400 Phụ lục………………………………………………………………... 402 Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 411 3 Lời nói đầu Máy Làm Đất LỜI NÓI ĐẦU Máy làm đất là cuốn sách về các loại công tác đất và các loại máy làm đất để thực hiện công tác đất. Cuốn Máy Làm Đất này được biên soạn là một tài liệu bao hàm rất nhiều nội dung liên quan đến công tác đất và máy làm đất để phục vụ nhiều đối tượng. Để thuận lợi hơn cho việc giảng dạy và học tập của các sinh viên chuyên ngành Thiết bị làm đất. Tài liệu Máy làm đất này được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác đất và các loại máy làm đất một cách sát thực nhất theo yêu cầu đề cương của môn học Máy làm đất đã đề ra. Tài liệu này được biên soạn gồm bốn nội dung chính: Công tác đất, các vấn đề cơ bản về máy làm đất, các thiết bị làm đất chủ yếu, chi phí và quản lí thiết bị làm đất và phần Phụ Lục phục vụ việc tra cứu, tính toán. Chương 1 bàn về tính chất cơ lí của đất, lực tác dụng lên bộ công tác máy làm đất và những công tác đất thường gặp, bao gồm cả những công việc như dọn mặt bằng, tiêu thoát nước, xây dựng hồ chứa, đập đất, làm đường, và khai thác lộ thiên,… Chương 2 trình bày các vấn đề cơ bản về máy làm đất như thiết bị động lực, hệ thống truyền động, cơ cấu di chuyển, cabin và hệ thống điều khiển,… được đề cập chung cho các loại máy làm đất. Sáu chương tiếp theo bàn về các loại máy làm đất (từ chương 3 đến chương 8). Phần này trình bày và mô tả các loại máy đào, vận chuyển và các loại máy làm đất khác. Đối với mỗi loại, các nội dung về công dụng, cấu tạo, hoạt động, tính toán năng suất, phương pháp sử dụng hiệu quả,…được trình bày. Riêng về cấu tạo, chỉ trình bày sâu về bộ công tác, và những cơ cấu hệ thống đặc thù của mỗi loại, vì phần máy cơ sở đã được trình bày trong Chương 2. Trong các chương về Máy đào, Máy ủi, các phần xác định lực tác dụng, tính toán thiết kế bộ công tác cũng được trính bày, vì đây là những thiết bị làm đất quan trọng, phổ biến nhất. Các loại khác cũng được tính toán thiết kế theo nguyên tắc tương tự. Ngoài ra một số nôi dung liên quan khác như lựa chọn thiết bị, vận hành, bảo dưỡng,... cũng được đề cập. Việc phân chia chủ đề này là cần thiết để trình bày thông tin theo những nội dung thích hợp, tránh trùng lặp. Chương 9 trình bày các vấn đề về chi phí và quản lí thiết bị. Các nội dung trong phần này trình bày giúp người đọc có thể vận dụng để tính tính chi phí khấu hao, vận hành thiết bị làm đất. Trên cơ sở đó có thể xác định giá thành đơn vị sản phẩm, sử dụng các máy làm đất một cách hiệu quả nhất. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng tài liệu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong có được sự đóng góp của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, và các bạn đọc xa gần để cho tài liệu ngày càng hoàn chỉnh, phục vụ một cách hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập của môn Máy Làm Đất và có giá trị tham khảo tốt đối với các nhà thầu xây dựng, những người làm công tác chuyên môn liên quan đến công tác làm đất và máy làm đất, khai thác mỏ. Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013 Thay mặt nhóm tác giả PGS.TS. Vũ Minh Khương 5 Chương 1 – Công tác đất CHƯƠNG 1 – CÔNG TÁC ĐẤT Các máy làm đất đùng để thực hiện các công tác đất như dọn mặt bằng, san lấp, bốc xúc vận chuyển, rải, san, đầm,...Đối tượng của các loại máy làm đất là đất đá. Vì vậy, chương này sẽ tập trung nghiên cứu hai nội dung chính là đất đá và các loại công tác đất. 1. ĐẤT ĐÁ 1.1. Giới thiệu chung về đất, đá Đất, đá là đối tượng công tác của các thiết bị làm đất. Do đó, để hiểu biết, tính toán và sử dụng hiệu quả các thiết bị làm đất ta cần phải nghiên cứu các đối tượng này. Đất là vật liệu rời ở trên bề mặt trái đất. Đá là vỏ cứng của trái đất, nằm phía dưới và thường đâm nhô lên khỏi mặt đất. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa đất và đá. Về mặt địa chất, tất cả các loại đá là để tạo thành đất. Vật liệu để đào cũng có thể chia làm ba loại: đá, vật liệu khó đào và vật liệu dễ đào. Đá cần phải nổ mìn hoặc xới trước để hầu hết các loại máy có thể đào một cách hiệu quả. Vật liệu khó đào là loại đất đã được đầm, gắn bằng xi măng hay lẫn đá, đất sét, đá phiến sét mềm, và đá phong hoá và có thể đào trực tiếp bằng các máy hạng nặng hoặc xới tơi bằng máy xới. Vật liệu dễ đào là các trầm tích mềm, mịn, chắc hoặc rời. Đất là hỗn hợp các hạt có kích thước khác nhau và các hợp chất hoá học. Đất dẻo là loại đất có thể lăn trong lòng bàn tay thành những sợi có đường kính 3,16 mm mà không bị đứt rời. Độ dẻo là một đặc điểm của đất và của độ ẩm. Lượng nước tối thiểu tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của khối lượng đất làm khô bằng lò sấy làm cho đất dẻo gọi là giới hạn dẻo của đất. Nếu không có lượng nước nào có thể cho phép nó lăn thành các sợi thì goi là đất rời. Giới hạn chảy là lượng nước tối thiểu tính theo % khối lượng đất sấy trong lò, mà nó có thể làm cho đất chảy, nếu lắc nhẹ. Chỉ số dẻo là sự khác nhau giữa giới hạn dẻo và giới hạn chảy, có nghĩa là phạm vi độ ẩm mà đất ở trạng thái dẻo. Đất hoặc các hạt khác nhau cũng có thể phân loại theo độ cứng hoặc hình dạng của các hạt và hàm lượng khoáng chất và hữu cơ. Các thông số này sẽ ảnh hưởng đến sức chịu thời tiết và tính ổn định dưới tác dụng của tải trọng, độ mài mòn của các bộ phận đào đất và ma sát trong. Về mặt địa chất, đá được phân loại theo cách chúng được tạo thành. Các loại đá cứng hoá từ dạng nóng chảy gọi là đá núi lửa, được chia làm hai loại: đá mác-ma là loại đá cứng ở dưới sâu, đá phún xuất là loại đá được làm nguội ở trên bền mặt. Đá trầm tích được tạo thành từ đất, thực vật hoặc xác động vật và đã được cứng hoá nhờ áp suất và thời gian. Đá biến chất có nguồn gốc từ đá núi lửa hoặc đá trầm tích, nhưng đã bị biến chất do nhiệt độ và áp suất rất lớn. Bảng 1.1 phân loại đất đá theo loại và độ cứng. Chất lượng của các loại sau là khá khác nhau, ngay cả trong cùng một loại cũng có thể có các thông số khác nhau, như lực cản cắt, hệ số ma sát, hay khả năng nghiền. 1.2. Các tính chất cơ lí của đất 1.2.1. Độ ẩm Thông số quan trọng nhất của đầm nén đất là độ ẩm, vì đất chỉ có thể đầm nén tốt nếu nó chứa một lượng nước thích hợp, gọi là độ ẩm tối ưu của đất. Lượng nước này phải vừa đủ để bôi trơn cho các hạt đất trượt trên nhau khi chúng được đẩy lại gần nhau và không tạo thành một đệm không nén được giữa chúng. Một loại đất có độ ẩm quá cao có thể trở thành đàn hồi khi đầm, tạo nên các lượn sóng trước và sau trống đầm, và nó sẽ đàn hồi trở về vị trí ban đầu khi đầm đi qua. 6 Chương 1 – Công tác đất Đây là trường hợp phổ biến trong xây dựng đường. Đất quá khô có thể bị rời hoặc bột khi đầm, hoặc có thể chắc nhưng không chặt như yêu cầu. Trong thực tế thì thường dùng xe phun nước để tưới vào những lớp đất khô. Vẫn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong Chương 6 – Máy đầm. Bảng 1.1 - Phân loại đất đá Đường kính Tên chung Phân loại in mm Lọt qua sàng Còn lại trên sàng Số lỗ /cm2 Số lỗ /cm2 Đá (Đá lớn) Cần cẩu Một người bê Cuội Sỏi Thô 20,0 ÷ 50,0 Sỏi bê tông Trung bình 5,0 ÷ 20,0 Cát bê tông Mịn 2.0 ÷ 5,0 19 65 Thô 0,5 ÷ 2,0 65 181 Trung bình 0,2 ÷ 0,5 181 419 Mịn 0,05 ÷ 0,2 419 1.290 Cát Mùn Sét ≥ 20” 8” ÷ 20” 2” ÷ 8” Thô 0,02 ÷ 0,05 Trung bình 0,05 ÷ 0,005 Mịn 0,005 ÷ 0,002 Thô 0,002 ÷ 0,0005 Trung bình 0,005 ÷ 0,0002 Mịn 0,0002÷0,0001 1.2.2. Độ ổn định Nếu một nền đường hoặc đường băng không được đầm, nó có thể bị co và lún, gây ảnh hưởng hoặc phá huỷ các lớp rải và các kết cấu khác trên đó. Đất sét không phải là một loại vật liệu tốt cho khối đắp vì nó thường hấp thụ độ ẩm trong mùa mưa và trương nở. Có những loại đất sét trương nở rất mạnh khi gặp nước. Nó sẽ đẩy trồi các lớp rải và nền móng công trình, thậm chí làm gẫy các đường ống trong các bức tường bị đất sét nâng lên do trương nở. 7 Chương 1 – Công tác đất 1.2.3. Hệ số kéo bám, φ Khả năng chịu tải và khả năng cho phép sự di chuyển của các phương tiện máy móc của các loại đất khác nhau một cách đáng kể. Một đặc tính quan trọng là lực ma sát giữa mặt đất và các bánh lốp chủ động hoặc xích của máy khi di chuyển. Hệ số kéo bám (Bảng 4 – Phụ Lục) là phần khối lượng tác dụng lên các bánh chủ động hoặc xích được chuyển thành chuyển động của một máy. Điều kiện và tính chất của đất rất quan trọng trong việc xác định hệ số này. Hệ số kéo bám của các bề mặt khác nhau, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) của trọng lượng tác dụng lên các bánh xe chủ động hoặc xích. Bảng 4, phần Phụ Lục cho biết một số giá trí phổ biến của hệ số kéo bám ứng với các loại đường di chuyển và các cơ cấu di chuyển xích và bánh lốp. Phân bố khối lượng. Khả năng di chuyển của máy trên mặt đường trơn chịu ảnh hưởng của sự phấn bố khối lượng. Ví dụ, nếu một máy có khối lượng 10 tấn tác dụng lên các bánh chủ động có thể tạo ra lực kéo bám chỉ 4 tấn do có sự trượt bánh xe. Nói cách khác, hệ số kéo bám của đất là 40%, hay 0,40. Trong phép tính lực kéo bám, chúng ta chỉ sử dụng khối lượng tác dụng lên các bánh chủ động (hoặc xích) truyền lên mặt đất. Việc tăng khối lượng trên các bánh chủ động trượt sẽ làm tăng lực kéo ở móc kéo theo tỉ lệ bậc nhất, tới giá trị tối đa mà động cơ và hộp số có thể tạo ra. Tăng khối lượng trên các bánh không chủ động sẽ làm tăng lực cản. Chuyển khối lượng của máy sang các bánh chủ động sẽ làm tăng lực kéo bám và chuyển khối lượng từ các bánh chủ động sang các bánh không chủ động sẽ làm giảm lực kéo bám, nhưng cả hai trường hợp đều không ảnh hưởng đến lực cản. Khi lên dốc, khối lượng máy tác dụng lên các bánh xe dịch chuyển về các bánh chủ động phía sau và giảm đi từ các bánh chủ động phía trước. Yếu tố này làm tăng lực kéo bám của các xe tải có bánh chủ động phía sau một cách đáng kể khi leo dốc trên đường trơn. 1.2.4. Khả năng chịu tải Khả năng chịu tải là khả năng chống đỡ khối lượng của một lốp, xích hoặc bệ đỡ trên đất mềm. Khả năng này là quan hệ giữa khối lượng, diện tích tiếp xúc và khả năng chịu tải của đất. Khối lượng chia cho diện tích tiếp xúc sẽ được áp suất. Nếu áp suất này lớn hơn khả năng chịu tải của đất, máy sẽ bị lún cho đến khi nó có đủ diện tích tiếp xúc để đỡ nó. Sự lún sẽ làm tăng lực cản lăn. Nếu nghiêm trọng, máy có thể không tự di chuyển bằng công suất của nó được. Áp suất lốp. Khi một lốp mang đủ khối lượng, nó có xu hướng lún vào đất, mức độ lún phụ thuộc vào áp suất hơi và khả năng chịu tải của đất. Đất có cường độ chịu tải 3,5 kg/cm2 sẽ cho phép một lốp chịu tải có áp suất hơi 5,25 kg/cm2 lún vào đất cho đến khi diện tích tiếp xúc bằng với diện tích của lốp có áp suất 3,5 kg/cm2 và biến dạng để trải ra trên mặt đất. Theo nguyên tắc này, nếu dùng một lốp lớn hơn để có thể mang tải ở áp suất 3,5 kg/cm2, nó sẽ không bị lún. 1.2.5. Khả năng xới được Khả năng xới được là mức độ khó hoặc dễ phá vỡ một loại đá bằng các lưỡi xới hạng nặng thành các cục có thể vận chuyển môt cách kinh tế bằng thiết bị khác. Có ít nhất ba yếu tố liên quan: lực cản phá vỡ của đá, phạm vi bị làm yếu của các lớp đá (đá phiến) hay các vết nứt nối tiếp hoặc các chuyển động đứt gãy và mức độ phong hoá của đá. Nhiều loại đá có thể dễ dàng xới được ở lớp trên mặt, nhưng lực cản tăng dần theo chiều sâu do mức độ phong hoá yếu. Một loại đá có thể xới được nói chung có thể lẫn các vỉa hoặc tảng đá khó hoặc không thể xới được. Một số loại đá không thể xới được ở trạng thái tự nhiên nhưng lại có thể xới được sau khi làm chấn động bằng cách nổ mìn nhẹ. 8 Chương 1 – Công tác đất Nói chung, các loại đá núi lửa như ba-zan, granite, diorite, felzit, và dung nham là không thể xới được, trừ khi chúng đã được làm yếu đi một cách đáng kể nhờ phong hoá. Việc nổ mìn nhẹ không có tác dụng lắm, trừ khi chúng có một cấu trúc nối tiếp chặt chẽ. Các loại đá biến chất khối lớn như đá gơ-nai, cẩm thạch, quartzite thường không thể xới được, nhưng đá phiến và diệp thạch mỏng ở bên dưới là có thể xới được. Xới đất đá luôn là một giải pháp không kinh tế, trừ khi sản phẩm đủ nhỏ để có thể chất tải bằng máy cạp. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng khả năng xới được của đất đá tỷ lệ với tốc độ truyền sóng địa chấn. Vì vậy, người ta đã dùng phương pháp thí nghiệm đo tốc độ truyền sóng địa chấn của các loại đất đá để xác định khả năng xới được của chúng. Hình 1.1 mô tả khả năng xới được của đất đá. Tốc độ (1000x m/s) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đất sét dưới băng Đá núi lửa Đá Granite Đất ba-zan Đá trap Đá trầm tích Đá phiến sét Sa thạch Đá cuội kết Đá vôi Đá biến chất Đá quắc-zit Đá phiến (đá ắc-đoa) Khoáng sản và quặng Than Quặng sắt Xới được Giới hạn Hình 1.1 – Khả năng xới được và tốc độ sóng địa chấn 9 Không xới được Chương 1 – Công tác đất Một số loại đá hoàn toàn không thể xới được. Nghĩa là chúng hoàn toàn không thể chia tách bằng bất kì một áp lực nào của lưỡi xới. Khả năng xới được thường được xác định bằng lực tác dụng là bao nhiêu. Các giới hạn là sức bền của răng xới và thân lưỡi xới, công suất động cơ, và tính kinh tế của việc sử dụng công suất. Các tính chất cơ lí của đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc của máy làm đất. Chúng được thể hiện qua các thông số, hệ số quan trọng sau: 1.2.6. Trọng lượng riêng (Dung trọng) của đất đá (γ) Trọng lượng riêng của đất đá là trọng lượng một đơn vị thể tích đất đá ở độ ẩm tự nhiên, thường được tính theo kg/m3. Đây là một thông số rất quan trọng có lien quan đến khả năng nâng tải của máy, việc lựa chọn dung tích gầu,...Trọng lượng riêng của đất ở trạng thái tự nhiên (trước khi đào) và ở trạng thái rời (sau khi đào) đối với một số loại đất đá thường gặp được cho trong Bảng 5 – Phụ lục. 1.2.7. Hệ số tơi xốp (K tx ) Hệ số tơi xốp K tx đặc trưng cho độ tơi xốp. Hệ số tơi xốp là tỷ số giữa thể tích khối đất sau khi đào (rời) và thể tích ban đầu ở trang thái chặt tự nhiên của nó (Hình 1.2). K tx = Trong đó: Vr Vc (1.1) V r – Thể tích khối đất rời, sau khi đào V c – Thể tích khối đất chặt tự nhiên, trước khi đào a. Chặt tự nhiên (V c ) b. Rời,sau khi đào (V r ) c. Sau khi đầm chặt (V đ ) Hình 1.2 – Các trạng thái của đất đá Hệ số tơi xốp của đất đá sẽ khác nhau khi đào bằng các loại máy khác nhau và ở độ ẩm khác nhau (Bảng 6 – Phụ Lục) 2. BÙN Bùn là đất bão hoà nước, cấu trúc bị phá vỡ và có một số tính chất của chất lỏng. Ngay cả đất khô cũng chứa một lượng nước nào đó dưới dạng các màng rất mỏng, và thêm một lượng nước vừa phải có thể làm tăng độ chắc của đất do nước đóng vai trò như một chất kết dính. Nhưng khi lượng nước chứa trong đất đủ để tạo thành các màng bao quanh các hạt, đủ dầy để đóng vai trò như một chất bôi trơn sao cho các hạt có thể trượt tự do trên nhau thì khi đó đất trở thành bùn. 10 Chương 1 – Công tác đất Có thể làm bùn bằng các thiết bị thích hợp. Nói chung, khi máy làm đất di chuyển trên bùn thì thiết bị bánh xích thích hợp hơn thiết bị bánh lốp; xích cần phải có diện tích tiếp xúc với đất đủ lớn để không bị sa lầy; lốp cần phải lớn, mềm và có vấu chống trượt; và các máy nên là những loại nhỏ nhất có thể thực hiện được công việc. Xe tải cần chọn loại có tất cả các bánh đều là chủ động. Xe tải tự đổ khớp quay với sáu bánh chủ động thường hoạt động hiệu quả với các loại đất lầy lội. Đường tạm. Tốt nhất là không sử dụng các máy bánh lốp cho các vùng đầm lầy trừ khi chúng đóng băng, được làm khô nhân tạo hoặc tự nhiên, hay có những con đường được xây dựng để đi vào đầm lầy, có thể dùng vải địa vật lý. Có thể xây dựng một con đường lát bằng thân cây để phục vụ các máy hạng nặng trên mặt đất rất mềm. Mưa hoặc bùn có thể làm chúng trơn hơn nên cần phải rải cát. Một loại đất ướt có khả năng chịu tải tốt, có thể dễ trở thành bùn, có thể được bảo vệ bằng một lớp sỏi dày vài in, được rải trước khi xe cộ hoạt động. Lớp đá vỡ dày hai ft có rải sỏi bên trên có thể chịu được xe tải nặng một thời gian với mọi loại bùn. Thảm bụi cây hay đường làm bằng thân cây dưới lớp đá cũng làm tăng độ ổn định. Đào dưới nước. Khi đào đất quá ướt, tiêu nước hoặc bơm nước mặt cần để lại một lớp nước khoảng 5 cm trên mặt đáy. Điều này thuận lợi cho việc hình thành một đáy phẳng, nhưng một lượng lớn nước được múc đi cùng với đất. Nước này có thể chảy trở lại qua các lỗ nhưng sẽ hao phí thời gian và nhiên liệu. Nếu nước trộn lẫn với đất, ở trong gầu cũng như đổ thành đống, nó sẽ có xu hướng hoá lỏng do đó đất bùn nạo vét lên sẽ không ổn định trên những đống cao, dốc, làm giảm năng suất của máy đào. 3. BỘ CÔNG TÁC CỦA MÁY LÀM ĐẤT VÀ LỰC TÁC DỤNG 3.1. Bộ công tác của máy làm đất Bộ công tác của máy làm đất (Hình 1.3) chủ yếu dùng để cắt, tách đất khỏi khối đất chính đồng thời có loại dùng để chứa đất, vận chuyển đến nơi dỡ tải. Để thực hiện các chức năng trên, bộ công tác của máy làm đất có các loại chính sau: a) g) b) c) h) e) d) i) k) Hình 1.3 – Các loại bộ công tác của máy làm đất 11 Chương 1 – Công tác đất a. Răng xới b. Gầu ngửa c. Gầu sấp d. Gầu kéo e. Gầu xúc lật g. Gầu ngoạm h. Gầu san i. Thùng cạp k. Lưỡi ủi Răng xới dùng để xới hoặc để tách đất ra khỏi khối chính (Hình 1.3.1a). Các loại gầu (hình 1.3.1b,c,d,e, g, h) thường được lắp răng hoặc lưỡi cắt ở miệng gầu. Gầu dùng để đào, xúc và chứa đất đá, vật liệu rồi được di chuyển để đổ lên mép hố đào hoặc phương tiện vận chuyển. Thùng cạp (Hình 1.3.1i) dùng để cắt và tích đất rồi được máy cạp di chuyển đến vị trí bãi đắp để dỡ tải. Lưỡi ủi (Hình 1.3.1k) được lắp trên máy ủi để cắt và đẩy đất đá, vật liệu đến vị trí dỡ tải hoặc để san vật liệu. Lưỡi san cũng có cấu tạo tương tự nhưng chiều dài lớn hơn và chiều cao nhỏ hơn nhiều so với lưỡi ủi, chủ yếu để san phẳng. Các lưỡi cắt và răng. Các lưỡi cắt của hầu hết máy đào có dạng nêm, ít nhất là khi còn mới. Dạng này cứng và có khả năng thâm nhập và phá vỡ cao. Khi một răng hoặc lưỡi cắt thâm nhập vào vật liệu thì đều gặp sức cản như nhau trên các mặt nghiêng, và có xu hướng di chuyển theo hướng ở giữa các mặt nghiêng của nó. Nếu lực cản không bằng nhau, nêm có xu hướng trượt trên mặt chịu lực cản lớn hơn. Hình 1.4 trình bày hoạt động của răng dạng nêm có các mặt nghiêng khác nhau khi chuyển động theo phương ngang. Giữ ở độ nghiêng (A) nó sẽ xâm nhập vào mặt dốc đứng, tại (B) nó sẽ cắt vào trong bất kì mặt nghiêng nào nhưng không đào xuống, nhưng ngược lại giữ như trong hình (C) nó sẽ xâm nhập mặt nghiêng trên hoặc mặt phẳng. Chú ý rằng góc giữa mặt dưới của răng và mặt đất quyết định sự thâm nhập của nó. Hình (D) thể hiện một răng có cùng góc như hình (C) nhưng đầu và một phần của mặt nghiêng phía dưới của răng bị mòn, phá hỏng “sức hút“ cũng như khả năng thâm nhập của nó. Các răng riêng biệt cắt vào trong đất và đá cứng tốt hơn nhiều so với một lưỡi cắt liên tục bởi vì chúng tập trung lực trong các diện tích nhỏ, cho phép vật liệu di chuyển tới các mặt phía trên và phía dưới, nó sẽ phá vỡ hoặc làm yếu vật liệu giữa chúng và mép các răng dễ dàng thâm nhập vào. 12 Chương 1 – Công tác đất Hình 1.4 – Sự thâm nhập của một răng hình nêm Mặt cong liên tục ở mặt trên của răng hoặc lưỡi cắt và hình dạng của nó có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả của nhiều máy. Trong máy san hoặc máy ủi, mặt cong này cuộn đất lên trên tới khi nó đổ về phía trước, làm giảm ma sát trong khối lăn, và thuận tiện cho việc chuyển đất về một bên đối với loại lưỡi ủi vạn năng. Ngoài các bộ công tác cơ bản trên, các loại máy làm đất còn có thể lắp nhiều bộ công tác đặc biệt khác để thực hiện các công việc khác nhau. Các loại bộ công tác này sẽ được giới thiệu ở các chương sau, khi trình bày về các loại máy cụ thể. 3.2. Lực tác dụng lên bộ công tác của máy làm đất 3.2.1. Các góc Lực cản cắt phụ thuộc vào các góc tạo bởi chi tiết cắt đất của bộ công tác với bề mặt đất (Hình 1.5): góc sắc β, góc sau α, góc cắt δ,....Hiệu quả làm việc của máy làm đất phụ thuộc vào việc chọn các góc này, đặc biệt là góc cắt δ. Giá trị của các góc được chọn đối với từng loại máy. Góc sắc (góc nhọn) β là góc giữa mặt trước và mặt sau của răng hoặc lưỡi cắt ở đầu mép cắt. Theo điều kiện chống mòn và bền thường lấy β = 300 ÷ 350 đối với răng, β = 200 ÷ 250 đối với lưỡi cắt. Góc sau α là góc tạo bởi mặt sau của răng hoặc lưỡi cắt với phương tiếp tuyến của quỹ đạo cắt. Góc sau α phụ thược vào dạng quỹ đạo cắt và loại đất, thường lấy α = 50 ÷ 100 đối với răng và α = 300 ÷ 350 đối với lưỡi. Trị số lớn lấy đối với đất đàn hồi và đá. 13 Chương 1 – Công tác đất cắt: Góc cắt δ là góc giữa mặt trước của răng hoặc lưỡi cắt với phương tiếp tuyến của quĩ đạo δ=β+α (1.2) ψ R ω ϕ β δ α b) a) Hình 1.5 – Các góc của lưỡi cắt thẳng Lưỡi cắt thẳng đặc trưng bằng góc ở tâm ω, góc đổ ψ (Hình 1.5a), góc đặt lêch lưới cắt trong mặt phẳng cắt so với phương trục dọc của máy φ (Hình 1.5b). Ngoài ra bộ công tác còn đặc trưng bằng các thông số sau: • • • Chiều dài L, chiều cao H, bán kính cong R đối với lưỡi cắt; Dung tích q, chiều dài L, chiều rộng B, chiều cao H đối với gầu và thùng; Chiều dài l, chiều rộng b và khoảng cách đối với các răng. 3.2.2. Phản lực của đất lên bộ công tác Để đào đất, đá cần khắc phục lực cản mà phần lớn do độ cứng, độ thô, ma sát, độ dính, độ cố kết, và khối lượng của đất đá tạo nên. Trong khi đào, độ cứng chống lại sự thâm nhập. Lực này tăng lên do sự cố kết chặt chẽ của đất, đá hoặc sự điền đầy các lỗ rỗng với các hạt nhỏ hơn, hoặc vôi hay các xi măng tự nhiên khác. Đất sét cứng khi khô và mềm khi ướt. Sỏi cuội, đá quá cỡ, hoặc các gốc cây cứng đòi hỏi lực thâm nhập lớn hơn. Tình hình trở nên phức tạp khi chúng quá lớn so với máy, hoặc chúng bám chắc vào đất nên không thể làm trượt hoặc lăn chúng bằng lưỡi cắt. Khi lưỡi cắt thâm nhập, lực ma sát hấp thụ một phần tăng dần của lực đào. Lực ma sát phụ thuộc vào kích thước, độ cứng của hạt, độ ẩm và sự có hoặc không có các chất bôi trơn tự nhiên như mùn hoặc đất sét mềm. Sự bám dính là khả năng đất dính vào các bộ phận đào đất, nó có thể làm tăng lực ma sát đáng kể với đất ướt. Lực cố kết là lực cản chống lại sự tách rời. Các vật liệu chắc hoặc cứng có thể được tách ra dễ dàng theo các tầng hoặc lớp sao cho có thể đào chúng dễ dàng theo hướng thích hợp. Các khối đất sét tương đối mềm có thể rất khó đào do sự cố kết bền vững và đồng nhất. 14 Chương 1 – Công tác đất Cắt đất là quá trình phân chia đất từ khối lớn thành các khối nhỏ hơn, Dưới tác dụng của ngoại lực vào bộ công tác, lưỡi cắt được ấn sâu vào đất và chuyển động theo một quĩ đạo nào đó, tùy thuộc vào cấu tạo của mỗi máy. Lúc đó, đất được tách ra thành từng lớp gọi là lát cắt. Chiều dày của lát cắt có thể thay đổi theo chiều dài của quĩ đạo cắt. Sơ đồ chung về lát cắt được thể hiện trong hình 1.6. a. 1) 2) 3) b. 4) 5) 6) 7) Hình 1.6 – Sơ đồ cắt đất a. Theo N.G. Dombrovski; b. Theo Ju. A. Vetrov 1. Đất dẻo dính; 2. Đất ít dính; 3. Đất bền chắc 4. Lát cắt “tran”; 5. Lát cắt bậc; 6. Lát cắt rời; 7. Lát cắt gãy Trong mọi trường hợp, sự phân chia đất nhờ mặt trước lưỡi cắt. Mép trước bộ công tác chuyển động làm cho đất biến dạng. Sự chuyển động ấy sẽ nén các loại đất có độ dẻo lại chặt hơn. Độ chặt phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ di chuyển của bộ công tác. Quá trính cắt đất phụ thuộc vào tính chất cơ lí của đất, hình dạng bộ công tác và chế độ làm việc của máy. Quá trình đào đất bao gồm cắt đất, di chuyển đất đã cắt về phía trước, và tích đất vào bộ công tác. Khi đất di chuyển gây ra lực ma sát giữa đất và bộ công tác, vì vậy lực đào luôn lớn hơn lực cắt từ 1,5 đến 3 lần. Đào đất có thể gặp ba trường hợp (Hình 1.7): Đóng kín (đào đất không tự do), gặp khi bắt đầu đào; Nửa tự do gặp khi đào lấn dần (phổ biến), đất bị phá vỡ do cạnh trước và một cạnh bên, và Đào đất tự do (đào hớt), đất bị phá vỡ chỉ do cạnh trước bộ công tác. 15 Chương 1 – Công tác đất a) c) b) A) b b b b) c) c d a) B) Hình 1.7 - Các dạng đào bằng răng (A) và bằng gầu (B) a. Đóng kín; b. Nửa tự do; c. Tự do Trong quá trình đào cắt đất, bộ công tác thường có hai chuyển động: chuyển động theo phương tiếp tuyến quĩ đạo cắt để tách đất đá, chuyển động ấn vào để điều chỉnh chiều dày lát cắt và lượng đất tích vào bộ công tác. Tốc độ ấn vào thường nhỏ hơn tốc độ chuyển động tách đất nhiều lần. Khi các chi tiết cắt đất của bộ công tác máy làm đất thâm nhập vào khối đất đá sẽ gặp phải lực cản (phản lực) được phân ra hai phương. Thành phần theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo cắt gọi là lực cản cắt P 01 . Thành phần theo phương pháp tuyến với quỹ đạo cắt gọi là lực cản đào P 02 . c ɣ β P02 α P P P δ Dựa trên lí thuyết cắt đất của viện sĩ Goriatrkin, N.G. Dombrovski đã đưa ra công thức tính các lực trên như sau: P 01 = k 1 .b.c P01 Hình 1.8 – Sơ đồ lực cản (kN) (1.3) Trong đó: k 1 – hệ số cản đào, xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào tính chất cơ lí của đất, cấu tạo, kích thước bộ công tác và các yếu tố khác (Tra Bảng 1.2) b – chiều rộng lưỡi cắt; c – chiều dày của lát cắt Lực cản đào pháp tuyến P 02 xác định gần đúng theo lực cản đào tiếp tuyến: 16 Chương 1 – Công tác đất P 02 = ψ.P 01 (1.4) Trong đó: ψ – hệ số phụ thuộc chế độ cắt, góc đào và độ sắc của răng hay mép cắt, thường ψ = 0,1 ÷ 0,45. Trị số lớn thường lấy với răng (hay mép cắt) mòn và lát cắt mỏng. Như vậy việc tính toán lực cản cắt và cản đào thực chất là chọn các hệ số k 1 và ψ. Bảng 1.2 – Hệ số cản cắt (k) và hệ số cản đào (k 1 ) Tên đất Cấp đất Hệ số Cản cắt, k (MPa) Hệ số cản đào k 1 ( MP a) Máy đào gầu Sấp, ngửa Máy đào A gầu dây I Than bùn, đất mùn, Cát, pha cát nhẹ 0,012 – 0,065 0,018 – 0,08 0,03 – 0,12 5 II Á sét màu vàng, hoàng thổ ẩm và tơi 0,058 – 0,13 0,07 – 0,018 0,12 – 0,25 10 III Sét mỡ, á sét chặt, hoàng thổ ẩm tự nhiên 0,12 – 0,20 0,16 – 0,28 0,22 – 0,40 16 IV Sét khô, chặt, á sét lẫn sỏi, hoàng thổ khô, 0,18 – 0,30 0,22 – 0,40 0,28 – 0,49 26 Đất đồi núi khô cứng 0,28 – 0,50 0,33 – 0,65 0,40 – 0,75 38 V Ghi chú: 1 MPa = 106 Pa = 106 N/m2 = 103 kN/m2 Giá trị k 1 ngoài việc xét tới tất cả các lực ma sát ngoài và trong phát sinh trong khi làm việc, làm đầy gầu còn kể đến góc nghiêng của quỹ đạo đào so với phương nằm ngang, đến lực cản làm đầy. Giá trị k 1 xét ở cuối quá trình đào, dạng đào bán tự do với tỷ lệ c/b = 0,05 ÷ 0,33; chiều dày lát cắt c ≥ 20 cm và chiều rộng b ≥ 40 cm. Khi mở rộng giới hạn c/b = 0,05 ÷ 0,50, giá trị k1 lấy tăng 10% ÷ 15% so với giá trị trung bình ở trong bảng.Giá trị k1 xác định cho gàu thông thường có răng và độ mòn không lớn lắm (bán kính mòn r = 2 ÷ 3 cm đối với máy đào nhỏ và trung bình, r = 7 ÷ 10 cm đối với máy đào cỡ lớn). Giá trị k 1 trong bẳng 1.2 cũng có thể áp dụng cho máy ủi, máy cạp. Khi chiều dày lát cắt mỏng, nhỏ hơn 20 cm mà vẫn đảm bảo đầy gầu, hệ số cản đào k 1 ’ được xác định theo công thức: k1' = k1 + Trong đó: A c (1.5) A – Hệ số thực nghiệm (Xem bảng 1.2 ở trên) c – Chiều dày lát cắt (mm) 4. CÁC LOẠI CÔNG TÁC ĐẤT Các máy làm đất được sử dụng để làm các loại công tác đất khác nhau. Công tác đất rất đa dạng, từ dọn mặt bằng, đào nền móng, đào rãnh thoát nước, xây dựng đê, đập, hồ chứa, khai thác 17 Chương 1 – Công tác đất vật liệu, khoáng sản,..Sau đây sẽ lần lượt trình bày một số công tác đất phổ biến, thường gặp trong xây dựng và khai thác. 4.1. Dọn mặt bằng 4.1. 1. Máy móc và công nhân Dọn tầng phủ thực vật luôn là bước cần thiết ban đầu đối với công tác đất hoặc định hình bề mặt. Mọi cây cối thực vật đều gây khó khăn cho công tác đất và khi mục nát chúng sẽ gây lún. Để giải quyết vấn đề môi trường trong xây dựng, mỗi vị trí xây dựng phải được quây bằng hàng rào ngăn bùn lắng, làm bằng các tấm nhựa cao vài thước, để ngăn không cho bùn đất chảy ra ngoài vị trí xây dựng do mưa hoặc gió thổi vào các công trình lân cận. Việc dọn mặt bằng thực hiện bằng máy là tốt nhất. Nó có thể được thực hiện bằng nhiều loại máy như máy ủi, máy đào gầu ngửa, máy đào gầu sấp. Nhưng nếu công việc có khối lượng lớn và khó khăn, nên sử dụng các loại bộ công tác hoặc máy dọn mặt bằng chuyên dụng. Tuy nhiên có thể dùng lao động thủ công phụ thêm hoặc thay cho máy móc. 4.1.2. Xử lí vật liệu phế thải Vận chuyển thực vật đã cắt hoặc nhổ rễ đi nơi khác là một phần quan trọng của công tác dọn mặt bằng. Có thể dùng các phương pháp chôn (nếu có thời gian để cho mục nát), đốt hoặc băm nhỏ, chở ra khỏi vị trí xây dựng, và các phương pháp kết hợp của những phương pháp trên. 4.1.3. Dọn bụi cây Máy ủi và máy xúc lật là những máy cơ bản cho việc dọn mặt bằng, với cả các loại lưỡi hoặc gầu thông thường và các bộ công tác chuyên dụng. Chúng được sử dụng hiệu quả nhất trên nền đất chắc và không có các hố, rãnh, gò ụ và đá. Máy ủi đặc biệt hữu hiệu so với lao động thủ công ở những nơi mà các bụi tầm xuân và cây leo bỏ hoang vì những loại này rất khó cắt nhưng có thể bóc sạch bằng lưỡi ủi. Bụi rậm và cây nhỏ có thể bóc sạch bằng một máy ủi với lưỡi ủi tiếp xúc nhẹ với mặt đất. Nếu khoảng cách vận chuyển ngắn, tốt nhất là ủi theo một hướng, sau đó di chuyển ngang hoặc lùi lại. Cần hạ các cây nhỏ riêng rẽ trước, sau đó đẩy bằng một đường ủi cùng hướng khác. Với mỗi loại thực vật và đất nền, các kết quả sẽ khác nhau. Đất cứng làm cho thân cây gẫy nhiều, trong khi đất ướt hoặc đất cát làm cho việc nhổ gốc cây dễ dàng hơn. Có thể đẩy nhanh công việc bằng cách dùng lao động thủ công cắt những cây riêng lẻ. Nếu công việc cần nhổ các gốc cây nhỏ và rễ cây, có thể lật úp chúng trước rồi đẩy chúng sau. Có thể loại bỏ đất khô rời khỏi các đống bụi cây bằng cách dùng lưỡi ủi lật úp chúng và lắc lưỡi ủi lên, xuống. Nếu không được, dùng lưỡi ủi lật ngược chúng lại hoặc đẩy chúng từ phía bên cạnh. Loại lưỡi ủi có thể nghiêng được về hai đầu rất tốt cho công việc này vì một góc có thể dùng để nhổ rễ cây và ủi chúng thành đống mà không mang theo đất trong lưỡi ủi. 4.1.4. Dọn cây thân gỗ Dọn cây bằng máy. Trong một số công trình quy mô lớn, việc thu dọn cây cối có thể được cơ giới hoá gần như hoàn toàn, với các công việc đốn cây, tỉa cành, cắt khúc, và vận chuyển (hoặc chất đống và đốt) được thực hiện bằng các máy chuyên dùng. Máy đào gầu sấp là loại máy tốt 18 Chương 1 – Công tác đất nhất dùng để đẩy cây vì nó có tầm với cao tỉ lệ với cỡ máy, và nó có thể đứng xa để không gây ảnh hưởng đến việc cắt cây. Đầu tiên đẩy hoặc kéo nhẹ, sau đó tăng lực khi cắt sâu hơn. 4.1.5. Nhổ gốc cây Gốc cây là phần dưới của thân cây có mang theo bộ rễ. Thân cây có thể có kích thước từ vài cm đến vài m. Nó thường loe ra ở mức gần mặt đất thành bộ rễ. Rễ thường bắt đầu từ mức mặt đất hoặc cao hơn mặt đất mấy chục cm. Gốc cây thường là vấn đề khó khăn nhất trong việc dọn mặt bằng liên quan đến cây cối. Chúng có thể được cắt sát và được lấp lại, nhưng thường thì phải nhổ đi. Gốc cây có thể vỡ khi nhổ cả cây, sau đó có thể coi như một phần của cây hoặc tách ra. Nhưng thường thì gốc cây được cắt rời khỏi thân cây để di chuyển. Có thể sử dụng các máy ủi có công suất lớn để đẩy bật các gốc cây; hoặc đào bằng các máy ủi có công suất nhỏ hơn; nhổ lên bằng cáp hoặc xích; hay nổ mìn. Có thể kết hợp nổ mìn với các phương pháp khác. Đôi khi người ta còn đốt các gốc cây trong đất. 4.1.6. Xử lí cây cối phế thải Các thiết bị chuyên dùng. Các máy thái cành và cây bụi đã được sử dụng rộng rãi để giảm kích thước và khối lượng phế thải cây cối. Tuy nhiên, loại thiết bị này không xử lí nổi các gốc cây và các thân cây lớn. Cần phải có một thiết bị khác để giải quyết vấn đề này. Cần phải chế tạo một loại máy nghiền thân cây và xử lí gỗ hạng nặng. Hãng Morbark đã giải quyết vấn đề này bằng việc chế tạo một máy xử lí gỗ phế thải. Máy này có một bánh cắt với các dao cắt các-bít được dẫn động bằng một động cơ đi-ê-zen 650 mã lực. Thiết bị này tự chất tải, xử lí và chất đống sản phẩm đã thái nhỏ trên mặt đất. 4.1.7. Đá quá cỡ và các công trình xây dựng Đá quá cỡ. Đá quá cỡ rời một phần được chôn trong đất làm cho công việc trở nên khó khăn và việc loại bỏ các loại đá này sẽ được xem xét một cách thích hợp trong công tác dọn mặt bằng. Nếu có máy lớn và chỗ đổ phù hợp, có thể lật hoặc đào các loại đá này và đẩy chúng đi. Nếu chúng quá lớn thì cần phải phá vỡ, bằng nổ mìn, dùng búa phá đá quá cỡ lắp trên máy đào gầu sấp, khoan và dùng nêm để tách, hoặc dùng búa tạ đập thủ công. Trong nhiều trường hợp, đá được loại bỏ bằng cách đào và đẩy đi. Máy ủi là thiết bị thích hợp nhất cho công việc này. Hiệu quả sẽ tăng lên nếu sử dụng các bộ công tác chuyên dụng như lưỡi nâng, gầu ngửa lắp trên máy ủi, thiết bị nhổ gốc cây, hay một lưỡi cào chế độ làm việc nặng. Một máy ủi có thể di chuyển một tảng đá lớn có trọng lượng có thể gấp trọng lượng bản thân máy tới vài lần trên nền đất chắc. Nếu tảng đá quá lớn, không đẩy trực tiếp được, nó có thể được đẩy từng bên một. Những tảng đá lớn khi lật lên sẽ để lại các hố lớn sắc cạnh, nguy hiểm hơn nhiều so với trường hợp đào các gốc cây. Phá dỡ nền móng, công trình. Các nền móng cũ và các công trình xây dựng khác thường được phá dỡ hiệu quả bằng các máy hạng nặng. Tường cao nên kéo đổ, vì nếu đẩy thì tường có thể đổ lên máy. Nếu nền móng quá chắc và các máy không kéo đổ được, có thể làm yếu bằng cách nổ mìn ở chân tường hoặc nơi tiếp giáp với các bức tường khác. 4.2 . Đào móng Nhìn chung, công tác đào móng được xếp vào loại công tác thi công đất kiểu Đào – Chất đống và Đào – Vận chuyển. Công tác đào móng sẽ được đề cập tới trong phần này là đào móng cho xây dựng nhà ở và đào móng xây dựng khu thương mại vì phần lớn công tác đào móng nằm 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan