Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý dự án Lv_xd va ql tien do thi cong xdct co tinh den rr...

Tài liệu Lv_xd va ql tien do thi cong xdct co tinh den rr

.PDF
103
367
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGỌC THỊ TÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH HỒ ĐẦM SEN XÉT ĐẾN YẾU TỐ RỦI RO LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGỌC THỊ TÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH HỒ ĐẦM SEN XÉT ĐẾN YẾU TỐ RỦI RO Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số : 60.58.03.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Thanh Te Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý xây dựng với đề tài “ Xây dựng và quản lý tiến độ thi công công trình hồ Đầm Sen xét đến yếu tố rủi ro” được hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo trong khoa công trình, bộ môn công nghệ và quản lý xây dựng, cán bộ trường Đại học Thủy Lợi, cán bộ Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp cùng các đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý cơ quan, Quý thầy cô, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Giáo sư – Tiến Sĩ Vũ Thanh Te đã hết sức tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện quan trọng để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã luôn động viên tác giả về mọi mặt trong suốt thời gian vừa qua. Tuy đã có những cố gắng nhất định song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong quý thầy cô, quý đồng nghiệp và bạn bè chỉ dẫn và góp ý xây dựng, tạo thêm thuận lợi để tác giả có thể tiếp tục học tập và hoàn thiện về đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Ngọc Thị Tình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được công bố trong các công trình trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Ngọc Thị Tình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU KHIỂN TIẾN ĐỘ TRONG XÂY DỰNG ........................................................................................................ 4 1.1. Tình hình xây dựng các công trình thủy lợi trên cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng .............................................................................................. 4 1.1.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi tại tỉnh Bắc Giang. .......... 4 1.1.2. Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi ............................. 5 1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong thi công ............................................. 6 1.1.4. Tình hình nghiên cứu về lập và quản lý tiến độ thi công ở Việt Nam ................................................................................................................... 7 1.1.5. Tổng quan về quản lý kế hoạch tiến độ thi công.................................. 8 1.2. Các phương pháp lập và điều khiển kế hoạch tiến độ................................. 8 1.2.1. Tiến độ thi công theo sơ đồ ngang ........................................................ 8 1.2.2. Tiến độ thi công theo sơ đồ xiên ......................................................... 10 1.2.3. Phương pháp lập và điều khiển iến độ thi công theo sơ đồ mạng .... 11 1.3. Những tồn tại gặp phải trong quá trình thực hiện tiến độ xây dựng trong thời gian qua........................................................................................................ 13 1.4. Kết luận chương 1 ....................................................................................... 17 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG LẬP VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ..........................................................................................................18 2.1. Cở sở lý thuyết để lập kế hoạch tiến độ theo phương pháp sơ đồ mạng lưới ....................................................................................................................... 18 2.1.1. Cấu tạo và một số định nghĩa các phần tử của mạng CPM ............. 18 2.1.2. Ưu điểm, nhược điểm........................................................................... 19 2.1.3. Điều chỉnh sơ đồ mạng theo thời gian và nhân lực ........................... 19 2.2. Các phương pháp tổ chức thi công xây dựng và xác định thời gian thực hiện ...................................................................................................................... 21 2.2.1. Khái niệm và nội dung ý nghĩa của tổ chức thi công xây dựng công trình (TCTCXDCT) ........................................................................................ 21 2.2.2. Phương pháp tổ chức thi công tuần tự ............................................... 22 2.2.3. Phương pháp tổ chức thi công song song .......................................... 24 2.2.4. Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền ........................................ 25 2.3. Lý thuyết phân tích rủi ro trong xác định các yếu tố rủi ro khi lập kế hoạch tiến độ ....................................................................................................... 27 2.3.1. Mục tiêu và quy trình ........................................................................... 27 2.3.2. Phương pháp quản lý rủi ro của dự án .............................................. 42 2.4. Giới thiệu mô hình toán trong lập và điều khiển kế hoạch tiến độ (Project) .............................................................................................................................. 44 2.4.1. Giới thiệu về Microsoft ........................................................................ 44 2.4.2. Nội dung của Microsoft Project .......................................................... 44 2.4.3. Trình tự lập kế hoạch tiến độ cho một dự án ..................................... 46 2.5. Kết luận chương 2 ....................................................................................... 47 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ LẬP VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ CHO HỒ ĐẦM SEN XÉT TỚI YẾU TỐ RỦI RO .......................................................................................................................................50 3.1. Lập kế hoạch tiến độ theo phương pháp sơ đồ mạng lưới cho công trình hồ Đầm Sen. ........................................................................................................ 51 3.1.1. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các tài liệu liên quan ........................... 51 3.1.2. Phân đoạn, đợt thi công....................................................................... 53 3.1.3. Xác định khối lượng công tác chính ................................................... 53 3.1.4. Xác định tổ hợp công tác ..................................................................... 54 3.1.5. Tính toán nhu cầu nhân lực, thiết bị ................................................... 57 3.1.6. Tính toán thời gian thực hiện công việc ............................................. 57 3.1.7. Xác định trình tự và mối liên quan giữa các công việc, quá trình.... 57 3.1.8. Lên lịch công tác .................................................................................. 57 3.2. Phân tích, xác định các yếu tố rủi ro tác động đến tiến độ ....................... 66 3.2.1. Các yếu tố rủi ro do tác động từ bên ngoài........................................ 66 3.2.2. Các yếu tố rủi ro từ nội tại dự án xây dựng công trình ..................... 69 3.2.3. Xét trên góc độ các bên liên quan....................................................... 69 3.2.4. Đánh giá rủi ro trong thi công xây lắp công trình ............................ 70 3.3. Điều khiển kế hoạch tiến độ thi công khi xét đến các yếu tố rủi ro cho công trình hồ Đầm Sen ....................................................................................... 81 3.3.1. Lập biểu đồ cung ứng nhân lực........................................................... 85 3.3.2. So sánh kế hoạch tiến độ được lập trước và sau khi xét đến yếu tố rủi ro...................................................................................................................... 86 3.4. Kết luận chương 3 ....................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................91 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Cấu tạo sơ đồ ngang ............................................................................................ 9 Hình 1.2: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên ...........................................................11 Hình 1.3: Các bước lập tiến độ ..........................................................................................14 Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp tổ chức thi công tuần tự ...................................................20 Hình 2.2. Sơ đồ phương pháp tổ chức thi công song song ..............................................25 Hình 2.3. Sơ đồ phương pháp tổ chức thi công dây chuyền ............................................23 Hình 3.1: Biểu đồ nhân lực ................................................................................................59 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện thời gian thực hiện các công việc .........................................61 Hình 3.3: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng tài nguyên ...................................................63 Hình 3.4: Biểu đồ nhân lực ................................................................................................83 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thời gian thực hiện các công việc .........................................88 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng thống kê các công việc thi công chính ...................................................53 Bảng 3.2: Bảng bố trí các tổ đội thi công..........................................................................54 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp lịch công tác .............................................................................58 Bảng 3.4: Lên lịch công tác ...............................................................................................58 Bảng 3.5: Trách nhiệm của các bên tham gia dự án tới công tác quản lý rủi ro ............71 Bảng 3.6: Bảng phân tích các yếu tố rủi ro của dự án......................................................73 Bảng 3.7: Bảng đánh giá yếu tố rủi ro của hạng mục nạo vét bùn lòng hồ, san nền .....76 Bảng 3.8: Bảng đánh giá yếu tố rủi ro của hạng mục đường giao thông ........................78 Bảng 3.9: Bảng đánh giá yếu tố rủi ro của hạng mục thoát nước ...................................79 Bảng 3.10: Bảng đánh giá yếu tố rủi ro của hạng mục cấp nước ....................................80 Bảng 3.11: Bảng đánh giá yếu tố rủi ro của hạng mục điện ............................................81 Bảng 3.12: Các hạng mục công việc điều chỉnh thời gian xây dựng ..............................82 CÁC KÝ HIỆU BTCT Bê tông cốt thép IRR Tỷ suất thu hồi nội tại NPV Giá trị thu chi quy về hiện tại NFW Giá trị thu chi quy về tương lai KHTDTC Kế hoạch tiến độ thi công T Thời gian thu hồi vốn TCTC Tổ chức thi công TCTCXDCT Tổ chức thi công xây dựng công trình 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, đầu tư xây dựng ở nước ta không ngừng tăng nhanh cả về quy mô, lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Trong đó giai đoạn triển khai thi công là giai đoạn dài nhất và rất nhạy cảm đối với các tác động của rất nhiều yếu tố so với tất cả các giai đoạn khác của một dự án đầu tư xây dựng. Tình hình biến động về chính trị, kinh tế của thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta, làm cho giá cả một số loại vật tư xây dựng thay đổi ảnh hưởng đến kinh phí xây dựng các công trình. Bên cạnh đó, trình độ nhân công, trình độ quản lý của nhân lực trong ngành xây dựng hiện nay cũng hạn chế, vẫn còn theo lề lối thủ công, không có tác phong làm việc và quản lý chuyên nghiệp dẫn đến việc quản lý và kiểm soát còn nhiều bất cập và bị động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại rủi ro đối với quá trình thi công xây dựng. Các rủi ro thường gây ra những tổn thất đòi hỏi phải tốn kém những khoản chi phí để khắc phục, để đối phó với các rủi ro, các tổ chức phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro. Hiện nay đã có khá nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về vấn đề rủi ro. Tuy nhiên trong lĩnh vực thi công xây dựng, vấn đề rủi ro chưa có những nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá và đặc biệt là đưa ra các phương pháp, biện pháp quản lý rủi ro. Tình hình xây dựng nói chung, xây dựng công trình thủy lợi ở tỉnh Bắc Giang nói riêng trong giai đoạn vừa qua cũng có không ít công trình kéo dài thời gian xây dựng, có công trình đội vốn lên 2 lần.Trong đó một phần do yếu tố chủ quan: giải phóng mặt bằng, bố trí vốn, năng lực nhà thầu… dẫn đến chậm trễ. Một phần do yếu tố khách quan: địa chất, thời tiết, vốn, khủng hoảng kinh tế, tỉ giá, vốn vay ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề trên một phần là trong quá trình lập liến độ thi công chưa xét đến rủi ro, dẫn đến khi gặp phải các trường hợp rủi ro không xử lý được và thực tế đã có rất nhiều công trình gặp phải tình trạng như vậy. Vì vậy để đảm bảo tiến độ thi công lập ra sát với thực tế thì khi lập tiến độ phải xem xét những rủi ro gặp phải. 2 Hồ Đầm Sen nằm trên địa bàn thành phố Bắc Giang, hồ Đầm Sen đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thoát nước của thành phố Bắc Giang. Để cải thiện được môi trường sống của các hộ dân trong khu vực cũng như tránh tình trạng lấn chiếm đất của các hộ dân sinh sống quanh hồ, tạo cảnh quan đô thị và thuận tiện cho công tác quản lý của chính quyền địa phương cần phải tiến hành nạo vét bùn lòng hồ, khơi thông dòng chảy, xây kè mái taluy, xây hệ thống cống rãnh gom nước thải. Đưa hồ Đầm Sen thực hiện đúng chức năng là điều hòa, thoát nước vốn có của nó. Với những nhu cầu cấp bách trên thì việc đầu tư cải tạo hồ Đầm Sen là điều hết sức cần thiết. Đây là Dự án quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với thành phố. Để nâng cao hiệu quả của dự án cũng như tránh những phát sinh về thời gian thi công, chi phí xây dựng gây ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu xây dựng của Dự án thì việc nghiên cứu điều khiển kế hoạch tiến độ thi công có xét đến các yếu tố rủi ro để có được tiến độ hợp lý về thời gian và chi phí cho Dự án trên là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài Đưa được yếu tố rủi ro trong quá trình lập và điều khiển kế hoạch tiến độ để quản lý tiến độ thi công có xét đến yếu tố rủi ro đối với công trình xây dựng của hồ Đầm Sen. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp lập kế hoạch tiến độ xây dựng công trình. Đồng thời nghiên cứu các bài toán tối ưu hóa trong điều khiển tiến độ xây dựng, trong đó đi sâu vào xây dựng và quản lý tiến độ xét đến yếu tố rủi ro. Từ đó áp dụng vào nghiên cứu xây dựng và quản lý tiến độ cho công trình hồ Đầm Sen tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết trong lập và điều khiển kế hoạch tiến độ Nghiên cứu lý thuyết rủi ro khi xác định thời gian các công việc cũng như thời gian xây dựng công trình. Xây dựng và xác lập phương án điều khiển kế hoạch tiến độ có xét tới yếu tố rủi ro khi xây dựng công trình hồ Đầm Sen. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học. Tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu, thu thập phân tích và kế thừa những kết quả đã có; phương pháp nghiên cứu lý thuyết về lập kế hoạch tiến độ và phân tích rủi ro. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU KHIỂN TIẾN ĐỘ TRONG XÂY DỰNG 1.1. Tình hình xây dựng các công trình thủy lợi trên cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng 1.1.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi tại tỉnh Bắc Giang. Nhiều dạng công tác với khối lượng rất lớn: Để xây dựng công trình thủy lợi phải thực hiện nhiều dạng công tác khác nhau với khối lượng lớn như công tác đất đá, công tác đổ bê tông và công tác bê tông cốt thép, công tác khoan phụt xi măng, tiêu nước hố móng, đào ngầm, khai thác cốt liệu… Kết cấu công trình khác biệt: Các công trình thủy lợi thường được xây dựng trong những địa hình, địa chất, khí hậu thủy văn… trên mỗi địa điểm xây dựng hoàn toàn khác nhau với các thông số thiết kế như lưu lượng, cột nước, công suất nhà máy thủy điện, dung tích hồ chứa. Điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về kết cấu giữa các công trình. Mặt khác ngay trong một công trình kết cấu của nó cũng đa dạng, kích thước khác nhau và phức tạp. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: Các công trình thủy lợi thường được xây dựng ở những vùng có địa hình phức tạp, vì vậy việc tổ chức thi công gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên trong vùng xây dựng như: điều kiện địa hình, điều kiện địa chất và thủy văn, chế độ dòng chảy, điều kiện thời tiết, khí hậu. Mức độ cơ giới hóa, công nghiệp hóa và tự động hóa trong xây dựng: Muốn hoàn thành xây dựng công trình thủy lợi có nhiều dạng công tác với khối lượng rất lớn đúng thời hạn quy định thì phải tiến hành thi công với cường độ cao, mức độ cơ giới hóa lớn và sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại, có năng suất cao. Đồng thời phải tiến tới công nghiệp hóa và tự động hóa trong sản xuất và thi công với mức độ cần thiết có thể, nhất là đối với những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm. Hình thành khu dân cư và khu công nghiệp mới: Trên các công trường xây dựng thủy lợi, tùy theo quy mô công trình thường phải xây dựng hàng loạt các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp phụ trợ đủ lớn về nhiều mặt để phục vụ cho quá trình thi công 5 và phải sử dụng một lượng lao động lớn. Tất cả những người lao động này cùng với gia đình của họ đã tạo thành một khu vực dân cư đông đúc. Từ những đặc điểm và tính chất phức tạp của việc thi công các công trình thủy lợi thì việc xây dựng kế hoạch tiến độ thi công hợp lý là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở Bắc Giang công tác thiết kế tổ chức thi công công trình thủy lợi chưa được chú ý đúng mức. Những công trình có chuẩn bị cũng có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày một vài biện pháp thi công nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá trình thi công hầu như không sử dụng đến. Các quyết định về công nghệ hầu như phó mặc cho cán bộ thi công phụ trách công trình. Công việc xây dựng thường tiến hành một cách tự phát không có ý đồ toàn cục, thường xảy ra những lãng phí lớn về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí. 1.1.2. Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi Tính phức tạp - Vì công trình thủy lợi được thi công trong điều kiện khó khăn - Liên quan đến nhiều bộ phận khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kinh tế quốc dân, nhiều địa phương, nhiều người. - Phải đảm bảo lợi dụng tổng hợp nguồn nước và tiến hành thi công trên khô Tính khẩn trương - Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lớn, thi công trong điều kiện khó khăn, thời gian thi công ngắn, trong tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị và yêu cầu đưa công trình vào sử dụng sớm do đó phải khẩn trương. Tính khoa học - Trong thiết kế đảm bảo vững chắc, thỏa mãn các điều kiện của nhiệm vụ thiết kế, tiện lợi cho quản lý và khai thác. - Trong thi công sử dụng các loại vật tư, máy móc, nhân lực và phải xử lý giải quyết các vấn đề kỹ thuật. - Nhiệm vụ của người thi công là phải tổ chức quản lý thi công tốt, giải quyết các vấn đề kỹ thuật tốt, kịp thời. Bởi thế nên thi công còn mang tính chất khoa học. Tính quần chúng 6 - Công tác thi công công trình thủy lợi, yêu cầu khối lượng lớn, phạm vi xây dựng rộng nên phải sử dụng lực lượng lao động lớn. 1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong thi công Thống nhất hóa trong thi công: Để đảm bảo thi công nhanh chóng và chất lượng thì phải thống nhất hóa trong thi công trên cơ sở các tính chất kỹ thuật, quy trình, quy phạm của nhà nước qua đó cân đối được nhu cầu và sản xuất, giảm bớt được các khâu trung gian, giảm bớt được sự phức tạp trong sản xuất, giảm bớt thời gian thiết kế và tổ chức đơn giản việc quản lý, phù hợp công xưởng hóa và cơ giới hóa thi công. Công xưởng hóa thi công: Là tổ chức sản xuất các chi tiết kết cấu, các bộ phận công trình theo quy định đã thống nhất sau đó lắp ráp tại thực địa nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, giảm nhẹ việc thi công ngoài công trường trong khi đó chất lượng các chi tiết, kết cấu vẫn đảm bảo tốt, máy móc và các khâu sản xuất được chuyên môn hóa tận dụng được tối đa khả năng làm việc của máy móc, thời gian làm việc của công nhân qua đó giảm giá thành sản phẩm. Cơ giới hóa trong thi công: Là sử dụng máy móc để thi công công trình làm giảm bớt sự lao động nặng nhọc của con người, tăng tốc độ thi công giảm thời gian xây dựng, chóng đưa công trình vào hoạt động. Tiết kiệm về mặt quản lý, tổ chức nhân lực đơn giản, giảm giá thành công trình. Bên cạnh đó sử dụng cơ giới hóa còn đảm bảo chất lượng thi công công trình cao hơn là so với thi công thủ công, khắc phục được những việc khó khăn mà con người không thực hiện được. Thực hiện thi công dây chuyền: Trong dây chuyền công nghệ sản xuất các khâu dây chuyền do mỗi công nhân hay tổ đội, nhóm phụ trách giúp giảm thời gian chết do chờ đợi nhau. Việc phân công công nhân cụ thể cũng giúp nâng cao năng suất lao động, phát huy cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân. Thực hiện thi công liên tục: Bảo đảm cho công tác thi công không bị gián đoạn, giảm bớt được các phí phụ trong thi công, tăng cường tốc độ thi công chóng đưa công trình vào sử dụng. Làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công: Thi công công trình đòi hỏi hoàn thành khối lượng lớn trong thời gian hạn chế mà lại gặp điều kiện khó khăn, phức tạp và 7 phải đảm bảo chất lượng cao, giá thành hạ. Do đó phải làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch bằng cách lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý, tranh thủ mùa khô và chú trọng vào hạng mục trọng tâm. Bên cạnh đó kế hoạch phải cụ thể, có biện pháp đối phó với những trường hợp bất lợi có thể xảy ra. Các bộ phận công trình phải phối hợp chặt chẽ với nhau hướng tập trung vào việc hoàn thành kế hoạch tiến độ. 1.1.4. Tình hình nghiên cứu về lập và quản lý tiến độ thi công ở Việt Nam Tổ chức xây dựng là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên; đặc biệt đối với công trình thủy lợi càng phức tạp hơn. Nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu đưa những đặc điểm, những sự ràng buộc của quá trình thi công công trình thủy lợi vào đề tài nghiên cứu tổ chức xây dựng nói chung hoặc kế hoạch tiến độ thi công nói riêng. Tổ chức thi công thực tế là quản trị quá trình thi công trên công trường; làm đủ chức năng của quản trị sản xuất, công tác tổ chức thi công, trong đó không thể thiếu được việc lập kế hoạch huy động nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện công tác xây lắp theo một trình tự và kế hoạch để đạt được mục tiêu: chất lượng và tiến độ. Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều nhà nghiên cứu lý luận và ứng dụng thực tiễn các phương pháp lập tiến độ thi công trong việc lập và điều khiển kế hoạch tiến độ thi công các công trình xây dựng. Tuy nhiên vẫn dựa trên cơ sở thuyết cơ bản, vận dụng để lập tiến độ thi công cho một công trình cụ thể mà chưa phân tích ưu nhược điểm các phương pháp để lựa chọn tiến độ thi công hợp lý. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố chủ yếu ứng dụng phương pháp lập và hình thức thể hiện kế hoạch tiến độ thi công để lập ra kế hoạch tiến độ thi công cụ thể cho công trình. Việc xác định thời gian thi công trong lập kế hoạch tiến độ thi công chưa sử dụng theo định mức quy định, chưa áp dụng các công thức tính toán để đưa ra thời gian hoàn thành công việc phù hợp theo thực tế; Việc xác định thời gian thi công chưa được nghiên cứu tỷ mỉ phù hợp với từng đối tượng khi lập. Bản kế hoạch tiến độ thi công thường bị điều chỉnh, tính sát thực chưa cao. Việc lựa chọn phương án kế hoạch tiến độ thi công chỉ tuân thủ một vài tiêu chí cụ thể, chưa đưa ra được phương pháp hợp lý dựa trên cơ sở tổng hợp một số tiêu chí khác nhau có tác động đến bản kế hoạch tiến độ thi công. 8 1.1.5. Tổng quan về quản lý kế hoạch tiến độ thi công Lập kế hoạch tiến độ thi công là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức quá trình xây dựng. Tổ chức quá trình xây dựng luôn hướng tới các mục tiêu cơ bản là: chất lượng cao - giá thành hạ - đạt và vượt mức kế hoạch tiến độ đề ra - An toàn lao động và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau; Trong đó kế hoạch tiến độ thi công là trung tâm tác động đến chất lượng xây dựng công trình, giá thành sản phẩm và an toàn lao động. Trong quản lý dự án xây dựng nó là một trong bốn nội dung cơ bản: quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý nguồn vốn và quản lý môi trường – an toàn lao động. Kế hoạch tiến độ thi công là loại tài liệu kế hoạch, trong đó thể hiện một cách rạch ròi thời gian và trình tự thực hiện các hoạt động xây dựng phù hợp với phương pháp tổ chức và các biện pháp kỹ thuật – công nghệ được lựa chọn để tiến hành những hoạt động đó. Chúng là phần không thể thiếu trong hồ sơ phương án tổ chức thi công ở các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Trong xây dựng, kế hoạch tiến độ thi công được lấy làm cơ sở để lập các kế hoạch cụ thể cung cấp mọi nguồn lực gồm: máy móc, thiết bị thi công, vật liệu xây dựng, nhân lực và tiền vốn. Kế hoạch tiến độ thi công giúp đơn vị sản xuất chỉ đạo thi công đúng đắn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành xây dựng. Chúng tạo điều kiện để cải tiến phương thức hoạt động của đơn vị xây dựng như hạch toán kinh tế, khoán việc hoặc trả lương theo sản phẩm. Ngoài ra, kế hoạch tiến độ thi công còn là phương pháp quản trị có tác dụng nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức quản lý cho các nhà quản trị sản xuất ở các đơn vị xây dựng. Kế hoạch tiến độ thi công được đặc trưng bởi nội dung, cấu trúc và mức độ chi tiết về số liệu của chúng. Những dấu hiệu trên phục thuộc vào: mục đích của hồ sơ thiết kế mà trong đó kế hoạch tiến độ thi công là một thành phần, cấp độ quản lý được phục vụ và thời gian thiết lập kế hoạch tiến độ thi công. 1.2. Các phương pháp lập và điều khiển kế hoạch tiến độ 1.2.1. Tiến độ thi công theo sơ đồ ngang 1.2.1.1. Đặc điểm cấu tạo 9 Kế hoạch tiến độ theo sơ đồ ngang hay còn gọi là kế hoạch tiến độ Gantt. Phương pháp này được nhà khoa học Gantt đề xướng từ năm 1971. Nội dung của kế hoạch tiến độ Gantt là mô hình sử dụng đồ thị biểu thị tiến độ nhiệm vụ đó là những đoạn thẳng nằm ngang có độ dài nhất định biểu thị thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc việc thi công các công việc theo trình tự công nghệ nhất định Phần 1: Biểu thị các danh mục công việc phải thực hiện được sắp xếp theo trình tự công nghệ và tổ chức thi công, kèm theo đó là khối lượng công việc, nhu cầu tài nguyên (nhân lực, máy móc thi công, tài chính, vật liệu…) và thời gian thi công của từng công việc. Phần 2: Được chia làm hai phần Phần trên biểu diễn thời gian thực hiện thi công, được biểu thị bằng các số tự nhiên hoặc đánh số theo lịch (năm, quý, tháng, tuần, ngày) để giúp cán bộ kỹ thuật cũng như các đơn vị liên quan đến công trình đó quản lý, kiểm tra và điều khiển tiến độ thi công. Hình 1.1: Cấu tạo sơ đồ ngang Phần dưới trục thời gian trình bày đồ thị Gantt. Mỗi công việc được thể hiện bằng một đoạn thẳng nằm ngang để thể hiện những công việc có liên quan với nhau về mặt tổ chức sử dụng đường nối để thể hiện sự di chuyển liên tục của một tổ đội sử dụng mũi tên liên hệ biểu thị mối quan hệ giữa các công việc. Trên đường thẳng đó thể hiện công việc, có thể thể hiện nhiều thông số khác của công việc (nhân lực, vật liệu, máy móc, tài chính…). 10 Phần 3: Tổng hợp nhu cầu tài nguyên (nhân lực, vật tư, tài chính…) được trình bày cụ thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ… các tiến độ đảm bảo cung ứng cho xây dựng. 1.2.1.2. Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng Ưu điểm: Kế hoạch tiến độ Gantt diễn tả một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch xây dựng tương đối đơn giản, rõ ràng. Nhược điểm: Phương pháp này không thể hiện rõ và chặt chẽ mối quan hệ về công nghệ và tổ chức giữa các công việc mà nó phải thể hiện. Sự phụ thuộc giữa các công việc chỉ thực hiện một lần duy nhất trước khi thực hiện kế hoạch do đó các giải pháp về công nghệ, tổ chức mất đi giá trị thực tiễn là vai trò điều hành khi kế hoạch được thực hiện. Khó nghiên cứu sâu nhiều phương án, hạn chế về khả năng dự kiến diễn biến của công việc, không áp dụng được các tính toán sơ đồ một cách nhanh chóng khoa học. Không chỉ ra được những công việc quan trọng quyết định sự hoàn thành đúng thời gian của tiến độ đã đề ra. Dễ bỏ sót công việc khi quy mô công trình lớn. Khó dự đoán được sự ảnh hưởng của tiến độ thực hiện từng công việc đến tiến độ chung. Trong thời gian thi công nếu tiến độ có trục trặc thì khó tìm được nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Phạm vi áp dụng: Các nhược điểm của kế hoạch tiến độ Gantt làm giảm hiệu quả của quá trình điều khiển khi sử dụng sơ đồ ngang, hay nói cách khác mô hình kế hoạch tiến độ Gantt chỉ sử dụng hiệu quả đối với các công việc đơn giản, số lượng công tác không nhiều, mối liên hệ qua lại giữa các công việc ít phức tạp. 1.2.2. Tiến độ thi công theo sơ đồ xiên 1.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo Về cơ bản mô hình kế hoạch tiến độ xiên chỉ khác mô hình kế hoạch tiến độ ngang ở phần 2 (đồ thị tiến độ nhiệm vụ), thay vì biểu diễn các công việc bằng các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan