Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
95
68
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- HOÀNG TRUNG THÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- HOÀNG TRUNG THÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Thái Thị Quỳnh Như Hà Nội – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Trung Thông LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Thái Thị Quỳnh Như-Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý đất đai – Tổng cục Quản lý đất đại- Bộ Tài Nguyên Môi Trường, người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tôi học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa sau đại học, Khoa Địa Lý đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tam Dương, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Dương, UBND xã Hoàng Hoa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi học tập và công tác. Tác giả luận văn Hoàng Trung Thông MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 2 6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 4 7. Kết cấu luận văn ................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ............... 5 1.1. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính .................................................. 5 1.1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính và vai trò của nó trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ....................................................................................... 5 1.1.2. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu địa chính ............................................. 6 1.1.3. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ............................... 7 1.1.4. Các quy định kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ........... 8 1.1.5. Một số phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt nam ............................................................................................... 9 1.2. Khái quát hệ thống hồ sơ địa chính.................................................. 10 1.2.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính ............................................ 10 1.2.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai11 1.2.3. Kinh nghiệm nước ngoài trong lập và quản lý hồ sơ địa chính ..... 13 1.2.4. Thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính ở nước ta ...... 16 1.3. Khái quát về hệ thống phần mềm vilis2.0 ......................................... 22 1.3.1. Lý do chọn phần mềm vilis 2.0 ................................................... 22 1.3.2. Yêu cầu của hệ thống khi sử dụng phần mềm.............................. 26 1.3.3. Nhóm phân hệ phục vụ quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai:......................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC... 29 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.............................................................. 31 2.2. Khái quát tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Dương . 40 2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................................................................... 40 2.2.2. Thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động 42 2.2.3. Thực trạng công tác thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Tam Dương ........................................................................................ 46 2.3. Thực trạng việc lập quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Dương................................................................................................... 47 2.3.1. Thực trạng công lưu trữ các sổ của hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Dương ........................................................................ 47 2.3.2. Công tác kê khai đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ....... 48 2.3.3. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ trong việc lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính Xã Hoàng Hoa .................................................. 49 2.4. Một số tồn tại vướng mắc trong việc ứng dụng công nghệ lập và quản lý trên địa bàn huyện Tam Dương........................................................... 51 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HUYỆN TAM DƯƠNG............................................... 53 3.1. Hoàn thiện nội dung thông tin hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai .................................................................... 53 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số................................................. 54 3.3. Ứng dụng phần mềm vilis 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ..................................... 56 3.3.1. Quy trình đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.................................................................................. 56 3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ViLIS2.0 .............................................. 63 3.3.3. Quản trị và phân quyền người sử dụng ....................................... 69 3.3.4. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ quản lý đất đai ....... 71 3.4. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được ............................................. 79 3.4.1. Nhận xét và đánh giá ................................................................. 79 3.4.2. Những kết quả đạt được ............................................................. 80 3.4.3. Những khó khăn, tồn tại............................................................. 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 82 1. Kết luận ............................................................................................. 82 2. Kiến nghị........................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 84 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường CSDL : Cơ sở dữ liệu GCN : Giấy chứng nhận NSNN : Ngân sách nhà nước QL : Quốc Lộ QSD : Quyền sử dụng TL : Tỉnh Lộ TN&MT : Tài nguyên & môi trường UBND : Ủy ban nhân dân VPĐK : Văn phòng Đăng ký DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 ................................................................................................. 41 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Dương năm 2014 .................. 42 Bảng 2.3: Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Tam Dương giai đoạn 2010 – 2014.............................................................................................. 44 Bảng 2.4: Thống kê khối lượng bản đồ địa chính........................................ 47 Bảng 2.5: Tình hình sổ sách hồ sơ địa chính của Huyện Tam Dương ........... 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ địa chính xã Hoàng Hoa đo năm 2009 ............................................ 50 Hình 3.1: Mô hình thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính số ................................... 27 Hình 3.2: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số............................................ 56 Hình 3.3: Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ SDE................................................................. 64 Hình 3.4: Khởi tạo CSDL Không gian .......................................................................... 64 Hình 3.5: Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang ViLIS2.0 .................................................. 65 Hình 3.6: BĐĐC xã Hoàng Hoa MĐSD đ ất trong Vilis2.0 ........................................ 65 Hình 3.7: Khởi động HQT CSDL ViLIS2.0 ................................................................ 66 Hình 3.8: Thiết lập kết nối với máy server.................................................................... 66 Hình 3.9: Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu ..................................................................... 67 Hình 3.10: Quản trị và phân quyền cho người dùng .................................................... 70 Hình 3.11: Phân quyền người dùng các chức năng được thực hiện........................... 71 Hình 3.12: Nhập thông tin chủ sử dụng ......................................................................... 72 Hình 3.13: Danh sách đăng ký c ấp GCN....................................................................... 73 Hình 3.14: Chuyển thông tin thửa sang đăng ký cấp GCN ......................................... 73 Hình 3.15: Cập nhật đơn đăng ký cấp GCN ................................................................. 74 Hình 3.16: Cấp GCN QSD đất........................................................................................ 74 Hình 3.17: Quản lý các loại sổ ........................................................................................ 75 Hình 3.18: Lập sổ địa chính ............................................................................................ 75 Hình 3.19: Tạo sổ mục kê................................................................................................ 76 Hình 3.20: Tạo sổ cấp giấy chứng nhận ........................................................................ 76 Hình 3.21: Các công cụ chỉnh lý biến động .................................................................. 77 Hình 3.22: Công c ụ tra cứu thửa trên bản đồ của ViLIS2.0 ...................................... 78 Hình 3.23: Thửa số 178(18) sau khi thực hiện biến động tách thửa chuyển thành 2 thửa mới là thửa 1(18) và thửa 2 (18) ............................................................................ 78 Hình 3.24: Chức năng quản lý lịch sử biến động của thửa 147(17)........................... 79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng v.v. Quản lý và sử dụng hợp lý, đúng với các quy luật tự nhiên thì đây là nguồn tài nguyên “vô hạn” cho ta ngày càng nhiều của cải vật chất và các nhu yếu phẩm thiết yếu của cuộc sống. Ngược lại nếu sử dụng không hợp lý trái với các quy luật tự nhiên thì nguồn tài nguyên đất đai sẽ ngày một cạn kiệt bởi các hiện tượng như: xói mòn đất, bạc mầu hoá, sa mạc hoá...và hầu như không có khả năng phục hồi.. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết v.v. Bên cạnh đó, hồ sơ địa chính cũng góp phần quan trọng giúp quản lý thị trường bất động sản, cung cấp các thông tin thuộc tính và pháp lý liên quan đến bất động sản tham gia giao dịch bất động sản, ví dụ như bất động sản có đủ điều kiện tham gia giao dịch hay không? bất động sản đó có hạn chế gì về quyền khi tham gia giao dịch v.v. Hồ sơ địa chính và công tác quản lý hồ sơ địa chính giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác Quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính của nước ta nói chung và của huyện Tam Dương nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và cần phải giải quyết. Mặc dù, huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc và đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhưng huyệnvẫn chưa có hệ thống quản lý hồ sơ địa chính chính quy.. Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của huyệntrong một thời gian dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn. 1 Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, học viên đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Sử dụng hệ thống hồ sơ địa chính dạng số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Hoàng Hoa  Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính của xã Hoàng hoa; Nghiên cứu về phần mềm vilis 2.0 trong việc xây dựng cơ sở dữ địa chính; Đánh giá tính hiệu quả khi áp dụng cơ sở dữ liệu địa chính dạng số so với phương pháp quản lý hồ sơ địa chính truyền thống. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thực trạng việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hồ sơ đia chính trên địa bàn huyện Tam Dương Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính huyện Tam Dương 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc Phạm vi khoa học Công tác quản lý hồ sơ địa chính tại huyện Tam Dương. Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên đề tài giới hạn nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tại xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học. 2 Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó. b) Phương pháp thống kê xử lý số liệu Các thông tin, số liệu về tình hình sử dụng đất thu thập được qua các năm. Chúng được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích sử lý số liệu,.. phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Tam Dương. Tổ chức họp dân theo các tổ dân phố để kê khai đăng ký đất đai. Đo đạc chính lý các thửa đất có biến động. c) Phương pháp bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu Các thửa đất biến động chưa được cập nhật trên bản đồ địa chính số chúng ta tiến hành xác định đo đạc thực địa hoặc xác định trên tài liệu thống kê của phường từ đó trình bày theo quy phạm bản đồ trên phần mềm Microsation. Sau khi chuẩn hóa dữ liệu bản đồ trên phần mềm Mirosation xuất sang dữ liệu sang phần mềm ViLIS 2.0 để quản lý hồ sơ địa chính d) Phương pháp kiểm nghiệm thực tế Được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế. e) Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các cán bộ lão thành đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý đất đai. Nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn, xây dựng quy trình và phối hợp với đơn vị xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu để phần mềm được xây dựng phù hợp và hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai. 3 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh đúng hiện trạng của hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Dương. Các đề xuất và giải pháp phải đưa ra được những tồn tại khách quan và biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ địa chính trong những năm tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục... Luận văn được bố cục làm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở pháp lý Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính tại địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính huyện Tam Dương 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính 1.1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính và vai trò của nó trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn. Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện Việc xây dựng cơ sở dữ liệu (gọi tắt là: CSDL) địa chính nhằm hiện đại hoá hệ thống công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động nguồn dữ liệu đất đai thống nhất từ Trung ương đến tỉnh, đến các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là cấp huyện) và các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế; phát triển Chính phủ điện tử trong ngành tài nguyên và môi trường và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên cho người dân và doanh nghiệp góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản. Từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tiềm năng quỹ đất, cung cấp các thông tin về đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Thiết lập mạng lưới thông tin giao diện, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, phục vụ cho việc quản lý và khai thác thông tin đất đai. Trong suốt thời gian qua, công tác quản lý đất đai đã liên tục được hoàn thiện về thể chế, chính sách và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và minh bạch thông tin về đất đai. Điều này dẫn tới việc có nhiều dữ liệu đất đai được lập, thu thập và sử dụng ở các thời kỳ khác nhau, kể cả những tài liệu từ những chế độ trước. Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tất cả các dữ liệu đều phải được xem 5 xét và cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, các quy định kỹ thuật xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu mới chỉ tập trung cho các dạng dữ liệu đất đai được xây dựng một cách chính quy gần đây (như bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT), chưa được cụ thể hóa theo các dạng dữ liệu đất đai đã có từ các thời kỳ trước. Để hoàn thiện các quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, trong quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai, cần thiết phải rà soát lại các quy định kỹ thuật liên quan, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của công tác quản lý. Từ đó nghiên cứu đưa ra các quy trình chuẩn hóa các dữ liệu đất đai này phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là rất cần thiết và phù hợp với đặc thù của công tác quản lý đất đai của chúng ta hiện nay 1.1.2 Cấu trúc của cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính. Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin: a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất; b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; c) Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình; d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất đai bao gồm các thông tin: 6 a) Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính; b) Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diên tích của hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; c) Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức; d) Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai; đ) Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất. 1.1.3. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Việc xây dựng cơ sỏ dữ liệu địa chính được thực hiện như sau: Cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã là thành phần cơ bản của hệ thông cơ sở dữ liệu địa chính. Cơ sở dữ liệu địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc thì cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính. Cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh. Cơ sở dữ liệu địa chính cấp Trung ương là tổng hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước. [1] 7 1.1.4. Các quy định kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Trong thực tế sử dụng dữ liệu địa chính đặt ra các nhu cầu khác nhau, các nhu cầu này cũng có các đòi hỏi khác nhau. Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế là các hệ thống thông tin nói chung và các hệ thống thông tin dữ liệu địa chính nói riêng luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau, nghĩa là thông tin sẽ được truyền tải từ hệ thống này sang hệ thống khác. Vì vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để các hệ thống có thể trao đổi thông tin với nhau, phương pháp đơn giản và có hiệu quả nhất là các hệ thống phải xây dựng cấu trúc thông tin của mình theo một tập các quy tắc chung. Xuất phát từ các yêu cầu đó, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước đối với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT, để Quy định kỹ thuật về chuẩn địa chính Việt Nam được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn hoá cho các hoạt động sau: - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính phải được xây dựng trên cơ sở một quy định chung, nhằm đảm bảo toàn bộ dữ liệu địa chính đều được xây dựng dựa trên các mô hình khái niệm và các quy tắc chung; - Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính được trao đổi và chia sẻ trên cơ sở mọi dữ liệu địa chính được định nghĩa và xây dựng theo một quy định chuẩn dữ liệu địa chính chung, được mã hoá theo quy định, độc lập nền tảng, và được chia sẻ thông qua các dịch vụ về dữ liệu mở; - Cập nhật dữ liệu địa chính: các quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính được thiết kế sao cho có thể hỗ trợ tối đa cho các hoạt động cập nhật dữ liệu địa chính. Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm 06 quy định cụ thể sau đây: - Quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ liệu địa chính; - Quy định hệ quy chiếu tọa độ áp dụng cho dữ liệu địa chính; - Quy định siêu dữ liệu địa chính; 8 - Quy định chất lượng dữ liệu địa chính; - Quy định trình bày dữ liệu địa chính; - Quy định trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính. Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính được xây dựng trên quan điểm kế thừa của chuẩn thông tin địa lý quốc gia, do đó, nó có quan hệ mật thiết với các thành phần: - Các chuẩn thông tin địa lý quốc tế đang được áp dụng để chuẩn hoá dữ liệu địa lý cơ sở quốc gia; - Các quy phạm kỹ thuật và các quy định hiện hành có liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin dữ liệu địa chính (các loại danh mục đối tượng bản đồ, các quy phạm thành lập bản đồ địa chính, hướng dẫn thẩm định chất lượng sản phẩm bản đồ địa chính…); - Các sản phẩm dữ liệu địa chính có được từ việc áp dụng các quy định chuẩn hóa dữ liệu địa chính; - Các loại đối tượng sử dụng các sản phẩm dữ liệu địa chính, cũng như các sản phẩm dẫn xuất từ dữ liệu địa chính; - Các quy trình kỹ thuật - công nghệ và công cụ phần mềm cần thiết nhằm thúc đẩy việc áp dụng và triển khai quy định chuẩn dữ liệu địa chính trong thực tiễn.[4] 1.1.5. Một số phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt nam 1.1.5.1. Phần mềm xây dựng bản đồ địa chính Tại nước ta nói chung hiện nay chủ yếu sử dụng các phần mềm như Auto Cad, Microstion SE, Microstion V8,.. để thành lập bản đồ địa chính. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ đang sử dụng các phần mềm được xây dựng từ các dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân: - Phần mềm FAMIS: một modul chạy trên nền Microstion SE, phần mềm này được xây dựng từ khá sớm trong giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ số 9 vào công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính. Phần mềm này được cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, các Sở Tài nguyên và Môi trường để ứng dụng thành lập bản đồ địa chính; - Phần mềm eMap: phần mềm này được xây dựng bởi công ty TNHH Tin học eK. Phần mềm này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp của Bộ, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và một số Sở Tài nguyên và Môi trường; - Phần mềm CESMAP: phần mềm này được xây dựng trong môi trường AutoCAD bởi công ty Địa chính công trình; - Phần mềm TMV.MAP: Phần mềm được xây dựng bởi Công ty cổ phần công nghệ thông tin địa lý EK thuộc Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường. 1.1.5.2. Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu - Phần mềm CiLIS, ELIS: Các phần mềm được xây dựng bởi Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Phần mềm ViLIS: phần mềm được xây dựng bởi Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Phần mềm TMV.LIS: phần mềm được xây dựng bởi Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường. 1.2. Khái quát hệ thống hồ sơ địa chính 1.2.1. Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách v.v. chứa đựng những thông tin cần thiết về đất đai để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Hệ thống tài liệu này được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại tài liệu và đặc điểm sử dụng của chúng mà hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính được chia thành 2 loại [1]. + Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết. + Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất