Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ luận án triết học Nguyên lý tinh không trong trung quán luận của bồ tát long thọ...

Tài liệu luận án triết học Nguyên lý tinh không trong trung quán luận của bồ tát long thọ và ý nghĩa của nó

.PDF
173
834
86

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN THÀNH (THÍCH QUẢNG HỢP) NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ U N N TI N SĨ TRI T HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN THÀNH (THÍCH QUẢNG HỢP) NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Chuyên ngành: Lịch sử Triết học Mã số: 62 22 03 01 U N N TI N SĨ TRI T HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ THƠ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Trần Văn Thành (Thích Quảng Hợp) LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong Khoa Triết học – ọc viện khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện giảng dạy trang bị kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốt qu trình nghiên cứu và hoàn thành uận án này. Đặc biệt, tôi xin chân thành tri ân sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Thị Thơ đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng tri ân các thầy cô trong c c hội đồng khoa học đã tận tình góp ý kiến hướng dẫn giúp cho luận n được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin tri ân tới Tam Bảo, thầy Tổ gia đình Phật tử, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận n Tác giả luận án Trần Văn Thành (Thích Quảng Hợp) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN Đ N LU N ÁN .............................................................................................................. 6 1.1. Tư liệu về bối cảnh Ấn Độ trước Bồ Tát Long Thọ ....................................... 6 1.2. Tư liệu về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ 12 1.3. Tư liệu về ý nghĩa nguyên lý Tính Không của Bồ tát Long Thọ trong Trung Quán Luận ............................................................................................................ 22 1.4. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án ................................................. 28 1.5. Những nội dung kế thừa và triển khai mới trong Luận án ............................ 30 Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ, NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ ................ 31 2.1. Những tiền đề khách quan ...................................................................................... 31 2.2. Nhân tố chủ quan và giới thiệu tác phẩm Trung Quán Luận ........................... 58 Chương 3: NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ ...................................................................................... 78 3.1. Nội dung cơ bản của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận .......... 80 3.2. Cấu trúc của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận ......................... 95 3.3. Đặc điểm cơ bản của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận ........ 100 Chương 4: Ý NGHĨA NGUYÊN Ý TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ .................................................... 105 4.1. Ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đối với Phật giáo nói chung.......................................................................................................................... 105 4.2. Ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đối với Phật giáo Việt Nam .......................................................................................................................... 117 4.3. Ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đối với con người Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 133 K T LU N ....................................................................................................... 145 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 149 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, đang đặt ra những yêu cầu phát triển toàn diện về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng triết học, tôn giáo. Ngoài việc nghiên cứu tri thức lý luận, nhận thức luận đúng đắn về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn phải quan tâm nghiên cứu các trào lưu tư tưởng triết học truyền thống cũng như tư tưởng ngoại lai. Bởi vì chúng cũng là một phần trong lịch sử phát triển tri thức, nhận thức của dân tộc và nhân loại. Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công Nguyên, song nói tới Phật giáo Việt Nam người ta thường hay nhắc tới thời vàng son lịch sử Phật giáo thời Lý – Trần, thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử đã hợp nhất ba dòng thiền (Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thảo Đường, Vô Ngôn Thông) thành một dòng thiền mang đậm triết lý Tính Không được thể hiện thành tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, từ vua quan đến thứ dân, sống tỉnh thức, không kẹt chấp trong cuộc sống tu hành và cuộc sống đời thường. Tư tưởng của người Việt Nam chịu ảnh hưởng không ít từ triết học của Phật giáo, mà nền tảng tư tưởng của các tông phái Phật giáo Đại thừa như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông đều trực tiếp từ tư tưởng Tính Không của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, không tránh khỏi những bất cập nhất định có tính lịch sử cụ thể, nhưng Tính Không như một nguyên lý Phật giáo Đại thừa từng làm thay đổi cả một khuynh hướng phát triển của Phật giáo. Trong tiến trình lịch sử, đã có sự hòa quyện, giao thoa giữa Phật giáo với nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng Phật giáo vẫn giữ được nét độc đáo riêng. Phật giáo gắn bó, đồng hành với nhiều dân tộc trên thế giới và có ảnh hưởng to lớn, sâu rộng đến đời sống tinh thần của tín đồ trên nhiều phương diện và trong các tôn giáo. Trong các tôn giáo, Phật giáo là một học thuyết thể hiện tính triết lý sâu sắc, mà Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna, khoảng 150-250 2 CN) là sự kế thừa và phát triển tinh thần “Không”, “Vô”, “Bất”, “Phi” vốn có từ nguồn gốc Phật giáo Nguyên thủy, được thể hiện trong Kinh Kim Cương B t Nhã thành hệ thống tư tưởng của Phật giáo Đại thừa. Từ thực tế đó trở về nghiên cứu hệ thống tư tưởng triết học cơ bản nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận đối với triết học Phật giáo. Tính Không trong Phật giáo nói chung, trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ nói riêng là vấn đề cốt lõi, thuộc bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận của triết học Phật giáo. Nó là tiền đề lý luận quan trọng để nắm bắt được mắt xích của toàn bộ các triết thuyết độc đáo của Phật giáo nói chung và của Thiền tông Đại thừa nói riêng. Từ đó có thể hiểu và giải thích được toàn bộ sự phát triển của các tông phái Phật giáo và các hình thức đa dạng của nó. Tuy nhiên, đến nay vẫn c n một số ý kiến chưa thống nhất về vấn đề Tính Không của Phật giáo Đại thừa nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Ch ng hạn, có người nhầm hiểu Tính Không là trơ lì, trống rỗng, không tác dụng, không phải Niết bàn, và từ đó sinh hoài nghi cả Phật giáo. Nghiên cứu vấn đề nguyên lý Tính Không của Phật giáo nói chung và của Trung Quán Luận nói riêng, không có nghĩa là đoạn tuyệt nền triết học cũ, mà ngược lại, đó là xu hướng kết hợp biện chứng giữa triết học hiện đại với yếu tố hợp lý của triết học truyền thống. Là một vị tu sỹ Phật giáo, bản thân tôi cần phải tu học, nghiên cứu nghiêm túc nắm vững giáo lý Phật giáo, triết học Phật giáo nói chung và về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận nói riêng để có thể giải thích những thắc mắc của Phật tử về triết lý Phật giáo, cũng như để hiểu ảnh hưởng của triết lý nguyên lý Tính Không trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Việc thảo luận về nguyên lý Tính Không vẫn chưa bao giờ kết thúc, song thực tế ở nước ta dường như lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này. Thêm nữa, Bồ Tát Long Thọ cũng đã từng kh ng định nguyên lý Tính Không diệt trừ những luận điểm siêu hình trong tâm thức tư tưởng cá nhân. Nó 3 không chỉ là nội dung tư tưởng căn bản đối với Phật giáo Đại thừa nói chung, mà còn có vị trí quan trọng đối với tư tưởng Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam. Với một số lý do trên, tác giả luận án này lựa chọn đề tài Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và ý nghĩa của nó làm đề tài nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành lịch sử triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án + Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và làm rõ ý nghĩa của nó. + Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: - Khái quát tiền đề, nhân tố cá nhân đối với sự hình thành nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ. - Phân tích nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ từ tiếp cận triết học. - Làm rõ ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ đối với Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam nói riêng. 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận về duy vật biện chứng - duy vật lịch sử và các quy luật phát triển của lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Các giá trị tư tưởng của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng; Ngoài ra luận án còn dựa trên các thành tựu lý luận về triết học Phật giáo nói chung, triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng và một số bản dịch Trung Quán Luận bằng tiếng Việt. - Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án vận dụng các phương pháp lịch sử – logic, phân tích – tổng hợp, so sánh - đối chiếu và kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành: triết học, sử học, văn học, Phật học, Thiền học, Tôn giáo học, đạo đức học… 4 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài luận án lấy đối tượng nghiên cứu là nội dung nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và phân tích ý nghĩa của nó đối với Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam và con người Việt Nam nói riêng. Phạm vi nghiên cứu của Luận án: về mặt khoa học là nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận theo tiếp cận triết học; về tài liệu gốc luận án dựa vào hai bản Việt dịch có uy tín là: Trung Quán Luận (2001) của Chánh Tấn Tuệ và Trung Luận (2008) của Thích Thanh Từ. Ngoài ra, luận án còn tham khảo một số kinh Phật để minh chứng cho các luận điểm cần thiết trong đề tài. Về thời gian và không gian gắn liền với thời đại Long Thọ và Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, Trung Quốc và liên hệ với lịch sử Phật giáo Việt Nam, trên các vấn đề có liên quan từ góc độ một tu sĩ Phật giáo Đại thừa. 5. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở tiếp thu các đề tài đi trước, luận án tập trung đóng góp một số ý sau: - Làm rõ hơn tiền đề tư tưởng nguyên lý Tính Không trong Ấn Độ cổ và tư tưởng của Đức Phật trong kinh điển Nguyên thủy Phật giáo. - Khái quát và đánh giá nội dung nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ từ tiếp cận triết học. - Chỉ ra một số ảnh hưởng của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đến lịch sử phát triển Phật giáo Đại thừa và việc hình thành một số đặc điểm nổi bật của tư tưởng nhập thế của Phật giáo Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần hệ thống, phân tích và đánh giá tư tưởng nguyên lý Tính Không của Phật giáo Đại thừa qua tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ - một đại diện tiêu biểu nhất của Phật giáo Đại thừa từ góc độ triết học. Đề tài hy vọng sẽ bổ sung thêm cho lý luận về triết học Phật giáo nói riêng và triết học phương Đông nói chung. 5 - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập về tư tưởng triết học Phật giáo nói chung và Phật giáo Đại thừa trong tác phẩm Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình đã công bố, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN Đ N LU N ÁN Nghiên cứu về tư tưởng triết học Phật giáo Đại thừa cũng như tư tưởng triết học nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ1, từ lâu đã được các triết gia, các nhà Phật học trong và ngoài nước quan tâm vì Trung u n uận là một tác phẩm triết học độc đáo, không thể bỏ qua khi nói về Phật giáo Đại thừa hay nói về tư tưởng triết học phương Đông. Căn cứ vào nội dung cũng như cách tiếp cận của các tư liệu nghiên cứu, Trong đề tài luận án này tác giả luận án tạm chia thành các nhóm tư liệu cơ bản sau: 1.1. Tư liệu về bối cảnh Ấn Độ trước Bồ Tát Long Thọ Để xác định lại tư liệu sử học, đem lại cái nhìn tổng quan về bối cảnh lịch sử Phật giáo Ấn Độ qua các thời kỳ, ảnh hưởng tới tư tưởng Tính Không ở Đức Phật và Phật giáo trước Long Thọ, tác giả đã tham khảo các tư liệu sau: Thích Thanh Kiểm (1971), ược sử Phật giáo Ấn Độ, Quê Hương (tái bản lần thứ nhất); Doãn Chính (1999), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội; Thích Nữ Trí Hải (dịch), Minh Châu (giới thiệu) (1974), Tư tưởng Phật học, Nxb Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh; Minh Chi - Hà Thúc Minh (1993), Đại cương triết học phương Đông Nxb Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học; Thích Thiện Siêu (dịch) (1997), Luận đại trí độ, Tập I, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh; Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb TP. Hồ Chí Minh; Kimura Taiken (1998), Nguyên thuỷ Phật gi o tư tưởng luận, Thích Quảng Độ dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Kimura Taiken (1998), Tiểu thừa Phật gi o tư tưởng luận, Thích Quảng Độ dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Kimura Taiken (1998), Đại thừa Phật gi o tư tưởng luận, Thích 1 Bồ Tát Long Thọ có khi gọi tắt là Long Thọ 7 Quảng Độ dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Nalinaksha Dutt (1999), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (HT Thích Minh Châu dịch), Nxb TP.Hồ Chí Minh; Doãn Chính (1999), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội; Thích Trí Quảng (2001), Tư tưởng Phật giáo tập II, Nxb Tôn Giáo; Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội; Pháp Hiền dịch (2003), Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa của Andre Bareau, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Thích Hạnh Bình (2007), Tìm hiểu giáo lý Phật giáo Nguyên thủy của Thích Hạnh Bình, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh; Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Hạnh Viên dịch, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Vui (chủ biên - 2007), Lịch sử Triết học, Nxb chính trị quốc gia; Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (2008) của Pháp Sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí dịch, Nxb Phương Đông; Thích Thiện Hoa (2008), Phật học phổ thông, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Tuệ Sĩ dịch (2008), Tinh hoa triết học Phật giáo, Nxb Phương Đông; Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình triết học Mác Lênin, NXB. Chính trị quốc gia; T.R.V. Murti, (2012), Tính Không cốt tủy của triết học Phật giáo, Huỳnh Ngọc Chiến dịch, Nxb Hồng Đức; Hoang Phong (dịch, 2013), Khái niệm Tánh Không trong Phật giáo, Nxb, Hồng Đức. Trong đó đáng chú ý là các tác phẩm sau: Cuốn Triết học Ấn Độ (2002) của Hà Thúc Minh, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát hóa triết học Phật giáo từ thời Thích Ca tới Long Thọ, trong đó đã nêu bật được sự hình thành Tam tạng kinh điển với những nội dung căn bản của Phật giáo như: Vô thường (trang 204), Tứ Đế (trang 189), Ngũ uẩn (trang 191), Giới – Định - Tuệ (trang 216- 220), quá trình hình thành phân chia bộ phái và hai nhánh triết học Đại thừa (Trung quán, Du già). Từ đó Hà Thúc Minh khái lược quan niệm về Không, Trung đạo của Long Thọ: “... về vấn đề bản thể (tồn tại, pháp), đã tránh được pháp hữu và pháp vô. Long Thọ không đứng về bên nào cả”. Về phương pháp tiếp cận, ông cho rằng trong Trung u n uận Long Thọ đã tập trung loại trừ phương pháp tư duy duy lý và kh ng định 8 để tìm ra chân lý của pháp phải dựa vào “phủ định pháp”, trên cơ sở cho rằng Không thuộc về bản thể, nó không thể giải thích được bằng tư duy logic. Hà Thúc Minh đã nhận định “Không của Long Thọ gắn liền với quan niệm duyên khởi” của Phật khi giác ngộ thấy pháp Duyên khởi [104, tr. 251-266]. Cuốn Lịch sử Triết học (2008) của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), chương 2 (trang 109) đã khái quát sự hình thành lịch sử Phật giáo Ấn Độ Cổ - Trung đại, đồng thời đã nêu bật được nhân sinh quan của Phật giáo với tư tưởng “Vô ngã”, “Vô thường”. Nhân sinh quan Phật giáo bác bỏ ý nghĩa thần thánh của Đại ngã (Braman) và Tiểu Ngã ( tman), nhưng tiếp thu nhân sinh quan biện chứng về luân hồi (samsara) và nghiệp (karma) của Bà La Môn giáo. Đức Phật kh ng định mục đích giáo pháp của Người là tìm ra con đường giải thoát, và giúp chúng sinh thoát ly sinh tử. Tác phẩm cũng nêu bật được tư tưởng của phái Trung luận (Madhyamika) là tư tưởng về “Không” của Long Thọ khi cho rằng thế giới vật chất và ý thức vốn là Không, do vô minh mà nó hiện tượng như chúng ta đang thấy. Sự vật hiện tượng chỉ là giả, ảo. Để nhận thức được như thật, đó là nhờ pháp Trung đạo. Có được Trung đạo cần phải tu tập, có được trí tuệ Bát nhã sẽ có thể thấy vạn sự như Không, Chân như [187, tr.133-141]. Cuốn Giáo trình triết học Mác – Lênin (2008) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui chủ biên đã khái quát được về triết học, lịch sử triết học, đặc biệt cuốn sách này ở chương 2 (trang 25) đã có phần khái quát hoàn cảnh ra đời triết học và đặc điểm của triết học Ấn Độ Cổ Trung đại. Khi bàn tới vấn đề bản thể luận, một số học phái thường tập trung bàn tới vấn đề Tính Không, lấy không để đối với có, quy cái có về cái không, chứng tỏ có một tư duy khái quát cao vào thời đó [7, tr. 25 – 27]. Cuốn Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (2008) của Thánh Nghiêm, do Thích Tâm Trí dịch, nhà xuất bản phương Đông, đã khái quát về Ấn Độ trên các phương diện lịch sử, tôn giáo, tư tưởng, đời sống, khoa học, nghệ thuật…, như Ấn Độ như một đại lục hình tam giác khổng lồ, có nhiều loại chủng tộc chung sống tạo 9 ra nhiều văn hóa khác nhau, có khi đồng có khi dị, như nền văn hóa ở khu vực Bàng Giá Phổ (Ngũ Hà), và Tín Đức. Ở Ấn Độ, người ta nhận thấy nơi này phát xuất ra nhiều mô hình tôn giáo của Thế giới. Nếu lấy tôn giáo của người Aryan làm chính thống thì Veda là nhất quán cả về tôn giáo - tư tưởng. Xã hội Ấn Độ phân chia làm bốn giai cấp rõ rệt: giai cấp Bà La Môn, giai cấp Sát Đế Lợi, giai cấp Phệ Xá (thương gia), và giai cấp Thủ Đà La (nô lệ tiện dân). Bốn giai cấp này phân biệt hà khắc, không có bình đ ng về sinh hoạt trong cuộc sống. Về tín ngưỡng của người Aryan chia vũ trụ làm ba cõi: Thiên – không – đại. Mỗi cõi chứa 11 vị thần. Tổng cộng ba cõi có 33 vị thần cai quản. Một số vị thần như: Thái dương thần, Thiên Thần, vũ thần, không khí thần, hỏa thần..., Triết học Ấn Độ chia thành bốn thời kỳ, đó là thời kỳ Veda, Sử thi, thời kỳ Kinh điển, thời kỳ Chú sớ. Một khi sáu phái triết học ra đời, phái nào cũng muốn luận tranh để tồn tại. Việc chấp hữu chấp vô là lẽ không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, do thiếu sự nhận thức rõ ràng về thế giới vũ trụ như thực là không thể, đ i hỏi cần có một tư tưởng, cái nhìn mới về vũ trụ như thực. Thế là một con người ra đời tu tập giác ngộ, đó là Thích Ca Mâu Ni. Người tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng Không chính là Bồ Tát Long Thọ, khi đưa ra triết thuyết nguyên lý Tính Không nhằm phá tan chấp hữu – vô của ngoại đạo và của tư duy thông thường. Ngoài ra, chương IV c n ghi tóm tắt tiểu sử Long Thọ, trước thuật tư tưởng giáo hóa độ sinh, tư tưởng Tính Không của ông. Tác giả có nhận định rằng Long Thọ chịu ảnh hưởng từ Kinh Bát Nhã và Kinh Hoa Nghiêm nhưng vẫn lấy kinh Bát Nhã làm chính cho tư tưởng nguyên lý Tính Không của mình [108, tr.360]. Luận án sẽ bàn tiếp theo thêm ở phần chương 2. Đặc biệt Thánh Nghiêm đã chú ý tới một số tranh luận liên quan tới nguyên lý Tính Không ở góc độ bản thể luận, nhận thức luận giữa hai khuynh hướng Tiểu thừa và Đại thừa như “Không” và “Hữu”. Từ đó ông kh ng định vị trí quan trọng của Tính Không trên những vấn đề triết học đối với khuynh hướng Đại thừa của Phật giáo Ấn Độ. 10 Trên đây là một số thành quả nghiên cứu có liên quan đến nguyên lý Tính Không Phật giáo Ấn Độ trước thời Bồ Tát Long Thọ. Tác giả căn cứ vào tài liệu đó để khảo cứu tư tưởng nguyên lý Tính Không trong Phật giáo Ấn Độ qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Cuốn Đại cương triết học Trung Quán của Tác giả Jaidev Singh, dịch giả Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản đăng tải trên trang web Thư Viện Hoa Sen năm 2010 đã trình bày cấu trúc của cuốn sách này gồm có 5 chương, trong đó tác giả và dịch giả đã phác thảo toàn cảnh về triết học Trung Quán Luận, mà Tính Không làm chủ đạo, cụ thể : Ở chương 1, Jaidev Singh đã khảo cứu về vấn đề Nguyên thủy Phật giáo Đại thừa. Về Triết học Đại thừa (Mahayàna) gồm có hai phái: Triết học Trung Quán (Madhyamaka) hay Không Luận (Sùnyavàda) và Du Dà Hành phái (Yogàcàra) hoặc Duy Thức Luận (Vijnànavàda). Tiếp theo tác giả luận về phần Trung Quán Luận: Cuộc đời của Long Thọ và Đề Bà (Thánh Thiên); Trung Quán Luận (Madhyamaka-sastra) của Long Thọ (Nàgàrjuna) được khái lược chỉ gồm hơn 400 tụng tán ca, được chia thành 27 chương. Tuy nhiên ở đây tác giả đã giải thích về hai Long Thọ khác nhau về thời gian; một Long Thọ ta đang nghiên cứu, hai là Dược sư Long Thọ Mật Giáo (Tràtrica Nàgàrjuna) người đã sống khoảng thế kỷ thứ VII CN. Theo người Tây Tạng thì Bồ Tát Long Thọ đã sáng tác được khoảng 122 bộ luận, nhưng dường như chỉ còn một số luận. Theo tác giả thì khởi nguyên của Phật giáo Đại thừa có thể truy cứu từ thời sơ khởi của Đại Chúng Bộ (Mahàsamghika) và thời sơ khởi của văn điển Đại thừa (Mahàyana sùtras). Đặc biệt tác giả khái quát sự tranh luận về Tính Không trong giáo lý Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa qua vấn đề Vô ngã và Vô pháp. Theo Thượng Tọa Bộ (Sthaviras) thì tự ngã của con người vốn không có tự tính, còn các pháp là có tự tính (ngã không pháp hữu). C n Đại Chúng Bộ thì cho rằng ngã pháp đều không. Chương 2, tác giả đã liệt kê được những trước tác của Long Thọ đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và tiếng Hoa. Ngoài ra tác giả còn luận giải về biện chứng pháp của Trung Quán. 11 Chương 3, tác giả nói về sự khác biệt giữa Nguyên thủy và Đại thừa. Theo tác giả, sự khác biệt giữa Nguyên thủy và Đại thừa phải dựa vào nhiều yếu tố: Thông qua lý “Duyên khởi”, theo Nguyên thủy thì Niết bàn là có thể thụ đắc (đạt được), còn theo Trung Quán thì Niết bàn không thể thụ đắc. Về lý tưởng giải thoát, Nguyên thủy lấy mục đích là đạt tới giác ngộ cá nhân, c n Đại thừa là giác ngộ cho tất cả mọi người. Chương 4, tác giả đã khái quát những đặc điểm chính của Triết học Trung Quán. Đó là Không và Tính Không. Có lẽ theo ý nghĩa lý luận về tồn hữu thì “sunya” là một loại “không” mà đồng thời cũng “chứa đầy”. Vì nó không phải là một thứ đặc biệt nào, nên nó dễ có thể trở thành mọi thứ. Nó được xem như đồng nhất với Niết bàn, với Tuyệt đối, với Thực tại tối thượng, với Thực tại. Không là đặc tính của thực tại. Còn Không Tính (sunyata) là danh từ trừu tượng bắt nguồn từ chữ “sunya” (không). Tính Không có ý nghĩa là sự tước đoạt, và còn có hàm ý là viên mãn. Vì nó thoát ra ngoài ngôn ngữ. Ngoài ra tác giả còn giải thích về tam thân Phật theo lý tính không tự tính, pháp thân là tự tính từ bi và trí tuệ, ứng dụng hóa thân vào đời [198]. Chương 5, tác giả đã trình bày về triết lý của sự tương quan theo quan niệm Trung đạo, Tuyệt đối và Hiện tượng, Biểu hiện của thực tại (Tục đế) và thực tại tuyệt đối (Thắng nghĩa đế). Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu, cung cấp nhiều thông tin rất rõ ràng. Tuy nhiên việc phân tích nội dung chỉ mang tính giáo trình, chưa đi sâu phân tích các luận điểm triết học của Tính Không. Cuốn Lịch sử Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ Đại của Doãn Chính năm 2010, gồm hai phần: Phần thứ nhất bàn về những tiền đề hình thành và phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ thời cổ Đại, như điều kiện lịch sử và đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội Ấn Độ cổ đại. Phần thứ hai trực tiếp đi vào phân tích lý giải rõ quá trình hình thành và phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại về tư tưởng triết học Ấn Độ trong thời kỳ Veda và sử thi. Tiếp theo là triết học Ấn Độ thời 12 kỳ Phật giáo và Bà La Môn giáo. Trong đó đã kh ng định sự ra đời triết lý Vô ngã vô thần đối nghịch lại một số tôn giáo hữu thần, thần quyền khác. Đến giai đoạn Phật giáo Đại Chúng Bộ chủ đã có luận thuyết về vô, tức là Không luận. Đó là lúc manh nha phân chia làm hai hệ phái Đại thừa và Tiểu thừa. Tiểu thừa dùng kinh điển tiếng Pali và ảnh hưởng tới các nước phía Nam như Srilanka, Lào, Thái Lan nên được gọi là Phật giáo Nam tông. C n Đại thừa dùng kinh điển tiếng Sanscrit, phát triển ra các nước phía Bắc như Nê pan, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông [16, tr.330 - 337]. Như vậy tư tưởng Không đã có từ Phật giáo Nguyên thủy và nguyên lý Tính Không đã có ảnh hưởng từ thời kỳ Phật giáo Bộ phái ở Ấn Độ và tiếp tục phát triển theo Phật giáo Bắc tông. 1.2. Tư liệu về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ 1.2.1. Tư liệu về nguyên lý Tính Không nói chung của Phật giáo Trường Bộ Kinh do Thích Minh Châu dịch (1967), Nxb Viện Đại học Vạn Hạnh; Đại Tạng Kinh Việt Nam (1991), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập III, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành; Kinh Kim Cương, Thích Trí Quang dịch và chú giải (1994), Nxb TP. Hồ Chí Minh; Đại Tạng Kinh Việt Nam (1999), Kinh Tiểu Bộ, Tập I, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; Kinh Trung Bộ (trọn bộ 3 tập), dịch giả Thích Minh Châu, tóm tắt và chú giải Thích Nữ Trí Hải, (2002), Nxb Tôn Giáo; Chư Kinh Nhật Tụng, Phạm Gia Thoan biên tập (2005), Nxb Tôn Giáo; Kinh Mi Tiên Vấn Đ p, Thích Giới Nghiêm dịch (2005), Nxb Tôn Giáo; Kinh Chánh Pháp, Hồng Như chuyển Việt ngữ (2006), Nxb Tôn Giáo; Kinh Đại Bảo Tích, Thích Trí Tịnh dịch (2009), Nxb Tôn Giáo; Thích Thanh Kiểm (1995) ược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành; Hoang Phong (2013), Khái niệm Tánh Không trong Phật giáo, Nxb Hồng Đức...là những kinh sách có thông tin cho thấy tư tưởng nguyên lý Tính Không đã có trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy với những khái niệm liên quan trực tiếp và gián tiếp như giáo lý Vô thường, Vô ngã, Không của vạn pháp, quy luật vô thường. 13 Trong Kinh Phật Tự Thuyết (Udana), thuộc Tiểu Bộ Kinh I, Đức Phật đúc kết nguyên lý Duyên khởi: “Nếu như cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia cũng không có mặt, cái này hay cái kia sinh ra được là do nương duyên vào nhau mà hiện khởi” [40, tr. 291]. Đặc biệt, trong Kinh Tương Ưng III, Đức Phật giảng về quán sắc - không qua hình ảnh đám bọt nước đang trôi giữa dòng sông Hằng. Bọt nước và ráng mặt trời đều “trống không, hiện rõ ra là rỗng không” không có tướng cố định [37, tr.252-253]. Qua đoạn kinh trên thuyết minh pháp duyên sinh khi phân tích các hình ảnh nương gá vào nhau h a hợp mà có các pháp, nên chúng không có thực thể, chỉ là trống không, và tự tính không, nên tính là Không. Trong kỳ kết tập Kinh điển lần thứ ba sau Phật nhập diệt (khoảng ba trăm năm), giải thích nguyên lý Tính Không của Phật đã được ghi vào Tương Ưng Bộ Kinh. Đây cũng là cách nhìn mới về nguyên lý Tính Không của Phật học hậu thế. Kinh Phạm Võng được coi là chuyên luận về giới Bồ Tát, dành cho chúng Phật tử tại gia khi thụ giới Bồ Tát, có đoạn nói về thực tướng Không của vạn pháp. Điểm này tương đồng với tư tưởng “Bát bất” trong Trung Quán Luận của Long Thọ [142, tr. 331]. Trong Kinh Kim Cương, Đức Phật còn thuyết giảng về “ngã không và pháp không” và nhiều khi còn nhấn mạnh rằng tâm con người ta qua ba thời cũng đều là vô ngã, không thể có, tức Không: “tâm quá khứ không thể có, tâm hiện tại không thể có, tâm vị lai không thể có” [88, tr.751]. Với giáo lý của Phật từng dạy rằng hiểu biết về pháp Không đồng nghĩa với đạt được mục tiêu của sự tu tập giác ngộ và giải thoát. Ngài nhấn mạnh nên hiểu cuộc đời mọi pháp do nhân duyên hòa hợp, pháp pháp đều vô tướng, vô ngã tức Không. Phải chăng tư tưởng nguyên lý Tính Không có được ở Phật giáo là sự kế thừa và phát triển từ Không trong Nguyên thủy Phật giáo. Những tài liệu trên, phong phú, công phu và nghiêm túc, là nguồn tài liệu gốc để tác giả tìm hiểu tiền đề tư tưởng nguyên lý Tính Không của Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ. 14 1.2.2. Tài liệu về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận * Tài liệu liên quan đ nh gi nguyên lý Tính Không trong Trung u n uận Thích Tâm Thiện (1999), Lịch sử tư tưởng và triết học Tánh Không, Nxb Tp. Hồ Chí Minh; Thích Hạnh Bình (2007), Triết học Có và Không, Nxb Phương Đông, Hà Nội; Tuệ Hạnh (dịch) (2007), Tăng Triệu và Tánh Không học Đông phương, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh; Thích Nữ Giới Hương (2007), Bồ Tát và Tánh Không trong Kinh tạng Pali và Đại thừa, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Đoàn Trung C n (2008), Phật Học Từ Điển, Nxb Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh;Tưởng Duy Kiều, Tưởng Duy Kiều (1958), Đại cương triết học Phật giáo, Thích Đạo Quang dịch, Nxb Huyền Trang, Sài gòn; O. O. Rozenberg (1990), Phật giáo- những vấn đề triết học, Trung tâm Tư liệu Phật học xuất bản, Hà Nội; Sự phân nhánh Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo của Hoàng Thị Thơ, tạp chí Triết học, số 4 năm 1993; Thích Chơn Thiện (1997), Phật học khái luận, Nxb TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Tài Thư (chủ biên;1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội; Thích Mật Thể (2004), Thế giới quan Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch Sử Tư Tưởng Thiền Từ Vê Đa Ấn Độ Tới Thiền tông Trung Quốc, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội; Chân Tâm (2006), Niết bàn khái luận, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Katupahana,Trần Nguyên Trung dịch (2007), Nhân quả- triết lý trung tâm Phật giáo, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh; Junjiro Takakusu (2008), Tinh hoa triết học Phật giáo, Tuệ Sỹ dịch Nxb phương Đông; Thích Thiện Hoa (2008), Phật học phổ thông, 3 quyển, Nxb TP.HCM; Đoàn Văn n (2011), “Quan niệm về Tính Không (sunyata) trong Kinh Kim Cương’’, Tạp chí Triết học, số 1/2011, tr. 71-77…Trong đó đáng chú ý là các tài liệu sau: Trong Đại thừa Phật gi o tư tưởng luận, Kimura Taiken đã giành chương 3 đề cập chi tiết về cuộc đời, các trước tác, tư tưởng của Long Thọ, đề cập tới tư tưởng các pháp vốn do duyên sinh, không phải là do vô minh, cũng không phải do khát ái, hết thảy rốt cuộc cũng chỉ là “Không”. Ngay cái gọi là 15 không cũng không nốt. Do thế Kinh Bát Nhã nói: “Không không”, “ Đại không”. ng nhấn mạnh “chủ ý của Trung Luận muốn đem cái thuyết Chân Không của Bát Nhã thành lập trên phương diện biện chứng luận”. Thuyết biện chứng Không của Long Thọ thành lập trên lý Bát Nhã, lập trường của Long Thọ là quyết không nhất định ở thuyết không. Cái không cũng không rồi thì về với cái thế giới giả danh diệu hữu đó [84, tr.89-100]. Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch sử tư tưởng Thiền từ Vê Đa Ấn Độ tới Thiền tông Trung Quốc, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội cũng đề cập đến tư tưởng nguyên lý Tính Không của Long Thọ và cho rằng trên cơ sở nguyên lý Tính Không Long Thọ đã đưa ra hai loại chân lý: chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối chỉ là phản ánh ảo ảnh của thế giới. Chân lý tuyệt đối (Chân như) phản ánh bản chất tuyệt đối đằng sau mọi hiện tượng, do vậy chân lý tuyệt đối là siêu vượt ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ thông thường để diễn đạt được. Nắm bắt chân lý tuyệt đối phải bằng trí tuệ Bát Nhã (tuệ giác/trực giác) mới có thể nắm bắt được. Chân lý Tuyệt đối từ góc độ giải thoát cũng là Niết bàn [154]. Trong tác phẩm Khái niệm Tánh Không trong Phật giáo (2013), do Hoang Phong sưu tầm và dịch đã khái quát được các nội dung về lịch sử khái niệm Tính Không của Phật giáo. Khái niệm này đã được xuất phát từ thời Đức Phật còn tại thế, khi Đức Phật thuyết giảng về tánh không (Tính Không), về vô ngã: Học phái Theravada và một số các học phái cổ xưa mà nay đã mai một, thì chủ trương tánh không - hay bản chất “vô ngã” - của một cá thể. Trung Quán Luận (Madhyamika) khai triển định nghĩa của khái niệm này rộng hơn, và cho rằng tánh không là tính cách vô thực thể của tất cả mọi hiện tượng, và tất nhiên trong đó có cả “cái tôi” của mỗi cá thể. Trung quán là một con đường hay một vị thế ở giữa. Đối với Trung quán, tánh không không phải là một khái niệm triết học mà là một kinh nghiệm cảm nhận về thực thể tối hậu của mọi hiện tượng [117, tr.14].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất